K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 10 2016

Đề bài: cảm nghĩ của em về ngôi trường thân yêu
BÀI LÀM
Trong ký ức tuổi học trò trường học là ngôi nhà thứ hai trong tim mỗi người. Đó là nơi chan chứa những kỉ niệm ngọt ngào giữa thầy cô, bạn bè và cũng là nơi trao dồi những kiến thức vô cùng rộng lớn cho chúng ta. Và nơi đó còn chứa cả những hình ảnh thân thương và cả những kỉ niệm không bao giờ quên được trong mỗi người. Ngôi trường Lê Lợi của em cũng vậy, nơi đó đã cho em rất nhiều thứ quí giá trong cuộc sống.
Trường Lê Lợi nhìn từ xa thật rộng lớn và khang trang, khoác lên mình chiếc áo màu xanh da trời. Cánh cổng trường luôn rộng mở đón chúng em vào như mẹ hiền yêu thương đón em hằng ngày. Sân trường luôn được bao phủ bởi những hàng cây xanh biếc. Ba dãy lớp học với những bức tường sơn xanh và những cánh cửa kính choang làm cho trường em thật hiện đại. Trên đỉnh cột cờ lá cờ đỏ sao vàng tung bay phấp phới trước gió như đang vẫy gọi các bạn học sinh chăm học cùng tiến về tương lai rạng ngời.
Ngôi trường này đã để lại cho em những kỉ niệm đẹp khó phai như những buổi dọn vệ sinh cực nhọc nhưng lại rất vui. Những ngày tháng học tập mệt mỏi và những ngày thi thức đêm thức khuya để làm bài tập. Hay ngày " Nhà giáo Việt Nam" ai cũng xúc động với công lao của thầy và cô. Ngày liên hoan chia tay bạn bè và chào đón những ngày hè phượng rơi xiết bao nỗi buồn, nhớ thầy cô và bạn bè, nhớ mái trường. Những ngày ấy cứ trôi dần làm cho sân trường càng thắm đượm những tình cảm ngọt bùi giữa thầy và trò.
Đã có lời bài hát:" Ơi hàng cây xanh thắm dưới mái trường mến yêu...."
Lời bài hát ấy đã hiện lên trước mắt em về một ngôi trường thân thương đầy cảm động. Với những hàng cây xanh um và bên những lớn học thì có những thầy cô hằng ngày dạy bảo chúng em để biến những ước mơ, những khát khao của chúng em thành sự thật.
Trường học là nơi không chỉ chứa ta mà còn có cả những thầy cô và bạn bè. Thầy cô là người đã cho em rất nhiều kiến thức và cả những tình cảm chân thật của tuổi học trò. Nhiều khi có những học trò gây gỗ nhau trong chính ngôi nhà này, thầy cô luôn là người công minh để xử những vụ không mong muốn ấy. Là người thầm lặng, không quản khó khăn, cực nhọc chăm lo cho từng thế hệ học sinh, thầy cô đã khiến em hiểu được tình cảm giữa thầy và trò thật ngọt ngào và đầy cảm động.
Có những lúc ta ngồi bên hàng ghế đá thơ thẩn một mình về điểm số không mong muốn, và cũng chính lúc ấy bên cạnh là những người bạn đã an ủi chúng ta. Hay những khu hành lang có nhiều bạn hỏi nhau nhiều điều. Nhất là can- tin luôn đông nghịt người. Có những bạn chia nhau bịch bánh, ly giải khát bên những bồn cây xanh um tùm. Ôi, những kỉ niệm đó mới đẹp và khó tả làm sao.
Nhớ ngày còn thơ bé, em mới cắp sách đến trường. Ngày ấy đối với em mới lạ lẫm làm sao. Ở trường sẽ phải gặp những người bạn mới và cả những quy định mới. Nhưng những ngày lạ lẫm ấy đã qua đi rất nhanh và để lại trong em những kĩ năng sống hoàn toàn mới. Không chỉ cho em những kiến thức để chắp cánh cho những ước mơ, hoài bão của bản thân mà ngôi trường còn cho em cả những tình bạn chân thật và trong sáng nhất. Ngôi trường dường như là một gia đình chứa thầy cô là những bậc cha mẹ và cả bạn bè là anh em trong nhà.
Trong tương lai em mong rằng ngôi trường này sẽ là ngôi trường dạy tốt nhất. Ở nơi này các em học sinh sẽ được học nhiều bài bổ ích để xây dựng một đất nước phát triển trong tương lai. Và nơi đây cũng sẽ mãi vẫn chứa những kỉ niệm thân thuộc giữa thầy và trò với một tình yêu học tập cao, rèn luyện chăm.
Mỗi ngày học trôi qua ngôi trường Lê Lợi đã cho em rất nhiều điều bổ ích và cả những tình cảm bạn bè và thầy trò. Nhất là những thầy cô, người đã gửi gắm và trao cho em bao nhiêu là kiến thức và tình thương vô bờ bến. Đây là ngôi nhà thứ hai và cũng là nơi để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc nhất của tuổi học trò hồn nhiên và trong sáng mãi em sẽ không quên.

