Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Mở bài: Giới thiệu nhân vật miêu tả (Ông Tiên)Đặt tình huống cụ thể: Cuộc gặp gỡ trong mơ với ông tiên để qua đối thoại, qua quan sát miêu tả nhân vật.
2. Thân bài: Dựa vào truyện cổ tích để tả:
- Ngoại hình:
+ Xuất hiện toàn thân toả ánh hào quang, huyền ảo.
+ Dáng vẻ ung dung, mặc bộ quần áo chùng cổ xưa, ống tay rộng.
+ Tay chống gậy trúc, hoặc cầm cây phất trần, hồ lô…
+ Khuôn mặt hiền từ phúc hậu, đôi mắt tinh anh, vầng trán rộng,…
+ Râu tóc trắng phau, da dẻ hồng hào,…
- Việc làm và tính cách: hiền hậu, hay giúp đỡ những người bất hạnh...
+ Luôn quan tâm theo dõi mọi chuyện trong dân gian.
+ Xuất hiện kịp thời để giúp đỡ người lương thiện và trừng trị kẻ ác.
+ Giọng nói ấm áp, ân cần, gần gũi với những người bất hạnh.
+ Ban phép lạ, gỡ bí cho người lương thiện.
+ Thường biến mất sau mỗi lần hoàn thành xứ mệnh.
3. Kết bài: Nêu tình cảm, suy nghĩ của em với ông Tiên: yêu quý, kính trọng,... muốn làm nhiều việc thiện, việc tốt giống ông Tiên trong những câu chuyện dân gian.
Bài làm 1
Vừa đọc xong tập truyện cổ tích, em ngủ khiếp đi lúc nào không hay. Trong mơ, em thấy mình bồng bềnh rồi lạc vào một sứ sở lạ kì.
Ồ, đẹp chưa kì! Trước mắt em là cảnh vật chưa từng thấy bao giờ. Mây trắng như tuyết sà thấp xuống la đà bên những phiến đá. Cạnh đó là vườn hoa đủ sắc màu rực rỡ. Hương thơm theo gió tỏa lan. Không có nắng những ánh sáng phát ra phiến đá tròn vẫn rực hồng cả khoàng không. Em đi vài bước nữa, một rừng hoa hiện lên cho em một cảm giác thật bất ngờ. Cơn gió thổi nhè nhẹ mang theo hương hoa, cỏ lạ. Chị Hồng, chị Huệ thật xinh xắn đang say sưa ngắm mình trong bầu trong khí yên tĩnh. Một tiếng nổ nhỏ làm em giật mình. Mộtđám mây nhỏ đang từ từ bay về phía em. Một ông lão phương phi hiện ra. Em chưa kịp cúi chào thì ông đã lên tiếng: "Chú bé đừng sợ! Ta là Bụt đây mà!" Thì ra, đây là vị tiên đã giúp anh Khoai có cây tre trăm đốt.
Trông Bụt Thật hiền từ. Dáng ông nhẹ nhàng, thanh thoát. Ông khoác lên mình chiếc áo choàng trắng với những đường viền vàng óng. Tay ông cầm chiếc gậy trúc. Mõi bước ông đi là mỗi cụm mây nhỏ vươn theo gót chân. Mái tóc ông bạc trắng. Chòm râu dài mềm mại. Em thích được nhìn vào mắt ông.Đôi mắt hiền từ mà sáng như sao. Ông đến sát bên em. Cả người ông toát lên một mùi thơm dịu nhẹ. Ông khẽ nói: "cháu bé ngoan lắm, làm được nhiều việc tốt tathưởng cho đóa hoa này!" Ông đưa tay vẫy nhẹ. Lạ thât! Đóa hoa từ từ bay đến bên em.Đóa hoa rực rỡ đủ màu. Ông dặn em cất kỹ đóa hoa này. Mỗi lần em làm được việc tốt hoa sẽ tỏa hương và mọi điều ước của em sẽ thành sự thật. Ông đưa tay vuốt nhẹ lên tóc em rồi theo làn mây biến mất.
Có tiếng gọi mẹ. Em tỉnh dậy. Thì ra, đó chỉ là giấc mơ. Nhưng em cứ nghĩ mãi về đóa hoa của ông Bụt. Làm nhiều việc tốt thì hoa sẽ tỏa hương và mọi điều ước sẽ thành. Em sẽ nghe theo lời Bụt.
Bài làm 2
Buổi tối hôm đó, nằm thiu thiu ngủ trên đùi của bà. Sau khi nghe kể một câu chuyện cổ tích: Ngày xửa ngày xưa…..cái thuở hồng hoang ấy, cái hồi mà thần tiên sống lẫn lộn giữa loài người. Rồi giấc mơ dến với tôi tự lúc nào và điều kì lạ là trong giấc mơ tôi đã gặp một ông tiên giống hệt ông ngoại tôi đã mất.
Ông tiên nầy có bộ râu thật đẹp, năm chòm suôn đuột, bạc trắng như râu mấy chú hát tuồng hay đeo. Da dẻ ông hồng hào, tôi quan sát kĩ thấy ông chưa có nếp nhăn nào cả. Không biết ông đã bao nhiêu tuổi rồi mà đôi mắt ông còn tinh anh lắm. Khuôn mặt ông phúc hậu, nhân từ, nhìn tôi như nhìn thấy cháu ruột của mình. Ông mặc bộ đồ trắng, trắng lắm, không phải bằng vải mà hình như bằng mây khói thì phải. Tóc của ông như sương tuyết nửa búi cao nửa xoã xuống hai bên. Trông ông mờ ảo như ngọn núi Sơn Chà khi gió mùa kéo về mây giăng tứ phía. Như có cảm giác gặp lại ông ngoại, tôi vòng tay cúi đầu thật thấp và lí nhí : “Chào ông ạ!” Ông cười thật to, làm tôi giật cả người. Cây phất trần đưa qua đưa lại trên đầu tôi làm cho tôi có cảm giác thật dễ chịu. Giọng ông ôn tổn, tình cảm: “ Ta không phải là ông ngoại của con, ta là ông Bụt trong truyện Tấm Cám đây. Ta đã giúp đỡ rất nhiều người bằng phép thuật của mình. Đó là những người đau khổ, chịu nhiều áp bức bất công. Nhiệm vụ của ta đấy con ạ!”Tôi muốn ông giúp đỡ những đứa trẻ nghèo khổ chưa được đến trường, những đứa bé bất hạnh, mồ côi, những mảnh đời tội nghiệp đang cần những bàn tay phù trợ như ông.Và một điều nữa nhờ ông nhắn lạ với ông ngoại tôi rằng: tôi rất nhớ ông ngoại và cố gắng học thật giỏi, sống thật ngoan để ông ngoại dưới suối vàng được yên lòng và vui vẻ. Ông tiên cười thật hiền và nói sẽ làm được những điều tôi mong muốn.
