K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 8 2016

ĐỜI SỐNG, TƯ TƯỞNG CON NGƯỜI VIỆT NAM QUA VĂN HỌC | Soạn Bài - Đơn giản wá

10 tháng 8 2016

1.Văn học trung đại ( từ thế kỷ X-XIX)
+, Đây là bộ phận văn học viết Việt NAm phát triển từ thế kỉ X-XIX, trong 1 bối cảnh lịch sử cụ thể, gắn với sự suy vong, hưng thịnh của các triều đại phong kiến. Văn học trung đại chịu ảnh hưởng nhiều mặt của hệ tư tưởng phong kiến (tôn Quân)
+, Chịu ảnh hưởng của nhiều học thuyết, quan niệm chính trị, đạo đức, thẩm mĩ (đặc biệt là hệ "tam giáo đồng nguyên" Nho giáo, Phật giáo và Lão giáo)
+, văn học trung đại Việt NAm là bộ phận văn học sử dụng 2 loại chữ viết chính: Văn học bằng chữ Hán và văn học bằng chữ Nôm. Văn học chữ Nôm ra đời sau văn học chữ Hán nhưng càng ngày càng phát triển và thu được nhiều thành tựu rực rỡ.
+, Văn học trung đại Việt Nam là bộ phận có hệ thống thể loại và thi pháp riêng, do các nhà thơ, nhà văn việt An m tiếp nhận có sáng tạo thi pháp Trung Quốc, đồng thời có những sáng tạo mang bản sắc dân tộc, bản sắc cá nhân riêng của tác giả.
+, Hệ thống thể loại của Văn học Trung đại rất phong phú: văn xuôi tự sự, thơ Đường luật, hát nói....
+, Hệ thống thi pháp riêng: Những quy tắc, tổ chức, quan niệm, cách cảm nhận , nghệ thuật xây dựng hình tượng của thi pháp trong văn học trung đại.
+, Văn học trung đại là bộ phận lớn của văn học nước nhà, có đóng góp to lớn và tích cực cho văn học dân tộc, để lại những áng văn, những tên tuổi vĩ đại.

2. Văn học hiện đại.
+, Văn học hiện đại là bộ phận văn học phát triển từ đầu thế kỷ XX- nay. Đây là thời kì mà Văn học Việt NAm thoát ra khỏi ảnh hưởng của thi pháp trung đại, tiếp cận những trào lưu của Văn học Thế giới (những xu hướng mới), tạo nên những thành tựu xuất sắc.
+, văn học Hiện đại hình thành trong 1 bối cảnh liịch sử xuất hiện nhiều biến động, chịu ảnh hưởng của nhiều hệ tư tưởng và thẩm mĩ hiện đại.
+, Văn học hiện đại Việt Nam một mặt kế thừa tinh hoa của văn học truyền thống, mặt khác tiếp thu tinh hoa của những nền văn học, văn hóa lớn trên Thế giới nhằm tạo nên những sự đổi mới:

----Tác giả: xuất hiện đội ngũ các nhà thơ, nhà văn chuyên nghiệp.
----Đời sống văn học: Sự xuất hiện của báo chí và kĩ thuật in ấn hiện đại làm cho văn học đến với độc ỉa nhanh hơn, đời sống văn học sôi động hơn
----thể loại: Xuất hiện một hệ thống thể loại mới thay thế hoc hệ thống thể loại cũ đã lỗi thời
----Thi pháp: xuất hiện 1 hệ thống thi pháp mới, lối viết phong phú, giàu cá tính sáng tạo của tác giả, người viết.
+, Văn học hiện đại phát triển qua nhiều thời kì:
----Đầu thế kỉ XX-1945
----1945-1975
----Sau 1975 đến nay.

2)

Không hiểu vì sao cứ mỗi lần nghĩ đến đất nước và con người VN ,chúng ta lại nghe vang vọng trong tâm trí mình những câu thơ của Huy Cận :

 

“ Sống vững chãi bốn ngàn năm sừng sững
Lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoa
Trong và thực , sang hai bờ suy tưởng
Sống hiên ngang mà nhân ái, bao dung.”
 
Sảng khoái biết bao! Tự hào biết bao! Trong tâm trí ta bỗng cuồn cuộn đổ về dòng lịch sử hang ngàn năm của dân tộc. Bừng sang trong tâm hồn của cha ông ta là công cuộc lao động , là chiến công xây dựng và bảo vệ Tổ quốc , là trời bể ân tình thủy chung như nhất , yêu thương đùm bọc lẫn nhau của những người quen đứng đầu song ngọn gió , chống mọi thế lực thù địch. Qua bao phong ba của lịch sử , dân tộc ta đã thể hiện một sức sống mãnh liệt “ Lưng đeo gươm , tay mềm mại bút hoa” .Quả thật văn học dtộc là một thứ máu của Tổ quốc . Dòng máu văn học ấy chảy và thắm vào tâm hồn chúng ta hôm nay với một sức sống rạo rực mãnh liệt . Yêu biết bao nền văn học ấy , nền văn học mà nội dung cũng như hình thức đều phản ánh chân thực , sâu sắc tư tưởng , tình cảm và sức sống , sự vươn lên của con người VN trong nhiều mối quan hệ đa dạng.
Sức sống ấy bắt đầu bằng mối quan hệ gần gũi,gắn bó với thế giới tự nhiên vô cùng chân thực , sinh động và độc đáo.Mỗi mảnh đất quê hương chúng ta đều mang hơi thở cuộc sống của những ngày cha ông gian khổ khẩn hoang vỡ đất để xây dựng non sông đất nước tươi đẹp và tích lũy nhiều hiểu biết phong phú , sâu sắc về thiên nhiên. Dưới hình thức của tư duy huyền thoại , các tác phẩm dân gian đã vô tình trở thành cây đàn muôn điệu của tâm hồn nhân dân , nhất là những người lao động VN. Con người VN đổ mồ hôi , xương máu gắn chặt tâm hồn mình với mảnh đất thiêng liêng ấy. Thiên nhiên đất nước giàu đẹp nhưng cũng lắm thử thách , hăm họa rình rập theo mỗi bước đi lên của con người VN . Mặc dù vậy , cái tình ta yêu đời , cái tình ta yêu cuộc sống , gian khổ mấy cũng vui được , cái vui vừa ngời chói , vừa trong sang lạ lùng .Với quy mô hoành tráng , sử thi thần thoại “Đẻ đất đẻ nước” của người Mường đã tái hiện lại những hồi ức thô sơ nhưng hấp dẫn về một cộng đồng người trong quá khứ xa xưa vật lộn với thiên nhiên khắc nghiệt để tồn tại và phát triển . Hay câu chuyện truyền thuyết “ Sơn Tinh- Thủy Tinh” ngàn năm rồi vẫn sống trong long dân tộc , âm vang dữ dội , phản ánh những cố gắng không mệt mỏi của người Việt cổ để chiến thắng nạn lũ lụt ở đồng bằng Bắc Bộ . Truyện đề cao sức sống mạnh mẽ của loài người và phần nào giải thích hiện tượng lũ lụt hang năm. Ngoài ra , nhân dân lao động cũng tích lũy được khá sâu sắc về tự nhiên , thiên nhiên dưới hình thức những câu nói cô đúc . Những triết lí , trí tuệ trong tục ngữ bắt rễ từ cuộc sống sinh động phong phú nên nội dung cũng như hình thức của tục ngữ không khô khan mà nó vẫn như cây đời xanh tươi . Tục ngữ VN có rất nhiều chủ đề trong đó nổi bật là những câu tục ngữ về thiên nhiên , lao động sản xuất , về con người và xã hội :
“ Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất , tấc vàng bấy nhiêu.”
 