24 tháng 10 2016

Mình viết trường mình bạn nahk. Bạn tham khảo đi bài mình tự làm đó

11 tháng 10 2016

GỢI Ý DÀN BÀI

A. Mở bài: Giới thiệu về loài cây em yêu.

B. Thân bài:

1. Biểu cảm về các đặc điểm của cây:

  • Em thích màu của lá cây...
  • Cây đơm hoa vào tháng... và hoa đẹp như...
  • Những trái cây lúc nhỏ... lúc lớn... và khi chín... gợi niềm say xưa hứng thú ra sao?
  • Miêu tả lại niềm thích thú khi được hái những trái cây và thưởng thức nó.
  • Mỗi khi mùa quả qua đi, trong em lại nhóm lên một cảm giác đợi mong mùa quả mới như thế nào?
  • Với riêng em, em thích nhất đặc điểm gì ở loài cây đó?

2. Có thể kể một kỉ niệm sâu sắc của bản thân với loài cây trên (ví dụ: kỉ niệm đầu tiên khiến em yêu thích loài cây đó...).

C. Kết bài: Khẳng định lại tình cảm yêu quý của em với loài cây.

11 tháng 10 2016

đừng chép mạng nhá

27 tháng 11 2016

MB: - Giới thiệu về mẹ.
Đối với tất cả mọi người, người mẹ thật thiêng liêng và cao cả. Dù có thế nào mẹ vẫn luôn rộng lòng tha thứ, bao dung cho chúng ta. Mẹ là người mà ta mãi không quên trong đời.
TB: - Mỗi con người đều có một trái tim cũng như chỉ có một mẹ.
- Tình yêu của mẹ dành cho con ( Mẹ yêu con bằng chính trái tim, cho con những gì mẹ có,...).
- Từ khi mới lọt lòng, chúng ta đã cần những gì ở mẹ ( dòng sữa mẹ, ôm ấp trong vòng tay mẹ, những lời ru của mẹ,...).
- Mẹ luôn vững bước theo sát ta, luôin ủng hộ ta.
- Tình cảm của mẹ dành cho con như thế nào ( thật tha thiết, bao la và ấm áp,...).
- Không chỉ có con người cần mẹ mà muông thú cũng cần mẹ (từ những con hổ dũng mãnh đến những con thỏ yếu ớt đều cần mẹ).
- Mẹ thật quan trọng đối với ta (luôn quan tâm chăm sóc ta và dù có thế nào mẹ vẫn luôn ở bên ta).
KB: Nêu cảm xúc, tình cảm về mẹ.
Cảm ơn mẹ vì những gì mẹ đã làm cho con. Cảm ơn mẹ đã yêu thương, luôn ở bên con.

27 tháng 11 2016

a: Mở bài

Giới thiệu đối tượng biểu cảm (ai) và tình cảm chung với đối tượng ( yêu quý, tự hào, biết ơn..)

b: Thân bài

Biểu cảm cụ thể về người đó

  • Biểu cảm về vẻ đẹp ngoại hình, tính tình, tài năng ( nét tiêu biểu) —> yêu, quý, khâm phục…
  • Biểu cảm về đối tượng ở những kỉ niệm sâu sắc (hai, ba kỉ niệm) —> hiểu rõ hơn, yêu quý hơn, khâm phục…
  • Biểu cảm về vai trò của người đó đối với mình ( quan trọng thế nào, nếu có, nếu không…)

c: Kết bài.

