Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1)
Thu về mang cho bầu trời bộ áo mới trong xanh, gửi một chút se lạnh trong làn gió và những tia nắng vàng màu hoa cúc. Như bao bạn học sinh khác, hôm nay em dậy sớm để đến trường dự lễ khai giảng năm học mới. Con đường đất đỏ thân quen hôm nay vui hẳn lên bởi tiếng cười nói của các bạn học sinh mang màu áo trắng tinh khôi. Hương hoa sữa hòa quyện vào mùi cỏ đồng nội thơm lạ kì. Những vòng quay xe đạp đưa em đến trường bằng niềm vui và lòng háo hức...Ồ! Em chợt nhận ra ngôi trường thân yêu của mình nằm giữa những ngôi nhà mái bằng san sát nhau.. Sau ba tháng hè, trường em như khoác trên mình một bộ áo mới: nào là cờ hoa, băng rôn,... Trên cổng chính là dòng chữ đỏ chói “NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG NĂM HỌC MỚI 2012- 2013”. Cánh cổng hôm nay mở rộng đón chào các bạn học sinh vào năm học mới. Bước vào sân trường là không khí náo nức, rộn rã ngày khai giảng chợt ùa vào trong tim. Sân trường hôm nay như nhỏ hơn bởi những dòng người cùng niềm vui, niềm háo hức ngày khai trường về dự lễ. Đây là những bạn học sinh mới bước chân vào ngôi trường THCS với sự hồi hộp và lạ lẫm. Kia là các bạn lớp trên đang vui mừng quàng vai bá cổ nhau sau ba tháng hè dài... Khắp sân trường tràn ngập tiếng nói cười...
2)
Công bằng mà nói, giáo dục đạo đức trong nhà trường chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng môi trường sư phạm không phải là “ốc đảo” trong xã hội ta, một xã hội có bộ phận không nhỏ bị thoái hóa, biến chất, sống theo lối sống thực dụng, vô cảm. Mặt trái của kinh tế thị trường đã và đang tấn công như vũ bão vào văn hóa truyền thống tốt đẹp của chúng ta. Bước ra khỏi cổng trường, học sinh phải đối mặt với rất nhiều tệ nạn xã hội như cảnh dòng người chen chúc hỗn độn trên đường lúc tan tầm, cảnh đánh chửi nhau như cơm bữa trên hè phố...Và cách đây chưa lâu trẻ em được tận mắt chứng kiến cảnh người lớn phá tan tành phố hoa xuân của Hà Nội.
Khi về nhà, không ít học sinh tận mắt chứng kiến cảnh bố mẹ cãi chửi, thậm chí đánh nhau, được nghe bố mẹ bàn về những mánh lới làm ăn, nghe bố mẹ than phiền những bức xúc ở cơ quan với hàng loạt chuyện ghen ăn, tức ở, chuyện hối lộ, chạy chức chạy quyền...Tất cả những yếu tố trên đã ảnh hưởng đến sự hình thành văn hóa học đường trong nhà trường hiện nay.
Văn hóa học đường được tạo dựng nên bởi nhiều yếu tố nhưng quan trọng nhất, quyết định nhất theo tôi là ba yếu tố. Đó là nhà trường, đội ngũ thầy cô giáo và vai trò của cha mẹ học sinh.
