K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 3 2016

Câu chuyện về cậu bé 'thần đồng' ở Bình Định

Chỉ mới 14 tháng tuổi, cậu bé đã biết ghép vần, đọc chữ. Học lớp 1, cậu bé có thể giải hầu hết các bài Toán thông minh lớp 3, lớp 4 và học xong chương trình Anh văn lớp 5 với một trí nhớ khá tốt.

>> 'Thần đồng' 2 ngày học 3 lớp trượt dốc thành... 'thần đồng trốn học'
>> 4 tuổi hóa 'thần đồng, cha mẹ lo sợ con bị tự kỷ 

Đặc biệt, cậu bé còn thể hiện khả năng tính nhẩm rất tuyệt vời. Cậu bé “thần đồng” ấy chính là Phạm Quốc Khánh (SN 2004), học sinh lớp 2C, Trường tiểu học Hoàng Quốc Việt, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

Sự thông minh của Phạm Quốc Khánh nổi tiếng đến mức khi chúng tôi hỏi thăm số nhà 89 đường Hoàng Hoa Thám, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định ai cũng bảo: "Có phải nhà thằng bé giỏi như thần đồng đấy không?".

Chị Lê Thị Bé hành nghề bán nước mía và bán cháo lòng mẹ của Khánh chia sẻ: "Chúng tôi làm lao động, bận bịu suốt ngày nên chẳng mấy khi rảnh rỗi để chỉ dạy cháu học hành.

Ngay từ khi mới tập nói cho đến khi học mẫu giáo cháu Khánh đã bộc lộ sự thông minh vượt trội của mình. Khánh thường ngồi xem tivi rồi đánh vần đọc theo. Cháu còn thể hiện niềm ham thích môn Toán khi lấy que tăm hay ống nhựa dùng để uống nước mía làm những phép tính cộng trừ đơn giản mà học".

Từ khi học lớp 1, Khánh đã làm được các bài toán thông minh lớp 3. Khi vào lớp 2, Khánh càng phát triển trí thông minh và khả năng tính nhẩm rất đặc biệt. Khánh có thể giải được những bài toán ở các lớp cao hơn, thậm chí là những bài hóc búa trong sách nâng cao.

Cậu học sinh lớp 5 thông minh gây xôn xao xứ Nghệ

Sự thật về 'học bổng' tiền tỷ cho bé gái 'thần đồng' 11 tuổi Cậu bé 3 tuổi đọc trơn tru sách, báo

Đối với những bài đơn giản, cậu bé không cần đặt phép tính mà chỉ trong giây lát đã nhẩm ra kết quả. Tất cả các bài toán cô ra về nhà, Khánh có thể nhẩm ra ngay kết quả ở trên lớp. Các bài tập cô ra về nhà, cháu đều nhẩm ra hết nên ở nhà cháu chỉ giải thêm những bài nâng cao thôi, Khánh cho hay.

Cô giáo Mai Tuyết Hằng giáo viên chủ nhiệm lớp 2C cho biết: "Kể từ khi đi dạy, đây là lần đầu tiên tôi gặp trường hợp học sinh thông minh đến vậy. Em có khả năng đặc biệt là tính nhẩm rất tốt và thông minh vượt trội so với các bạn cùng trang lứa.

Thậm chí em có thể vượt hẳn nhóm tuổi ở lớp trên. Trong quá trình học, Khánh tiếp thu bài rất nhanh, hầu hết các môn đều giỏi. ở lớp em rất sôi nổi trong các hoạt động phong trào và thường hay giúp đỡ bạn bè. Có thể nói, em Khánh là một cậu bé rất lanh lợi, thông minh và nhanh nhẹn trong mọi lĩnh vực”.

Thành tích vượt trội

Thành tích học tập của cậu bé thật đáng nể: Hai năm liền em đạt học sinh giỏi toàn diện với các môn thi đều đạt điểm 10; học kỳ 1 năm lớp 2, em đạt thành tích cao trong cuộc thi giải toán trên mạng với kết quả như sau: Vòng 10 đạt 300/300 điểm, vòng 15 (cấp thành phố) đạt 260/300 điểm, vòng 18 (cấp tỉnh) đạt số điểm tối đa là 300/300.