“Chà! Muỗi cắn thế mà con bé ngủ ngon thật”Tiếng bà ngoại tôi kéo tôi trở về với thực tại. Tôi rất tiếc vì chưa được nói chuyên nhiều với ông tiên, nhưng qua giấc mơ nầy tôi lại thêm quí mến ông , dù trong tôi vẫn còn lảng vảng một câu hỏi: có thật là đã có ông tiên không nhỉ?
Chuyến đi thăm quan Ao Vua vừa qua đã để lại trong em nhiều ấn tượng sâu sắc. Em nhớ mãi cảm xúc phấn khởi, hăng say và thích thú trong chuyến đi ấy.
Đêm trước hôm khởi hành, em hồi hộp và bồn chồn nên khó ngủ. Em tưởng tưởng ra cảnh núi non điệp trùng, dòng suối trong vắt uốn lượn và em vui đùa với các bạn ở đấy.
Sáng hôm sau, đúng 6 giờ sáng đoàn thăm quan của chúng em bắt đầu khởi hành. Trên xe xôn xao tiếng nói cười của các bạn học sinh. Ai cũng háo hức mong chờ đến địa điểm thăm quan chứ không riêng mình em. Trên đường đi em ngồi bên cửa sổ nhìn ngắm phong cảnh hai bên đường. Xa xa kia có những cánh đồng xanh bát ngát, những chú bò nhởn nhơ gặm cỏ và các bác nông dân cặm cụi cày cấy. Những hình ảnh làng quê này tuy thật bình dị nhưng ở Hà Nội đông đúc, chật chội nơi em ở sao có được…
Sau hai giờ đồng hồ, ô tô dừng chuyển bánh. Khi xuống xe em bỗng thấy choáng ngợp bởi khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ thơ mộng nhiều núi non. Khí hậu thật trong lành và mát mẻ. Mặt hồ trong xanh trôi êm ả với đàn cá vàng tung tăng bơi lội. Ao Vua có nhiều cây cối, suối thác như vậy vì nó trải dài dưới chân núi Tản Viên huyền thoại. Nơi đây thật thích hợp cho những họa sĩ nhí trường em trổ tài.
Các thầy cô đưa chúng em đi bơi. Nước bể xanh biếc. Rất nhiều em Tiểu học xuống bơi. Các em vui đùa té nước thật thích thú. Vẻ mặt mỗi em đều hiện lên nụ cười hạnh phúc rạng rỡ.
Rồi chúng em đi ăn trưa. Các thầy cô trải bạt cho chúng em ngồi. Những món ăn thật đơn giản và ngon miệng: Cơm nắm muối vừng, trứng luộc, bánh mì kẹp chả, còn hoa quả gồm có vải và dưa hấu. Ai cũng ăn nhiều vì đói. Mọi người nói chuyện và cười đùa vui vẻ.
Nghỉ ngơi một chút rồi chúng em được đi thăm quan động Sơn Tinh, Thủy Tinh. Trong động chúng em vừa đi vừa nghe cô giáo kể chuyện truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh. Giọng cô trầm bổng vọng lại từ tiếng nói từ người xưa. Chúng em còn biết thêm về Đức Thánh Tản Viên, một vị thần tốt bụng giúp đỡ nhân dân cày cấy, dệt lụa, chữa bệnh, trị thủy…. khiến cuộc sống nhân dân ấm no và đầy đủ.
Ra khỏi động chúng em tới thăm vườn 54 dân tộc Việt Nam. Có rất nhiều tượng cô gái mặc trang phục dân tộc khác nhau. Này áo hoa cô gái người Mường, kia váy hội của bông hoa rừng H’ Mông…. Xung quanh tượng là những bồn hoa rực rỡ sắc màu.
Tạo hóa thật khéo sắp đặt cho nơi đây một cảnh quan hùng vĩ vừa có núi non vừa có sông nước. Phong cảnh thật hữu tình biết mấy. Nó đem đến cho em những giây phút thanh thản cho tâm hồn.
Thấm thoát đã 4 giờ chiều. Chúng em cùng các thầy cô lên xe trở về ngôi trường thân yêu của mình.
Qua chuyến đi này em cảm thấy gắn bó hơn với bạn bè, thầy cô và thêm yêu mái trường Kinh Bắc. Em còn được biết nhiều hơn về truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh và Đức Thánh Tản Viên. Nhờ đó em thấy thêm yêu quê hương đất nước, thêm tự hào về truyền thống của cha ông ta.