3)
Mẹ không chỉ là người đã cho con một hình hài và nuôi dưỡng con nên người mà mẹ còn là cô giáo đầu đời của con.Mẹ đã phải dành rất nhiều thời gian luôn bên con để cùng con đọc sách, nói chuyện, cười đùa, mẹ dạy con học chữ, dạy con học hát, dạy con đạo lí làm người. Với tâm tình dịu hiền, đảm đang, người mẹ dạy con mình nên người, biết sống theo đạo lí với bản chất lương thiện. Niềm hạnh phúc của người mẹ là mong muốn được nhìn thấy con mình trở thành những người hữu ích cho gia đình, quê hương và xã hội.Trong gia đình, thường thì người cha giáo dục con cái về chí hướng, sự nghiệp và nghị lực; còn người mẹ thường thiên về bồi dưỡng tâm hồn và tình cảm cho con. Nhờ công lao sinh thành, dưỡng dục của những người mẹ hiền, nhiều người con đã thành đạt, hiển vinh, nhiều người con đã thành những anh hùng, thậm chí đã trở thành thiên tài. Một văn hào đã từng nói: “ Không có phụ nữ thì không có người mẹ. Không có người mẹ thì không có các anh hùng”.Một gia đình có nề nếp, gia phong thì cha mẹ là tấm gương cho con cái noi theo. Trong đó, vai trò giáo dục con cái vẫn thuộc về người mẹ đúng như câu tục ngữ mà dân gian vẫn lưu truyền: “Phúc đức tại mẫu”. Dù trong mọi hoàn cảnh nào, mẹ vẫn luôn là người bao dung, che chở, dõi theo bước con đi. Trên bước đường thành công của ***** luôn là hậu phương, là chỗ dựa vững chắc nhất của con về mọi mặt. Mẹ luôn là bờ vai ấm áp để cho con tựa vào, mỗi lúc con vui mẹ vui cùng con, lúc buồn con sà vào lòng mẹ để được mẹ ôm ấp, vỗ về, động viên: ***** hãy mạnh mẽ lên và tiếp bước trên con đường tương lai. Những gì mẹ dành cho con, những gì mẹ dạy cho con sẽ là hành trang con mang theo suốt cuộc đời. Mẹ là người thầy đầu tiên và cũng là người thầy suốt đời của con.Ngày nay, vai trò của người mẹ càng được đề cao. Mẹ không chỉ là người mẹ hiền đảm đang, gìn giữ hạnh phúc gia đình mà còn là những nhà khoa học, những vị lãnh đạo, những cán bộ có năng lực…Chính vì thế, ảnh hưởng của người mẹ đối với việc giáo dục con cái cũng thay đổi theo chiều hướng tích cực.
4)Sống ở đời, ai cũng hiếu, con người ta sinh ra, lớn lên và trưởng thành là nhờ có cha mẹ. Không có cha mẹ sẽ không có chúng ta. Ngay từ khi sinh ra, ta đã phải chịu ơn mẹ mang nặng đẻ đau chín tháng mười ngày. Theo thời gian, ta lớn lên là nhờ có dòng sữa ngọt ngào và miếng cơm manh áo mà cha mẹ đã phải đổ mồ hỏi sôi nước mắt mới mang lại được. Suốt tuổi thơ của ta, ta được cha mẹ nâng niu, chiều chuộng. Những bài học đầu tiên của cha và những lời ru của mẹ đã khiến cho tuổi thơ của ta trôi qua êm đềm. Ngay cừ những bước đi đầu tiên, mới chập chừng vào đời, ta đã có cha mẹ dìu dắt. Cha mẹ là những ngọn đèn mà suốt cuộc đời họ soi sáng con đường cho chung ta đi. Ngày ta thực sự trưởng thành có lẽ chính là ngày vui nhất trong đời cha mẹ. Mặc cho tuổi xuân của mình vùn vụt trôi qua, cha mẹ đã hi sinh cả cuộc đời mình cho con cái, để đánh đổi lấy những sợi tóc bạc ngày một nhiều thêm. Chính vì vậy mà để ghi nhớ đền đáp công lao to lớn của cha mẹ, ta luôn luôn phải hiếu thảo và vâng lời cha mẹ. Khi ở gần cha mẹ, ta phải làm cho cha mẹ vui lòng để bù đắp lại những ngày tháng vất vả mà cha mẹ đã nuôi nâng dạy dỗ ta. Suốt cuộc đời của mình, không lúc nào ta không kính trọng, biết ơn và thương yêu cha mẹ. Khi còn nhỏ, ta phải học tập chăm chỉ, ngoan ngoãn, không để cha mẹ buồn lòng. Khi cha mẹ đau ốm, ta sẽ luôn ở bên cha mọ và tận tình chăm sóc. Khi trưởng thành dù có di đâu, ta cũng luôn nhớ về cha mẹ, và ta phải giáo dục con cháu ta sau này luôn luôn ghi nhớ công ơn của ông bà. Có vậy thì ta mới thực sự là một người con hiếu thảo.