Vừa rồi, em có đăng ký tham gia cuộc thi Olympic tiếng Anh trên mạng nhưng không được dự thi vì kỳ thi chỉ tổ chức cho những đối tượng học sinh lớp 3 trở lên. Với tố chất thông minh của Khánh, nếu cho em được dự thi thì khả năng giành giải cao sẽ rất dễ dàng vì khi còn học lớp 1 em đã học hết quyển Lets Go 2 dành cho lớp 5 rồi, thầy Nguyễn Dũng hiệu trưởng trường tiểu học Hoàng Quốc Việt  nơi Khánh đang theo học khẳng định.

Để thử kiểm tra xem khả năng của em, chúng tôi liền yêu cầu cậu bé đọc thuộc lòng bảng cửu chương từ 2 đến 9, Khánh nhanh nhảu đọc một mạch mà không vấp bất kỳ lỗi nào. Sau đó, chúng tôi đưa ra lần lượt các bài tập toán nâng cao lớp 3 từ trắc nghiệm đến tự luận, bài nào em cũng nhanh chóng nhẩm ra đáp án và giải được hết.

Một học trò giỏi, ngoan của trường...

Không những thông minh mà trí nhớ của Khánh cũng hơn hẳn những bạn cùng trang lứa. Đó là biệt tài nhớ số điện thoại, chỉ cần đọc qua một lần là nhớ mãi.

Chị Nguyễn Thị Thanh Lê người hàng xóm của Khánh cho biết: "Tuy nhỏ, nhà thì không có điều kiện như những đứa trẻ khác, song tôi chưa thấy cháu bé nào thông minh, hiền lành và thật thà như thế. Hầu như ai trong xóm cũng bảo cháu là thần đồng. Khi hỏi về số điện thoại của bất cứ ai cháu cũng đều nhớ rõ và đọc vanh vách. Khánh nhận thức rất lanh, đầu óc cháu như một cái máy vi tính vậy”.

Nhận thấy con mình có những khả năng vượt trội như thế trong khi gia đình lại không có điều kiện để đầu tư nhiều cho con, anh Phạm Hồng Hà - bố của Khánh làm nghề tiện chia sẻ: "Ngay từ khi cháu còn học lớp 1, gia đình tôi đã viết đơn đặc cách xin cho cháu học vượt lên lớp 3 luôn, nhưng nhà trường không cho phép vì cháu còn quá nhỏ, hơn nữa quá trình học tập phải theo từng bước thì kiến thức mới vững vàng được”.

Nói về ước mơ của mình, Khánh ngây thơ đáp: "Sau này cháu muốn trở thành một bác sĩ giỏi để có thể chữa bệnh cho mọi người".

Thầy giáo Nguyễn Dũng hiệu trưởng nhà trường cho biết: "Em Phạm Quốc Khánh có một tố chất thông minh và một trí nhớ khác thường. Nhà trường vô cùng hãnh diện về những thành tích mà em đã đạt được. Gọi em là thần đồng thật xứng đáng bởi em có một trí tuệ tuyệt vời.

Trên lớp, em luôn ngoan ngoãn, lễ phép với các thầy cô giáo nên mọi người ai cũng quý mến và yêu thương em. Qua đây, xin đề nghị các cấp lãnh đạo, đặc biệt là ngành giáo dục, các nhà tài trợ hãy quan tâm hơn nữa để tạo điều kiện cho em phát triển khả năng của mình. Tôi tin rắng nếu em được ở trong một môi trường tốt hơn thì có lẽ tài năng của em sẽ vượt xa hơn thế nữa”.

26 tháng 3 2016

ôi zời chữ @@!

8 tháng 4 2018

Hơn một tháng trước khi bước vào năm học mới, xem buổi truyền hình nào, đọc tờ bào nào em cũng thấy nói về tình hình lũ lụt ở đồng bằng sông Cửu Long. Những ngày ấy có biết bao việc làm tình nghĩa “lá lành đùm lá rách” làm em xúc động. Em còn nhớ rõ một việc.

