K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 5 2017

Câu 1:

Sự hình thành và phát triển xã hội phong kiến :
Như ta đã thấy, xã hội phong kiến là chế độ xã hội tiếp sau xã hội cổ đại. Nó được hình thành trên cơ sở tan rã của xã hội cổ đại. Nhưng ta lại được biết rằng : quá trình suy vong của xã hội cổ đại phương Đông và xã hội cổ đại phương Tây không giống nhau. Vì thế, sự hình thành xã hội phong kiến ở hai khu vực này cũng có những điểm khác biệt.
Các nước phương Đông chuyển sang chế độ phong kiến tương đối sớm, từ trước Công nguyên (như Trung Quốc) hoặc đầu Công nguyên (như các nước Đông Nam Á). Tuy nhiên, xã hội phong kiến phương Đông lại phát triển rất chậm chạp. Ở Trung Quốc - tới thời Đường (khoảng thế kỉ VII - VIII), còn ở một số nước Đông Nam Á - từ sau thế kỉ X, các quốc gia phong kiến mới bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển. Quá trình khủng hoảng và suy vong của chế độ phong kiến ở đây cũng kéo dài từ thế kỉ XVI cho tới giữa thế kỉ XIX, khi các nước này bị rơi vào tình trạng lệ thuộc hoặc là thuộc địa của các nước tư bản phương Tây.
Ở châu Âu, chế độ phong kiến xuất hiện muộn hơn, khoảng thế kỉ V, và được xác lập, hoàn thiện vào khoảng thế kỉ X. Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XIV là thời kì phát triển toàn thịnh, thế kỉ XV - XVI là giai đoạn suy vong của chế độ phong kiến châu Âu. Chủ nghĩa tư bản đã dần được hình thành ngay trong lòng xã hội phong kiến đang suy tàn.
Câu 2:

- Sự khác nhau giữa xã hội phong kiến phương Đông và xã hội phong kiến phương Tây :

Kinh tế - xã hội:
- Giai cấp thống trị phương Đông là địa chủ, quý tộc, ở phương Tây thế lực thống trị gồm quý tộc, tăng lữ, lãnh chúa. Chúng câu kết với nhau rất chặt và bóc lột nông nô tàn bạo và khắc nghiệt hơn so với phương Đông.
- Giai cấp bị trị: Nông dân tá điền (phương Đông) so với nông nô (phương Tây) có phần dễ chịu và ít khắt khe hơn.
- Mâu thuẫn giữa hai giai cấp cơ bản trong chế độ phong kiến phương tây nặng nề và gay gắt hơn phương Đông. Điều này lí giải sự sụp đổ sớm của chế độ phong kiến phương Tây (tồn tại 1o thế kỉ) và sự tồn tại lâu dài của chế độ phong kiếnhương Đông (hơn 2500 năm).

Chính trị và tư tưởng.

Chế độ quân chủ phương Đông xuất hiện sớm hơn ở phương Tây khoảng 1000 năm.
Sự chuyển biến từ chế độ phân quyền sang tập quyền ở phương Đông (thời Tần Thủy Hoàng) và A-sô-ka diễn ra sớm. Trong khi đó ở phương tây sự tập quyền diễn ra chậm trễ (thế kỉ XIV) và nhà vua được sự giúp đỡ của thị dân mới dẹp được sự cát cứ của các lãnh chúa.
Cơ sở lí luận chchohế độ phong kiến phương Đông và phương tây là các tôn giáo có sẵn từ trước. tuy nhiên, sự can thiệp của tầng lớp tăng lữ phương tây vào hệ thống chính trị là rõ ràng và chặt chẽ hơn. Trong khi đó, ở phương Đông tầng lớp này không mang tính công khai và rất ít nơi trở thành giai cấp thống trị.


1 tháng 9 2021

Tham khảo:

Câu 1:

undefined

Câu 2:

undefined

30 tháng 10 2021

1. Cách mạng tư sản Hà Lan (thế kỉ XVI): Là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên, mở đầu thời kì lịch sử thế giới cận đại.

