Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a) Dân cư nước ta phân bố không đều
* Phân bố không đều giữa đồng bằng với trung du, miền núi
- Dân cư tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng và ven biển với mật độ dân số rất cao:
+ Đồng bằng sông Hồng phần lớn có mật độ dân số cao từ 1.001 - 2.000 người/km2.
+ Dải đất phù sa ngọt của Đồng bằng sông Cửu Long và một số vùng ven biển có mật độ dân số từ 501 - 1.000 người/km2.
- Ở trung du và miền núi, dân cư thưa thớt hơn nhiều, mật độ dân số thấp: Tây Bắc và Tây Nguyên có mật độ dân số chủ yếu dưới 50người/km2 và từ 50 - 100 người/km2.
* Phân bố không đều giữa đồng bằng phía Bắc và đồng bằng phía Nam
- Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất cả nước, phần lớn lãnh thổ có mật độ dân số từ 1.001 - 2.000 người/km2.
- Đồng bằng sông Cửu Long có mật độ dân số phần lớn từ 101 - 1.000 người /km2. Riêng ở phía tây Long An và Kiên Giang có mật độ dân số từ 50 - 100 người/km2.
* Phân bố không đều ngay trong nội bộ các vùng dân cư
- Đồng bằng sông Hồng vùng trung tâm, ven biển phía đông và nam có mật độ dân số cao từ 1.001 - 2.000 người/km2. Ở rìa phía bắc, đông bắc và tây nam của đồng bằng có mật độ dân số thấp hơn
- Đồng bằng sông Cửu Long vùng ven sông Tiền và sông Hậu có mật độ dân số từ 501 - 1.000 người/km2, phía tây Long An và Kiên Giang có mật độ dân số từ 50 - 100 người /km2.
* Phân bố dân cư không đều giữa thành thị và nông thôn: 72,6% dân số sống ở nông thôn, 27,4% dân số sống ở thành thị (năm 2007).
b) Nguyên nhân
- Sự phân bố dân cư nước ta chịu tác động của nhiều nhân tố:
+ Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên (địa hình, đất đai, khí hậu, nguồn nước,...).
+ Lịch sử khai thác lãnh thổ.
+ Trình độ phát triển kinh tế và mức độ khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên của mỗi vùng.
- Dân cư tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng, ven biển vì ở đây có điều kiện thuận lợi cho sản xuất và đời sống, dễ dàng đi lại, có cơ sở hạ tầng phát triển, trình độ phát triển kinh tế cao, công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ phát triển mạnh, tập trung nhiều thành phố và trung tâm công nghiệp,...
- Dân cư thưa thớt ở miền núi, trung du vì có nhiều khó khăn cho sản xuất và cư trú, thiếu nước, đi lại khó khăn,...
c) Hậu quả và hướng giải quyết
* Hậu quả
Sự phân bố dân cư không đồng đều và chưa hợp lí sẽ gây khó khăn trong việc sử dụng hợp lí nguồn lao động và khai thác tài nguyên của mỗi vùng.
* Hướng giải quyết
- Phân bố lại dân cư và lao động trong phạm vi cả nước và trong từng vùng.
- Phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội ở miền núi.
- Hạn chế nạn di dân tự do.
Dân tộc ở VN: dân tộc Kinh, Tày, Thái, Mường , Dao, Mông,Ê-đê,Gia -lai, Chăm,Khơ-me
- Dân tộc Việt (Kinh) phân bố rộng khắp cả nước song tập trung chủ yếu ở khu vực đồng bằng, trung du và duyên hải.
- Các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du. Đây là vùng thượng nguồn của các dòng sông, có tiềm năng lớn về tài nguyên thiên nhiên và có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng.
+ Trung du và miền núi Bắc Bộ là địa bàn cư trú đan xen của trên 30 dân tộc:
Ở vùng thấp: Người Tày, Nùng tập trung ở tả ngạn sông Hồng, người Thái, Mường phân bố từ hữu ngạn sông Hồng đến sông Cản
Người Dao: sống ở các sườn núi 700 – 1000m.
Người Mông: trên các vùng núi cao.
+ Khu vực Trường Sơn – Tây Nguyên có trên 20 dân tộc ít người, cư trú thành vùng rõ rệt.
Người Ê-đê ở Đăk Lăk, người Gia – rai ở Kon Tum và Gia Lai, người Cơ-ho ở Lâm Đồng.