Hôm ấy là ngày chủ nhật, em cùng mẹ ra chợ. Trong khi chờ mẹ mua một vài thứ đồ ăn, em chợt nhìn thấy ở phía trước có mấy anh chị thanh niên và mấy bạn thiếu niên đeo khan quàng đỏ. Họ đứng thành nhóm. Một chị trong số họ đang nói gì nhưng vì xa quá nên em nghe không rõ. Nhóm người tiến dần về phía em. Lúc họ đến gần, em nhận ra có một bạn thiếu niên đi trước, hai tay bê một cái hộp gỗ nhỏ. Rồi nhóm người dừng lại. Mấy cô bác xung quanh em cũng dừng lại hướng về phía chị thanh niên có khuôn mặt xinh xắn đang nói:

- Thưa cô bác, đồng bào ở đồng bằng sông Cửu Long đang bị tai họa lũ lụt rất nặng nề. Lá lành đùm lá rách, xin cô bắc đóng góp chút ít vào quỹ cứu trợ đồng bào vùng lũ lụt. Chúng cháu là nhóm cứu trợ của Thành đoàn.

Có mấy người nghe vậy thì bước tới, nhét qua khe hở chiếc hộp gỗ mấy tờ giấy bạc, không biết là bao nhiêu. Lúc ấy ngay bên cạnh em có một người phụ nữ mặc quần áo trông rất diện, đang cúi xuống mua hàng. Có lẽ mặc cả không xong món gì đấy, bà ta đứng thẳng dậy, toan đi thì nhóm cứu trợ đến:

- Cô ơi, xin cô đóng góp cứu trợ đồng bào bị lũ lụt.

Đôi mắt bà ấy chợt sầm xuống:

- Lại đóng góp nữa!

Rút một tờ hai ngàn từ xấp tiền đang cầm trên tay, bà ta bực dọc nhét vào cái hộp quyên góp. Rồi hướng về mấy người xung quanh, bà ta như phân bua:

- Thật là như mắc nợ. Nào là đóng góp ở phường, nào là đóng ở cơ quan, rồi quỹ từ thiện, rồi hội phụ nữ … sức mấy mà chịu nổi! Thôi thì cũng đóng góp với quyên đi cho rồi!

Chị thanh niên trong nhóm cứu trợ sững người, mặt ngơ ra; chị định cười gượng mà tự nhiên hai mắt lại hoe hoe. Một lát sau chị mới lấy lại vẻ tự nhiên. Đúng lúc ấy, một em gái nhỏ không biết từ đâu chạy đến bên chị. Em bé đưa vào tay chị một tờ tiền và nói:

- Chị ơi! Đừng buồn nữa chị. Chị cho em đóng góp với nhé! Nhưng em chỉ có năm tram thôi, nhận cho em đi nghe chị!

Chị thanh niên sung sướng nhìn em bé. Một tay xoa lên tóc em và chị chói:

- Chị nhận chứ! Món tiền này tuy nhỏ nhưng ý nghĩa thì rất lớn đấy!

Được chứng kiến hai sự vật trái ngược nhau trong một khoảng khắc ngắn ngủi, em thấy lòng bâng khuâng khó tả.

3 tháng 4 2017

forever young cút cút

3 tháng 4 2017

haa biết chết liền

20 tháng 3 2016
Nhắc đến em - Một học sinh của trường Tiểu học Tân Bình, thị xã Đồng Xoài ai cũng phải ấn tượng khi gặp em ngay từ lần đầu tiên. Cô học sinh người dân tộc Tày có làn da trắng trẻo, giọng nói trầm ấm và dáng đi nhanh nhẹn, luôn nở trên môi nụ cười tươi thắm khi gặp gỡ và trò chuyện với mọi người. Cô học trò mà chúng tui muốn nhắc tới là em Mạc Thảo Ngọc hiện đang học lớp 5A, trường TH Tân Bình - Một ngôi trường nằm ở phường trung tâm của thị xã Đồng Xoài.
 