2. Cách mạng tư sản Pháp (cuối thế kỉ XVIII): Đây là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất, có ảnh hưởng lớn đến lịch sử châu Âu.

3. Phong trào công nhân quốc tế (thế kỉ XIX - XX): Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống giai cấp tư sản.

4. Sự ra đời của chủ nghĩa Mác (những năm 40 của thế kỉ XX): Vũ khí đấu tranh của giai cấp công nhân thế giới.

5. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918): Là cuộc chiến tranh phi nghĩa cần tìm ra giải pháp để tránh lặp lại lần nữa.



 

12 tháng 11 2021

bạn ơi của việt nam cơ mà

20 tháng 5 2021

+Nguyên nhân thắng lợi.

+Sự lãnh đạo tài tình của vua, quan nhà Trần,Lý tiêu biểu là Trần Quốc Tuấn thời Trần với những chiến thuật tài giỏi,có bộ tham mưu sáng suốt.

+Sự đoàn kết của nhân dân

+ Nhân dân ta có truyền thống yêu nước ,tinh thần quyết chiến đánh giặc đã tham gia ,giúp đỡ cuộc khởi nghĩa vượt qua mọi sự khó khăn

+Biết kết hợp sức mạnh quân sự và ngoại giao để chiến thắng kẻ thù 

11 tháng 5 2020

Từ thế kỉ X- XV : Chống giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước và công cuộc xây dựng đất nước

938: Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa.

965-967: Loạn 12 sứ quân.

968: Đinh Bộ Lĩnh dẹp "Loạn 12 sứ quân".

968-980: Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi vua, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư.

981: Lê Hoàn đánh bại quân Tống.

981-1009: Lê Hoàn lên ngôi, lập nhà Tiền Lê, đóng đô ở Hoa Lư.

1009: Lý Công Uẩn lên ngôi, lập ra nhà Lý.

1010: Lý Thái Tổ dời đô về Đại la, đổi tên thành Thăng Long.

1042: Nhà Lý ban hành Hình thư.

1054: Nhà Lý đổi tên nước thành Đại Việt.

1070: Nhà Lý lập Văn Miếu thờ Khổng Tử.

1076: Lập Quốc Tử Giám ở kinh đô Thăng Long.

1077: Lý Thường Kiệt lãnh đạo kháng chiến chống Tống thắng lợi.

1226: Trần Cảnh lên ngôi vua lập ra nhà Trần.

1230: Nhà Trần ban hành Quốc triều hình luật.

1253: Lập Quốc học viện và Giảng võ đường.

1258:Chiến thắng quân xâm lược Mông Cổ lần thứ nhất.

1285: Chiến thắng quân Nguyên lần hai.

1288: Chiến thắng quân Nguyên lần ba.

1400: Hồ Quý Ly lật đổ nhà Trần, lập nên nhà Hồ.

1401: Định quan chế và hành luật của nước Đại Ngu.

1406: Hơn 20 vạn quân Minh kéo vào xâm lược nước ta.

1407: Cuộc kháng chiến của nhà Hồ thất bại.

1418: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, do Lê Lợi lãnh đạo, bùng nổ.

1427: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi.

1428: Lê Lợi lên ngôi vua ở Đông Đô, đặt lại quốc hiệu Đại Việt.

1442: Khoa thi hội đầu của nhà Lê được tổ chức.

1483: Lê Thánh Tông biên soạn và ban hành bộ luật Hồng Đức.

Từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XVIII: Sự suy yếu của chế độ phong kiến tập quyền , đất nước bị chia làm 2 đàng và cuộc khởi nghĩa nông dân ở 2 đàng. Cuối cùng là phong trào Tây Sơn thống nhất đất nước, đánh đuổi giặc ngoại xâm (Xiêm,Thanh)

1511: Khởi nghĩa Trần Tuân.

1516: Khởi nghĩa Trần Cảo.

1527: Mạc Đăng Dung lật đổ nhà Lê Sơ, thành lập nhà Mạc.

1543-1592: Thời kỳ Lê-Mạc và chiến tranh Nam-Bắc triều.

1592: Nhà Mạc sụp đổ.

