K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Chỉ ra tác dụng của các điệp ngữ được sử dụng trong đoạn trích sau: “ Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.” – Hồ Chí Minh· Đây là dạng cảm thụ văn học nha. Mong mấy anh/chị chuyên văn giúp em NHỚ LÀ VIẾT ĐOẠN VĂN NHÁ ( MẤY ANH/CHỊ...
Đọc tiếp

Chỉ ra tác dụng của các điệp ngữ được sử dụng trong đoạn trích sau: “ Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.” – Hồ Chí Minh· Đây là dạng cảm thụ văn học nha. Mong mấy anh/chị chuyên văn giúp em NHỚ LÀ VIẾT ĐOẠN VĂN NHÁ ( MẤY ANH/CHỊ CHUYÊN VĂN GIÚP EM VỚI, CHỨ EM KO TIN TƯỞNG MẤY BẠN CHUYÊN TOÁN )

VIẾT KIỂU : Đoạn thơ trên, tác giả Nguyễn Hồng Kiên đã miêu tả khung cảnh bình minh và con tàu trên sông nước. Con tàu như tô điểm thêm vẻ đẹp bởi ngọn cờ được miêu tả với một phép so sánh. Cờ trên tàu được so sánh với lửa. Lửa là vật mang theo sức nóng, ánh sáng thể hiện cho sức mạnh. Lá cờ được so sánh như vậy thể hiện rõ sự nhiệt huyết của đoàn tàu. Lá cờ như một tượng trưng cho đoàn tàu trên biển với tất cả khí thế rực cháy. Lá cờ ấy làm sáng bừng cả mặt sông cho ta thấy hình ảnh hiện lên thật hùng vĩ, tráng lệ của con thuyền giữa sông nước bao la.

4
8 tháng 12 2021

Chị định giúp em nhưng chị chợt nhớ ra là chị chuyên Toán 

8 tháng 12 2021

chị chuyên anh nè để chị giúp em :3

1 tháng 1 2020

điệp ngữ: ham muốn (2), hoàn toàn (2), ai cũng (2): Nhằm nhấn mạnh sự ham muốn của người nói

2 tháng 1 2020

- ham muốn: điệp ngữ vòng.

- ai cũng, hoàn toàn: điệp ngữ cách quãng

-> Nhấn mạnh ước mong của Bác, cho thấy lòng yêu dân, yêu nước thiết tha của Người.

26 tháng 2 2020

từ đơn  : tôi ; chỉ ; có ; một ; là ; cho ; đc ; ta ; ai ; cũng ; có ; cơm ; ăn ; áo ; mặc ; ai ; cũng ; đc ; 

từ phức : ham muốn ; tột bậc ; làm sao ; nước ta ; độc lập  ; tự do ; đồng bào ; học hành 

k đúng giùm tớ nha

thôi ko nói ở đây đc nữa đâu đi ngủ đi

Quốc dân Việt Nam!Khi xưa Pháp cai trị nước ta, chúng thi hành chính sách ngu dân. Chúng hạn chế mở trường học, chúng không muốn cho dân ta biết chữ để dễ lừa dối dân ta và bóc lột dân ta. Số người Việt Nam thất học so với số người trong nước là 95 phần trǎm, nghĩa là hầu hết người Việt Nam mù chữ. Như thế thì tiến bộ làm sao được? Nay chúng ta đã giành được quyền độc lập....
Đọc tiếp

Quốc dân Việt Nam!

Khi xưa Pháp cai trị nước ta, chúng thi hành chính sách ngu dân. Chúng hạn chế mở trường học, chúng không muốn cho dân ta biết chữ để dễ lừa dối dân ta và bóc lột dân ta. Số người Việt Nam thất học so với số người trong nước là 95 phần trǎm, nghĩa là hầu hết người Việt Nam mù chữ. Như thế thì tiến bộ làm sao được? Nay chúng ta đã giành được quyền độc lập. Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này, là nâng cao dân trí.Chính phủ đã ra hạn trong một nǎm, tất cả mọi người Việt Nam đều phải biết chữ quốc ngữ. Chính phủ đã lập một Nha Bình dân học vụ để trông nom việc học của dân chúng.