Đã qua gần sáu năm cắp sách đến trường, tôi ấn tượng với rất nhiều thầy cô giáo. Thầy cô luôn để lại trong tôi những hình ảnh đẹp và mãi không phai mờ. Nhưng đặc biệt nhất với tôi và cũng là người tôi quí nhất – thầy giáo dạy thêm cho tôi hồi lớp 5. Dù chỉ học với thầy 1 buổi thôi nhưng tôi rất quý thầy
Tôi thấy rất ít người lựa chọn nghề làm thầy giáo. Thế mà thầy giáo tôi lại rất say mê với sự nghiệp trồng người này. Thầy tâm sự với chúng tôi, thầy muốn làm thầy giáo từ khi học cấp 2. Mỗi lần ngồi nghe thầy giáo giảng bài thích lắm. Trông thầy đứng trên bục giảng chững chạc, tự tin và được học trò yêu mến, thầy đã nuôi ước mơ từ đó. Về nhà, thầy bắt tụi em nhỏ ngồi sắp hàng ngay ngắn và thầy giả làm thầy giáo. Lạ lùng thay, bọn trẻ lại ngồi nghe đến say mê. Không biết chúng hiểu mấy phần “thầy” giảng nhưng đứa nào mặt mũi cũng ngơ ngẩn, say sưa. Có khi “thầy” nói xong rồi mà chúng vẫn ngồi bần thần, lúc đó phải gọi lớn chúng mới như sực tỉnh. Đó là động lực đầu tiên giúp cho ước mơ của thầy thành hiện thực.
Bất ngờ thầy thông báo với gia đình sẽ thi vào Trường Cao đẳng Sư phạm, Khoa Tiểu học. Đó là một cú sốc với gia đình, nhất là người cha của thầy. Gia đình kịch liệt phản đối quyết định của thầy, nhiều lúc làm thầy rất khổ sở nhưng chưa có lúc nào thấy dao động. Thấy vững vàng với quỵết tâm của mình và kiên trì thuyết phục mọi người. Ngày đi thi cũng là ngày thầy buồn nhất. Không một lời chúc, không một sự động viên, thầy đi thi chỉ có một mình. Nhìn chúng ban có người thân châm sóc, thây cũng thấy tủi thân. Nhưng lúc đó thầy nghĩ mình càng phải cứng rắn và mạnh mẽ. Rồi khi đỗ thủ khoa, niềm vui của thầy cũng không được trọn vẹn. Gia đình thông báo sẽ không trợ cấp cho thầy ăn học trong ba năm. Thế là một mình thầy lại phải chống đỡ, xoay sở với biết bao khó khăn trong những năm học Cao đẳng. Vừa đi làm thêm vừa đi học, thầy bất chấp khó khăn để đạt được ước mơ của mình và để chứng minh cho gia đình sự lựa chọn của thầy không sai.
…Nhìn thầy giáo trẻ của chúng tôi lạc quan, hài hước đứng trên bục giảng ít ai có thể nghĩ rằng con đường thầy đã đi thật dài khi phải vượt qua một mình. Nhưng giờ đâỵ thầy là một người thầy rất thành công. Không chỉ là thầy giáo dạy giỏi mà thầy còn được tất cả học trò chúng tôi yêu quí. Chúng tôi yêu quí thầy vì con người thầy tốt bụng. Tuy còn trẻ nhưng trong mắt chúng tôi thầy rất chững chạc, vững vàng. Thầy nghiêm khắc trong giờ học nhưng ngoài giờ thầy như một người khác, gần gũi, thân thiện và hài hước. Thỉnh thoảng, thầy đá bóng với các bạn nam, nhìn lúc đó thầy như trẻ thơ vậy. Đặc biệt, với vẻ ngoài đẹp trai, cao lớn và hát hay nên mỗi khi đứng trên sân khấụ biểu diễn chúng tôi cảm giác đó không còn là thây nữa mà là một nam ca sĩ có tiếng đang phiêu du cùng tình cảm của mình. Ấn tượng nhất là nụ cười của thầy. Thầy cười thật rạng rỡ, nhìn thầy cười người đang buồn bã cũng thấy vui lây.
Có một lần thầy ốm. Không thấy thầy đến lớp cả lớp nhốn nháo hẳn lên. Cuối giờ học chúng tôi đến nhà tìm thầy. Thấy chúng tôi đến, thầy xúc động lắm. Thầy bắt tay từng đứa một, rồi giữ ở lại ăn cơm. Bữa cơm mẹ thầy nấu hôm đó thật ngon và ấm cúng. Thầy trò vừa ăn vừa nói chuyện rôm rả. Dường như cũng nhờ đó mà gia đình hiểu hơn quyết định của thầy.
Bây giờ thật khó để tìm thấy một người con trai Hà thành nào như thầy – thầy giáo dạy Tiểu học của chúng tôi. Với học trò, thầy vừa là thầy giáo nhưng hơn thế – thầy còn là một người bạn lớn.
Mai Thị Quỳnh Nga bn ko thể t i c k cho 1 người 15 lần
mik sẽ ko tin bn
câu này đã được giải rồi bạn nha :
https://hoc24.vn/hoi-dap/question/203709.html
Bài làm
“Quê hương” hai tiếng ấy nghe sao mà gần gũi, thân thương đến lạ. Ai cũng có một quê hương và nhưng kỉ niệm đẹp đẽ gắn với những cảnh vật nơi quê hương yêu dấu của mình. Nhưng em thích nhất quê em vào mỗi buổi sáng nùa hè.
Mỗi buổi sáng sớm, em lại cùng bố mẹ ra công viên tập thể dục và hít thở không khí trong lành. Trên cao, nền trời xanh thẳm, từng đàn mây trắng nhởn nhơ bay cùng chị gió. Lúc ấy, em ao ước được làm mây trắng. Em sẽ bay khắp mọi miền của Tổ quốc và được bay trong vũ trụ bao la. Khi ông mặt trời thức giấc, ánh nắng vàng tươi nhảy nhót trên hoa lá, cỏ cây. Những mầm xanh đang say giấc ngủ đã thức dậy đón chào ngày mới. Ôi! Những mầm xanh mơn mởn thật đẹp. Thế là em lại ước mơ được làm nắng ấm. Ánh nắng ban mai đã làm cho vạn vật tràn đầy sức sống. Nhựa ngọt, hương thơm, khí ấm, cuộc sống vui tươi. Rồi cơn gió hè đưa lại, thoang thoảng đâu đó có mùi hương thơm mát. Mùi hương của cỏ hoa, mùi hương của mặt đất đang rạo rực trong cuộc sống. Em cảm thấy khỏe khoắn lạ thường. Làn gió mát lạnh ấy thật bổ ích. Nó xua tan đi những đám mây mờ, xua tan đi bao nỗi nhọc nhằn. Gió đem về hơi thở của đất trời, hơi nước thơm thơm, man mát. Một ước mơ lại đến trong em. Em lại mơ làm làn gió mùa hè. Gió đem lại bầu không khí trong lành, mát mẻ. Gió giúp bác nông dân vượt bao khó nhọc để cày cấy, gieo hạt giống cho mùa sau. Gió đem thêm sức mạnh cho các chú công nhân hoàn thành bao công trình xây dựng. Ôi! Những ước mơ của em thật đơn xơ nhưng cũng thật to lớn. Em còn mơ nhiều điều khác nữa. Để thực hiện được ước mơ của riêng mình thì ngay bây giờ em phải chăm lo học tập, nghe thầy đua bạn.
