K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 10 2016

I. Mở bài:   - Giới thiệu khái quát về hoa phượng.  

II. Thân bài:   Miêu tả và phát biểu cảm nghĩ về hoa phượng:  

Tả những tàn hoa phượng trong mùa hè chói lọi và cảm nghĩ của em.   

- Tả lá của phượng.  

- Tả địa điểm của loài hoa phượng và cảm xúc của học sinh.  

- Tả hoa phượng trong mùa xuân và cảm xúc của học sinh.  

- Tả hoa phượng trong mùa hè và cảm nghĩ của học sinh.  

III. Kết bải:   Nồi buồn của hoa phượng khi học sinh nghỉ hè. 

Bạn dựa vào dàn ý rồi làm bài nhé! Chúc bạn học tốt!

 

11 tháng 10 2016

Khi trời bắt đầu nắng nóng, mặt trời bắt đầu chiếu những tia nắng chói trang xuống mặt đất, tiếng ve vang lên gọi hè thì cũng là lúc hoa phượng nở rực trời. Hoa phượng rất gần gũi và thân quen với tuổi học trò, nó gắn liền với những kỉ niệm vui buồn của học trò chúng tôi.

Hầu như trong trường nào cũng trồng một vài cây phượng. Trường của tôi cây phượng được trồng ở giữa sân, dịu hiền với chiếc mũ bông đỏ thắm màu hoa. Thân cây cao to khoác nên mình chiếc áo nâu xù xì,mốc meo màu thời gian. Thời gian trôi, thấm thoắt mà cũng đến mùa thi,tôi nhớ khi trên vòm cây kia ve râm ran tiếng hát là phượng bắt đầu lấp ló những bóng lửa hồng. Phượng ra hoa. Hoa phượng có năm cánh,nở đồng loạt, từng cánh son mềm mịn như nhung kết thành từng bông, từng chùm,từng tán lớn xòe ra như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau. Giữa những cánh bướm thắm là nhị hoa dài phủ phấn vàng e lệ.

Trong khung trời trong xanh không gợn mây trôi hoa phượng hồng thắm nổi bật lên kiêu sa mà dễ thương đến lạ. tôi nhớ lại mùi hương hoa phượng không nồng nàn như hồng nhung mà mang một mùi riêng rất riêng chỉ thoảng nhẹ trong gió làm lắng đọng bao tâm hồn học trò...

Vào những ngày hè nắng như đổ lửa, phượng dang những cánh tay khẳng khiu mộc mạc chở che cho chúng tôi. Vẳng đâu đây bên tai tôi vẫn là những tiếng cười đùa vui vẻ của cô học sinh cấp I. Tôi nhớ những mùa hoa phượng rơi, phượng thả từng cánh son của mình xuống sân trường tạo thành một cơn mưa mang sắc đỏ của hoa phượng.Từng cánh phượng hồng rơi nhè nhẹ như ánh lên những tia nắng hè đếm từng giây phút xa bạn học sinh. Ba tháng hè dài đằng đẵng, không tiếng thầy giảng, không tiếng chuyện trò, không tiếng trống trường, phượn tróng vắng. Hẳn là hoa phượng đang buồn đang khóc!

Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng tôi có rất nhiều kỉ niệm với cây phượng. Nhớ lắm những giờ ra chơi,lũ học trò quây quần bên gốc phượng. Nhớ lắm ngày chia tay, “những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng”, chở cả tiếng cười giòn tan trong nắng,chở cả nỗi nhớ, nỗi buồn sầu chia li. Nhớ lắm cánh phượng mong manh ép chặt trong trang lưu bút, lưu giữ lại một thời hồn nhiên, mơ mộng của tôi. Nhớ lắm những chiều tan trường, mái tóc tôi bay bay trong gió, đùa giỡn, vờn với lá phượng, lá phượng vấn vít, vương trên tóc. Nhớ lắm hình ảnh những cậu học trò bẽn lẽn với chùm hoa phượng giấu sau lưng vì còn ngại ngùng đợi trao tay cho một ai đó. Phượng vui buồn với tuổi học trò, chứng kiến biết bao cuộc chia li để rồi chỉ còn lại một mình phượng cô đơn,buồn bã..Phượng đẹp,phượng rực rỡ,nhưng nhiều khi phượng hờn,phượng tủi vì chính mình. Bởi vẻ đẹp đó có được ai chiêm ngưỡng khi mà học trò đã nghỉ hè hết. Gió ghé qua đùa bỡn,trêu chọc, phượng chạnh lòng, phượng khóc. Lá phượng rơi, hoa phượng rụng.