Quốc dân Việt Nam!

Muốn giữ vững nền độc lập, Muốn làm cho dân mạnh nước giàu, Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ. Những người đã biết chữ hãy dạy cho những người chưa biết chữ, hãy góp sức vào bình dân học vụ, như các anh chị em trong sáu, bảy nǎm nay đã gây phong trào truyền bá quốc ngữ, giúp đồng bào thất học. Những người chưa biết chữ hãy gắng sức mà học cho biết đi. Vợ chưa biết thì chồng bảo, em chưa biết thì anh bảo, cha mẹ không biết thì con bảo, người ǎn người làm không biết thì chủ nhà bảo, các người giàu có thì mở lớp học ở tư gia dạy cho những người không biết chữ ở hàng xóm láng giềng, các chủ ấp, chủ đồn điền, chủ hầm mỏ, nhà máy thì mở lớp học cho những tá điền, những người làm của mình. Phụ nữ lại càng cần phải học, đã lâu chị em bị kìm hãm, đây là lúc chị em phải cố gắng để kịp nam giới, để xứng đáng mình là một phần tử trong nước, có quyền bầu cử và ứng cử.

Công việc này, mong anh chị em thanh niên sốt sắng giúp sức.

CÂU HỎI 

a) nêu ý chính của văn bản chống nạn thất học

b) được thể hiện trong những câu văn nào ?

c) nhan đề chống nạn thất học có vai trò thể hiện điều gì trong bài ?

d) muốn có tính thuyết phục câu nêu ý kiến , tư tưởng phải như thế nào ?

e) chỉ ra sự sắp xếp luật cứ trong văn bản chống nạn thất học ? 

                         ai nhanh mk tick nha                    

1
6 tháng 1

Bàn về ý nghĩa của câu nói học tập là hành trình lâu dài chứ có sự kiên trì mới biết ước mơ thành hiện thực

Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, ca dao tục ngữ thường được xem như một quyển từ điển, chứa đựng trong đó là vô vàn kiến thức bổ ích về đời sống và những kinh nghiệm sống quý báu mà nhân dân ta đã đổ biết bao xương máu để đúc kết lại. Trong đó, nhớ ơn là một đạo lí được nhân dân ta lưu truyền từ đời này sang đời khác nhằm để răn dạy chúng ta. Và trong muôn vàn câu ca dao, tục ngữ quý báu ấy có hai câu tục ngữ mang ý nghĩa phải biết ơn cội nguồn và những người đã từng giúp đỡ ta, đó là câu “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”  “uống nước nhớ nguồn”. Vậy hai câu tục ngữ trên có ý nghĩa như thế nào?

Thật vậy, để dạy bảo cho con cháu dễ hiểu một khái niệm trừu tượng, một phẩm chất đạo đức tốt đẹp, ông cha ta thường dùng những từ ngữ, hình ảnh giản dị mà có ý nghĩa sâu sắc trong cuộc sống. Ăn ở đây được hiểu là động tác giữa thức ăn vào miệng, nhớ là biết ơn, kẻ trồng cây là người đã trồng ra cây có quả ngọt đó. Nghĩa đen của câu này là chúng ta khi ăn một loạt trái cây ngon ngọt nào đó, ta phải biết ơn người đã gieo trồng tạo ra quả ngọt cho ta thưởng thức. Uống là động tác đưa nước vào miệng, nhớ là biết ơn, nguồn là nơi bắt đầu tạo ra dòng nước mát ngọt. Nghĩa đen của câu này là nước mà chúng ta đang đùng là do nguồn nước tạo ra nên chúng ta phải biết ơn nguồn nước. Suy rộng ra nghĩa bóng ở hai câu tục ngữ này đó là ta phải luôn nhớ ơn nguồn cội, tổ tiên và những người đã tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ.