Em lại càng nhận rõ phần trách nhiệm của mình đang chờ ở phía trước. Và em thầm mong sẽ trở thành con người có ích, tiếp nối bàn tay xây dựng quê hương của mình ngày càng giàu đẹp.Bài làm
“Quê hương” hai tiếng ấy nghe sao mà gần gũi, thân thương đến lạ. Ai cũng có một quê hương và nhưng kỉ niệm đẹp đẽ gắn với những cảnh vật nơi quê hương yêu dấu của mình. Nhưng em thích nhất quê em vào mỗi buổi sáng nùa hè.
Mỗi buổi sáng sớm, em lại cùng bố mẹ ra công viên tập thể dục và hít thở không khí trong lành. Trên cao, nền trời xanh thẳm, từng đàn mây trắng nhởn nhơ bay cùng chị gió. Lúc ấy, em ao ước được làm mây trắng. Em sẽ bay khắp mọi miền của Tổ quốc và được bay trong vũ trụ bao la. Khi ông mặt trời thức giấc, ánh nắng vàng tươi nhảy nhót trên hoa lá, cỏ cây. Những mầm xanh đang say giấc ngủ đã thức dậy đón chào ngày mới. Ôi! Những mầm xanh mơn mởn thật đẹp. Thế là em lại ước mơ được làm nắng ấm. Ánh nắng ban mai đã làm cho vạn vật tràn đầy sức sống. Nhựa ngọt, hương thơm, khí ấm, cuộc sống vui tươi. Rồi cơn gió hè đưa lại, thoang thoảng đâu đó có mùi hương thơm mát. Mùi hương của cỏ hoa, mùi hương của mặt đất đang rạo rực trong cuộc sống. Em cảm thấy khỏe khoắn lạ thường. Làn gió mát lạnh ấy thật bổ ích. Nó xua tan đi những đám mây mờ, xua tan đi bao nỗi nhọc nhằn. Gió đem về hơi thở của đất trời, hơi nước thơm thơm, man mát. Một ước mơ lại đến trong em. Em lại mơ làm làn gió mùa hè. Gió đem lại bầu không khí trong lành, mát mẻ. Gió giúp bác nông dân vượt bao khó nhọc để cày cấy, gieo hạt giống cho mùa sau. Gió đem thêm sức mạnh cho các chú công nhân hoàn thành bao công trình xây dựng. Ôi! Những ước mơ của em thật đơn xơ nhưng cũng thật to lớn. Em còn mơ nhiều điều khác nữa. Để thực hiện được ước mơ của riêng mình thì ngay bây giờ em phải chăm lo học tập, nghe thầy đua bạn.
Em lại càng nhận rõ phần trách nhiệm của mình đang chờ ở phía trước. Và em thầm mong sẽ trở thành con người có ích, tiếp nối bàn tay xây dựng quê hương của mình ngày càng giàu đẹp.
Bài làm
“Quê hương” hai tiếng ấy nghe sao mà gần gũi, thân thương đến lạ. Ai cũng có một quê hương và nhưng kỉ niệm đẹp đẽ gắn với những cảnh vật nơi quê hương yêu dấu của mình. Nhưng em thích nhất quê em vào mỗi buổi sáng nùa hè.
Mỗi buổi sáng sớm, em lại cùng bố mẹ ra công viên tập thể dục và hít thở không khí trong lành. Trên cao, nền trời xanh thẳm, từng đàn mây trắng nhởn nhơ bay cùng chị gió. Lúc ấy, em ao ước được làm mây trắng. Em sẽ bay khắp mọi miền của Tổ quốc và được bay trong vũ trụ bao la. Khi ông mặt trời thức giấc, ánh nắng vàng tươi nhảy nhót trên hoa lá, cỏ cây. Những mầm xanh đang say giấc ngủ đã thức dậy đón chào ngày mới. Ôi! Những mầm xanh mơn mởn thật đẹp. Thế là em lại ước mơ được làm nắng ấm. Ánh nắng ban mai đã làm cho vạn vật tràn đầy sức sống. Nhựa ngọt, hương thơm, khí ấm, cuộc sống vui tươi. Rồi cơn gió hè đưa lại, thoang thoảng đâu đó có mùi hương thơm mát. Mùi hương của cỏ hoa, mùi hương của mặt đất đang rạo rực trong cuộc sống. Em cảm thấy khỏe khoắn lạ thường. Làn gió mát lạnh ấy thật bổ ích. Nó xua tan đi những đám mây mờ, xua tan đi bao nỗi nhọc nhằn. Gió đem về hơi thở của đất trời, hơi nước thơm thơm, man mát. Một ước mơ lại đến trong em. Em lại mơ làm làn gió mùa hè. Gió đem lại bầu không khí trong lành, mát mẻ. Gió giúp bác nông dân vượt bao khó nhọc để cày cấy, gieo hạt giống cho mùa sau. Gió đem thêm sức mạnh cho các chú công nhân hoàn thành bao công trình xây dựng. Ôi! Những ước mơ của em thật đơn xơ nhưng cũng thật to lớn. Em còn mơ nhiều điều khác nữa. Để thực hiện được ước mơ của riêng mình thì ngay bây giờ em phải chăm lo học tập, nghe thầy đua bạn.