16 tháng 3 2018

Văn học Việt Nam thể hiện tư tưởng, tình cảm, quan niệm về chính trị, văn hóa, đạo đức, thẩm mĩ của con người Việt Nam qua nhiều thời kì trong nhiều mối quan hệ đa dạng :

- Con người Việt Nam trong quan hệ với thế giới tự nhiên: Đây là một nội dung quan trọng, xuyên suốt trong văn học Việt Nam, thể hiện rõ qua ba giai đoạn phát triển của văn học dân tộc:

    + Văn học dân gian kể lại quá trình ông cha ta nhận thức, cải tạo, chinh phục thế giới tự nhiên; miêu tả thiên nhiên đầy tươi đẹp, thân thiết và gần gũi với đời sống của con người.

    + Văn học trung đại gắn vẻ đẹo của thiên nhiên với quan niệm thẩm mỹ của con người.

    + Văn học hiện đại miêu tả thiên nhiên gắn liền với những cảm xúc giản dị trong cuộc sống của con người: tình yêu quê hương đất nước, yêu cuộc sống; tình cảm lứa đôi.

- Con người Việt Nam trong quan hệ quốc gia dân tộc:

    + Là phần nội dung quan trọng, phong phú và mang giá trị nhân văn sâu sắc, xuyên suốt lịch sử văn học Việt Nam.

    + Được văn học đề cập đến ở nhiều khía cạnh như: tinh thần yêu nước, tình yêu làng xóm, yêu quê cha đất tổ, căm ghét các thế lực giày xéo quê hương, ý thức về quốc gia dân tộc, ý chí đấu tranh, khát vọng tự do, độc lập….

    + Tinh thần yêu nước là nội dung tiêu biểu, mang những giá trị quan trọng của văn học Việt Nam.

- Con người Việt Nam trong quan hệ xã hội:

    + Thể hiện lòng nhân ái và mơ ước về một xã hội công bằng, tốt đẹp.

    + Lên tiếng tố cáo phê phán các thế lực chuyên quyền và bày tỏ sự cảm thông sâu sắc với những người dân bị áp bức trong xã hội có giai cấp đối kháng.

    + Là một tiền đề quan trọng cho sự hình thành chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa nhân đạo trong văn học dân tộc.

- Con người Việt Nam và ý thức về bản thân:

    + Văn học đã ghi lại quá trình tìm kiếm, lựa chọn các giá trị để hình thành đạo lí làm người của dân tộc Việt Nam.

    + Trong những hoàn cảnh lịch sử khác nhau, trung tâm của văn học (cộng đồng hoặc cá nhân) có những giá trị và cách phản ánh riêng.

    + Xu hướng chung của sự phát triển văn học dân tộc là xây dựng một đạo lí làm người với nhiều phẩm chất tốt đẹp như: nhân ái, thuỷ chung, tình nghĩa, vị tha, giàu đức hi sinh, …

Nội dung chính

Văn học Việt Nam có hai bộ phận lớn: văn học dân gian và văn học viết. Văn học viết Việt Nam gồm văn học trung đại và văn học hiện đại, phát triển qua ba thời kì, thể hiện chân thực, sâu sắc đời sống tư tưởng, tình cảm của con người Việt Nam.

Học văn học dân tộc là để tự bồi dưỡng nhân cách, đạo đức, tình cảm, quan niệm thẩm mĩ và trau dồi tiếng mẹ đẻ.

11 tháng 8 2016
 Không hiểu vì sao cứ mỗi lần nghĩ đến đất nước và con người VN ,chúng ta lại nghe vang vọng trong tâm trí mình những câu thơ của Huy Cận :

“ Sống vững chãi bốn ngàn năm sừng sững
Lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoa
Trong và thực , sang hai bờ suy tưởng
Sống hiên ngang mà nhân ái, bao dung.”

 
Sảng khoái biết bao! Tự hào biết bao! Trong tâm trí ta bỗng cuồn cuộn đổ về dòng lịch sử hang ngàn năm của dân tộc. Bừng sang trong tâm hồn của cha ông ta là công cuộc lao động , là chiến công xây dựng và bảo vệ Tổ quốc , là trời bể ân tình thủy chung như nhất , yêu thương đùm bọc lẫn nhau của những người quen đứng đầu song ngọn gió , chống mọi thế lực thù địch. Qua bao phong ba của lịch sử , dân tộc ta đã thể hiện một sức sống mãnh liệt “ Lưng đeo gươm , tay mềm mại bút hoa” .Quả thật văn học dtộc là một thứ máu của Tổ quốc . Dòng máu văn học ấy chảy và thắm vào tâm hồn chúng ta hôm nay với một sức sống rạo rực mãnh liệt . Yêu biết bao nền văn học ấy , nền văn học mà nội dung cũng như hình thức đều phản ánh chân thực , sâu sắc tư tưởng , tình cảm và sức sống , sự vươn lên của con người VN trong nhiều mối quan hệ đa dạng.
 
Sức sống ấy bắt đầu bằng mối quan hệ gần gũi,gắn bó với thế giới tự nhiên vô cùng chân thực , sinh động và độc đáo.Mỗi mảnh đất quê hương chúng ta đều mang hơi thở cuộc sống của những ngày cha ông gian khổ khẩn hoang vỡ đất để xây dựng non sông đất nước tươi đẹp và tích lũy nhiều hiểu biết phong phú , sâu sắc về thiên nhiên. Dưới hình thức của tư duy huyền thoại , các tác phẩm dân gian đã vô tình trở thành cây đàn muôn điệu của tâm hồn nhân dân , nhất là những người lao động VN. Con người VN đổ mồ hôi , xương máu gắn chặt tâm hồn mình với mảnh đất thiêng liêng ấy. Thiên nhiên đất nước giàu đẹp nhưng cũng lắm thử thách , hăm họa rình rập theo mỗi bước đi lên của con người VN . Mặc dù vậy , cái tình ta yêu đời , cái tình ta yêu cuộc sống , gian khổ mấy cũng vui được , cái vui vừa ngời chói , vừa trong sang lạ lùng .Với quy mô hoành tráng , sử thi thần thoại “Đẻ đất đẻ nước” của người Mường đã tái hiện lại những hồi ức thô sơ nhưng hấp dẫn về một cộng đồng người trong quá khứ xa xưa vật lộn với thiên nhiên khắc nghiệt để tồn tại và phát triển . Hay câu chuyện truyền thuyết “ Sơn Tinh- Thủy Tinh” ngàn năm rồi vẫn sống trong long dân tộc , âm vang dữ dội , phản ánh những cố gắng không mệt mỏi của người Việt cổ để chiến thắng nạn lũ lụt ở đồng bằng Bắc Bộ . Truyện đề cao sức sống mạnh mẽ của loài người và phần nào giải thích hiện tượng lũ lụt hang năm. Ngoài ra , nhân dân lao động cũng tích lũy được khá sâu sắc về tự nhiên , thiên nhiên dưới hình thức những câu nói cô đúc . Những triết lí , trí tuệ trong tục ngữ bắt rễ từ cuộc sống sinh động phong phú nên nội dung cũng như hình thức của tục ngữ không khô khan mà nó vẫn như cây đời xanh tươi . Tục ngữ VN có rất nhiều chủ đề trong đó nổi bật là những câu tục ngữ về thiên nhiên , lao động sản xuất , về con người và xã hội :
“ Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất , tấc vàng bấy nhiêu.”
Hay
“ Nhất nước , nhì phân , tam cần , tứ giống”
 