+ Các tỉnh cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ có các dân tộc Chăm, Khơ –me cư trú thành từng dải hoặc xen kẽ với người Việt. Người Hoa tập trung ở các đô thị (TP. Hồ Chí Minh).
+ Hiên nay, một số dân tộc miền núi phía Bắc đã đến cư trú ở Tây Nguyên.
a) Tình hình phân bố dân tộc Việt (Kinh) và các dân tộc ít người ở nước ta
* Dân tộc Việt (Kinh)
Người Việt phân bố rộng khắp cả nước song tập trung hơn ở các vùng đồng bằng, trung du và duyên hải.
* Các dân tộc ít người: phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du.
- Trung du và miền núi Bắc Bộ là địa bàn cư trú đan xen của trên 30 dân tộc. Ở vùng thấp, người Tày, Nùng sống tập trung đông ở tả ngạn sông Hồng; người Thái, Mường phân bố từ hữu ngạn sông Hồng đến sông Cá. Người Dao sống chủ yếu ở các sườn núi từ 700 - 1.000 m. Trên các vùng núi cao là địa bàn cư trú của người Mông.
- Khu vực Trường Sơn - Tây Nguyên có trên 20 dân tộc ít người. Các dân tộc cư trú thành từng vùng khá rõ rệt, người Ê-dê Đắk Lắk, Gia-rai ở Kon Turn và Gia Lai, người Cơ-ho chủ yếu ở Lâm Đồng,...
- Các tỉnh cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ có các dân tộc Chăm, Khơ-me cư trú thành từng dải hoặc xen kẽ với người Việt. Người Hoa tập trung chủ yếu ở các đô thị, nhất là ở Thành phố Hồ Chí Minh.
* Hiện nay, phân bố dân tộc đã có nhiều thay đổi.
- Một số dân tộc ít người từ miền Bắc đến cư trú ở Tây Nguyên.
- Một số dân tộc vùng hồ thủy điện Hòa Bình, Y-a-ly, Sơn La sống hòa nhập với các dân tộc khác tại các địa bàn tái định cư.
- Nhờ cuộc vận động định canh, định cư gắn với xóa đói giảm nghèo mà tình trạng du canh, du cư của một số dân tộc vùng cao đã được hạn chế, đời sống các dân tộc được nâng cao, môi trường được cải thiện.
- Vùng đồng bằng ven biển:
+ Phân bố dân cư, dân tộc: Chủ yếu là người Kinh, một bộ phận nhỏ là người Chăm. Mật độ dân số cao, phân bố tập trung ở các thành phố, thị xã. + Hoạt động kinh tế: Hoạt động công nghiệp, thương mại, du lịch, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản.
- Vùng đồi núi phía tây:
+ Phân bố dân cư, dân tộc: Chủ yếu là các dân tộc: Cơ-tu, Ra-glai, Ba-na, Ê-đê,... Mật độ dân số thấp. Tỉ lệ hộ nghèo còn khá cao.
+ Hoạt động kinh tế: Chăn nuôi gia súc lớn (bò đàn), nghề rừng, trồng cây công nghiệp.
Trả lời:
Có sự tương phản trong cư trú và hoạt động kinh tế giữa đồng bằng ven biển và vùng núi, gò đồi phía tây.
- Vùng đồng bằng ven biển:
+ Phân bố dân cư, dân tộc: Chủ yếu là người Kinh, một bộ phận nhỏ là người Chăm. Mật độ dân số cao, phân bố tập trung ở các thành phố, thị xã.
+ Hoạt động kinh tế: Hoạt động công nghiệp, thương mại, du lịch, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản.
- Vùng đồi núi phía tây:
+ Phân bố dân CƯ: Chủ yếu là các dân tộc: Cơ-tu, Ra-glai, Ba-na, Ê-đê,... Mật độ dân số thấp. Tỉ lệ hộ nghèo còn khá cao.
+ Hoạt động kinh tế: Chăn nuôi gia súc lớn (bò đàn), nghề rừng, trồng cây công nghiệp.
- Than atraxit tập trung ở khu vực Quảng Ninh với trữ lượng hơn 3 tỉ tấn, cho nhiệt lượng 7000-8000 calo/kg.
- Than nâu phân bố ở Đồng bằng sông Hồng, có trữ lượng hàng chục tỉ tấn.
- Than bùn có ở nhiều nơi, song tập trung nhiều ở Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là khu vực U Minh.
Lạ nhỉ, cả 2 nhận xét này đều đúng.