Em lại càng nhận rõ phần trách nhiệm của mình đang chờ ở phía trước. Và em thầm mong sẽ trở thành con người có ích, tiếp nối bàn tay xây dựng quê hương của mình ngày càng giàu đẹp.
Bài làm
“Quê hương” hai tiếng ấy nghe sao mà gần gũi, thân thương đến lạ. Ai cũng có một quê hương và nhưng kỉ niệm đẹp đẽ gắn với những cảnh vật nơi quê hương yêu dấu của mình. Nhưng em thích nhất quê em vào mỗi buổi sáng nùa hè.
Mỗi buổi sáng sớm, em lại cùng bố mẹ ra công viên tập thể dục và hít thở không khí trong lành. Trên cao, nền trời xanh thẳm, từng đàn mây trắng nhởn nhơ bay cùng chị gió. Lúc ấy, em ao ước được làm mây trắng. Em sẽ bay khắp mọi miền của Tổ quốc và được bay trong vũ trụ bao la. Khi ông mặt trời thức giấc, ánh nắng vàng tươi nhảy nhót trên hoa lá, cỏ cây. Những mầm xanh đang say giấc ngủ đã thức dậy đón chào ngày mới. Ôi! Những mầm xanh mơn mởn thật đẹp. Thế là em lại ước mơ được làm nắng ấm. Ánh nắng ban mai đã làm cho vạn vật tràn đầy sức sống. Nhựa ngọt, hương thơm, khí ấm, cuộc sống vui tươi. Rồi cơn gió hè đưa lại, thoang thoảng đâu đó có mùi hương thơm mát. Mùi hương của cỏ hoa, mùi hương của mặt đất đang rạo rực trong cuộc sống. Em cảm thấy khỏe khoắn lạ thường. Làn gió mát lạnh ấy thật bổ ích. Nó xua tan đi những đám mây mờ, xua tan đi bao nỗi nhọc nhằn. Gió đem về hơi thở của đất trời, hơi nước thơm thơm, man mát. Một ước mơ lại đến trong em. Em lại mơ làm làn gió mùa hè. Gió đem lại bầu không khí trong lành, mát mẻ. Gió giúp bác nông dân vượt bao khó nhọc để cày cấy, gieo hạt giống cho mùa sau. Gió đem thêm sức mạnh cho các chú công nhân hoàn thành bao công trình xây dựng. Ôi! Những ước mơ của em thật đơn xơ nhưng cũng thật to lớn. Em còn mơ nhiều điều khác nữa. Để thực hiện được ước mơ của riêng mình thì ngay bây giờ em phải chăm lo học tập, nghe thầy đua bạn.
Em lại càng nhận rõ phần trách nhiệm của mình đang chờ ở phía trước. Và em thầm mong sẽ trở thành con người có ích, tiếp nối bàn tay xây dựng quê hương của mình ngày càng giàu đẹp.
MÌNH LÀM TRÊN WORK NHƯNG CÓP LẠI RA BA LẦN MONG BẠN THÔNG CẢM
I-li-a Ê-ren-bua (1891 – 1967) là nhà văn lớn của Liên Xô, đồng thời là một nhà báoxuất sắc trong đại chiến thế giới II. Những sáng tác của ông thấm đượm tinh thần yêunước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân Nga. Cuộc đời nhà văn là tấmgương sáng về tinh thần chiến đấu và lao động không mệt mỏi. Ông đã có nhiều cốnghiến lớn lao cho nền văn học Xô- viết hiện đại.Bài văn Lòng yêu nước trích từ bài báo Thử lửa của I-li-a Ê-ren-bua viết năm 1942,giai đoạn đầu cuộc chiến tranh ái quốc vì đại chống phát xít Đức. Nó được coi là bài cabất diệt về cội nguồn và sức mạnh lòng yêu nước của nhân dân Nga.Bài văn thể hiện tinh thần yêu nước tha thiết, sâu sắc của tác giả và những người dânXô-viết trong hoàn cảnh thử thách gay gắt của cuộc chiến tranh vệ quốc. Đồng thời bàivăn đã nêu lên một chân lí: Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thườngnhất. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.Ở đoạn văn này, tác giả giải thích về ngọn nguồn của lòng yêu nước. Nhận định củanhà văn được rút ra từ thực tiễn: Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầmthường nhất. Tiếp đó, tác giả nói đến tình yêu quê hương trong một hoàn cảnh cụ thể.Cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc khiến cho mỗi công dân Xô-viết nhận ra vẻ đẹp hết sứcquen thuộc của quê hương mình. Điều này được minh họa bằng một loạt hình ảnh đặc sắcthể hiện nét đẹp riêng của mỗi vùng trên đất nước Xô-viết. Từ đó dẫn đến nhận định kháiquát: Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đại trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đira bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.Ngọn nguồn của lòng yêu nước đã được chứng minh, mở rộng và nâng cao thành mộtchân lí ở cuối đoạn văn.Để nói về vẻ đẹp riêng biệt của từng vùng trên đất nước Xô-viết rộng lớn, tác giả đãlựa chọn những chi tiết tiêu biểu cho vẻ đẹp ở nhiều vùng khác nhau. Từ cực bắc nướcNga đến vùng núi phía tây nam thuộc nước Cộng hòa Gru-di-a, những làng quê êm đềmxứ Ư-rcù-na, từ thủ đô MátXCơ-va cổ kính đến thành phố Lê-nin-grát đường bệ và mơmộng,… Mỗi hình ảnh tuy chỉ là gợi tả qua nỗi nhớ nhưng vẫn làm nổi rõ được vẻ đẹp riêngvà tất cả đều thấm đượm tình cảm yêu mến, tự hào của mọi người về quê hương mình.I-li-a Ê-ren-bua đã diễn tả lòng yêu nước từ chỗ là một khái niệm trừu tượng thànhmột khái niệm cụ thể và dễ hiểu: Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầmthường nhất: yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơmchua mát của trái lê mùa thu hay mùa cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh. Có