Mỗi khi nhìn phượng rơi mà lòng tôi lại chênh vênh một nỗi buồn nôn nao khó tả, đó là dấu hiệu báo với chúng tôi rằng, chúng tôi sắp xa trường, xa bạn rồi. Cánh phượng mỏng nhưng màu hoa thì đỏ thắm, không phai nhạt, cũng giống như tình cảm học trò với thầy cô, với bè bạn thân yêu không bao giờ phai nhạt.

30 tháng 11 2016
Bài Cảnh khuya được Bác Hồ sáng tác vào năm 1947, thời kì đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trường kì, gian khổ mà oanh liệt của dân tộc ta. Giữa hoàn cảnh thiếu thốn trăm bề và những thử thách ác liệt tưởng chừng khó có thể vượt qua, Bác Hồ vẫn giữ được phong thái ung dung, tự tại. Người vẫn dành cho mình những phút giây thanh thản để thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên nơi chiến khu Việt Bắc. Thiên nhiên đã trở thành nguồn động viên to lớn đối với người nghệ sĩ – chiến sĩ là Bác.
 
Như một họa sĩ tài ba, chỉ vài nét bút đơn sơ, Bác đã vẽ ra trước mắt chúng ta vẻ đẹp lạ kì của một đêm trăng rừng:
 
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.

Trong đêm khuya thanh vắng, dường như tất cả các âm thanh khác đều lắng chìm đi để nổi bật lên tiếng suối róc rách, văng vẳng như một tiếng hát trong trẻo, du dương. Tiếng suối làm cho không gian vốn tĩnh lặng lại càng thêm tĩnh lặng. Nhịp thơ 3/4 ngắt ở từ trong, sau đó là nốt lặng giống như thời gian suy ngẫm, liên tưởng để rồi đi đến hình ảnh so sánh thật đẹp:

 
 
 
 
 
 
Tiếng suối trong như tiếng hát xa.
 
Ánh trăng bao phủ lên mặt đất, trùm lên tán cây cổ thụ. Ánh trăng chiếu vào cành lá, lấp lánh ánh sáng huyền ảo. Bóng trăng và bóng cây quấn quýt, lồng vào từng khóm hoa rồi in lên mặt đất đẫm sương:
 
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.
 
Khung cảnh thiên nhiên có xa, có gần. Xa là tiếng suối, gần là bóng trăng, bóng cây, bóng hoa hòa quyện, lung linh, sắc màu của bức tranh chỉ có trắng và đen. Màu trắng bạc của ánh trăng, màu đen sẫm của tàn cây, bóng cây, bóng lá. Nhưng dưới gam màu tưởng chừng lạnh lẽo ấy lại ẩn chứa một sức sống âm thầm, rạo rực của thiên nhiên. Hòa với âm thanh của tiếng suối có ánh trăng rời rợi, có bóng cổ thụ, bóng hoa… Tất cả giao hòa nhịp nhàng, tạo nên tình điệu êm đềm, dẫn dắt hồn người vào cõi mộng.
 
Nếu ở hai câu đầu là cảnh đẹp đêm trăng nơi rừng sâu thì hai câu sau là tâm trạng của Bác trước thời cuộc:
 
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
 
Trước vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên, Bác đã sung sướng thốt lên lời ca ngợi: cảnh khuya như vẽ. Cái hồn của tạo vật đã tác động mạnh đến trái tim nghệ sĩ nhạy cảm của Bác và là nguyên nhân khiến cho người chưa ngủ. Ngủ làm sao được trước đêm lành trăng đẹp như đêm nay ?! Thao thức là hệ quả tất yếu của nỗi trăn trở, xao xuyến không nguôi trong tâm hồn Bác trước cái đẹp.
 
Còn một lí do nữa không thể không nói đến. Bác viết thật giản dị: Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
 
Vậy là đã rõ. Ở câu thơ trên, Bác chưa ngủ vì tâm hồn nghệ sĩ xao xuyến trước cảnh đẹp. Còn ở câu dưới, Bác chưa ngủ vì nghĩ đến trách nhiệm nặng nề của một lãnh tụ cách mạng đang Hai vai gánh vác việc sơn hà.
 
Trong bất cứ thời điểm nào, hoàn cảnh nào, Bác cũng luôn canh cánh bên lòng nỗi niềm dân, nước. Nỗi niềm ấy hội tụ mọi suy nghĩ, tình cảm và hành động của Người. Tuy Bác lặng lẽ ngắm cảnh thiên nhiên và phát hiện ra những nét đẹp tuyệt vời nhưng tâm hồn Bác vẫn hướng tới nước nhà. Đang từ trạng thái say mê chuyển sang lo lắng, tưởng chừng như phi lôgíc nhưng thực ra hai điều này lại gắn bó khăng khít với nhau. Cảnh gợi tình và tình không bó hẹp trong phạm vi cá nhân mà mở rộng tới tình dân, tình nước, bởi Bác đang ở cương vị một lãnh tụ Cách mạng với trách nhiệm vô cùng to lớn, nặng nề.
 