Khẳng định lại tình cảm yêu quý của mình với đối tượng.

Liên hệ mình cần làm gi để thự hiện tình cảm trên.

22 tháng 12 2016

Đêm nay, tôi không ngủ được. Nhìn ánh trăng lung linh, huyền ảo, tôi nhớ lại bài thơ Cảnh khuya của Bác Hồ Chí Minh. Tác phẩm đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng sâu sắc. Bởi lẽ mỗi khi tôi ngâm bài thơ, một cảnh khuya tuyệt đẹp lại hiện lên trong tâm trí, nhưng đẹp nhất vẫn là hình ảnh của một vị Cha già kính yêu, luôn lo cho "con", luôn lo cho vận mệnh của đất nước.
Bài thơ thất ngôn tứ tuyệt đã cho ta thấy được một cảnh trăng khuya thơ mộng và cũng giúp ta hiểu rõ hơn về con người của Bác.

Tiếng suối trong như tiếng hát xa,

Mở đầu bài thơ là một tiếng hát làm say mê lòng người và ngân vang khắp núi rừng. Tôi nhớ đến tiếng hát ru dịu dàng, ngọt ngào của mẹ. Hình ảnh của một người phụ nữ thân quen hát dân ca bên dòng suối quê hương.... Ta có thể thấy được tâm hồn của đại thi hào Nguyễn Trãi trong người Bác (Tiếng suối trong như tiếng đàn cầm). Nhưng ta cảm nhận được phong thái của Bác trẻ trung, ung dung và lạc quan hơn.

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.

Tiếp đến là một ánh trăng sáng tỏ vùng trời lung linh, huyền ảo. Ánh trăng khuất sau cây cổ thụ, rọi sắc sáng xuống hoa lá. Hoa lá nghiêng bóng trên mặt đất. Bóng của hoa lá, cỏ cây và ánh trăng lồng quyện vào nhau, trăng đan vào cây cổ thụ, trăng tràn vào hoa. Màu đen của bóng vật đan xen vào sắc trắng của ánh trăng tạo nên một bức tranh lấp lóa, lúc ẩn lúc hiện. Tiếng suối chảy nghe nhẹ nhàng, trong trẻo hơn dưới cảnh răng khuya. Một phong cảnh hữu tình, thơ mộng.
Ta có thể thấy được Bác Hồ và Lí Bạch đều rung động trước ánh trăng. Nhưng tình yêu thiên nhiên của Bác lại có vẻ đằm thắm và tha thiết hơn Lí Bạch. Bác đã xem ánh trăng như người bạn tri kỉ, như làn suối mát làm tan đi nỗi ưu phiền....Thiên nhiên cũng như hiểu được tâm sự của Bác, giúp tâm hồn Bác thanh thản, quên đi những khó khăn, vất vả của cuộc kháng chiến đang diễn ra gay go, quyết liệt.

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

Hai câu thơ cuối đã cho ta thấy được nỗi lòng khiến Bác Hồ không ngủ được. "Có phải Bác chưa ngủ vì cảnh trăng khuya quá đẹp? Hay thực sự Bác chỉ thao thức vì lo nỗi nước nhà?"- Theo tôi là vì cả hai. Bác rung cảm trước thiên nhiên nhưng lại không thể hưởng thụ trọn vẹn một cảnh khuya lung linh, tuyệt đẹp mà phải lo cho vận mệnh của dân tộc. CHính vì Bác quá yêu thiên nhiên nên phải đứng lên đấu tranh để bảo vệ đất nước; để ngày ngày mọi người được sống tự do, hạnh phúc, thỏa sức ngám trăng; để những cảnh đẹp luôn tồn tại mãi mãi.... Ta có thể thấy được sự hài hòa giữa người thi sĩ và người chiến sĩ vĩ đại. QUa đó cảm nhận được tình yêu thiên nhiên tha thiết hòa vào trong lòng yêu nước sâu nặng của Bác Hồ. Một vị lãnh tụ cao cả và vĩ đại.
Sự hi sinh của Bác đã được đền đáp. Đất nước của chúng ta đã dược hòa bình và tự do. Chúng ta có thể thỏa sức ngắm trăng. Dòng chảy thời gian sẽ không bao giờ ngừng lại, nhưng ánh trăng ánh trăng và bài thơ Cảnh khuya sẽ luôn mang theo hình ảnh đẹp nhất của Bác đang thanh thản, mỉm cười dưới ánh trăng. "Người sẽ mãi là vị Cha già kính yêu của dân tộc."