Do điều kiện nền kinh tế nông nghiệp trồng cây lúa nước nên nhân dân ta hiểu rõ được giá trị của đất . Nói “tấc đất , tấc vàng” là vì sao? Vì đất là nơi ta ở , nơi ta sản xuất. Qua bàn tay và trí tuệ , tinh thần lao động , từ một mảnh đất cỏn con , chúng ta có thể làm ra lúa gạo , làm ra của cải , đem lại cuộc sống ấm no . Do đó , đất chính là vàng , một loại vàng sinh sôi và phát triển . Cùng với cách nhìn nhận , đánh giá giá trị của đất , cha ông ta cũng đã đúc kết bốn khâu quan trọng nhất trong quá trình làm ra cây lúa , hạt gạo trên đồng ruộng VN .Với con người Vn từ thuở xa xưa , thiên nhiên còn là người bạn thân thiết , Tình yêu thiên nhiên là một nội dung quan trọng của văn học VN . Trong ca dao , dân ca hiện lên những hình ảnh tươi đẹp , đáng yêu của thiên nhiên VN với đồng lúa , cánh cò , cây đa , bến nước , ánh trăng……
 
“ Hỡi cô tát nước bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi.”
 
Dưới hình thức ca dao tỏ tình , ví ghẹo , con người giãi bày tâm sự của mình với quê hương , đất nước .Vẻ đẹp của thiên nhiên , vẻ đẹp của lòng người quyện vào nhau trong câu ca dao mượt mà , khơi lên và chảy đằm thắm trong long ta một sức sống vừa bền bỉ ,vừa rạo rực ,mãnh liệt . Con người VN yêu lao động , biết quý vô cùng những giot mồ hôi mình đổ ra để chắt chịu xây dựng cuộc sống . Hình ảnh ấy ở mỗi miền quê lại có vẻ đẹp riêng say đắm long người . Nó không phải là riêng của ai mà nó là tiếng hát của tất cả mọi người đang sống ,đang ngày đêm lao động. Đến với văn thơ thời trung đại (từ thế kỉ 10 đến hết thế kỉ 19) , hình ảnh thiên nhiên đã có bước phát triển mới , nó không chỉ gắn liền với những gì gần gũi , thân thuộc của thế giới xung quanh mà còn gắn với lí tưởng đạo đức , thẩm mĩ . Hình tượng những cây tùng , trúc , cúc,mai tượng trưng cho khí tiết thanh cao của nhà nho chân chính .Còn với những bậc hiền nhân đó là:
 
“ Trong ghềnh thông mọc như nêm,
Tìm nơi bong mát ta lên ta nằm.
Trong rừng có bóng trúc râm,
Dưới màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn .

( Côn Sơn ca – Nguyễn Trãi)
 
Hình ảnh những am mây , rừng cây , suối vắng (chốn lâm tuyền) ,rừng thông , núi trúc……thể hiện lí tưởng ẩn dật , thoát khỏi vòng danh lợi tầm thường . Trong văn học hiện đại , tình yêu thiên nhiên thể hiện ở sự gắn bó với quê hương ,đất nước , ở tình yêu cuộc sống đặc biệt ở tình yêu lứa đôi . Tình yêu thiên nhiên trong VH có ý nghĩa biểu hiện nhân cách , thấm nhuần một tinh thần nhân văn cao quý.
 
Rồi cũng bước qua những ngày tháng chống thiên nhiên hung dữ , văn học cùng cha ông ta bước vào thời kì bảo vệ Tổ quốc , chống giặc ngoại xâm . Lịch sử dân tộc ta là lịch sử của những năm tháng con người VN đem xương máu của mình bảo vệ độc lập của dân tộc . Con người VN được tôi luyện và lớn lên không ngừng với cuộc chiến đấu chống ngoại xâm dai dẳng và quyết liệt . Buổi cha ông dựng nước cũng chính là buổi cha ông giữ nước . Những bàn tay biết cầm quốc , cái cày vỡ đất ấy cũng chính là những bàn tay vô cùng kiên quyết , dữ dội biết cầm vũ khí đánh giặc để bảo vệ vững chắc thành quả lao động của mình . Câu chuyện “ Thánh Gióng “ làm sống mãi trong tâm tư mỗi con người VN ý chí quyết chiến , quyết thắng quân xâm lược . Từ lòng yêu nước , con người VN này sinh long căm thù , giặc cướp nước . Đến một độ nào đó long căm thù ấy bùng lên , con người VN vụt trở mình lớn dậy cùng với hình tượng Thánh Gióng , cùng cây tre quê hương xung phong diệt giặt . Sức mạnh của long yêu nước , của ý chí căm thù là sức mạnh vô địch . Sức mạnh ấy bắt nguồn từ Thánh Gióng xa xưa và đã cuồn cuộn chảy trong mạch nguồn dân tộc ,làm nên một sức mạnh nội tại mãnh liệt không ngừng tăng lên , lớn lên mãi . Lịch sử những cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc đã sớm hình thành trong tâm trí con người VN một sự thống nhất tuyệt đẹp. Thống nhất là sự sống , là sức sống của Tổ quốc ta . Truyền thuyết đẹp về chín mươi chín voi quay đầu về mộ tổ vua Hùng , một con không chịu chầu liền bị chém cụt đầu đã chứng minh hung hồn chân lí đó. VH dân gian chúng ta có một ngạn ngữ được coi là phương châm sống : “ Giặc đến nhà ,đàn bà cũng đánh”. Ý chí đánh giặc đã sớm nhập tâm và dường như đã trở thành cái phần bẩm sinh trong mỗi con người VN.Cha ông chúng ta mỗi khi thấy vó ngựa của quân thù khua ngoài biên ải thì “ tới bữa quên ăn , nửa đêm vỗ gối , ruột đau như cắt , nước mắt đầm đìa ,chỉ căm tức rằng chưa xã thịt lột da nuốt gan , uống máu quân thù” ( Hịch tướng sĩ- Trần Quốc Tuấn) ngày đêm canh cánh ý chí giết giặc. Núi sông ta cũng đã từng rung chuyển bởi tiếng hô “ quyết đánh” của hội nghị Diên Hồng và ý chí “ Sát Thát” của hào khí Đông A vang động chiều dài lịch sử dân tộc . Tiếp đó là hình ảnh những nghĩa sĩ trong những ngày đầu tiên chiến đấu chống Pháp ở đất Nam Bộ được nhà thơ mù lòa ,thiết tha yêu nước Nguyễn Đình Chiểu khắc họa thành công trong tác phẩm nổi tiếng là “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”:
“Ngoài cật có một manh áo vải , nào đợi mang bao tấu ,bầu ngòi
Trong tay cầm một ngọn tầm vông ,chi nài sắm dao tu , nón gõ
Hỏa mai đánh bằng rơm con cúi , cũng đất xong nhà dạy đạo kia
Gươm đeo dung bằng lưỡi dao phay , cũng chém rớt đầu hai nọ.”
Qua VH , sức sống người Việt còn rung lên mãnh liệt ,sảng khoái .Từ trong đêm đen nô lệ ,Đảng đã ra đời chói ngời ánh sang chân lí với một sức mạnh mới mẻ .Chủ nghĩa yêu nước trong VH hiện đại cũng ra đời trong hoàn cảnh đó. Khi gặp được chủ nghĩa Mác-Lê-nin ,Bác đã thắp lên triệu triệu niềm tin cho đồng bào . Bác đã chiến thắng mọi gian nguy , “ mặt trời chân lí chói qua tim” đốt nóng long người cuồn cuộn sinh lực vào ngày Cách mạng tháng 8 thành công. “ Tuyên ngôn độc lập “của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thực sự trở thành lời tuyên bố dõng dạc của dân tộc VN kiêu hãnh.
Tình yêu lớn ấy đối với đất nước , những đồng cam cộng khổ vất vả hang ngày cũng như chiến đấu đã sớm gắn bó con người VN thành một khối yêu thương đùm bọc lẫn nhau trong tình nhân ái cao cả . Cha ông ta đã tự dặn mình và dạy con cháu :
 
“ Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.”
 
Tình thương ấy là một trong những cội nguồn của sức sống con người VN .VH dân tộc đã ghi chép lại thật cụ thể khát vọng nhân đạo của con người qua hai khía cạnh chủ yếu . Một là văn học cật lực tố cáo , phê phán các thế lực áp bức , chà đạp lên quyền sống chính đáng của con người và bày tỏ lòng thương cảm với những con người bị áp bức , đau khổ . Trước hết là trong VH dân gian :
 
“ Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày.”
Hay
“ Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.”
 
Trong xã hội phong kiến , người phụ nữ không được tự quyết định cuộc đời mình mà hoàn toàn phụ thuộc vào người khác. Họ dù xinh đẹp , tài hoa đến mấy thì cuộc đời vẫn xô đẩy , chà đạp không thương tiếc . Còn đối với Hồ Xuân Hương , tính đả kích XH lại được đẩy lên thật mạnh mẽ khi mà hang ngàn năm trôi qua mà người phụ nữ vẫn vậy . Đặc biệt , văn học hiện thực giai đoạn 1930-1945 cũng đã lên tiếng phê phán gay gắt , quyết liệt chế độ thực dân nửa PK , phản ánh cuộc sống tối tăm , thê thảm của người dân cày xứ thuộc địa . Ta bắt gặp chị Dậu trong cảnh sưu thuế đè nặng lên đôi vai làng Đông Xá , cái ngột ngạt trong tiếng mõ , tiếng tù và , tiếng quát tháo , đánh đập của bọn tay sai PK . Cúng giống như chị Dậu , anh Pha và Chí Phèo cũng vấp phải hoàn cảnh tương tự mặc dù trước đó họ lương thiện và tốt bụng biết bao. Liệu trong đời thực sẽ còn bao nhiêu Nghị lịa , Bá Kiến ức hiếp dành nữa? Song song với việc tốt cáo XH tàn nhẫn bất công , VH hiện thực VN đã khẳng định mạnh mẽ những phẩm chất tốt đẹp từ ngàn xưa . Ngay trong giờ phút khó khăn đen tối nhất của cuộc sống , những phẩm chất đó lại càng sáng ngời hơn bao giờ hết , Hai là , VH thể hiện ước mơ tha thiết về một XH công bằng , nhân đạo đối với con người . Trong VH dân gian , mỗi truyện cổ tích là một giấc mơ đẹp , người xưa mơ ước ở hiền gặp lành , ước mơ đổi đời , điều đó làm cho truyện cổ tích kết thúc có hậu . Ca dao ca ngợi tình nghĩa giữa con người với người . Các tác giả trung đại như Nguyễn Du lại hướng đến tư tưởng nhân đạo cao cả . Những vần thơ lục bát của dân tộc VN vượt qua mọi phong ba của lịch sử , vượt qua mọi sự tấn công của các thể thơ Trung Quốc vẫn giữ được nét uyển chuyển đáng yêu của con người VN . Kiều là một nạn nhân song Từ Hải lại là người anh hung chiến đấu cho chính nghĩa . Chính nghĩa đi từ nước này sang nước khác không có giấy thông hành , VH chân chính không có biên giới . Nhiều nhân vật trong VH chống Pháp , chống Mĩ xâm lược tiêu biểu cho lí tưởng anh hung CM . Ta tìm về với mẹ Tơm , mẹ Suốt , người mẹ giành cơm nuôi đồng chí , nuôi dưỡng và bảo vệ Đảng bằng buồng tim mình . Phản ánh con người và cuộc sống trong các mỗi quan hệ XH đã hình thành chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa nhân đạo trong VHVN.
 
Trong lịch sử và thực tiễn cuộc sống , con người luôn phải giải quyết mối quan hệ giữa tư tưởng vị kỉ và tư tưởng vị tha giữa ý thức cá nhân và ý thức cộng đồng . Không phải bằng nguyên lí triết học mà bằng con đường riêng của nghệ thuật , VHVN đã phản ánh quá trình lựa chọn , đấu tranh để khẳng định đạo lí làm người quý báu của dân tộc VN trong sự kết hợp hài hòa hai phương diện đó. Trong những hoàn cảnh nghiệt ngã quyết liệt như đấu tranh chống giặc ngoại xâm , đấu tranh với thiên nhiên khắc nghiệt , con người VN buộc phải đề cao ý thức cộng đồng hơn ý thức cá nhân . Vì thế đôi khi con người ta phải hi sinh “ cái tôi “ cá nhân , coi thường mọi cám dỗ để bảo vệ đạo nghĩa và lí tưởng:
 
 
 
“Nếu mai đây có chết một thân lôi
Hai mươi tuổi tim đang dào dạt máu
Hai mươi tuổi hồn quay trong gió bão.”
 
 
Cái chết đó là cái chết cho cách mạng . Một cái chết mà như một du kích Pháp trước khi bị phát xít treo cổ nói : “ Tôi chết đi như chiếc lá rơi xuống , cho đất thêm màu , cho cây thêm tốt .” Đọc , ngta suy nghĩ . Một chân trời mới hiện ra , lí tưởng cộng sản chủ nghĩa vĩ đại . Ngta hiểu được long một người cộng sản . Nhưng trong hoàn cảnh khác ,như giai đoạn 1930-1945 hoặc từ sau 1986 đến nay , con người cá nhân thức tỉnh và được đề cao . Con người trong văn học các giai đoạn này đã suy ngẫm ý nghĩa cuộc sống trần thế , nghĩ đến quyền sống cá nhân , quyền hưởng tình yêu , hạnh phúc.Thể hiện “cái tôi” cá nhân cần khẳng định và Xuân Diệu đã làm được điều đó :
 
“Ta là Một , là Riêng , là thứ Nhất
Không có chi bè bạn nổi cùng ta.”
 