Điểm chung về nghệ thuật của 3 bài ca dao:
* Điểm chung về nội dung:
- Phản ánh các số phận nhỏ bé, bất hạnh, và cuộc đời lận đận, vất vả
- Thể hiện sự đồng cảm sâu sắc, với những số phận con người bị vùi dập trong xã hội xưa
- Lên án tố cáo, đả kích chế độ phong kiến và giai cấp thống trị
* Đặc điểm nghệ thuật
- Thể thơ: đều sử dụng thể thơ lục bát =>Tạo ra những nhịp điệu và vẫn điệu
- Mượn hình ảnh, biểu tượng và các biện pháp nghệ thuật như so sánh, ẩn dụ để nói về thân phận mình
Cho mình nha
Hướng dẫn chấm:
Viết bài văn nghị luận chứng minh một câu nhận định về ca dao. Yêu cầu: biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát, thể hiện được ý kiến cá nhân. Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:
a. Mở bài (0.5đ)
- Giới thiệu chung về ca dao, dân ca Việt Nam.
- Giới thiệu vấn đề của bài: : Ca dao là tiếng nói của tình cảm gia đình và tình yêu quê hương đất nước..
b. Thân bài (9.0đ)
HS viết bài văn chứng minh 2 nội dung:
- Ca dao là tiếng nói về tình cảm gia đình: trong kho tàng ca dao của dân tộc chất chứa vô vàn những câu ca nói về các mối quan hệ trong gia đình. Đi kèm với đó, tác giả dân gian cũng ngầm ẩn cách sống phù hợp với luân thường đạo lí của dân tộc trong từng mối quan hệ cụ thể.
+ Những câu thuộc chủ đề tình cảm gia đình thường là lời ru của mẹ, lời của cha mẹ, ông bà nói với con cháu, lời của con cháu nói về cha mẹ, ông bà để bày tỏ tâm tình, nhắc nhở về công ơn sinh thành, về tình mẫu tử và tình anh em ruột thịt.
+ Tình cảm với ông bà: biết ơn, mong nhớ (Ngó lên nuộc lạt mái nhà/ Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu)
+ Tình cảm với cha mẹ:biết ơn công sinh thành dưỡng dục, hiếu thảo… (Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra…)
+ Tình cảm với anh em: yêu thương, đùm bọc, che chở (Anh em nào phải người xa/ Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân/Yêu nhau như thể tay chân/ Anh em hoà thuận, hai thân vui vầy…)
+ Tình cảm vợ chồng: thủy chung son sắt (Muối ba năm muối đang còn mặn/ Gừng chín tháng gừng hãy còn cay/ Đôi ta nghĩa nặng tình dày/ Có xa nhau cũng ba vạn tám ngàn ngày mới xa).
- Ca dao là tiếng nói về quê hương sâu nặng:
+ Những câu ca dao về tình yêu quê hương, đất nước, con người thường gợi nhiều hơn tả, hay nhắc đến tên núi, tên sông, tên vùng đất với những nét đặc sắc về hình thể, cảnh trí, lịch sử, văn hóa của từng địa danh.
+Yêu thương, gắn bó, tự hào về vẻ đẹp quê hương (Đường vô xứ Huế quanh quanh/ Non xanh nước biếc như tranh họa đồ)
+ Nỗi nhớ khi xa quê.
c. Kết bài (0.5đ)
Khái quát ý nghĩa chung của những bài ca dao đã học và khẳng định lại tính đúng đắn của nhận định đã nêu trong đề bài.
Tham Khảo !