Bác không giấu nỗi lo mà nói đến nó rất tự nhiên. Ánh trăng vằng vặc và Tiếng suối trong như tiếng hát xa không làm quên đi nỗi đau nô lệ của nhân dân và trách nhiệm đem lại độc lập cho đất nước của Bác. Ngược lại, chính cảnh thiên nhiên đẹp đẽ đầy sức sống đã khơi dậy mạnh mẽ quyết tâm cứu nước cứu dân của Bác. Non sông đất nước đẹp như gấm như hoa này không thể nào để rơi vào tay quân xâm lược. Câu thơ cuối cùng chất chứa cảm xúc thật mênh mông, sâu sắc. Hồn người lắng sâu vào hồn cảnh vật và cái sâu lắng của cảnh vật tôn thêm nét sâu lắng của hồn người.
 
Cảnh khuya là một bài thơ hay, có sự kết hợp hài hòa giữa tính truyền thống và tính hiện đại, giữa lãng mạn và hiện thực. Bài thơ bộc lộ rõ tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và ý thức trách nhiệm cao cả của Bác Hồ – vị lãnh tụ giản dị mà vĩ đại của dân tộc ta. Bài thơ là một trong muôn vàn dẫn chứng minh họa cho phong cách tuyệt vời của người nghệ sĩ – chiến sĩ Hồ Chí Minh.
29 tháng 11 2017

dài kinh

20 tháng 10 2016

Mẹ năm nay đã gần bốn mươi tuổi nhưng ai cũng nói mẹ già hơn so với tuổi, có lẽ vì gánh nặng cuộc đời , vì nuôi dưỡng ch***** em em? Công việc của mẹ rất giản d***** đó chính là làm ruộng. Mẹ em có sở thích rất khác với mọi người, đó chính là làm việc. Mẹ có dáng người dong dỏng cao, nước da ngăm đen đã b***** rám nắng, mái tóc của mẹ dài ngang lưng đã b***** cháy nắng ngoài đồng ruộng, nắng chói để đem lại cho em một cuộc sống ấm no. Khi đi làm mẹ thường búi tóc lên, để lộ ra mấy cộng tóc xoăn trông thật duyên dáng. Đi với mái tóc ấy chính là khuôn mặt hình trái xoan của mẹ. Vầng trán của mẹ cao rộng, có lúc nheo lại lộ vẻ suy tư. Năm tháng, thời gian đã hằn lên khuôn mặt mẹ những nếp nhăn nho nhỏ.

Mẹ năm nay đã gần bốn mươi tuổi nhưng ai cũng nói mẹ già hơn so với tuổi, có lẽ vì gánh nặng cuộc đời , vì nuôi dưỡng ch***** em em? Công việc của mẹ rất giản d***** đó chính là làm ruộng. Mẹ em có sở thích rất khác với mọi người, đó chính là làm việc. Mẹ có dáng người dong dỏng cao, nước da ngăm đen đã b***** rám nắng, mái tóc của mẹ dài ngang lưng đã b***** cháy nắng ngoài đồng ruộng, nắng chói để đem lại cho em một cuộc sống ấm no. Khi đi làm mẹ thường búi tóc lên, để lộ ra mấy cộng tóc xoăn trông thật duyên dáng. Đi với mái tóc ấy chính là khuôn mặt hình trái xoan của mẹ. Vầng trán của mẹ cao rộng, có lúc nheo lại lộ vẻ suy tư. Năm tháng, thời gian đã hằn lên khuôn mặt mẹ những nếp nhăn nho nhỏ.

Bạn tham khảo nha!

20 tháng 10 2016

  bài này không mẫu nha. Bài này là mình tự làm và cô đã sửa vaif ý cho mình rồi

Chúc Bạn Làm Tốt Nha

Nếu ai có hỏi " Em yêu ai nhất?" em sẽ trả lời rằng em yêu mẹ nhất. mẹ luôn là tấm gương để em noi theo

  Mẹ em năm nay đã ngoaif 30 tuổi. Mẹ không còn trẻ như trước nữa. Vì tóc mẹ đã bạc màu vì dầm mưa dãi nắng đôi mắt mẹ đã xuất hiện nhiều nếp nhăn. Đôi bàn tay chân mẹ đã bị chai như in lại những nỗi khổ khó khăn của mẹ. dáng mẹ cân đối phù hợp với dáng người của mẹ. Những lúc em bệnh mẹ luôn quan tâm chăm sóc đến em. Mỗi tối sau khi làm công việc của mẹ xong mẹ trở thành 1 cô giáo để chir em những bài tập khó khi em buồn mẹ như người bạn luôn bên em để chia sẻ và an ủi em.