Nhìn chung , trong quá trình phát triển , VHVN cố gắng vun đắp xây dựng một đạo lí làm người với nhiều phẩm chất tốt đẹp như nhân ái , thủy chung , tình nghĩa , vị tha , giáu đức hi sinh vì sự nghiệp chính nghĩa , đấu tranh chống chủ nghĩa khắc kỉ đề cao quyền sống của con người cá nhân nhưng không chấp nhận chủ nghĩa cá nhân cực đoan.
 Cuộc sống lên men ngây ngất . Những con người cầm sung “xung kích” dành giật từng mảnh đất với giặc lại lao vào cuộc chiến công hòa bình và văn học lại là chiếc máy quay nhỏ quay lại toàn cảnh xã hội . Văn học là nhân học , là tiếng nói của con người , là tấm gương phản chiếu thời đại . Đảng ta rất coi trọng văn học , cói nó như là một vũ khí đấu tranh sắc bén vì nó “ đã thể hiện chân thực , sâu sắc đời sống tư tưởng , tình cảm của con người VN trong nhiều mối quan hệ đa dạng “. VH có khả năng mang chính trị vào nhân dân như sức mạnh vật chất vậy . Chúng ta yêu cuộc sống của chúng ta , chúng ta yêu VH của chúng ta , một nền VH vì dân , do dân . Chúng ta không tiếc sức lực nhỏ bé của mình góp phần vào lực lượng mạnh mẽ đó . VH là sông mà mỗi người chúng ta phải là làn sóng nhỏ . Chúng ta vô cùng tán đồng với M.Gorki : “ Văn học là nhân học” . Một nền khoa học về con người thúc đẩy con người đi lên.
11 tháng 8 2016

bài văn ạ

 

12 tháng 5 2016

sự cảm thông của Nguyễn Du đối với khổ đau và khát vọng của con người.và sự tự ý cao về nhân cách.

5 tháng 12 2016

“Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se

Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về”

Trong cuộc đời của mỗi con người, có ai mà chưa từng trải qua mùa thu, có ai chưa từng ngây ngất trước vẻ đẹp của đất trời khi sang thu. Riêng tôi, tôi yêu thu bởi vẻ đẹp quyến rũ, yên bình, ấm áp của nó: ánh nắng nhẹ nhàng, làn gió dịu mát hơi se se lạnh, bầu trời như rộng hơn, cao hơn, những chú chim ríu rít hót, …

Tôi yêu cả cái không khí vui tươi, rộn rã trên gương mặt của những lũ trẻ mỗi buổi tựu trường. Tôi yêu với tất cả niềm háo hức và mong đợi ….

Mỗi mùa thu đến là một năm học mới lại bắt đầu. Nó mở ra cho tôi những trang sách mới, những niềm hi vọng mới, nó mang lại cho tôi những cảm nhận, những trải nghiệm sâu sắc và giúp tôi trưởng thành hơn.

Nhưng năm nay, mùa thu đối với tôi thật đặc biệt - tôi lên lớp 10 - năm học đầu tiên ở trường THPT Vân Nham. Buổi học đầu tiên có lẽ là buổi học mà tôi không bao giờ quên.

Tôi đạp xe trên con đường làng để đến trường. Chiều, gió thổi nhè nhẹ. Mùi thơm của những bông lúa non đang căng sữa thật khiến người ta sảng khoái.

Hai bên đường, cánh đồng lúa trải dài xanh mướt, những dãy núi trùng điệp, … Trước mắt tôi, thiên nhiên thật đẹp và rộng lớn. Nó nhắc tôi nhớ lại buổi học đầu tiên cách đây 9 năm.

Tôi tìm lại được ở đó hình ảnh một bé gái lon ton chạy theo mẹ. Đứa trẻ rụt rè, lúc nào cũng bíu lấy tay mẹ không chịu rời. Vậy mà, hôm nay, tôi đã có thể tự bước đi trên con đường quen thuộc ấy.

Tôi thực sự đã trưởng thành hơn rất nhiều cả về thể chất lẫn suy nghĩ. Tuy nhiên, đứng trước cổng trường mới, tôi không khỏi bối rối và xúc động: Trường THPT Vân Nham - ngôi trường mà từ lâu tôi đã hằng mong ước.

Ngôi trường mà từ khi còn là cô học sinh cấp THCS tôi vẫn thường hàng ngày qua lại và nhìn bằng ánh mắt tò mò, khao khát. Không hiểu sao, nó lại có sức hấp dẫn với tôi đến thế.

Thế rồi, mấy tháng trời vùi đầu vào ôn luyện, những giây phút căng thẳng khi đi thi, những ngày hồi hộp chờ kết quả. Cuối cùng, niềm vui và hạnh phúc đã đến với tôi. Tôi đã trúng tuyển vào trường THPT Vân Nham và may mắn hơn nữa là tôi được học ở lớp chọn của khối 10.

Vậy là giờ đây, tôi có thể khoác trên mình chiếc áo đồng phục trường màu trắng tinh có in logo của trường, có thể bước vào trường với tư cách là một học sinh thực sự - học sinh trường THPT Vân Nham. Trong lòng tôi bâng khuâng nhiều cảm xúc khó tả.

Ngôi trường mới của tôi nằm trên địa hình khá bằng phẳng, gần khu dân cư. Nó không gần nhà tôi nhưng từ nhà, tôi vẫn có thể nhìn thấy nó. Từ xa, ngôi trường trông thật đẹp.

Những ánh nắng chiếu xuống hắt vào tường, vào khung cửa sổ, vào mái nhà càng làm cho nó trở nên lộng lẫy. Phía sau trường, một ngọn núi đồ sộ, nghiêng mình tỏa bóng mát cho ngôi trường. Buổi học đầu tiên của năm học mới nên sân trường rất đông.

Rất nhiều bạn học sinh từ những nơi xa đã tề tựu đến, họ cũng như tôi - những đứa học sinh mới bước vào trường - rụt rè, lạ lẫm như những chú chim non nớt vừa rời tổ. Và tôi có cơ hội được ngắm kĩ hơn, gần hơn vẻ đẹp của ngôi trường. Trường khang trang, sạch đẹp với các dãy nhà tầng, những hành lang thoáng đãng, những chiếc ghế đá, hàng cây, …

Tôi có cảm giác không khí ở đây sao ấm áp và thân thuộc quá! Những đứa bạn mới quen qua những câu hỏi chân thành và ân cần đã trở nên thân thiết, gắn bó. Những lời động viên và quan tâm của các thầy cô làm ấm lòng những đứa học sinh bé bỏng như chúng tôi. Vậy là, chẳng biết từ bao giờ, tôi đã yêu mến ngôi trường này.

Đối với tôi, được học ở lớp chọn không chỉ là niềm vui, sự tự hào mà đó còn là một thử thách lớn. Bởi ở lớp học này, mọi yêu cầu đều cao hơn lớp khác. Tôi cảm thấy lo âu vì sợ mình không theo kịp kiến thức, không theo kịp các bạn. Nhưng tôi rất vui vì cô giáo chủ nhiệm lớp tôi là một cô giáo trẻ, xinh đẹp.