Tình cảm chung trong cả bốn bài ca dao là tình yêu chân chất, tinh tế và lòng tự hào vô hạn của nhân dân đối với con người và quê hương, đất nước. Tình cảm ấy được ẩn đằng sau những câu hỏi, lời đáp, lời mời, lời nhắn gửi và các bức tranh phong cảnh của những mảnh đất, vùng quê trên khắp dải đất hình chữ S này.
*Tình cảm gia đình:
Ai về tôi gửi buồng con dĩ nguyệt bình
Ai về tôi gửi đôi giày,
Phòng khi mưa gió để thầy mẹ đi.
Anh em cốt nhục đồng bào
Kẻ sau người trước phải hầu cho vui.
Lo là ăn thịt ăn xôi
Quý hồ ở nết tới lui bằng lòng.
Anh em ăn ở thuận hòa
Chớ điều chếch lệch người ta chê cười.
Anh em hiền thậm là hiền
Đừng một đồng tiền mà đấm đá nhau.
Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hòa thuận , hai thân vui vầy
Anh em trai ở với nhau mãn đại
Chị em gái ở với nhau một thời
Dù ai nói ngược nói xuôi
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.
Ân cha lành cao như núi Thái,
Đức mẹ hiền sâu tựa biển khơi,
Dù cho dâng trọn một đời,
Cũng không trả hết ân người sinh ta.
*Tình yêu quê hương đất nươc con người:
Ai lên quỷnh cả hái chè
Hái dăm ba lá thì chạy đi chơi
Muốn ăn cơm trắng cá mè
Thì về làng Quỷnh hái chè cùng anh
{Muốn ăn cơm trắng cá rô
Thì lên đây đẩy xe bò cho anh!
Ai đi trẩy hội chùa Hương
Làm ơn gặp khách thập phương hỏi giùm
Mớ rau sắn, quả mơ non
Mơ chua mơ ngọt, biết còn thương chăng?
Ai về nhớ vải Đinh Hòa
Nhớ cau Hổ Bái, nhớ cà Đan Nê
Nhớ dừa Quảng Hán, Lựu khê
Nhớ cơm chợ Bản, thịt dê Quán Lào.
Ai về Nhượng Bạn thì về
Gạo nhiều, cá lắm, dễ bề làm ăn.
Ai về Quảng Ngãi quê ta
Mía ngon, đường ngọt, trắng ngà dễ ăn
Mạch nha, đường phổi, đường phèn
Kẹo gương thơm ngọt ăn quen lại ghiền.
Anh ơi về Đại Phố Châu
Thăm núi Châu Thới, thăm cầu Đồng Nai.
Ai qua Phú Hội, Phước Thiền
Bâng khuâng nhớ mãi sầu riêng Long Thành
Ăn bưởi thì hãy đến đây
Vào mùa bưởi chín, vàng cây trĩu cành
Ngọt hơn quít mật, cam sành
Biên Hòa có bưởi trứ danh tiếng đồn.
Ai muốn về Long An, Vàm Cỏ
Mấy lời em to nhỏ, anh bỏ sao đành
Chừng nào chiếc xáng nọ bung vành
Núi kia hết đá, anh mới đành xa em.
Tình Cảm Gia Đình
Ba đồng một khía cá buôi
Cũng mua cho được để nuôi mẹ già
Cầm cần rau cá ngược xuôi
Nấu canh rau bợ mà nuôi mẹ già
Đói lòng ăn đọt chà là
Để cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng
Thương con tần tảo sớm hôm
Cơm đùm chéo áo, cháo đùm lá môn
Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
Miệng nhai cơm búng, lưỡi lừa cá xương
Đói lòng ăn trái ổi non
Nhịn cơm nuôi mẹ cho tròn nghĩa xưa
Lên chùa thấy Phật muốn tu
Về nhà thấy mẹ công phu chưa đền
Chiều chiều xách giỏ hái rau
Ngó lên mả mẹ ruột đau như dần
Ví dầu con phụng bay qua
Mẹ nói con gà, con cũng nói theo
Vẳng nghe chim vịt kêu chiều
Bâng khuâng nhớ mẹ chín chiều ruột đau
Thương thay chín chữ cù lao
Tam niên nhũ bộ biết bao nhiêu tình
Xin người hiếu tử lắng khuyên
Kịp thì nuôi nấng cho toàn đạo con
Kẻo khi sông cạn, đá mòn
Phú nga phú ủy có còn ra chi
Nuôi con chẳng quản chi thân
Bên ướt mẹ nằm, bên ráo con lăn
Mẹ già ở túp lều tranh
Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con
Mẹ già như trái chín cây
Gió đưa mẹ rụng biết ngày nào đây?