  •  Bố cục trong văn bản
  •  Mạch lạc trong văn bản

Nhớ ơn - có thể nói đó là một đạo lí, truyền thống tốt đẹp mà dân tộc ta gìn giữ từ rất lâu đời và mỗi con người Việt Nam đều phải có. Trong xã hội ngày nay, sự hoà bình của đất nước, sự độc lập, tự do của dân tộc là do công ơn của Người. Bác Hồ kính yêu, vị Cha già vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Người đã bôn ba bao nhiêu năm ở nước ngoài để tìm ra con đường giải phóng dân tộc, hết lòng yêu nước, thương dân nên chúng ta phải luôn “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ vĩ đại”. Ngoài ra, cha mẹ ta cũng là “nguồn cội”, là đấng sinh thành có công ơn to lớn đối với chúng ta nên bổn phận làm con, chúng ta phải luôn hiếu thảo, kính trọng và luôn khắc cốt ghi tâm công lao trời biển của họ. Bên cạnh đó, ta còn có những người thầy, người cô đã truyền đạt những kiến thức bổ ích cho mình và truyền những tình cảm thân thiết cho ta như ruột thịt. Và ngày 20/11 là ngày mà chúng ta thể hiện sự tri ân của mình đến họ một cách đầy thân thương nhất mặc dù đó chỉ là một cành hoa hồng, một tấm thiệp bé nhỏ, những chùm hoa điểm mười cũng là một món quà đầy ý nghĩa, chan chứa tình cảm gần gũi, trong sáng nhưng đã thể hiện sự nhớ ơn của ta dành cho quý thầy cô. Trong thơ văn, đạo lí này cũng được toả sáng qua các câu ca dao, tục ngữ “không thầy đố mày làm nên”, “Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”... Nhưng trái lại với sự nhớ ơn, ta còn bắt gặp những kẻ sống một cách vô ơn bội nghĩa, phủi đi công lao của những người đã mang đến cho mình sự no ấm, hạnh phúc. Đó thật sự là những con người rất đáng chê trách và lên án. Thể hiện cho sự vô ơn này, ta có thể kể đến những câu như “Qua cầu rút ván”, “Ăn cháo đá bát”, “Có trăng quên đèn”, “Có mới nới cũ”,...

Qua các nguồn dẫn chứng trên cho ta thấy một điều, nhớ ơn là một trong những đạo lí tốt đẹp mà nhân dân Việt Nam ta luôn ghi nhớ và làm theo. Riêng bản thân tôi sẽ luôn luôn nhớ ơn công lao của các vị anh hùng dân tộc ngày trước, Bác Hồ - vị cha già vĩ đại của dân tộc Việt Nam, thầy cô và cha mẹ của mình, luôn nỗ lực phấn đấu học giỏi, chăm ngoan để không làm phụ lòng mọi người.

Phần I. ( 4 điểm)Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :“Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền,...
Đọc tiếp

Phần I. ( 4 điểm)

Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :

Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.

( Ngữ văn 7 tập 2, trang 25)

Câu 1 ( 0,25 đ) Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào?

Câu 2: ( 0,25 đ) Tác giả của đoạn văn trên là ………………………………

Câu 3: ( 0,25 đ) Trong các câu sau, câu nào là câu rút gọn?

A. Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý.

B. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.

C. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.

D. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày.

E. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến.”

Câu 4: ( 0,25 đ) Nối cột A với cột B tương ứng

Đề thi học kì 2 lớp 7 môn VănCâu 5 ( 0,5 đ): Nêu nội dung của đoạn văn bản trên.

Câu 6 ( 0,5 đ): Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ vừa tìm được ở câu 4?

Câu 7 ( 0,5 đ): Việc tác giả sử dụng câu rút gọn trong đoạn văn trên có tác dụng gì?

Câu 8 ( 0,5 đ):Các câu rút gọn trên được rút gọn thành phần nào? Em hãy khôi phục lại một câu trong đoạn văn trên có cấu tạo hoàn chỉnh.

Câu 9 ( 1,0 đ): Qua văn bản có đoạn trích trên, hãy nêu suy nghĩ của em về lòng yêu nước của thế hệ trẻ ngày nay.

Phần II. (6 điểm)

Nhân dân ta thường nói:” Có chí thì nên”. Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó.

0
" Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều...
Đọc tiếp

" Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến "

1/ Cho biết đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Tác giả? Hoàn cảnh xuất xứ?