11 tháng 9 2016

nhanh lên nhé đang gấp lắm

thứ 2 kiểm tra rồi

22 tháng 10 2016
1, Mở bài:
 
– Những câu hát về chủ đề tình cảm gia đình khá phổ biến trong ca dao – dân ca.
 
– Một sô câu tiêu biểu thể hiện đời sống tinh thần phong phú của người lao động.
 
2. Thân bài:
 
Câu 1: Công cha như núi Thái Sơn … ghi lòng con ơi!
 
– Khẳng định công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ nhắc nhở con cái phải có bổn phận đáp đền chữ hiếu, bởi hiếu nghĩa là gốc của đạo làm người.
 
– Nghệ thuật so sánh có tính chất ước lệ: Công cha với núi cao,nghĩa mẹ với biển rộng nhấn mạnh ý đó.
 
– Âm hưởng nhịp nhàng, du dương, thích hợp làm bài hát ru con, chứa đựng lời khuyên nhủ chí tình về đạo làm người.
 
Câu 2: Chiều chiều … ruột đau chín chiều.
 
– Là tâm trạng thương nhớ gia đình, quê hương của người con gái lấy chồng xa xứ.
 

– Thời gian: chiều chiều không gian: ngõ sau, phù hợp với tâm trạng nhân vật đang day dứt, khắc khoải, tủi thân, tủi phận một mình nơi đất khách, không biết chia sẻ cùng ai.

 

 

 
– Cách mở đầu thường thấy trong ca dao (Chiều chiều lại nhớ chiều chiều, Nhớ người áo đỏ khăn điều vắt vai; Chiều chiều ra đứng bờ ao, Trông cá cá lặn, trông sao sao mờ…), được dùng để thể hiện nỗi buồn không nguôi đè nặng lên số phận người phụ nữ dưới thời phong kiến.
 
Câu 3: Ngó lên nuộc lạt mái nhà … bấy nhiêu!
 
– Thể hiện lòng biết ơn chân thành, tha thiết của con cháu đối với ông bà, cha mẹ đã khuất.
 
– Nghệ thuật so sánh: bao nhiêu … bấy nhiêu. Hình ảnh so sánh: nuộc lạt mái nhà vừa cụ thể, quen thuộc, vừa có ý nghĩa ẩn dụ, nhấn mạnh tình thương yêu, kính trọng và biết ơn vô cùng sâu sắc.
 
Câu 4: Anh em nào phải người xa … hai thân vui vầy.
 
– Là lời khuyên nhủ anh em ruột thịt phải thương yêu, đoàn kết, chia sẻ vui buồn, sống chết với nhau.
 
– Anh em thuận hòa là nhà có phúc. Đây cũng chính là cách báo hiếu thiết thực nhất đối với cha mẹ.
 
– Hình ảnh so sánh : như thể tay chân thể hiện sự gắn bó khăng khít không rời.
 
3. Kết bài
 
– Ca dao trữ tình nảy sinh và phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống tình cảm phong phú của người lao động.
 

– Những câu ca dao chứa đựng nghĩa tình sẽ sống mãi trong lòng người đọc.

22 tháng 10 2016
Những câu hát về chủ đề tình cảm gia đình chiếm khối lượng khá lớn trong kho tàng ca dao, dân ca Việt Nam, thể hiện đời sống tinh thần đẹp đẽ, phong phú của người lao động. Dưới đây là một số câu tiêu biểu nhất:
 
1. Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
 
2. Chiều chiều ra đứng ngõ sau,
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.
 
3. Ngó lên nuộc lạt mái nhà,
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu.
 
4. Anh em nào phải người xa,
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân.
Yêu nhau như thể tay chân,
Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy.
 
Nội dung những câu hát này thường là lời khuyên bảo của ông bà, cha mẹ với con cháu hoặc là sự bày tỏ lòng hiếu kính của các thế hệ sau đối với ông bà, cha mẹ. Nghệ thuật chung là dùng các hình ảnh so sánh, ẩn dụ quen thuộc trong ca dao.
 