   Em rất yêu mẹ của em. Em hứa sẽ luôn chăm ngoan học giỏi để không phụ lòng của mẹ và cho mẹ vui lòng. Nếu bạn còn có mẹ thí hãy biết hiếu thảo quý trọng với mẹ của mình. vì nếu khi một ngày mẹ rời xa chúng ta thì chúng ta sẽ không hối tiếc cả đời 

1 tháng 11 2016

. Trong cuộc sống này, có biết bao điều kì lạ, ngoài những tình yêu thương bên trong. Ta còn nhận được cả những món quà chân thành, tha thiết từ những người thân thương. Mọi người cũng vậy, tôi cũng vậy, ngay từ thời ấu thơ còn cỏn con, chưa tập tành biết đi thì tôi đã cảm nhận được những món quà. Đối với riêng tôi, nó quan trọng hơn bất cứ thứ gì trên đời !
. Trong tất cả những món quà mà tôi được tăng trong dịp sinh nhật đầu tiên, đó là ngày tôi đặt chân bước ra từ trong bụng mẹ, chú gấu bông xinh xắn được đan trong 10 ngày của mẹ vẫn là tuyệt nhất. Gia đình tôi không khá giả gì nên đó cũng là buổi sinh nhật đầu tiên và kể từ nay tôi không còn được tổ chức nữa. Nhưng làm sao tôi có thể quên được ngày ấy, ngày đó tôi vẫn chưa biết được giá trị của món vật đó nên vẫn hay chê,... Tôi biết tôi làm mẹ buồn lắm. Con gấu xinh xắn đó là thành phẩm sau 10 ngày ấp ủ số tiền mẹ dành dụm bấy lâu. Ngày nào tôi cũng thấy mẹ lén lúc làm một việc gì đó không cho tôi biết. Điều đó khiến tôi bực tức và cảm thấy khó chịu. Cho đến lúc sinh nhật, cứ tưởng rằng mọi người đã quên. Tối đó là một ngày giông bão . Tối đó mẹ về trễ, trễ hơn mọi lần,
. Mẹ về ! Tôi nói lớn khiến cả nhà như ngã quỵ . Mẹ như mất hồn, ảnh mắt, vẻ trìu mến ngày nào không còn nữa. Tôi biết đêm đó mẹ đã phải làm rất nhiều, chiếc bánh kem trên tay là thành quả mẹ đạt được. Tôi chợt bật khóc !!!
. Ôm chầm lấy mẹ. Lời ''cảm on'' thốt ra lúc nào tôi vẫn không hay.
. Đó là đêm sinh nhật vui nhất của tôi, tình cảm của mẹ dành cho tôi chắc cả đời này tôi không thể trả hết. Tôi làm sao có thể thốt nên lời ''con yêu mẹ'' rồi chợt một chiếc la nào đó rơi vào khiến lời nói như bị đông lại. Nhưng những tình cảm đẹp tôi vẫn giữ chọn trong cái tim này và mãi mãi không quên. Con yêu mẹ !

1 tháng 11 2016

cams ơn

25 tháng 11 2016

(3): - Nhận xét: Nếu tiếng thứ 6 l;à thanh huyền thì tiếng thứ 8 là thanh ngang và ngược lại.

(4): - Vần:

+ Tiếng thứ 6 câu lục vần với tiếng thứ 6 câu bát.

+ Tiếng thứ 8 câu bát mở ra một vần mới, vần này vần với tiếng thứ 6 của câu lục và tiếng thứ 6 câu bát tiếp theo. Các vần này thường là thanh bằng.

(5)

Em ơi đi học trường xa

Cố học cho giỏi như là mẹ mong.

chúc bạn học tốt

 