2/ Chỉ ra câu rút gọn được sử dụng trong đoạn trích trên? Phân tích ? Tìm phép liệt kê và cho biết phép liệt kê được sử dụng như thế nào?

3/ Nêu nội dụng chính của đoạn trích trên

4/ Tìm các từ ghép thường mắc lỗi chính tả về phụ âm đầu ở địa phương em trong đoạn trích trên  và nêu nguyên nhan mắc lỗi

                                                                               TẬP LÀM VĂN

Hãy giải thích câu tục ngữ " Mùa xuân là tết trồng cây

                                   Làm cho đất nước càng ngày càng xuân"

1
GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
23 tháng 5 2018

1. Đoạn văn trên trích trong Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Của Hồ Chí Minh.

Trong Được trích từ văn kiện, báo cáo chính trịdo Chủ Tịch Hồ Chí Minh trình bày tại Đại hội lần IIcủa Đảng Lao Động Việt Nam. (Nay là Đảng CSVN)tại Việt Bắc 1951.

2. Câu rút gọn được sử dụng là: 

- Có khi...dễ thấy. 

- Nhưng cũng có khi...trong hòm.

- Nghĩa là...kháng chiến.

Tác dụng: tránh lặp lại cụm từ "tinh thần yêu nước", "bổn phận"

3. Nội dung chính của đoạn trên là nói về bổn phận của dân tộc để phát huy được tinh thần yêu nước ấy.

4. Giải thích câu tục ngữ:

Câu nói của Hồ Chủ tịch muốn phát huy vai trò của việc trồng cây xanh góp phần làm cho quê hương đất nước thêm tươi đẹp.

 " Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều...
Đọc tiếp

 " Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến "

1/ Cho biết đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Tác giả? Hoàn cảnh xuất xứ?

2/ Chỉ ra câu rút gọn được sử dụng trong đoạn trích trên? Phân tích ? Tìm phép liệt kê và cho biết phép liệt kê được sử dụng như thế nào?

3/ Nêu nội dụng chính của đoạn trích trên

4/ Tìm các từ ghép thường mắc lỗi chính tả về phụ âm đầu ở địa phương em trong đoạn trích trên  và nêu nguyên nhan mắc lỗi

                                                                               TẬP LÀM VĂN

Hãy giải thích câu tục ngữ " Thất bại là mẹ thành công " 

1
10 tháng 5 2018

Mik chiều nay thi rồi nên chỉ giúp bạn được từng này thôi nhé !  >_<

1/

      - VB :Tinh Thần yêu nước của nhân dân ta 

      - Tác giả: Hồ Chí Minh 

      - Hoàn cảnh:     

Mùa xuân năm 1951, tại một khu rừng Việt Bắc, Đại hội Đảng Lao động Việt Nam (Đảng Cộng sản Việt Nam) lần thứ 2 được tổ chức. Hồ Chủ tịch đã thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng đọc báo cáo chính trị quan trọng. Trong đó có đoạn bàn về “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”. Bài “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” được trích trong báo chính trị của Bác Hồ tại Đại hội thứ II của Đảng lao động Việt Nam( Đảng Cộng sản Việt Nam).

2/

Các câu rút gọn:

- Có khi được trưng bài...dễ thấy. ==> rút gọn CN

- Nhưng cũng có khi ..... trong hòm. ==> rút gọn CN

- Nghĩa là phải giải thích... kháng chiến ==> Rút gọn CN

Các câu có sử dụng phép liệt kê:

- Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. ==> Liệt kê không theo cặp

- Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến. ==> Liệt kê tăng tiến

Bài 1: Chỉ ra thành phần được rút gọn trong câu in đậm và nêu tác dụng của việc rút gọn câu trong các trường hợp đó:a. Thương người như thể thương thân.(Tục ngữ)b. Các cháu ngoan. Học thuộc bài. Vâng lời cha mẹ. Đừng đánh con chó nhỏ Ma-ri-uýt của các cháu. (Nguyễn Ái Quốc)c. - Lúc nào chúng ta được nghỉ hè?    - Có lẽ hai tuần nữa.d. - Hằng ngày, ai đưa em đi học?    - Mẹ em...
Đọc tiếp

Bài 1: Chỉ ra thành phần được rút gọn trong câu in đậm và nêu tác dụng của việc rút gọn câu trong các trường hợp đó:

a. Thương người như thể thương thân.(Tục ngữ)

b. Các cháu ngoan. Học thuộc bài. Vâng lời cha mẹ. Đừng đánh con chó nhỏ Ma-ri-uýt của các cháu. (Nguyễn Ái Quốc)

c. - Lúc nào chúng ta được nghỉ hè?