Em Mạc Thảo Ngọc tham gia thuyết trình về 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng.
Sinh ra trong một gia đình có điều kiện không mấy khá giả, mẹ làm nghề buôn bán, ba làm rẫy nên ngay từ nhỏ em đã xây dựng cho mình một ý thức tự lập cao, luôn phấn đấu hết mình trong học tập và rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên gương mẫu, cháu ngoan Bác Hồ. Với sự cố gắng đó, trong những năm học vừa qua em đều đạt danh hiệu học sinh giỏi cấp trường. Đặc biệt, trong năm học 2011 - 2012, 2012 - 2013 em đã đạt giải nhất, nhì trong cuộc thi giao lưu “Tiếng việt của chúng em” cho học sinh dân tộc thiểu số cấp thị xã, học sinh giỏi Violympic tiếng anh, toán cấp tỉnh. Ngoài ra, em còn là học sinh giỏi các môn: anh văn, tin học, tiếng việt cấp trường; đạt giải nhất cuộc thi viết chữ đẹp, nét vẽ mầm xanh cấp trường.
Không chỉ đạt nhiều thành tích cao trong học tập, em còn là Liên đội trưởng của trường TH Tân Bình B, là đội trưởng đội văn nghệ-Aerobic, đội nghi thức của trường; lớp trưởng lớp múa dân gian, đội văn nghệ của Nhà Thiếu nhi thị xã. Trong phong trào Đội, em luôn là đội viên xuất sắc đi đầu trong các hoạt động. Chăm chỉ, học giỏi, năng nổ trong các hoạt động nhưng em cũng rất khiêm tốn, lễ phép với thầy cô, hòa nhã, cởi mở và hay giúp đỡ bạn bè, đặc biệt em luôn có ý thức đoàn kết, kỷ luật cao.
Chúng tui gặp em vào một buổi sáng mùa hè, khi các bạn học sinh đang tham gia sinh hoạt hè tại trường, em đang hướng dẫn sinh hoạt cho các em học sinh khối lớp 3. Nhìn khuôn mặt lanh lợi, luôn vui vẻ, tươi cười khi nói chuyện với chúng tui thấy em thật dễ gần, dễ mến. Khi chúng tui hỏi: Ước mơ của em là gì? Em hồn nhiên trả lời: “Em mơ ước sau này trở thành bác sĩ để cứu giúp những người cùng kiệt mắc bệnh không có điều kiện chạy chữa; để cứu giúp những em nhỏ mắc bệnh tim bẩm sinh không có điều kiện được đến trường”.
Ước mơ của cô học trò nhỏ bé thật là ý nghĩa biết bao. Chúng ta cùng chúc cho ước mơ của em sẽ thành sự thật và em sẽ mãi là một học sinh xuất sắc, một thủ lĩnh Đội tiêu biểu của Liên đội Tiểu học Tân Bình.
20 tháng 3 2016

NGUYỄN BÁ NGỌC: Quên mình hy sinh

Là học sinh lớp 4B trường cấp 1 xã Quang Trung, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa. Ngày 04/4/1965, máy bay Mỹ ném bm bắn phá, lúc ấy người lớn đã ra đồng làm việc, trong nhà chỉ có trẻ em. Nghe tiếng máy bay, Ngọc đã chạy xuống hầm chợt nghe nhà bên có tiếng khóc to, không chút chần chờ, Ngọc nhào lên chạy sang nhà Khương thì thấy bạn đã bị thương, còn hai em nhỏ của Khương đang kêu khóc. Ngọc vội bế và dìu hai em xuống hầm, gần tới nơi trú ẩn thì giặc lại thả bm và anh đã bị trúng đạn vào lưng rất nguy hiểm. Sau khi cứu được 2 em nhỏ rồi Ngọc mới tái mặt, lả đi. Vết thương quá nặng nên Nguyễn Bá Ngọc đã hy sinh vào lúc 02 giờ sáng ngày 05/4/1965 tại bệnh viện.

Tấm gương dũng cảm của Nguyễn Bá Ngọc đã được Đảng và Nhà nước truy tặng danh hiệu liệt sỹ và Huân chương Chiến công Hạng Ba. Với ý chí kiên cường và lòng dũng cảm, Nguyễn Bá Ngọc là tấm gương sáng tuổi xanh.

Bảy mươi hai năm ghi dấu một chặng đường phát triển và trưởng thành của tổ chức Đội với lớp lớp các thế hệ đội viên đã trở thành những nhà lãnh đạo, những công dân ưu tú của xã hội, những tiến sỹ, kỹ sư, bác sỹ, những nhà khoa học, thầy cô giáo, những công nhân có bàn tay vàng… Hôm nay đây, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự dìu dắt của Đoàn và sự chăm lo của toàn xã hội, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, thiếu niên, nhi đồng Việt Nam đang có những thuận lợi, thời cơ mới để tiếp bước cha anh rèn đức, luyện tài, xây dựng tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh ngày càng vững mạnh./.

18 tháng 2 2016

Gia đình là một mái ấm thân yêu của em. Em yêu gia đình của mình. Em sẽ học thật giỏi để không phụ lòng cha mẹ đã dạy dỗ em nên người.hihi

18 tháng 2 2016

Xin chào các bạn! Nhân buổi họp tổ đầu tiên của năm học, tôi sẽ giới thiệu về gia đình mình cho các bạn nghe. Gia đình tôi luôn tràn ngập tiếng cười và hạnh phúc.