1627-1672: Chiến tranh Trịnh-Nguyễn, đất nước bị chia cắt thành 2 vùng.

1739-1769: Khởi nghĩa Hoàng Công Chất.

1740-1751: Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương.

1741-1751: Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Châu.

1771: Khởi nghĩa nông dân Tây Sơn bùng nổ, do ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo.

1777: Nghĩa quân Tây Sơn lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong.

1785: Nguyễn Huệ chỉ huy quân Tây Sơn tiêu diệt 5 vạn quân Xiêm ở Rạch Gầm - Xoài Mút.

1786: Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Bắc, lật độ chính quyền chúa Trịnh.

1789: Vua Quang Trung đại phá 29 vạn quân Thanh.

1789-1792: Chính quyền của Quang Trung thực thi nhiều chính sách cải cách tiến bộ.

1792: Quang Trung đột ngột qua đời.

Nửa đầu thế kỉ XIX: Chế độ phong kiến nhà Nguyễn - Triều đại cuối cùng của dân tộc Việt Nam

1802: Nguyễn Ánh lên ngôi, nhà Nguyễn thành lập.

1804: Vua Gia Long đặt quốc hiệu là Việt Nam, kinh đô đóng ở Phú Xuân (Huế).

1815: Ban hành bộ Hoàng triều luật lệ (Bộ luật Gia Long).

1820: Minh Mạng lên ngôi hoàng đế.

1821-1827: Khởi nghĩa Phan Bá Vành.

1831-1832: Nhà Nguyễn thời Minh Mạng sắp xếp lại đơn vị hành chính trong cả nước.

1833-1835: Khởi nghĩa Lê Văn Khôi.

1838: Quốc hiệu Đại Nam.

1854-1856: Khởi nghĩa Cao Bá Quát.

1858: Thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam tại bán đảo Sơn Trà-Đà Nẵng.

21 tháng 4 2016

Câu 1: - Nguyên nhân thắng lợi:
+ Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, quyết tâm giành lại độc lập tự do cho đất nước.
+ Tất cả các tầng lớp nhân dân không phân biệt già trẻ, nam nữ, các thành phần dân tộc đều đoàn kết đánh giặc, hăng hái tham gia kháng chiến, gia nhập lực lượng vũ trang, tự vũ trang đánh giặc, ủng hộ, tiếp tế lương thực cho nghĩa quân.
+ Nhờ đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ tham mưu nghĩa quân, đứng đầu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi.

- Ý nghĩa lịch sử : Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi đã kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của nhà Mình (Trung Quốc). Mở ra một thời kì phát triển mới của dân tộc - thời Lê sơ.

​Câu 2: Công lao của Nguyễn Huệ trong phong trào khởi nghĩa Tây Sơn

- Nguyễn Huệ là người lãnh đạo tài tình có nhiều chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo.

- Lật đổ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong (1777)

- Tiêu diệt quân Xiêm (1785)

- Lật đổ vua Lê, chúa Trịnh, đặt nền tảng cho việc thống nhất đất nước. (1788)

- Chống quân Thanh xâm lược. (1788 - 1789)

Câu 3: Những thành tựu nghệ thuật:

- Một số công trình kiến trúc tiêu biểu: chùa Tây Phương,...

- Sân khấu tuồng chèo phát triển.

- Tranh dân gian đậm đà bản sắc dân tộc: tranh Đông Hồ

- Văn nghệ dân gian phát triển.

19 tháng 4 2016

Nam Sơn hay Lam Sơn

Tham khảo#

-Triều đại vua Lê Thánh Tông trị vì

-ởi đây là vua trị vì lâu nhất nhà Lê sơ. Dưới thời kỳ Lê Thánh Tông, nhà nước Đại Việt đạt được nhiều thành tựu, phát triển thịnh vượng ở mọi phương diện từ kinh tế, văn hóa, xã hội đến giáo dục, quân sự, lãnh thổ Đại Việt cũng được mở rộng đáng kể

6 tháng 4 2022

hi

 

17 tháng 5 2019

17 tháng 5 2019

nhớ là lập bảng thống kê giúp mình nha m.n!!!