30 tháng 11 2016

mk dã trả lờÔn tập ngữ văn lớp 7i câu 5

24 tháng 10 2016

Đề bài: cảm nghĩ của em về ngôi trường thân yêu
BÀI LÀM
Trong ký ức tuổi học trò trường học là ngôi nhà thứ hai trong tim mỗi người. Đó là nơi chan chứa những kỉ niệm ngọt ngào giữa thầy cô, bạn bè và cũng là nơi trao dồi những kiến thức vô cùng rộng lớn cho chúng ta. Và nơi đó còn chứa cả những hình ảnh thân thương và cả những kỉ niệm không bao giờ quên được trong mỗi người. Ngôi trường Lê Lợi của em cũng vậy, nơi đó đã cho em rất nhiều thứ quí giá trong cuộc sống.
Trường Lê Lợi nhìn từ xa thật rộng lớn và khang trang, khoác lên mình chiếc áo màu xanh da trời. Cánh cổng trường luôn rộng mở đón chúng em vào như mẹ hiền yêu thương đón em hằng ngày. Sân trường luôn được bao phủ bởi những hàng cây xanh biếc. Ba dãy lớp học với những bức tường sơn xanh và những cánh cửa kính choang làm cho trường em thật hiện đại. Trên đỉnh cột cờ lá cờ đỏ sao vàng tung bay phấp phới trước gió như đang vẫy gọi các bạn học sinh chăm học cùng tiến về tương lai rạng ngời.
Ngôi trường này đã để lại cho em những kỉ niệm đẹp khó phai như những buổi dọn vệ sinh cực nhọc nhưng lại rất vui. Những ngày tháng học tập mệt mỏi và những ngày thi thức đêm thức khuya để làm bài tập. Hay ngày " Nhà giáo Việt Nam" ai cũng xúc động với công lao của thầy và cô. Ngày liên hoan chia tay bạn bè và chào đón những ngày hè phượng rơi xiết bao nỗi buồn, nhớ thầy cô và bạn bè, nhớ mái trường. Những ngày ấy cứ trôi dần làm cho sân trường càng thắm đượm những tình cảm ngọt bùi giữa thầy và trò.
Đã có lời bài hát:" Ơi hàng cây xanh thắm dưới mái trường mến yêu...."
Lời bài hát ấy đã hiện lên trước mắt em về một ngôi trường thân thương đầy cảm động. Với những hàng cây xanh um và bên những lớn học thì có những thầy cô hằng ngày dạy bảo chúng em để biến những ước mơ, những khát khao của chúng em thành sự thật.
Trường học là nơi không chỉ chứa ta mà còn có cả những thầy cô và bạn bè. Thầy cô là người đã cho em rất nhiều kiến thức và cả những tình cảm chân thật của tuổi học trò. Nhiều khi có những học trò gây gỗ nhau trong chính ngôi nhà này, thầy cô luôn là người công minh để xử những vụ không mong muốn ấy. Là người thầm lặng, không quản khó khăn, cực nhọc chăm lo cho từng thế hệ học sinh, thầy cô đã khiến em hiểu được tình cảm giữa thầy và trò thật ngọt ngào và đầy cảm động.
Có những lúc ta ngồi bên hàng ghế đá thơ thẩn một mình về điểm số không mong muốn, và cũng chính lúc ấy bên cạnh là những người bạn đã an ủi chúng ta. Hay những khu hành lang có nhiều bạn hỏi nhau nhiều điều. Nhất là can- tin luôn đông nghịt người. Có những bạn chia nhau bịch bánh, ly giải khát bên những bồn cây xanh um tùm. Ôi, những kỉ niệm đó mới đẹp và khó tả làm sao.
Nhớ ngày còn thơ bé, em mới cắp sách đến trường. Ngày ấy đối với em mới lạ lẫm làm sao. Ở trường sẽ phải gặp những người bạn mới và cả những quy định mới. Nhưng những ngày lạ lẫm ấy đã qua đi rất nhanh và để lại trong em những kĩ năng sống hoàn toàn mới. Không chỉ cho em những kiến thức để chắp cánh cho những ước mơ, hoài bão của bản thân mà ngôi trường còn cho em cả những tình bạn chân thật và trong sáng nhất. Ngôi trường dường như là một gia đình chứa thầy cô là những bậc cha mẹ và cả bạn bè là anh em trong nhà.
Trong tương lai em mong rằng ngôi trường này sẽ là ngôi trường dạy tốt nhất. Ở nơi này các em học sinh sẽ được học nhiều bài bổ ích để xây dựng một đất nước phát triển trong tương lai. Và nơi đây cũng sẽ mãi vẫn chứa những kỉ niệm thân thuộc giữa thầy và trò với một tình yêu học tập cao, rèn luyện chăm.
Mỗi ngày học trôi qua ngôi trường Lê Lợi đã cho em rất nhiều điều bổ ích và cả những tình cảm bạn bè và thầy trò. Nhất là những thầy cô, người đã gửi gắm và trao cho em bao nhiêu là kiến thức và tình thương vô bờ bến. Đây là ngôi nhà thứ hai và cũng là nơi để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc nhất của tuổi học trò hồn nhiên và trong sáng mãi em sẽ không quên.