Gia đình tôi có sáu người: ông bà, bố mẹ, anh tôi và tôi. Ông tôi năm nay đã bảy tư tuổi rồi. Tóc ông bạc trắng. Dáng người ông thấp đậm. Tuy đã già nhưng ông vẫn tham gia các hoạt động của phường. Hiện ông đang làm tổ trưởng dân phố. Ông rất thích đọc báo và xem ti vi. Còn bà tôi năm nay đã sáu mươi tám tuổi. Mắt bà sâu và vẫn còn đen lắm, Người bà gầy gầy nho nhỏ. Cũng giống như ông, bà tôi cũng tham gia hoạt động xã hội. Hiện giờ, bà đang là Chủ tịch Hội chữ thập đỏ của phường. Bà rất thích ăn bánh ngọt, uống bột ngũ cốc và đặc biệt, các bạn có biết không, bà nấu ăn rất ngon. Bố tôi đã gần năm mươi tuổi, dáng người cao ráo, khoẻ mạnh. Bố tôi có đôi mắt giống bà – đen láy. Khuôn mặt bố tôi vuông chữ điền nên trông bố hơi nghiêm nghị… Bố là cán bộ làm việc ở Nhà xuất bản Giáo dục. Mọi người nói bố tôi là một cán bộ có năng lực, tính tình vui vẻ, hoà đồng nên ai cũng quý. Bố tôi thích xem thể thao, chơi bóng bàn và bóng đá. Ngoài ra, bố tôi còn rất thích uống cà phê. Tuy công việc nhiều nhưng tối nào bố cũng cố gắng về sớm hỏi han tình hình học tập của anh em chúng tôi. Còn mẹ tôi, mẹ tôi năm nay ngoài bốn mươi tuổi. Mẹ là giáo viên giảng dạy của Trường cán bộ phụ nữ Việt Nam. Mẹ tôi có mái tóc ngắn ánh nâu, hơi xoăn. Mẹ hơi thấp, không xinh nhưng rất ưa nhìn. Với tôi, mẹ là người phụ nữ tuyệt vời nhất. Mẹ thích chơi cầu lông, thích ăn bánh quy. Mẹ nấu ăn cũng rất ngon. Anh tôi năm nay hơn hai mươi tuổi. Anh tôi cao lắm, gần mét tám. Anh có mái tóc màu nâu đen, hơi rủ xuống trán trông rất đẹp. Năm nay anh đã là sinh viên năm thứ ba Trường đại học Luật Hà Nội. Anh tôi học giỏi, vui tính nên được nhiều người mến. Anh rất thích chơi bóng, uống cà phê và ăn sô cô la. Anh rất quan tâm đến tôi. luôn chỉ bảo cho tôi cách giải những bài toán khó. Còn tôi, nhân vật cuối cùng trong gia đình, các bạn biết rồi đấy, tôi là Nguyễn Tiến Phong, năm nay tôi mười một tuổi. Tôi rất thích xem truyện, chơi bóng đá và ăn sô cô la giống anh tôi. Tôi rất muốn sau này trở thành một bác sĩ giỏi để cứu giúp mọi người.

 

Gia đình đúng là cái nôi nuôi tôi khôn lớn từng ngày. Tôi rất yêu quý gia đình tôi. Tôi tự nhủ và khuyên mọi người hãy tôn trọng và giữ gìn tổ ấm thân thương của mình.

12 tháng 3 2016

giúp mk đi khocroi

12 tháng 3 2016

trả lời đi

 

4 tháng 3 2016

Vườn kiểng nhà em có nhiều loại cây quý. Nào là thiên tuế, vạn tuế, bồ đề, nguyệt quế, trúc… loài nào cũng có. Nhưng mọi người đều khen cây mai có giá trị nhất. Hôm trước tết vài tháng, ba thuê người đào lên đặt vào chậu, để ngay trước sân nhà. Đó là cây mai nội em trồng đã hơn sáu, bảy mươi năm nay.

mai-vang

– Hoặc có thể mở bài như sau: Chưa có mùa xuân nào vườn hoa nhà em lại nở nhiều bông như xuân năm Ất Dậu này. Hình như chúng đua nhau thi tài, khoe sắc, xem ai đón xuân đúng ngày, đúng tháng theo “dự kiến” của cô chủ. Vừa mới 26, 27 Tết, chúng đã rục rịch hé nở. Nào hồng, nào huệ, nào cúc, rồi lay ơn, thược được… loài nào cũng đẹp cũng thơm. Nhưng em thích nhất vẫn là cây mai vàng mà ông nội trồng cách nay hơn năm mươi năm được bố đưa vào chậu kiểng đặt ngay ở góc phải sân nhà. 