    - Có lẽ hai tuần nữa.

d. - Hằng ngày, ai đưa em đi học?

    - Mẹ em ạ.

Bài 2: Trong những trường hợp sau, trường hợp nào có chứa câu rút gọn? Chỉ rõ thành phần được rút gọn trong những câu đó.

a. Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn. (Nam Cao)

b. Chiều chiều ra đứng ngõ sau/ Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều. (Ca dao)

c. Tóm lại là phải học, phải học tập vốn văn hóa văn nghệ của dân tộc ta và cả thế giới (Phạm Văn Đồng)

d. Đêm. Thành phố lên đèn như sao xa. (Hà Ánh Minh)

e. Bà ấy mệt quá. Không lê được một bước. Không kêu được một tiếng. Cơ chừng tiếc của. Cơ chừng hết sức. Cơ chừng hết hơi. (Nguyễn Công Hoan)

Bài 3: Hãy tìm ít nhất năm câu khẩu hiệu là câu rút gọn. Cho biết vì sao trong khẩu hiệu thường có nhiều câu rút gọn như vậy?

Bài 4: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào nên, trường hợp nào không nên dùng câu rút gọn? Vì sao?

a. Mẹ: Con ăn cơm hay ăn phở?

Con: Cơm (1)

b. Nam: An ơi, cho tớ hỏi bức tranh sơn dầu "Hoa mười giờ" là do ai vẽ nhỉ?

An: Họa sĩ Vũ Kim Thanh (2)

c. Cô giáo: Mai đã mời bố mẹ ngày mai đi họp phụ huynh chưa?

Học sinh: Mời rồi (3)

Bài 5: Viết một đoạn văn từ 7-10 câu kêu gọi mọi người phòng chống virus Corona, trong đoạn văn có sử dụng câu rút gọn. Cho biết tác dụng của câu rút gọn mà em đã sử dụng trong đoạn văn

(Các bạn làm giúp mình nhá! giúp một bài cũng được)

2
13 tháng 2 2020

Bài 1: 

a. Rút gọn chủ ngữ - Để bài học, kinh nghiệm trong câu tục ngữ đúng với mọi người.

b. Rút gọn chủ ngữ - Ngắn gọn, không bị lặp với câu đầu.

c. Rút gọn cụm chủ - vị - Ngắn gọn, không dài, thừa, lặp.

d. Rút gọn cụm chủ - vị - Ngắn gọn, không dài, thừa, lặp.

Bài 2: 

a. Ông giáo ạ! - Rút gọn cụm C-V

b. Rút gọn chủ ngữ - Nỗi niềm chung của người phụ nữ.

c. Rút gọn chủ ngữ - Nhiệm vụ của cả dân tộc.

d. Đêm. - Xác định thời gian.

e. Không lê được ... cơ chừng hết hơi - rút gọn chủ ngữ "bà ấy" -> tạo nhịp điệu cho câu văn, tránh lặp, thừa.

Bài 3:

- Học, học nữa, học mãi.

- Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.

- Mỗi gia đình chỉ nên có một hoặc hai con.

- Bảo vệ môi trường.

- Giữ gìn vệ sinh chung.

=> Rút gọn thành phần chủ ngữ để mọi người cùng ra sức thực hiện, chấp hành theo khẩu hiệu ấy.

Bài 4:

a. Không nên dùng câu rút gọn vì trong trường hợp trả lời người lớn như vậy là bất kính, vô lễ.

b. Dùng được câu rút gọn để ngắn gọn, tránh thừa, lặp, dài dòng.

c. Không nên dùng câu rút gọn vì gây cảm giác thiếu tôn trọng.

13 tháng 2 2020

Cảm ơn Nguyễn Thị Vân nhá