24 tháng 10 2016

Mình viết trường mình bạn nahk. Bạn tham khảo đi bài mình tự làm đó

30 tháng 10 2016

“Qua đèo Ngang” là tác phẩm nổi tiếng nhất của Bà Huyện Thanh Quan . Bài thơ được viết khi bà trên đường vào Phú Xuân, đi qua đèo Ngang- một địa danh nổi tiếng ở nước ta với phong cảnh hữu tình. Bằng giọng thơ man mác, hồn thơ tinh tế và lối thơ điêu luyện, “Qua đèo Ngang” không chỉ là bức tranh thiên niên đầy màu sắc mà còn bộc lộ tâm trạng cô đơn của tác giả, có chút gì đó nuối tiếc về thời phong kiến huy hoàng đã dần tàn lụi.

Bài thơ “Qua đèo Ngang” được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật. Mở đầu là hai câu đề:

Bước đến đèo Ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.


Chỉ với câu thơ đầu tiên tác giả đã khái quát lên toàn bộ về hoàn cảnh, không gian, thời gian khi viết bài thơ. Cách mở đầu rất tự nhiên, không hề gượng ép, tưởng như tác giả chỉ thuận chân “bước đến” rồi tức cảnh sinh tình trước khung cảnh đèo Ngang trong buổi chiều hoàng hôn “bóng xế tà”. Hình ảnh “bóng xế tà” lấy ý từ thành ngữ “chiều ta bóng xế” gợi cho ta một nét gì đó buồn man mác, mênh mang, có chút nuối tiếc về một ngày đang sắp qua. Trong khung cảnh hoàng hôn đẹp mà buồn ấy, tác giả chú ý đến một vài hình ảnh độc đáo của đèo Ngang “Cỏ cây chen đá, lá chen hoa”. Với việc nhân quá các loại cảnh vật qua động từ “chen” cùng với phép liệt kê hoàng loạt cho ta thấy nét sống động trong bức tranh khung cảnh này. Cỏ cây cùng với đá núi, lá và hoa đua nhau vươn lên đầy sức sống. Những hình ảnh nhỏ bé nhưng sức sống thật mãnh liệt. Trong ánh chiều ta lụi tàn mà còn bắt gặp được những hình ảnh này để lại cho ta thật nhiều suy nghĩ.

Hai câu thực là khi tác giả đang ở trên đèo cao, phóng mắt nhìn về xung quanh, xa hơn những đá núi, cây cỏ để tìm đến bóng dáng con người:

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà


Hình ảnh con người đã hiện ra nhưng dường như chỉ làm bức tranh thêm hiu hắt. Tác giả sử dụng biện pháp đảo ngữ cũng với từ láy gợi tả để thể hiện lên điều này. Con người ở đây chỉ có “tiều vài chú” kết hợp với từ láy “lom khom” dưới núi. Cảnh vật thì “lác đác” “chợ mấy nhà”. Tất cả quá nhỏ bé so với cảnh thiên nhiên hùng vĩ của đèo Ngang. Dường như không khí vắng vẻ, hiu quạnh bao trùm lên toàn cảnh vật.

Hai câu luận là nỗi buồn được khắc họa rõ nét qua những âm thanh thê lương:

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.


Tiếng kêu thiết tha hay chính là tiếng lòng tác giả. “Nhớ nước đau lòng con quốc quốc” là câu thơ từ điển tích xưa về vua thục mất nước hóa thành con cuốc chỉ biết kêu “cuốc cuốc”. Tiếng cuốc kêu khắc khoải càng làm bóng chiều thêm tĩnh lặng. Còn tiếng “gia gia” là tiếng kêu tha thiết gợi nỗi “thương nhà”. Ở đây cảm xúc của nhà thơ được bộc lộ rõ rệt. Nghệ thuật chơi chữ đồng âm độc đáo kết hợp nhân hóa cùng chuyển đổi cảm giác gây ấn tượng mạnh đã cho ta thấy được tấm lòng yêu nước thương nhà của Bà Huyện Thanh Quan.

Hai câu kết, khép lại những cảm xúc cũng như khung cảnh thiên nhiên của bài thơ :

Dừng chân đứng lại: trời, non, nước

Một mảnh tình riêng ta với ta.


Cảnh vật đèo Ngang thật hùng vĩ khiến tác giả dừng chân không muốn rời. Cái bao la của đất trời, núi non, sông nước như níu chân người thi sĩ. Nhưng đứng trước không gian bao la hùng vĩ ấy, tác giả chợt nhận ra nỗi cô đơn trong lòng mình dần dâng lên “một mảnh tình riêng ta với ta”. Khung cảnh thiên nhiên càng rộng lớn thì nỗi cô đơn của người lữ khác cũng càng đầy. Một mảnh tình riêng, một nỗi lòng sâu kín, những tâm sự đau đáu trong lòng mà không biết chia sẻ nhắn nhủ với ai. Âm hưởng nhịp điệu câu thơ như một tiếng thở dài nuối tiếc.