Cô luôn lo lắng và động viên chúng tôi qua những lời khuyên bổ ích. Cô đã giúp tôi tự tin hơn vào khả năng của mình. Qua những buổi học đầu tiên, tôi hiểu hơn về mái trường thân yêu, hiểu hơn về thầy cô và bạn bè của mình.

Và, tôi yêu: yêu từng chiếc ghế, cái bàn, yêu ghế đá, hàng cây, yêu thầy cô và bạn bè. Cô Huyền dạy Hóa hóm hỉnh, cô Chiều dạy Lí hiền như Bụt, thầy Thao dạy Sử hơi khó tính ,…

Tất cả đã đi vào lòng tôi thật trọn vẹn, thật đẹp. Các thầy cô không chỉ truyền đạt cho chúng tôi kiến thức mà họ còn như người cha, người mẹ thứ hai trong cuộc đời, dạy bảo chúng tôi cách sống và làm người.

Từ đó, tôi cảm thấy mình cũng là một phần của mái trường và tôi cũng phải có một phần trách nhiệm với mái trường. Đó là tôi phải học tập thật chăm chỉ để không phụ lòng cha mẹ, thầy cô, để tô đẹp cho trường học thân yêu.

Có thể đối với một số học sinh, điều đó không quan trọng lắm nhưng đối với thầy cô, sự thành công của học sinh chính là niềm hạnh phúc lớn nhất mà họ muốn nhìn thấy.

Những tuần học đầu tiên dần trôi qua. Bạn bè, thầy cô, mái trường đã trở nên thân thuộc đối với tôi. Năm học mới đã bắt đầu. Tôi thầm hứa: mình không thể làm mất đi niềm hạnh phúc của các thầy cô. Thầy cô hãy tin ở chúng em. Lòng tôi ngập tràn những hi vọng, mơ ước về một điều gì đó xa xăm …

5 tháng 12 2016

Thời gian cứ lặng lẽ trôi đi để lại cho con người ta nhiều dư âm vang vọng. Và rồi, nó đã khắc lên trái tim mỗi cô cậu học trò niềm say sưa ngây ngất trong những kỉ niệm một thời. Thế là đã chia tay với những tia nắng hát lên theo từng tiếng ve, chia tay với chùm hoa phượng vĩ, với màu khăn quàng đỏ thắm trên vai, đặt lại bao niềm nhớ nhung, nuối tiếc dưới mái trường Trung học cơ sở. Giờ đây, ngưỡng cửa thời gian của những thử thách dưới mái trường Trung học phổ thông đang rộng mở chào đón chúng ta. Trong cái không khí mát mẻ của những cơn mưa đầu thu, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.

Kết thúc một đường đua dài với nhiều dấu ấn khó phai, kể từ giờ phút này, tôi – bạn và tất cả chúng ta sẽ bắt đầu từ một chân trời mới trong cuộc hành trình vươn tới đỉnh cao của tri thức. Khép lại những giây phút lén nhìn qua ô cửa sổ ngắm những chùm phượng vĩ xanh non, những nhánh bằng lăng tím biếc mà lòng ao ước đến khoảnh khắc được thỏa mình "quậy phá" trong mùa hè nắng cháy. Mới đó mà cũng chỉ còn thưa thớt vài chùm hoa phượng nở muộn, vài cành bằng lăng còn sót lại và đâu đó không còn bản đồng ca râm ran mùa hạ nữa! Ánh nắng oi bức, chói chang đã "chạy trốn", để lại theo sau là cái không khí mát mẻ của mùa thu. Điều đó cũng có nghĩa mùa tựu trường đã điểm, tiếng trống trường chuẩn bị ngân vang, ngưỡng cửa Trung học phổ thông đã đến. Tôi thật tự hào và vui mừng biết bao khi mình được học dưới mái trường mang tên Quảng Xương I – nơi đã để lại những kỉ niệm khó phai trong những ngày vui chơi – học tập. Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.

Tháng Tám – tháng giao mùa từ cuối hạ đến đầu thu – cái khoảnh khắc mà lá vàng bắt đầu rơi cuốn theo hương ổi găng đánh thức cả một miền kí ức thì đó cũng là phút giây tôi bước vào cánh cửa của một thế giới hoàn toàn khác – một thế giới muôn màu muôn vẻ. Tất cả những điều ấy sẽ để lại trong tôi một kí ức khó phai của buổi đầu tựu trường. Tôi sẽ phải làm quen dần với môi trường ở đây bởi những thử thách trên con đường đó sẽ khác hoàn toàn con đường tuổi thơ ở cấp Trung học cơ sở.

Tôi vẫn nhớ như in buổi đầu bước vào cái thế giới muôn màu muôn vẻ ấy. Ngày đầu tiên đến với mái trường Trung học phổ thông Quảng Xương I không phải là một ngày đẹp trời trong không khí mát mẻ của mùa thu, cũng không phải tiết trời oi ả, nóng nực của mùa hạ mà là một ngày nắng ấm – khoảnh khắc đẹp nhất của giây phút chuyển mùa. Một bầu trời trong xanh hiện ra với những đám mây bàng bạc trôi nhẹ dưới ánh bình minh, từng vạt nắng bắt đầu trải dài trên khắp nẻo đường, ngõ xóm. Tôi thấy mình như lớn hơn, trưởng thành hơn và dường như xuất hiện trong tôi là một cảm giác lạ lùng, xốn xang biết chừng nào!

Hồi tưởng lại điều này trong những năm về trước – thời điểm đang còn thỏa sức nô đùa dưới mái trường Trung học cơ sở thân yêu. Sau ba tháng hè "quậy phá", chúng tôi trở lại với mái trường thân quen, với những hàng cây, ghế đá thấm nhuần bao kỉ niệm. Nhưng bây giờ, trước mắt tôi không còn là những hàng cây, ô cửa in đậm kỉ niệm nữa mà là một chân trời mới lạ. Lúc này, hình cảnh đầu tiên hiện lên trước mắt tôi là hai hàng dừa trong khuôn viên như "đội ngũ lễ tân" dẫn lối vào trường. Hàng chữ "Trường Trung học phổ thông Quảng Xương I chào mừng các em học sinh lớp 10" chạy trên bảng điện tử làm tôi càng thêm hãnh diện, vui sướng khi được trở thành một thành viên của đại gia đình Quảng Xương I. Từ cổng trường đi vào, hình ảnh đầu tiên hiện ra là dãy nhà hai tầng hình chữ U cùng những bồn hoa, cây cảnh được cắt tỉa gọn gàng. Toàn bộ khung cảnh của trường hiện lên trong nắng sớm thật đẹp và uy nghiêm. Mọi thứ ở đây hoàn toàn mới mẻ và xa lạ! Bằng lòng tự tin và kiêu hãnh của một thành viên mới, tôi bước vào trường và điều đó cũng đã đánh dấu một bước khởi đầu mới trong chặng đường dài.