Mẹ già như chuối ba hương
Như xôi nếp một, như đường mía lau
Anh đi vắng cửa vắng nhà
Giường loan gối quế mẹ già ai nuôi?
Cá rô anh chặt bỏ đuôi
Tôm càng bóc vỏ, anh nuôi mẹ già
Xiết bao bú mớm bù chì
Đến khi con lớn con đi lấy chồng
Có con đỡ gánh đỡ gồng
Con đi lấy chồng, vai gánh tay mang
Còn cha gót đỏ như son
Đến khi cha chết, gót con đen sì
Trông lên thấy đạo cha già
Lòng con tưởng nhớ xót xa rầu rầu
Xa cha lòng những quặn đau
Biết ngày nào mới cùng nhau quây quần
Đêm đêm thắp ngọn đèn trời
Cầu cho cha mẹ sống đời với con
Ơn cha núi chất trời Tây
Láng lai nghĩa mẹ nước đầy biển Đông
Trách ai đặng cá quên nơm
Đặng chim bẻ ná quên ơn sinh thành
Ơn cha trọng lắm ai ơi
Nghĩa mẹ bằng trời mang nặng đẻ đau
Mẹ cha trượng quá ngọc vàng
Đền bồi sao xiết muôn vàn công ơn
Chiều chiều lại nhớ chiều chiều
Nhớ cha, nhớ mẹ chín chiều ruột đau
Thương mẹ nhớ cha như kim châm vào dạ
Nghĩ đến chừng nào, lụy hạ tuôn rơi
Thuyền không bánh lái thuyền quày
Con không cha mẹ, ai bày con nên
Ơn cha nghĩa mẹ trìu trìu
Mưa mai lòng sở, nắng chiều dạ lo
Mỗi đêm mỗi thắp đèn trời
Cầu mong cha mẹ sống đời với con
Gió thúc cội thung nhánh tùng khua rúc rắc
Nhớ cha mẹ già ruột thắt gan teo
Nước chảy ra thương cha nhớ mẹ
Nước chảy vào thương mẹ nhớ cha
Lên non mới biết non cao
Nuôi con mới biết công lao mẫu từ
Có con mới rõ sự tình
Xưa kia thầy mẹ thương mình thế nao!
Ai bưng bầu rượu đến đó phải chịu khó bưng về
Em đang ở hầu thầy mẹ cho trọn bề hiếu trung
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
Tình yêu quê hương đất nước
Ai lên quỷnh cả hái chè
Hái dăm ba lá thì chạy đi chơi
Muốn ăn cơm trắng cá mè
Thì về làng Quỷnh hái chè cùng anh
{Muốn ăn cơm trắng cá rô
Thì lên đây đẩy xe bò cho anh!
Ai đi trẩy hội chùa Hương
Làm ơn gặp khách thập phương hỏi giùm
Mớ rau sắn, quả mơ non
Mơ chua mơ ngọt, biết còn thương chăng?
Ai về nhớ vải Đinh Hòa
Nhớ cau Hổ Bái, nhớ cà Đan Nê
Nhớ dừa Quảng Hán, Lựu khê
Nhớ cơm chợ Bản, thịt dê Quán Lào.
Ai về Nhượng Bạn thì về
Gạo nhiều, cá lắm, dễ bề làm ăn.