nghĩa là lòngyêu nước bắt nguồn từ tình yêu những sự vật, khung cảnh gần gũi thân quen quanh tatrong cuộc sống hằng ngày. Tình yêu ấy tạo nên sợi dây vô hình mà bền chắc, ràng buộccon người với làng mạc, quê hương, xứ sở.Khi phải sống xa quê hương, tình yêu ấy càng trỗi dậy mãnh liệt trong lòng mỗingười. Giữa những khoảnh khắc im tiếng súng trong một cuộc chiến đấu gay go, ác liệt,mỗi chiến sĩ Xô-viết đều nhớ tới hình ảnh đẹp đẽ, thanh tú của quê hương mình: Ngườivùng Bắc nghĩ đến cánh rừng bên dòng sông Vi-na hay miền Xu-cô-nô thân cây mọc là làmặt nước, nghĩ đến những đêm tháng sáu sáng hồng và tiếng cô nàng đùa gọi người yêu.Hay: Người xứ Uy-cơ-ren nhớ bóng dáng thùy dương tư lự bên đường, cái bàng lặng củatrưa hè vàng ánh… Người ở thành Lê-nin-grát… nhớ tới dòng sông Nê-va rộng và đườngbệ như nước Nga… Người Mạc-tư-khoa nhớ như thấy lại những phố cũ chạy ngoằnngoèo lan man như một hoài niệm để rồi đổ ra những đại lộ của thành phố mới. Xa nữa làđiện Cơ-rem-lanh, những tháp cổ ngày xưa, dấu hiệu vinh quang của nước Nga… Nhưvậy là trong lòng người dân của bất kì miền quê nào, dù là miền núi hay đồng bằng, dùnông thôn hay thành thị… đều ẩn chứa những hình ảnh, kỉ niệm sâu sắc về nơi chôn raucắt rốn của mình.Nhà văn Ê-ren-bua đưa ra một khái niệm thật giản dị, cụ thể về lòng yêu nước: Lòngyêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu tổ quốc. Giản dị và dễ hiểu bởi nólà một chân lí, một quy luật, chẳng khác nào dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đạitrường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể. Lòng yêu gia đình, yêu quê hương mởrộng, nâng cao lên sẽ trở thành lòng yêu nước.Lòng yêu nước được bắt nguồn từ tình yêu với những vật bình thường, gần gũi, từlòng yêu gia đình, quê hương. Nhưng lòng yêu nước chỉ có thể bộc lộ đầy đủ sức mạnhlớn lao của nó trong những hoàn cảnh thử thách gay go, mà lúc này là cuộc chiến tranhVệ quốc ác liệt một mất một còn với quân thù. Chính trong hoàn cảnh ấy, cuộc sống và số phận của mỗi người gắn liền làm một với vận mệnh của Tổ quốc và lòng yêu nước củanhà văn đã được thể hiện với tất cả sức mãnh liệt của nó.Không thể chấp nhận một lòng yêu nước mơ hồ, chung chung. Lòng yêu nước phải điđôi với những suy nghĩ, hành động thiết thực và được bộc lộ rõ ràng nhất trong lửa đạnchiến tranh. Trước sự tồn vong của Tổ quốc, mỗi người dân Nga đều hiểu lòng yêu nướccủa mình lớn đến dường nào. Họ yêu người thân, yêu Tổ quốc, yêu nước Nga, yêu Liênbang Xô-viết. Ai cũng cảm thấy mất nước Nga thì ta còn sống làm gì nữa, bởi nước Ngathiêng liêng đã trở thành máu thịt, thành linh hồn của mỗi người.Trong cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại chống phát xít Đức xâm lược, nhân dân Ngacàng yêu đất nước bao nhiêu thì càng căm thù bọn cướp nước bấy nhiêu. Họ đã biến lòngcăm thù ấy thành hành động cụ thể. Mỗi làng quê, thành phố của nước Nga là một pháođài, mỗi người dân Nga là một chiến sĩ kiên cường, dũng cảm.Lòng yêu nước chân chính là cơ sở để phân biệt rạch ròi sự khác biệt giữa người línhHồng quân – người anh hùng cầm súng bảo vệ Tổ quốc và tên lính Đức – đứa hung phạm,kẻ sát nhân nhà nghề. Lòng yêu nước, tinh thần bất khuất của các chiến sĩ Hồng quân đãkhiến cho binh lính Đức khiếp sợ và khâm phục.Gương hi sinh oanh liệt của năm chiến sĩ hải quân trong trận giao chiến ác liệt bảo vệXê-bát-xtô-pôn là bằng chứng hùng hồn cho lòng yêu nước: Họ đã ôm lấy nhau, gửi nhaulời chào vĩnh biệt và quấn lựu đạn vào người, lăn ra cản xe tăng địch. Hơn ai hết, họ lànhững người say sưa yêu mến cuộc sống nhưng cũng dám xông vào cái chết, hiến dângsự sống của cá nhân để gìn giữ sự sống cho đất nước và dân tộc. Họ đã chiến thắng cáichết và trở thành bất tử bởi tinh thần hi sinh cao cả của họ đã thổi một nguồn sống mớivào lòng triệu con người; nó đã mở rộng và luyện chắc linh hồn nước Nga; nó sống mãigiữa trận chiến đấu ác liệt nhất trong năm nay; nó còn sống cả sau ngày thắng lợi giữamuôn hoa rực rờ tung nở trên khắp các đồng quê và trong những giọng hát trong trẻo nhấtcủa một bầy thiếu nữ đồng ca. Tổ quốc Liên bang Xô-viết và nhân dân ngàn đời ghi nhớcông ơn của những người anh hùng cứu nước. Vinh quang bất diệt thuộc về họ.Lòng yêu nước là một tình cảm vô cùng thiêng liêng, là cội nguồn sức mạnh của mọisuy nghĩ, hành động, sáng tạo ở mỗi con người chân chính. Đoạn văn trên đây của I-li-àÊ-rèn-búa không chỉ ngợi ca lòng yêu nước và cổ vũ toàn dân xông lên chiến đấu chống phát xít Đức bảo vệ Tổ quốc, mà còn xứng đáng được coi là bài ca bất hủ về lòng yêunước không chỉ của riêng nhân dân Nga mà còn là của chúng nhân loại trên trái đất này.