Vào đến trường, nhìn những chùm hoa phượng nở muộn, những cánh hoa bằng lăng tím biếc, từng hàng ghế đá, tôi lại nhớ những kỉ niệm khó phai của tuổi học trò. Nhìn những chú chim non đang ríu rít hót, xen vào đó là những tiếng ve còn sót lại của khoảng trời mùa hạ, lòng tôi lại trào dâng nhiều cảm xúc phức tạp. Trong khoảnh khắc ấy, tôi lại bắt gặp "lũ quỷ" học chung từ lớp sáu. Và điều đó cũng là điểm khởi đầu cho một tình đoàn kết, là cánh cửa thời gian để tìm lại quá khứ với những mong ước kỉ niệm một thời.

Kế sau ngày đầu tiên đầy cảm xúc ấy là hai tuần học – mở ra bao thử thách, là cơ hội để cho các thành viên mới được làm quen với môi trường học mới, bạn mới, thầy mới trước khi chính thức cho một cuộc đua. Hai tuần học kể ra là ít so với quãng thời gian bốn năm ở trường Trung học cơ sở, nhưng khoảng thời gian ngắn ngủi ấy đã gắn kết bao kỉ niệm, bao tình bạn bè gắn bó từ nhiều vùng đất khác nhau về đây học tập. Và dường như, những tiếng cười đùa hồn nhiên trong giờ ra chơi, những tiếng nói chuyện vui vẻ đã làm cho giữa mọi người không còn khoảng cách. Tất cả điều đó đã xua tan đi sự rụt rè, e ngại của những buổi đầu làm quen. Không chỉ vậy, trong lòng tôi cũng như bao bạn khác đã đầy ắp những hình ảnh không kém phần thân thương về ngôi trường, thầy cô nơi đây. Nét mặt hiền dịu, giọng nói ấm áp làm cho tôi thêm tự nhiên và trân trọng hơn về gia đình thứ hai này. Chắc hẳn, đây không chỉ là cảm giác của riêng mình tôi mà còn là của bao lớp thế hệ học sinh trong những ngày đầu ở trường mới.

Sau hai tuần học với những dấu ấn khó phai, chúng tôi được trở về với gia đình nhỏ của mình để bắt đầu tiến bước trên đường đua đầy cam go, thử thách. Điều làm tôi vui sướng hơn cả là khi được học tập và vui chơi tại mái nhà 10T1. Trong lòng tôi lúc này không có gì hơn sự vui sướng, niềm phấn khởi, tự hào. Bài học đầu tiên của chúng tôi tại gia đình bé nhỏ, thân yêu này là những hiểu biết về đại gia đình Quảng Xương I – nơi nuôi dưỡng bao ước mơ của những thế hệ học trò – là nơi chúng tôi có thể đặt niềm tin và trao đi những ước mơ, hi vọng và gặt về những thành công ở phía chân trời mới.

Gần hai tháng để tiếp cận, vui chơi và học tập dưới mái trường này, cảm xúc mỗi cô cậu học trò mỗi khác, nhưng trong lòng tôi luôn tràn ngập một thứ gì đó khó có thể diễn tả nổi. Rồi điều đó càng được nhân lên gấp bội khi ngày khai giảng đã đến, tiếng trống trường ngân vàng chào đón bao thế hệ học trò, tà áo trắng tinh khôi, những nét mặt tươi cười chào đón năm học mới và xen vào đó là sắc thắm của những lá cờ Tổ quốc trên tay đã làm cho sân trường ngày hôm ấy càng thêm nhộn nhịp. Trong không khí phấn khởi của một ngày mùa thu đầu tháng Chín, từng tia nắng ló sau ngọn cây soi sáng thêm cho nét mặt của tuổi học trò một ấn tượng khó phai. Và đặc biệt hơn nữa, hòa chung với không khí phấn khởi của ngày khai trường, mái trường Trung học phổ thông Quảng Xương đã long trọng đón đại biểu cấp Trung ương về dự. Và một trong số đó là người con của đất Quảng Xương thân yêu – bác Tô Huy Rứa. Trong lòng tôi lúc này rạo rực lên một niềm kiêu hãnh, một sự hãnh diện của một cậu học trò. Niềm vui xen lẫn tự hào đang thể hiện rất rõ trên từng khuôn mặt. Thầy và trò trong niềm vui phấn khởi hứa hẹn một năm học đầy niềm tin và hy vọng. Tiếng trống trường mùa thu đã điểm như vội vã thúc giục chúng tôi học tập thật tốt để tự khẳng định mình. Thâm tâm tôi bất chợt "thành tiếng", từ lúc đó, tôi đã chính thức hòa nhập vào môi trường mới – mái trường Trung học phổ thông Quảng Xương I mến yêu.

Mọi vật đều sợ thời gian bởi lớp bụi của thời gian sẽ phủ mờ đi tất cả. Nhưng tôi sẽ không để lớp bụi thời gian ấy phủ mờ đi những kỉ niệm, dấu ấn học trò của mình trong những ngày đầu tựu trường và quan trọng hơn là ba năm phấn đấu. Quãng thời gian ba năm tuy ít so với cả quá trình lĩnh hội tri thức nhưng cũng đủ để tự khẳng định mình và thay đổi tương lai của bản thân trở nên tươi sáng hơn. Bất chợt lúc đó, thoáng qua suy nghĩ tôi như một đám bây nhẹ qua đỉnh núi, như làn sóng của biển khơi cuốn theo hương vị ngào ngàn với những lời hứa từ tận đáy lòng. Là một thành viên mới của đại gia đình Quảng Xương I, không chỉ tôi mà cả thế hệ khóa 53 của trường sẽ chung tay đoàn kết, phấn đấu đưa trường đi lên bằng việc học tập, rèn luyện thật tốt để không phụ lòng mong mỏi của cha mẹ, công ơn dưỡng dục của thầy cô, để là tấm gương sáng cho bao lớp đàn em phía sau. Và đặc biệt hơn, tất cả điều đó sẽ không làm phai đi những kỉ niệm dấu yêu của những ngày đầu tiên tựu trường.

Ngôi trường này – trường Trung học phổ thông Quảng Xương I không chỉ là nơi tôi – bạn và tất cả chúng ta dừng chân lại ba năm mà còn là nơi để lưu trữ cả tâm hồn lớp lớp thế hệ học trò, nơi cho chúng ta lưu giữ những kỉ niệm đẹp về nó, về những người bạn và thầy cô nơi đây. Dẫu thời gian có ngừng trôi, Trái Đất có đổi vòng quay đi chăng nữa nhưng một khi trái tim con người ta vẫn còn đập thì tôi sẽ không bao giờ quên được kỉ niệm của những ngày này – những ngày đầu tôi bước vào mái trường Trung học phổ thông Quảng Xương I – những ngày mát mẻ với những tia nắng ấm của mùa thu êm dịu.

21 tháng 8 2016

cảm giác đầu tiên của tôi khi mới bước vào cấp 3 giống cảm giác khi tôi vừa bước vào cấp 1 với cấp 2. Cảm giác ngỡ ngàng, hụt hẫng, sợ mấy đứa lớp trên nó đánh cho chảy máu mũi, đi bệnh viện.

21 tháng 8 2016

Thật ak ???