Ai về Quảng Ngãi quê ta
Mía ngon, đường ngọt, trắng ngà dễ ăn
Mạch nha, đường phổi, đường phèn
Kẹo gương thơm ngọt ăn quen lại ghiền.
Anh ơi về Đại Phố Châu
Thăm núi Châu Thới, thăm cầu Đồng Nai.
Ai qua Phú Hội, Phước Thiền
Bâng khuâng nhớ mãi sầu riêng Long Thành
Ăn bưởi thì hãy đến đây
Vào mùa bưởi chín, vàng cây trĩu cành
Ngọt hơn quít mật, cam sành
Biên Hòa có bưởi trứ danh tiếng đồn.
Ai muốn về Long An, Vàm Cỏ
Mấy lời em to nhỏ, anh bỏ sao đành
Chừng nào chiếc xáng nọ bung vành
Núi kia hết đá, anh mới đành xa em.
AI ngồi quạt quán Bến Thành
Nghe em có chốn anh đành quăng om!
Ai ngồi quạt quán Bà Hom
Hành khách chẳng có, đá om quăng lò.
Ai ơi về miệt Tháp Mười
Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn.
Ai về Phú Thọ cùng ta
Vui ngày giỗ tổ tháng ba mồng mười
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mồng mười tháng ba
Bạch Đằng giang là sông cửa ải
Tống Hà Nam là bãi chiến trường.
Ai về Hậu Lộc, Phú Điền
Nhớ đây bà Triệu trận tiền xung phong.
Ai về Hà Tĩnh thì về
Mặc lụa chợ Hạ, uống chè Hương Sơn.
Ai về đến huyện Đông Anh
Ghé thăm phong cảnh Loa thành Thục Vương.
Ai về Bình Định mà nghe
Nói thơ chàng Lía, hát vè Quảng Nam.
Ai lên Biên Thượng, Lam Sơn
Nhớ Lê Thái Tổ chặn đường quân Minh.
Ai lên Đồng Tỉnh, Huê Cầu
Đồng Tỉnh bán thuốc, Huê Cầu nhuộm thâm
Nào ai đi chợ Thanh Lâm
Mua anh một áo vải thâm hạt dền.
Bạc Liêu nước chảy lờ đờ,
Dưới sông cá chốt trên bờ Triều Châu
Biên Hòa có bưởi Tân Triều,
Thủ Đức nem nướng, điện Bà Tây Ninh.
Bao phen quạ nói với diều,
Cù lao Ông Chưởng có nhiều cá tôm.
Bóng đèn là bóng đèn hoa,
Ai về vùng Bưởi với ta thì về.
Vùng Bưởi có lịch có lề,
Có sông tắm mát có nghề seo can.
Biển Ba Động nước xanh cát trắng,
Ao Bà Om thắng cảnh miền Tây,
Xin mời du khách về đây,
Ghé thăm thắng cảnh chốn này thần tiên.
Bốn mùa em chẳng phải lo,
Gạo Đồng Nai, vải Hà Tĩnh ta ấm no trọn đời.
Biên Hòa có bưởi thanh thanh,
Có cô bán bưởi xinh xinh trữ tình.
Anh đây lên thác xuống ghềnh,
Đá mòn sông cạn chung tình với em.
Biên Hòa bưởi chẳng đắng the
Ăn vào ngọt lịm như chè đậu xanh.
Bến tre dừa ngọt sông dài
Nơi chợ Mõ Cày có kẹo nổi danh
Kẹo Mõ Cày vừa thối vừa hôi
Gái Mõ Cày vừa khéo vừa ngoan
Anh đây muốn hỏi thiệt nàng
Là trai Thạnh Phú cưới nàng được chăng?
Bến Tre biển rộng sông dài
Ao trong nuôi cá, bãi ngoài thả nghêu
Bến Tre trai lịch, gái thanh
Nói năng duyên dáng ai nhìn cũng ưa.