Câu thứ nhất khẳng định công lao sinh thành, dưỡng dục to lớn của cha mẹ đối với con cái và nhắc nhở bổn phận, trách nhiệm của con cái là báo đền chữ hiếu:
 
Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi !
 
Đây là lời hát ru của bà, của mẹ trên cánh võng đong đưa giữa trưa hè nóng bức hay trong những đêm đông giá rét. Âm điệu của lời ca giống như lời tâm tình thủ thỉ, thiết tha, sâu lắng. Lời ru thường gắn liền với những quan hệ tình cảm gia đình và xã hội. Trên đời này, không có bài hát ru nào mà mối quan hệ giữa người nghe và người hát lại gần gũi, ấm áp, thiêng liêng như ở bài này.
 
Để khẳng định công cha, nghĩa mẹ, ca dao thường lấy những hình ảnh lớn lao, vĩnh hằng của thiên nhiên để so sánh. Trong văn chương phương Đông, vai trò của người cha thường được ví với trời, với núi; vai trò người mẹ ví với đất hoặc với biển trong các cặp biểu tượng truyền thống (cha – trời, mẹ – đất, cha – núi, mẹ – biển). Những hình ảnh ước lệ đẹp đẽ ấy lại được miêu tả bổ sung bằng những định ngữ chỉ mức độ (núi ngất trời – núi cao, biển rộng mênh mông). Bởi vì chỉ có những hình ảnh lớn lao, kì vĩ ấy mới diễn tả nổi công ơn của cha mẹ. Núi ngất trời, biển rộng mênh mông không thể nào đo được, cũng như công cha, nghĩa, mẹ đối với các con kể sao cho xiết! Công cha sánh đôi với nghĩa mẹ cũng là cách nói đối xứng truyền thống trong ca dao – dân ca. Nhờ nghệ thuật so sánh tài tình mà lối giáo huấn khô khan về chữ hiểu đã biến thành lời ru ngọt ngào, êm ái. Vì thế mà khái niệm trừu tượng về công cha, nghĩa mẹ cũng trở nên cụ thể, sinh động và thấm thía hơn.
 
Công cha, nghĩa mẹ được đúc kết lại ở Cù lao chín chữ. (Cách nói đảo ngược của Chín chữ cù lao – thành ngữ thường được dùng để nhắc đến công ơn cha mẹ). Lời nhắn nhủ chan chứa ân tình về công cha, nghĩa mẹ, về đạo làm con dần dần thấm qua dòng sữa ngọt ngào, qua lời ru êm ái, cứ từng ngày, từng ngày nuôi dưỡng tâm hồn và nhân cách của mỗi chúng ta.
 
Câu hát thứ hai là tâm sự của người con gái lấy chồng xa quê. Trong ca dao, dân ca, không gian ngõ sau và bến sông thường gắn liền với tâm trạng của những phụ nữ có cảnh ngộ như vậy:
 
Chiều chiều ra đứng ngõ sau,
Trông về quê mẹ, ruột đau chín chiều.
 
Đó là tâm trạng buồn nhớ da diết, xót xa, thường xuất hiện vào lúc chiều buông. Cảnh chiều hay gợi buồn, gợi nhớ, bởi nó là thời điểm của sự đoàn tụ (chim bay về tổ, con người trở về nhà sau một ngày làm việc mệt nhọc). Vậy mà người con gái lấy chồng xa xứ phải thui thủi một mình nơi đất khách quê người.
 
Ngõ sau là nơi vắng lặng, vào thời điểm ngày tàn đêm đến lại càng vắng lặng. Không gian ấy gợi người đọc nghĩ đến cảnh ngộ cô đơn và thân phận đau khổ của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến gia trưởng. Bao nhiêu tủi hờn dồn nén, chất chứa trong lòng mà họ không biết chia sẻ cùng ai.
 
Người con gái xa nhà nhớ mẹ, nhớ quê… và xót xa, day dứt vì chẳng thể trọn đạo làm con là đỡ đần cha già mẹ yếu lúc ốm đau, cơ nhỡ. Bên cạnh đó có cả nỗi nhớ về một thời con gái đã qua cùng nỗi ngậm ngùi thân gái dặm trường, phải chia tay cha mẹ, anh em, khăn gói thẹo chồng.
 