“Qua đèo Ngang” là lời nhắn gửi tâm sự của nỗi lòng tác giả đên người đọc. Bài thơ không chỉ là một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ đượm nét buồn mà còn là những tiếc nuối, một tấm lòng yêu nước thương dân. Phải thật giàu cảm xúc, thật yêu thiên nhiên cùng con người, Bà Huyện Thanh Quan mới có thể để lại những vần thơ tuyệt tác như vậy.

Bạn tham khảo nha!

30 tháng 10 2016

Bà Huyện Thanh Quan là một trong số nữ sĩ tài danh hiếm có trong thời đại xưa.Bài thơ "Qua đèo Ngang"của bà đã để lại trong em ấn tượng sâu sắc.Bằng thể thơ thất ngôn bát cú đường luật rất chặt chẽ về vần,luật nhưng bài thơ gợi tả rất tinh tế cảnh đèo Ngang và tâm trạng buồn man mác của tác giả ẩn trong từng câu từng chữ bài trong bài thơ.Cảnh đèo Ngang hiện lên thật hoang sơ,chỉ có cỏ cây hoa lá chen chúc nhau u tùm,rậm rạp.Sự sống của con người có sự xuất hiện nhưng quá thưa thớt,ít ỏi"tiều vài chú","chợ mấy nhà"làm cho cảnh vật hoang sơ,vắng lặng hơn.Đứng trước cảnh như thế trong không gian chiều tà và âm thanh tiếng chim quốc kêu,chim đa đa kêu khắc khoải càng làm cho tâm trạng buồn,cô đơn vì phải xa quê hương gia đình của bà càng sâu đậm.Qua bài thơ đã cho em cảm nhận nỗi buồn thầm lặng không có người chia sẻ của tác giả

6 tháng 11 2016

Sau khi học xong bài thơ: 'Qua đèo ngang " của bà Huyện Thanh Quan , em cảm thấy vô cùng ấn tượng về bức tranh thiên nhiên nhiên đèo ngang. Bức trah ấy tranh ấy được gợi tả trong 1 không gian của buổi chiều tà .

"Bức tới đèo Ngang , bóng xế tà"

Ánh sáng yếu ớt của 1 ngày sắp tàn khơi gợi nỗi buồn man mác cho con người đặc biệt là những người xa quê . Chính trong thời khắc ấy , bà HTQ vẫn đưa mắt quan sát cảnh sắc của đèo ngang . Hình ảnh cỏ, cây,đá,lá,hoa lần lượt hiện ra,kết hợp với động từ chen.......còn tiép

25 tháng 11 2016

chưa đầy đủ lắm! Với lại chỉ được 12 dòng thôi

15 tháng 12 2016

Câu 1:

Bánh trôi nước- nhắc đến bài thơ là ta lại nhớ đến người phụ nữ Việt Nam. Ta cũng biết rằng, xã hội xưa là xã hội nam quyền trọng nam khinh nữ, một xã hội đen tối, thối nát, nhất là vào thời của bà đại thi sĩ Hồ Xuân Hương. Bà cũng là một ng phụ nữ, một người con gái trong xã hội đó, cũng phải chịu chung một số phận như họ: hai lần đi lấy chồng, hai lần đều làm lẽ, cả hai lầ đều ngắn ngủi và không có hạnh phúc, nên bà hiểu đc họ, hiểu được người phụ nữ việt nam, bà là một điển hình của họ. Người con gái xinh đẹp, trắng trẻo, trong sáng nhưng lại phải chịu một cuộc đời "ba chìm bảy nổi" , để mặc cho số phận lênh đênh giữa dòng nước, không biết trôi vào đâu, như một hạt mưa sa, hạt vào đài các hạt ra ruông đồng.nhưng dù hoàn cảnh có ra sao, họ cũng đâu có để cho tâm hồn mình theo nó, họ luôn giữ nguyên nét đẹp đó, trong trắng, hiền dịu, nết na, vẻ đẹp vốn có từ bao lâu nay của ng phụ nữ việt nam, từ hàng vạn năm trước họ đã đẹp vậy, họ đã tỏa hương thơm ngát như những bông hoa sen trong bùn lầy hôi tanh mà ko vấy bẩn chút gì, và họ - người phụ nữ Việt Nam, một nét đẹp truyền thống không bao giờ biến mất theo dòng thời gian.