Một buổi sớm mùa hè, em cùng bố đi thăm vườn hoa. Một phong cảnh đẹp hiện ra trước mắt em.
Trên cao, nền trời xan thẳm, từng đàn mây trắng nhởn nhơ cùng những cánh cò. Ông mặt trời tỉnh giấc, mây trắng bay cao hơn, mây bay tít tắp chân trời. Lúc ấy em ao ước mình được làm mây trắng. Em sẽ bay khắp mọi miền của Tổ quốc và được bay trong vũ trụ bao la.
Khi mặt trời đã lên cao hẳn, ánh nắng ấm áp chiếu đều trên hoa lá. Những mầm xanh đang say giấc ngủ đã thức dậy đón chào ngãy mới, chúng vươn lên cao để nhận lấy nhiệm vụ của mình. Ôi! Những mầm xanh mơn mởn thật đẹp. Thế là em lại ước mơ được làm nắng ấm. Ánh nắng ban mai đã làm cho ạn vật đầy tin tưởng. Nhựa ngọt, hương thơm, khí ấm, cuộc sống vui tươi.
Rồi cơn gió hè đưa lại, thoang thoảng đâu đó có mùi hương thơm mát. Mùi hương của cỏ hoa, mùi hương của mạch đất đang rạo rực trong cuộc sống. Em cảm thấy khỏe khoắn lại thường. Làn gió mát lành ấy thật bổ ích. gió xua tan đi những đấm mây mờ, xua tan đi bao nỗi nhọc nhằn, gió đem về hơi thở của đất trời, hơi nước thơm thơm, man mát. Một ước mơ lại đến. Em lại mơ làm làn gió mùa hè. gió quạt mát cho muôn người say giấc ban trưa. Gios đem lại bầu không khí trong lành, mát mẻ. gió giúp bác nông dân vượt qua bao khó nhọc để cày cấy, gieo hạt giống cho mùa sau. gió thêm sức mạnh cho những chú công nhân hòa thành bao công trình xây dựng.
Ôi! Tất cả những ước mơ của em thật đơn sơ nhưng cũng thật là to lớn. Em còn mơ nhiều điều khác nữa. Để thực hiện được ước mơ của riêng mình thì ngay bây giờ em phải chăm lo học tập, nghe thầy, đua bạn.
Em lại càng nhận rõ phần trách nhiệm của mình đang chờ ở phía trước. Và em thầm mong sẽ trở thành con người có ích, tiếp nối bàn tay xây dựng quê hương của mình.
A.Mở bài:
- Dẫn dắt vấn đề: Truyền thống yêu nước của dân tộc.
- Nêu vấn đề: Lòng yêu nước được hình thành từ những biểu hiện cụ thể hàng ngày. Trích câu nói của nhà văn I. Ê-ren-bua
B. TB
1. Giải thích câu nói của nhà văn I. Ê-ren-bua:
- Lòng yêu nước vốn là một khái niệm trừu tượng, nhưng nó được thể hiện qua những việc làm cụ thể, bình thường hằng ngày. Câu nói của I. Ê-ren-bua đã diễn tả tình yêu tổ quốc một cách đơn giản, sinh động và dễ hiểu bằng hình ảnh so sánh: "Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu tổ quốc" cũng giống như "dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đại trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra biển".
- Ý kiến của nhà văn thật sự đã khái quát được quy luật phát triển tự nhiên trong tình cảm và nhận thức của con người về lòng yêu nước. Đó cũng là một chân lý giản dị nhưng rất đỗi thiêng liêng.
- Tại sao I. Ê-ren-bua có thể nói như vậy?
+ Mỗi con người sinh ra, lớn lên đều gắn bó với một ngôi nhà, một ngõ xóm, một đường phố hay một làng quê, với những người thân thiết như cha mẹ, vợ chồng, con cái, bạn bè,...
+ Chính đời sống thân thuộc, bình thường ấy làm nên tình yêu mến của con người đối với quê hương.
+ Tình yêu Tổ quốc được bắt đầu từ chính tình yêu những điều nhỏ bé, đơn sơ, giản dị ấy.
*Mở rộng: - Cách nghĩ, cách hiểu về lòng yêu nước như Ê-ren-bua là cách nghĩ, cách hiểu chung của mọi người (không phân biệt màu da, dân tộc, tôn giáo…). Nhiều nhà thơ nhà văn
có chung quan điểm với Ê- ren-bua…
- Lấy được các dẫn chứng phù hợp:
Ví dụ:
+ Chế Lan Viên: - Ôi tổ quốc ta yêu như máu thịt
Như mẹ như cha như vợ như chồng
Ôi tổ quốc nếu cần ta chết
Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi con sông.
+ Đỗ Trung Quân:- Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày.
- Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người…
An-phông-xơ Đô-đê: Yêu tiếng nói, ngôn ngữ của dân tộc mình chính là yêu đất nước mình…
2. Những suy nghĩ của bản thân về quê hương đất nước:
- Đất nước Việt Nam còn nhiều khó khăn, cuộc sống người dân còn vất vả, thiếu thốn nhưng không vì vậy mà chúng ta không yêu quê hương, yêu Tổ quốc.
-. Lòng yêu nước ở thời đại nào cũng là nhân tố quan trọng để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, ở thời đại này lòng yêu nước lại cần thiết hơn bao giờ hết... Nước ta đang trong thời kì hội nhập và phát triển, nên người dân Việt Nam cần phát huy tinh thần yêu nước, tự hào, tin tưởng và quyết tâm đưa đất nước vững bước đi lên. Mỗi người cần cố gắng góp sức mình để xây dựng đất nước giàu mạnh.
3. Cách thể hiện lòng yêu nước của thế hệ học sinh:
- Yêu nước nghĩa là yêu thương những người thân thuộc nhất như: ông bà, cha mẹ, thầy cô, bè bạn,...