Bài làm 3

c) Tả cây dừa 

Chiều chiều, em thường cùng bố mẹ đi dạo mát ở bờ biển. Ở đây có nhiều cảnh vật mà em thích. Còn gì thú vị bằng được ngồi dưới những gốc dừa nhìn ra biển cả, tận hưởng những làn gió từ đại dương thổi vào. Những cây dừa đã trở thành những người bạn thân thiết của em từ lúc nào cũng không biết nữa. – Hoặc có thể mở bài như sau: Cứ mỗi lần về quê ngoại chơi, tôi lại thích đi dọc theo hàng dừa dạo mát. Vườn nhà ngoại tôi bát ngát dừa là dừa vì đây là xứ dừa, nhìn tới đâu cũng thấy dừa. Những trưa hè mà ngồi ở dưới gốc dừa, tận hưởng những cơn gió thoảng qua, nghe rừng dừa rung lên những bản nhạc không lời, lúc trầm, lúc bổng thì thật là thú vị.undefined

4 tháng 3 2016

    Cầm những con bướm ép màu huyết dụ, đẹp như những con bướm trong tranh vẽ mà chị Hương đưa cho, lật qua lật lại bỗng tôi reo lên: “A ! Em biết rồi ! Chị ép bằng những cánh phượng vĩ phải không?" Chị tôi cười nói: “Giỏi lắm! Em biết chị nhặt những cánh phượng này ở đâu không? Ngay trong sân trường em hôm đi đón em đấy! Cây phượng này do chính lớp chị trồng đấy. Nhặt những cánh phượng rơi mà lòng chị bồi hồi. Mới đó mà đã tám năm rồi!”. Cây phượng ở sân trường em có lai lịch như vậy đó. 

9 tháng 4 2017

Bài này từ năm ngoái nha:

Buổi chiều mùa đông giá lạnh, lại mưa nhỏ, tôi và em tôi không ai muốn đi chợ, nhưng chiều nay gia đình tôi chưa có thức ăn. Là anh cả, tôi đành khoác áo mưa đi chợ, sau khi dặn em đóng cửa cẩn thận, vì ngoài trời rất lạnh. Trong buổi chợ chiều ấy, tôi đã thấy hình ảnh một cụ già phải ra chợ ăn xin và câu chuyện ấy như sau:

Bà cụ tuy không tàn tật, nhưng đã già lắm. Mái tóc bạc trắng, rối bời trong chiếc khăn đen bạc. Bà mặc chiếc áo bông đã cũ, có chỗ vá. Khi bà chìa tay xin mấy cô bán hàng, không hiểu làm sao tôi thấy nghẹn nghẹn, không dám nhìn... Có một bán hàng trẻ la lên: " Bà tránh ra cho mọi người vào mua hàng. Đây không phải là chỗ cho bà ăn xin... Khổ lắm...". Song có lẽ, chỉ mình cô bán hàng ấy kêu lên như vậy, còn tất cả đều cho bà tiền ( dù rất ít ).

Bỗng có một anh thanh niên đi tới, giải thích với mọi người về hoàn cảnh éo le của bà, vì anh là người hàng xóm của bà, anh rất hiểu. Anh đưa cho bà hai nghìn đồng và chiếc bánh mì rồi nói: " Để cháu dắt bà về nhà, ngoài trời lạnh lắm bà ạ". Tôi vội chạy theo đưa cho bà tờ 5 nghìn và nói:" Bà ơi ! Tờ màu xanh này là lộc đấy ạ, nó giúp cho mình cảm giác bình yên ( dù không hiểu lắm ) ". Đôi tay nhăn nheo và chai sờn của bà nắm lấy tay tôi, tôi thấy mắt bà hơi hoen đỏ. Anh thanh niên cười , bảo:" Em rất ngoan, em bé ạ ".