Câu 2:

Hồ Xuân Hương là một nữ sĩ hiếm hoi trên thi đàn văn học Việt Nam có nhiều tác phẩm được lưu truyền cho đến ngày nay. Với phong cách sáng tác hiện đại, cá tính, phong khoáng, Hồ Xuân Hương đã khiến người đọc khâm phục tài năng. Bà viết nhiều, viết sâu sắc về phụ nữ Việt nam thời kì phong kiến. Bài thơ “Bánh trôi nước” là một bài thơ ẩn dụ về hình ảnh người phụ nữ.

Bài thơ “Bánh trôi nước’ được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt, tứ thơ cô dọng nhưng có nội dung sâu xa. Có lẽ cũng chính vì thế mà người ta gọi bà là “Bà chúa thơ Nôm” với những câu thơ hàm súc nhưng ý kiến quá sắc sảo.

Hình ảnh người phụ nữ trong bài thơ “Bánh trôi nước” Hồ Xuân Hương-Văn lớp 7

Hồ Xuân Hương đã lựa chọn “bánh trôi nước” làm hình ảnh trung tâm, biểu tượng cho người phụ nữ Việt nam trong xã hội phong kiến:

Đến câu thơ thứ 2 là quá trình nấu bánh:

Bảy nổi ba chìm với nước non

Câu thơ đã khái quát được đầy đủ cách nấu chín bánh trôi trong dân gian. Nhưng hai từ “nổi” và ‘chìm’ dường như gợi nhắc sự bếp bênh, trôi nổi vô định của chiếc bánh trôi, hay của chính cuộc đời người phụ nữ. Số từ “ba, bày’ để ám chỉ nhưng sóng gió, những long đong, lận đận mà người phụ nữ phải trải qua.

Xã hội phong kiến đầy áp bức, bóc lột, hành hạ người phụ nữ đến thê thảm. Họ thấp cổ bé họng nên không dám kêu ai, không dám than ai vì có ai thấu, có ai hiểu đâu.

Câu thơ thứ 3 dường như là sư phó mặc vào người làm bánh, hay chính là phó mặc cho xã hội đầy bất công;

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Phụ nữ sống trong thời kì phong kiến luôn lép vế, phải cam chịu và đầu hàng số phận. kệ người ta xô, mặc người ta đẩy mà không dám ké răng nửa lời. Họ không dám đấu tranh, không dám đòi công bằng. Từ “mặc” trong câu thơ như khẳng định một sự phó mặc đến não nề, và còn thấp thoáng sự bất cần. Vậy nhưng đọc câu thơ này, chúng ta vẫn nhận ra được một chút chống cự qua từ “mặc” nhưng nó không quá nổi bật. Chỉ là Hồ Xuân Hương là người phụ nữ không chịu khuất phục nên thơ bà cũng không chịu khuất phục như vậy.

Mặc dù bị chà đẹp, bóc lột nhưng tâm hồn người phụ nữ Việt Nam vẫn luôn son sắt

Mà em vẫn giữ tâm lòng son

Dẫu cho cuộc đời nghiệt ngã, bạc bẽo và bất công như thế nào thì sự son sắt và thủy chung của người phụ nữ vẫn luôn là phẩm chât cao đẹp, đáng trân trọng. Hồ Xuân hương đã khám phá ra một nét đẹp hiếm thấy của phụ nữ Việt Nam. Tâm hồn thanh khiết, tấm lòng son không hề bị vướng bận.

Hồ Xuân Hương với sự tài tình trong ngôn ngữ và đặc biệt lối nói ẩn dụ độc đáo đã vén màn cho người đọc thấy xã hội phong kiến nhiều bất công, thối nát. Người phụ nữ phải chịu sự đè nén nhưng vẫn giữ được trái tim thủy chung, son sắt.

 

Bạn tham khảo nhé! Chúc bạn học tốt!

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Chỉ với 1 câu thơ nhưng Hồ Xuân Hương đã miêu tả quá chi tiết hình dáng, màu sắc của chiếc bánh trôi. Bánh trôi là loại bánh dân dã, gắn liền với đời sống của nhân dân. Tác giả đã dùng từ “thân em” để chỉ chiếc bánh trôi có chăng là ẩn dụ về chính bản thân mình. Có rất nhiều cách để viết hay, viết đẹp hơn nữa nhưng Hồ Xuân hương lại chọn cách viết thật, viết đúng, viết sâu như thế này. “Vừa trắng lại vừa tròn” không phải là chuẩn mực của cái đẹp nhưng lại rất phúc hậu. Chiếc bánh trôi trắng và tròn cũng giống như hình dáng của người phụ nữ hiền lành, điềm đạm và khỏe mạnh.

16 tháng 12 2016

Trên mạng ý! Hông phải mik làm đâu!vui