Câu hát thứ ba thể hiện lòng biết ơn tổ tiên, ông bà của các con, các cháu.
 
Sự yêu kính và lòng biết ơn được thể hiện bằng nghệ thuật so sánh khá phổ biến trong ca dao, dân ca : Qua đình ngả nón trông đình, Đình bao nhiêu ngói em thương mình bấy nhiêu! Qua cầu ngả nón trông cầu, Cầu bao nhiễu nhịp dạ em sầu bấy nhiêu… Những sự vật bình thường, quen thuộc đều có thể gợi thi hứng và trở thành thi liệu cho người sáng tác.
 
Cái hay trong câu hát này là ở cách diễn tả tình cảm. Động từ Ngó lên bộc lộ thái độ trân trọng, tôn kính. Hình ảnh nuộc lạt mái nhà gợi nên mức độ không thể đo đếm cụ thể của lòng biết ơn cùng sự gắn kết bền chặt của tình cảm huyết thống. Bên cạnh đó, nó còn khẳng định công lao to lớn của tổ tiên, ông bà trong việc gây dựng nên gia đình, họ tộc. Cặp quan hệ từ chỉ mức độ tăng tiến (bao nhiêu… bấy nhiêu) nhấn mạnh thêm ý đó.
 
Câu hát thứ tư có thể là lời của cha mẹ khuyên nhủ các con hoặc là lời của anh em ruột thịt tâm sự với nhau:
 
Anh em nào phải người xa,
Cung chung bác mẹ, một nhà cùng thân.
Yêu nhau như thể tay chân,
Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy..
 
Quan hệ anh em khác hẳn với quan hệ của người xa (người dưng) bởi vì nó có nhiều cái chung, cái cùng rất thiêng liêng: Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân. Anh em là bát máu sẻ đôi, vui buồn, sướng khổ có nhau dưới một mái nhà.
 
Quan hệ anh em được ví như thể tay chân biểu hiện sự gắn bó máu thịt, khăng khít không rời.
 
Câu hát trên là lời khuyên nhủ anh em phải trên thuận dưới hòa, trên kính dưới nhường, phải biết nương tựa, giúp đỡ nhau để cha mẹ vui lòng. Đó cũng là cách báo đền chữ hiếu thiết thực nhất, cụ thể nhất đối với cha mẹ: Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy.
 
Cả bốn câu hát trên đều sử dụng thể thơ lục bát với âm điệu tâm tình, nhắn nhủ và các hình ảnh so sánh quen thuộc (tất nhiên mỗi bài có những hình ảnh độc đáo riêng).
 
Ca dao, dân ca là tiếng hát cất lên từ trái tim chất chứa bao nỗi buồn vui, sướng khổ của con người. Thơ ca dân gian nảy sinh và phát triển là để đáp ứng nhu cầu bộc lộ tình cảm ấy. Do đó, nó sẽ còn sống mãi, ngân vang mãi trong tâm hồn của mỗi chúng ta.
25 tháng 9 2016

Umthanghoa

9 tháng 10 2016

biểu cảm của cây đa thì mình có 1 bài. Bạn có muốn tham khảo không?

12 tháng 10 2016
Bức tranh thanh bình của làng quê Việt Nam là cảnh sắc làng quê nông thôn với những biểu tượng đặc trưng mang đậm sắc thái dân tộc : mái đình cây đa,cánh cò ,sáo diều ,con trâu, luỹ tre…Dù đi đâu về đâu thì hình ảnh ấy vẫn sống mãi trong lòng mỗi người Việt Nam .
 

“ Ví dầu cầu ván đóng đinh

Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi”…

 
Cái hình ảnh “lắc lẻo” ấy cứ rung động nhẹ nhàng liên tiếp trong lòng tôi mãi mãi như lời ru của mẹ, nằm trên chiếc võng tre màu trà lên nước in bóng mẹ đã theo tôi đi hết cuộc đời. Cây tre là người bạn thân thiết lâu đời của người nông dân và nhân dân Việt Nam ,với nhiều phẩm chất cao quý ,nó đã trở thành biểu tượng về con người, về đất nước Việt Nam .
 