Tôi chắc chắn bà cụ sẽ được những người xung quanh giúp đỡ hoặc anh thanh niên sẽ đưa bà đến nơi dưỡng lão dành cho người già đơn côi. Bóng bà cụ cứ đi xa dần. Tôi bỗng thấy lòng mình ấm lại giữa trời chiều mùa đông lạnh giá...

10 tháng 4 2016

Mỗi người đều có một ước mơ của mình, người thì ước làm chú bộ đội, người ước làm cô giáo, người ước làm phi công. Và em cũng có ước mơ của mình. Ước mơ của em chính là trở thành nhà văn.

Khi em kể cho mọi người về ước mơ này, nhiều người cho rằng em là người thật lãng mạn. Làm nhà văn thì sẽ phải có tâm hồn lãng mạn, biết quan sát, sống tình cảm, chan hòa với mọi người. Từ bé em đã đọc sách của chú Nguyễn Nhật Ánh, chú ấy viết rất hay, em bị lôi cuốn bởi cách viết giản dị nhưng tình cảm của chú ấy.Sau này em cũng muốn trở thành một nhà văn, có thể được đi đến rất nhiều nơi, gặp gỡ nhiều người, thăm quan nhiều nơi và có thể bắt đầu viết. Có lẽ khi đó cảm xúc sẽ rất nhiều và em sẽ có tác phẩm hay. Nếu được làm nhà văn thì em sẽ thành người nổi tiếng, được nhiều người biết đến, em sẽ có những cuốn sách của riêng mình, có thể mang đi khoe mọi người về sản phẩm của em.

Vì ước mơ muốn làm nhà văn nên từ bây giờ em phải đọc thật nhiều, viết thật nhiều thì sau này mới có thể viết tốt được. Em rất ngưỡng mộ những nhà văn, nhà thơ vì họ có một đời sống tinh thần rất phong phú. Họ làm đẹp cho đời bằng những trang viết, và em cũng muốn trở thành những người như vậy.

Em thích tự do, thích bay nhảy nên em không thích những việc phải ngồi một chỗ. Em nghĩ làm nhà văn phải đi nhiều, sống nhiều thì mới có những tác phẩm hay và ý nghĩa. Em sẽ cố gắng thật nhiều để có thể đạt được ước mơ của mình.

Dù con đường mà em đi còn rất dài nhưng em nghĩ nếu mỗi người có ước mơ, biết cố gắng và phấn đấu thì chắc chắn sẽ làm được.Em muốn viết những cuốn sách về gia đình, tình bạn, tình yêu, cuộc sống. Em sẽ giành tặng ba, tặng mẹ vì họ là những người sẽ luôn bên cạnh em, động viên cố gắng em học tập thật tốt.

Em sẽ cố gắng để đạt được ước mơ ấy.

 
5 tháng 12 2016

Là một con người có ai mà không có ước mơ! Ai cũng canh cánh trong lòng những ước mơ, những hoài bão. Ta thấy rằng trong một xã hội, có người thế này có người thế khác, có người thì có hoàn cảnh thuận lợi, đủ điều kiện để phát huy hết năng lực của mình, cho nên ở họ có những ước mơ rất vĩ đại, lớn lao, chẳng hạn như: Họ ước mơ sau này sẽ trở thành một nhà lãnh đạo thiên tài xuất chúng, hoặc là sẽ trở thành một nhà kinh tế lớn…Bên cạnh đó cũng có những người do hoàn cảnh,hoặc điều kiện về thể chất không cho phép, ở họ ước mơ không to lớn, có thể chỉ đơn giản là: Cố gắng làm sao để sau này có được cái nghề, hoặc một công việc gì đó trong tay đủ nuôi sống bản thân.v.v. Đó là những gì mà em thấy được trên báo chí, thực tế trong nhiều năm qua.Riêng bản thân em con người của thế hệ trẻ em cũng có những ước mơ và hoài bão.Ước mơ thi em có rất nhiều như:Bác sĩ,kỹ sư,giáo viên…!!!Thế nhưng ước mơ và hoài bão lớn nhất của em là trở thành một giáo viên để có thể truyền dạy cho thế hệ sau.

Những ngày ngồi trên lớp nghe cô giảng bài, tôi thấy yêu hình ảnh cô giáo một cách rất lạ lùng. Giọng cô đọc bài êm êm như cuốn hút tôi vào cái nghề cô giáo đầy thú vị. Từ hôm ấy, tôi về tập trung những đứa trẻ trong xóm lại và bắt đầu với bài học đầu tiên. Các bạn biết không, tôi cũng lấy viên phấn viết lên cái bảng đen nho nhỏ rồi gọi từng đứa lên đọc. Những đứa trẻ ngây thơ, nét mặt hồn nhiên đứng nghiêm trang với cái giọng ngọng nghịu, không thành tiếng.