20 tháng 8 2017

a. Phản ánh mối quan hệ với thiên nhiên

  • Các tác phẩm văn học Việt Nam đã khái quát lại quá trình ông cha ta nhận thức cải tạo và chinh phục thế giới tự nhiên.
  • Thiên nhiên bên cạnh những khía cạnh dữ dội và hung bạo, nó còn là người bạn tâm tình, tri kỉ.
    • Trong văn học dân gian: thiên nhiên tươi đẹp, đáng yêu: cây đa, bến nước, vầng trăng….
    • Văn học trung đại: hình tượng thiên nhiên gắn với lý tưởng đạo đức, thẩm mỹ: tùng, cúc….
    • Văn học hiện đại: thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, yêu cuộc sống, đặc biệt là tình yêu đôi lứa.

Vì vậy, thiên nhiên hiện lên trong thơ văn thân thiết và gần gũi, tươi đẹp và thơ mộng. Nó đa dạng và cũng thay đổi theo quan niệm thẩm mỹ của từng thời.

b. Phản ánh mối quan hệ quốc gia dân tộc

  • Dòng văn học yêu nước đã phản ánh con người Việt Nam trong quan hệ với quốc gia, dân tộc. Nhiều tác phẩm của dòng văn học này đã trở thành những kiệt tác văn chương bất hủ của dân tộc ta.
  • Nội dung tiêu biểu và xuyên suốt nền văn học nước ta: luôn phải đấu tranh chống lại các thế lực xâm lư­ợc để bảo vệ nền độc lập tự chủ của mình. Tình yêu nước trong văn học trung đại thể hiện chủ yếu qua ý thức sâu sắc về quốc gia, dân tộc, về truyền thống văn hóa, truyền thống dựng nước và giữ nước, ...
    • Văn học dân gian thể hiện nổi bật qua tình yêu làng xóm, tình yêu đối với nơi chôn rau cắt rốn, hoặc qua thái độ căm thù các thế lực ngoại xâm giày xéo quê hương, ...
    • Văn học trung đại: ý thức sâu sắc về quốc gia dân tộc, về truyền thống văn hiến lâu đời của dân tộc.
    • Văn học hiện đại: yêu nước gắn liền với sự đấu tranh và lý tưởng XHCN.

c. Phản ánh mối quan hệ xã hội

  • Trong xã hội phong kiến, văn học Việt Nam cất lên tiếng nói tố cáo phê phán các thế lực chuyên quyền và bày tỏ sự cảm thông sâu sắc với những người dân bị áp bức, bóc lột. Các tác phẩm thuộc mảng sáng tác này đã thể hiện ước mơ da diết về một xã hội dân chủ, công bằng và tốt đẹp cho nhân dân. Nhìn thẳng vào thực tại để phê phán, lên án và cải tạo xã hội là một truyền thống cao đẹp, là biểu hiện rực rỡ của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học nước ta.

d. Phản ánh ý thức về bản thân

  • Ở ph­ương diện này, văn học Việt Nam đã ghi lại quá trình lựa chọn, đấu tranh để khẳng định cái đạo lí làm ngư­ời của dân tộc Việt Nam trong sự kết hợp hài hoà hai phương diện: tâm và thân, phần bản năng và phần văn hoá, tư­ tư­ởng vị kỉ và tư tư­ởng vị tha, ý thức cá nhân và ý thức cộng đồng. Trong những hoàn cảnh lịch sử khác nhau, văn học có thể đề cao mặt này hay mặt khác. Song nhìn chung xu hướng của sự phát triển văn học dân tộc là xây dựng một đạo lí làm người với nhiều phẩm chất tốt đẹp của con người
20 tháng 8 2017

Tham khảo nha:

a. Phản ánh mối quan hệ với thiên nhiên

  • Các tác phẩm văn học Việt Nam đã khái quát lại quá trình ông cha ta nhận thức cải tạo và chinh phục thế giới tự nhiên.
  • Thiên nhiên bên cạnh những khía cạnh dữ dội và hung bạo, nó còn là người bạn tâm tình, tri kỉ.
    • Trong văn học dân gian: thiên nhiên tươi đẹp, đáng yêu: cây đa, bến nước, vầng trăng….
    • Văn học trung đại: hình tượng thiên nhiên gắn với lý tưởng đạo đức, thẩm mỹ: tùng, cúc….
    • Văn học hiện đại: thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, yêu cuộc sống, đặc biệt là tình yêu đôi lứa.

Vì vậy, thiên nhiên hiện lên trong thơ văn thân thiết và gần gũi, tươi đẹp và thơ mộng. Nó đa dạng và cũng thay đổi theo quan niệm thẩm mỹ của từng thời.

b. Phản ánh mối quan hệ quốc gia dân tộc

  • Dòng văn học yêu nước đã phản ánh con người Việt Nam trong quan hệ với quốc gia, dân tộc. Nhiều tác phẩm của dòng văn học này đã trở thành những kiệt tác văn chương bất hủ của dân tộc ta.
  • Nội dung tiêu biểu và xuyên suốt nền văn học nước ta: luôn phải đấu tranh chống lại các thế lực xâm lư­ợc để bảo vệ nền độc lập tự chủ của mình. Tình yêu nước trong văn học trung đại thể hiện chủ yếu qua ý thức sâu sắc về quốc gia, dân tộc, về truyền thống văn hóa, truyền thống dựng nước và giữ nước, ...
    • Văn học dân gian thể hiện nổi bật qua tình yêu làng xóm, tình yêu đối với nơi chôn rau cắt rốn, hoặc qua thái độ căm thù các thế lực ngoại xâm giày xéo quê hương, ...
    • Văn học trung đại: ý thức sâu sắc về quốc gia dân tộc, về truyền thống văn hiến lâu đời của dân tộc.
    • Văn học hiện đại: yêu nước gắn liền với sự đấu tranh và lý tưởng XHCN.

c. Phản ánh mối quan hệ xã hội

  • Trong xã hội phong kiến, văn học Việt Nam cất lên tiếng nói tố cáo phê phán các thế lực chuyên quyền và bày tỏ sự cảm thông sâu sắc với những người dân bị áp bức, bóc lột. Các tác phẩm thuộc mảng sáng tác này đã thể hiện ước mơ da diết về một xã hội dân chủ, công bằng và tốt đẹp cho nhân dân. Nhìn thẳng vào thực tại để phê phán, lên án và cải tạo xã hội là một truyền thống cao đẹp, là biểu hiện rực rỡ của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học nước ta.

d. Phản ánh ý thức về bản thân

  • Ở ph­ương diện này, văn học Việt Nam đã ghi lại quá trình lựa chọn, đấu tranh để khẳng định cái đạo lí làm ngư­ời của dân tộc Việt Nam trong sự kết hợp hài hoà hai phương diện: tâm và thân, phần bản năng và phần văn hoá, tư­ tư­ởng vị kỉ và tư tư­ởng vị tha, ý thức cá nhân và ý thức cộng đồng. Trong những hoàn cảnh lịch sử khác nhau, văn học có thể đề cao mặt này hay mặt khác. Song nhìn chung xu hướng của sự phát triển văn học dân tộc là xây dựng một đạo lí làm người với nhiều phẩm chất tốt đẹp của con người