“Tre xanh xanh tự bao giờ. Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh” không biết tre có từ đâu , nhưng từ thời Hùng Vương thứ Sáu đã đi vào truyền thuyết lịch sử chống giặc cứu nước.Tre tượng trưng cho người quân tử bởi thân hình gầy guộc thẳng đứng ,cao vút, bất khuất vươn lên bầu trời cao.Lá thì mong manh, manh áo cọc bao ngoài thì để dành cho măng, như người mẹ hiền âu yếm ,hi sinh cho đứa con yêu bé bỏng.Dù gầy guộc nhưng tre vẫn biết sống chung biết kết nên luỹ nên thành, sự đoàn kết đó không sức mạnh gì tàn phá nổi.Những cây con thì nhọn hoắt ,đâm thẳng,tự tin ,vươn lên đầy sức sống,như sự tiếp sức cho thế hệ đi trước. Tre kiên gan bền bỉ vững chãi trong mọi môi trường sống dù bùn lầy, khô hạn, đất sỏi đất vôi bạc màu tre cũng xanh tươi mượt mà .Tre mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp dẽo dai, thanh cao chí khí như người. Sự hoá thân ấy đã xoá bỏ ranh giới giữa con người với sự vật.
 
Tre là người bạn thân của con người , từ khi lọt lòng nằm trong chiếc nôi tre, lớn lên gắn bó với tre qua các trò chơi : tán hưng, ống thụt, làm diều ,làm lồng đèn trung thu… Trưởng thành lao động dưới bóng tre những đêm trăng : “ Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng . Tre non đủ lá đan sàng được chăng ? “ .Đến khi lấy vợ gả chồng thì cùng dựng mái nhà tranh có kèo cột tre , giường tre….Tre hiện diện trong đời sống con người từ ăn ,ở, làm việc ,trong phong tục ,tập quán, dựng nhà dựng cửa… từ lúc sinh ra cho đến lúc mất đi, tre với con người sống chết có nhau chung thuỷ . “Dưới bóng tre ,thấp thoáng mái đình chùa cổ kính” là một nền văn hoá nông nghiệp , những nhọc nhằn, giần sàng, xay ,giã đều có tre. Tre chẽ lạt gói bánh chưng khi xuân về , khít chặt như những mối tình quê cái thuở ban đầu nỉ non dưới bóng tre xanh.Tre trong niềm vui trẻ thơ, trong chút khoan khoái của tuổi già, khắng khít ràng buộc như định sẵn như tơ duyên.
Tre đi vào đời sống tâm linh như một nét văn hoá .Từ những câu hát ,câu thơ như xâu chuỗi tâm hồn dân tộc “bóng tre trùm mát rượi”, một lời tâm sự về mùa màng “Cánh đồng ta năm đôi ba vụ.Tre với người vất vả quanh năm” , hay một khúc hát giao duyên “ Lạt này gói bánh chưng xanh.Cho mai lấy trúc cho anh lấy nàng” . Nhạc của trúc của tre là khúc nhạc đồng quê.Những buổi trưa hè lộng gió , tiếng võng tre kẽo kẹt bay bổng, xao xuyến bâng khuâng man mác như lời của đồng quê của cuộc sống thanh bình.
 
Tre trong sự nghiệp dựng nước cũng bất khuất, can trường với khí tiết ngay thẳng: “ Tre xung phong vào xe tăng đại bác.Tre giữ làng giữ nước , giữ mái nhà tranh,giữ đồng lúa chín.Tre hi sinh để bảo vệ con người”. Tre lăn xả vào kẻ thù vào cái ác, dù cái ác rất mạnh , để giữ gìn non sông đất nước, con người.Tre là đồng chí của ta, tre vì ta mà đánh giặc. Kì lạ thay cái cối xay tre là biểu tượng về cuộc đời lam lũ, về sự chịu đựng bền bỉ dẽo dai, vẫn là cây tre nhũn nhặn ấy ,nó nhọn hoắt mũi tầm vông với sức mạnh của Thánh Gióng năm xưa đánh đuổi giặc Ân cứu nước.
 