Thế nhưng không biết vì sao tôi vẫn yêu quý chúng. Tôi ngon ngọt dỗ dành từng đứa một để chúng khỏi ra về. Tôi phát cho mỗi đứa một que phấn rồi dạy chúng cách viết. Chúng nó chỉ vẽ chằng chịt ra đất, chẳng đứa nào viết được thành chữ. Tôi kiếm cho mỗi đứa một tờ bìa cứng để làm bảng. Mỗi lần tôi kiểm tra chúng lại viết vào chiếc bìa đó rồi lần lượt đưa lên cho tôi chấm điểm.

Tôi cũng lấy bút đỏ viết vào tấm bảng ấy mấy lần làm lời phê. Mặc dù chưa biết đọc nhưng bọn trẻ, đứa nào cũng thích thú, tíu tít khoe với nhau những lời phê làm tôi thêm say mê nghề giáo viên. Tôi đã có rất nhiều kỷ niệm trong những ngày làm cô giáo. Có những hôm khi tôi đang dạy học thì mẹ đi chợ về. Mặc dù tôi đã vội vàng thu dọn mọi thứ nhưng rồi bí mật đó cũng bị “bật mí”. Khi đó, mẹ tôi cũng khuyến khích tôi rằng: “Con hãy cố gắng học thật giỏi đi đã rồi mới thực hiện ước mơ đó. Con có sự đam mê với cái nghề mà mình thích cũng là tốt lắm rồi. Con hãy cố gắng thật nhiều nhé!”.

Rồi có một lần tôi đang hí hoáy viết lên bảng thì các bạn cùng lớp với tôi vào nhà chơi. Chúng nó nhìn tôi cười, nói đùa: “Ngày mai, cậu vào dạy chúng tớ nữa nhé!”. Lúc này, mặt tôi đỏ lên nên chỉ cười với chúng nó một cái thôi. Sau lần đó, tôi chợt nghĩ rằng: “Thôi, từ nay không dạy nữa!”. Nghĩ thế nhưng không biết vì sao mỗi khi nhìn thấy những đứa trẻ ngoan ngoãn đáng yêu ấy thì cái gì đó cứ cuốn hút tôi, mặc cho các bạn chế giễu nhưng tôi vẫn cứ dạy. Tôi vô cùng sung sướng khi nhìn ngắm những đứa trẻ có đôi má hồng bụ bẫm cùng với chiếc bím đuôi gà thật xinh đang tíu tít gọi tôi khi thấy tôi đi đâu về. Lúc ấy, trông chúng như bầy chim non vừa rời tổ.

Các bạn ơi! Tôi chưa từng trở thành một giáo viên mà cứ tưởng như là một cô giáo rồi. Tối đến, khi học bài xong tôi lấy quyển vở ra và chuẩn bị bài trong sách giáo khoa, xem xét từng câu hỏi một. Tôi cứ tưởng như mình đang làm việc soạn giáo án của một cô giáo. Có khi tôi còn viết mẫu chữ vào quyển vở cho từng đứa. Những dòng chữ đúng cỡ đều đặn hiện lên trang giấy ngày thêm dày đặc. Tôi nghĩ ngày mai sẽ trao những quyển vở này cho từng đứa. Lúc ấy, chúng nó sẽ vui mừng biết mấy và thêm yêu thương, quấn quýt bên mình.

Hằng ngày, nhìn từng đứa trẻ phải làm việc khổ cực để phụ giúp cha mẹ mà không được xách cặp đến trường, lòng tôi lại thêm đau đớn. Tôi sẽ cố gắng thật nhiều để sau này trở thành một giáo viên dạy cho những đứa trẻ nghèo khó, để tránh đi tình trạng thất học cho đất nước. Ngày đêm tôi mong muốn những đứa trẻ học sinh tôi dạy sẽ học thật giỏi. Trong tương lai, chúng nó sẽ trở thành những nhà thơ, nhà văn, những người có ích cho đất nước… Tôi tin mình sẽ đạt được ước mơ ấy. Tôi sẽ phấn đấu bằng mọi giá để đạt được nó.