Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nếu đã biến đổi tương đương rồi thì cần gì phải dùng tính chất của bất đẳng thức nữa bạn, bằng không ta dùng bất đẳng thức để chứng minh luôn
VD: chứng minh $a;b;c>0$ thì $a^2+b^2+c^2 \geq ab+bc+ca$
C1: Áp dụng bất đẳng thức Cauchy có:
$a^2+b^2 \geq 2ab;b^2+c^2 \geq 2bc;c^2+a^2 \geq 2ac$
suy ra $2(a^2+b^2+c^2) \geq 2(ab+bc+ca)$
và ta có đpcm
C2 Biến đổi tương đương
BĐT $⇔2.(a^2+b^2+c^2) \geq 2.(ab+bc+ca)$
$⇔(a^2-2ab+b^2)+(b^2-2bc+c^2)+(c^2-2ca+a^2) \geq 0$
$⇔(a-b)^2+(b-c)^2+(c-a)^2 \geq 0$ (luôn đúng)
Vậy bất đẳng thức đã được chứng minh
Tóm lại là dùng cũng không sao, miễn đúng là được, nhưng mình khuyên rằng nên làm theo 1 hương thôi.
b) Ta có: DE//BC ( BDCE là hình thang )
=> DI, IE//BC
Ta có: DI//BC (cmt)
=> Góc CBI = góc DIB ( cặp góc so le trong )
Mà góc DBI = góc CBI ( BI là tia phân giác của góc B)
=> Góc DIB = góc DBI
=> DB = DI ( quan hệ giữa góc và cạnh đối diện) (1)
Ta có: IE//BC ( đã cm ở đầu bài)
=> Góc EIC = góc BCI ( cặp góc so le trong)
Mà góc ECI = góc BCI (CI là tia phân giác của góc C)
=> Góc EIC = góc ECI
=> EI = EC ( quan hệ giữa góc và cạnh đối diện) (2)
Từ (1) và (2) => DE = DB + EC
=> Đáy DE trong hình thang BDEC bằng tổng 2 cạnh bên.
ko sao đâu bạn à
SAO CŨNG ĐƯỢC HẾT BẠN À