Mai này, KHKT có phát triển đến đâu, cũng không thể thay thế hình ảnh cây tre trong tâm hồn của con người Việt Nam . Nó trở thành cây tre tinh thần là bóng mát ,là khúc nhạc tâm tình, còn là biểu tượng cao quý cho phẩm chất cốt cách con người Việt Nam .
Bạn tham khảo nhes!
13 tháng 12 2016

Đặc điểm của các thể thơ trung đại :
1.Thể thơ :
- Thể thơ có nguồn gốc từ Trung Quốc :
+ Thơ cổ phong
+ Thơ đường luật : . Thất ngôn tứ tuyệt
. Ngũ ngôn tứ tuyệt
. Thất ngôn bát cú
Thơ dân tộc : . Song thất lục bát
. Lục bát
2.Đặc điểm riêng của từng thể loại :
a ) Thể thơ có nguồn gốc từ Trung Quốc :
* Thơ cổ phong : ( Ví dụ : Bài ca Côn Sơn – nguyên tác )
(Cổ thể ) – Thể thơ xuất hiện từ đời Đường, về sau không theo luật định, có số câu, số chữ, không hạn định.
* Thơ đường luật : Được đặt ra ở đời Đường, Trung Quốc.
- Dạng cơ bản :
+ Tuyệt cú ( Thơ 4 câu ) :
. Thất ngôn tứ tuyệt
. Ngũ ngôn tứ tuyệt
+ Bát cú ( Thơ 8 câu ) :
. Thất ngôn bát cú
+ Bài luật : Kéo dài số câu của thơ Đường luật
Thể thơ có niêm luật chặt chẽ, gò bó nhất trong lịch sử thơ ca.
Thể thơ : “Thất ngôn bát cú” được xem là thể thơ tiêu biểu.
* Đặc điểm của thể thơ thất ngôn bát cú :
- Số câu chữ : 7 chữ, 8 câu
( Thơ tuyệt cú : 7 chữ, 4 câu )
- Gieo vần :Một vần : Cuối câu 1,2,4,6,8.
( Thơ tứ tuyệt : Vần thường gieo cuối câu 1,2,4
hoặc 1,4
Niêm luật : + Nhất tam ngũ bất luận
1 3 5
Nhị tứ lục phân minh
2 4 6
T B T
B T B
- Ví dụ : Bước tới đèo ngang bóng xế tà
T B T
- Luật : Nếu chữ thứ 2 của câu 1 là thanh trắc (T)
=> Luật trắc
Nếu chữ thứ 2 của câu 1 là thanh bằng (B)
Luật bằng
Đối : Các cặp câu : 3 – 4
5 – 6 Đối ý, đối thanh
- Bố cục : Đề, thực, luận, kết.
( Thơ tứ tuyệt : Khai, thừa, chuyển, hợp )
***Lưu ý : Có những bài thơ thường không theo bố cục trên -> Sáng tạo .
b ) Các thể thơ có nguồn gốc dân tộc :
* Song thất lục bát : 2 câu, 7 chữ
-> Câu 6 chữ, câu 8 chữ.
Lưu ý : Có những trường hợp vị trí thay đổi.
( Câu 6,8 -> Câu 7,7 )
Kết hợp vần : Vần lưng + Vần chân
Cách ngắt nhịp : 3/4 hoặc 3/2/2 ( Câu 7 chữ )
3/3

13 tháng 12 2016

Văn học viết Việt Nam được chia thành hai giai đoạn tùy thuộc vào thời gian ra đời và đặc điểm sáng tác đó là: văn học trung đại và văn học hiện đại.
Văn học trung đại hình thành từ thế kỉ X hết thế kỉ XIX và phát triển trong bối cảnh văn hoá, văn học vùng Đông Nam Á, Đông Á; có quan hệ giao lưu với nhiều nền văn hóa khu vực, đặc biệt là văn học Trung Quốc.
Bạn muốn biết những tác phẩm bạn đang tìm có phải là văn học trung đại hay không thì phải dựa vào các đặc điểm sau:
Thời gian sáng tác: từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX
Về thể loại: Trong văn học chữ Hán, có ba thể loại chủ yếu: văn xuôi(truyện, kí, tiểu thuyết chương hồi,...); thơ(thơ cổ phong, thơ Đường luật, từ khúc,...); văn biền ngẫu(hình thức trung gian giữa thơ và văn xuôi, được dùng nhiều trong phú, cáo, văn tế,...). Ở văn học chữ Nôm, phần lớn các thể loại là thơ(thơ Nôm Đường luật, truyện thơ, ngâm khúc, hát nói) và văn biền ngẫu.
Về chữ viết: Phần lớn là chữ Hán và chữ Nôm