- Yêu nước cũng có nghĩa là yêu quý, nâng niu, bảo vệ những gì bình thường, gần gũi, như: ngôi nhà, mái trường, môi trường sống xung quanh...
- Lòng yêu nước của lứa tuổi học sinh còn phải được biểu hiện bằng những hành động thiết thực cụ thể, như: chăm học, chăm làm, tích cực rèn luyện tu dưỡng để trở thành người có ích cho xã hội..
C. Kết bài:
- Khẳng định tình yêu nước là thiêng liêng, cần thiết.
- Liên hệ, rút ra suy nghĩ của bản thân
a. Mở bài
Giải thích ý kiến: Câu nói nêu lên một chân lí: Tự học giúp người ta làm được những điều có ý nghĩa.
b. Thân bài
- Tự học là thực chất của sự học, là sự học do tự mình chủ động, tích cực đến với kiến thức. Trong nhà trường, có thầy dạy hẳn hoi, mà học sinh không tự học thì cũng chẳng thu nhận được gì nhiều. Muốn “học vẹt” thì cũng tự học mới “thuộc” được.
- Nhưng tự học mà Đác-uyn nói lại là sự tìm kiếm tri thức ngoài phạm vi sách vở do nhà trường dạy cho. Kiến thức trong nhà trường chỉ là cơ sở chung, là mặt bằng chung mà ai cũng biết. Muốn làm cái gì có ý nghĩa hơn thì phải có kiến thức sâu hơn, phải tự học thì mới có được kiến thức ấy.
- Con người biết tự học phải là người có ước mơ, hoài bão, có lí tưởng đóng góp cho cuộc sống:
+ Đác-uyn là nhà bác học vĩ đại. Việc tự học của ông gắn liền với hoài bão khoa học của ông.
+ Có hoài bão, có mục đích người ta mới có động cơ và phương hướng để tự học, tìm tòi, không học theo kiểu được chăng hay chớ, biết học có phương pháp.
+ Có hoài bão, người ta mới biết kiên trì, bền bỉ tự học, có nghị lực vượt qua mọi khó khăn, trở ngại để học tập. Đặc biệt là biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn, sáng tạo cái mới.
- Muốn có kiến thức thực sự thì học sinh phải tự học ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường.
+ Xác định hoài bão, mục đích để định hướng tự học
+ Rèn luyện thói quen tự học
+ Chuẩn bị tinh thần để tự học suốt đời
+ Ngày nay điều kiện để tự học (sách, máy vi tính, mạng internet…) tốt hơn bao giờ hết và phải có nghị lực mới tận dụng được các điều kiện ấy.
c. Kết bài
Bài học nhận thức và hành động
- Đác-uyn đã nói một điều chân lí, một kinh nghiệm quý báu của những con người vĩ đại.
- Bản thân ra sức tự học để thành tài lập nghiệp cho mình và đóng góp cho đất nước.
Mỗi người đều có một ước mơ của mình, người thì ước làm chú bộ đội, người ước làm cô giáo, người ước làm phi công. Và em cũng có ước mơ của mình. Ước mơ của em chính là trở thành nhà văn.
Khi em kể cho mọi người về ước mơ này, nhiều người cho rằng em là người thật lãng mạn. Làm nhà văn thì sẽ phải có tâm hồn lãng mạn, biết quan sát, sống tình cảm, chan hòa với mọi người. Từ bé em đã đọc sách của chú Nguyễn Nhật Ánh, chú ấy viết rất hay, em bị lôi cuốn bởi cách viết giản dị nhưng tình cảm của chú ấy.Sau này em cũng muốn trở thành một nhà văn, có thể được đi đến rất nhiều nơi, gặp gỡ nhiều người, thăm quan nhiều nơi và có thể bắt đầu viết. Có lẽ khi đó cảm xúc sẽ rất nhiều và em sẽ có tác phẩm hay. Nếu được làm nhà văn thì em sẽ thành người nổi tiếng, được nhiều người biết đến, em sẽ có những cuốn sách của riêng mình, có thể mang đi khoe mọi người về sản phẩm của em.
Vì ước mơ muốn làm nhà văn nên từ bây giờ em phải đọc thật nhiều, viết thật nhiều thì sau này mới có thể viết tốt được. Em rất ngưỡng mộ những nhà văn, nhà thơ vì họ có một đời sống tinh thần rất phong phú. Họ làm đẹp cho đời bằng những trang viết, và em cũng muốn trở thành những người như vậy.
Em thích tự do, thích bay nhảy nên em không thích những việc phải ngồi một chỗ. Em nghĩ làm nhà văn phải đi nhiều, sống nhiều thì mới có những tác phẩm hay và ý nghĩa. Em sẽ cố gắng thật nhiều để có thể đạt được ước mơ của mình.
Dù con đường mà em đi còn rất dài nhưng em nghĩ nếu mỗi người có ước mơ, biết cố gắng và phấn đấu thì chắc chắn sẽ làm được.Em muốn viết những cuốn sách về gia đình, tình bạn, tình yêu, cuộc sống. Em sẽ giành tặng ba, tặng mẹ vì họ là những người sẽ luôn bên cạnh em, động viên cố gắng em học tập thật tốt.
Em sẽ cố gắng để đạt được ước mơ ấy.
Là một con người có ai mà không có ước mơ! Ai cũng canh cánh trong lòng những ước mơ, những hoài bão. Ta thấy rằng trong một xã hội, có người thế này có người thế khác, có người thì có hoàn cảnh thuận lợi, đủ điều kiện để phát huy hết năng lực của mình, cho nên ở họ có những ước mơ rất vĩ đại, lớn lao, chẳng hạn như: Họ ước mơ sau này sẽ trở thành một nhà lãnh đạo thiên tài xuất chúng, hoặc là sẽ trở thành một nhà kinh tế lớn…Bên cạnh đó cũng có những người do hoàn cảnh,hoặc điều kiện về thể chất không cho phép, ở họ ước mơ không to lớn, có thể chỉ đơn giản là: Cố gắng làm sao để sau này có được cái nghề, hoặc một công việc gì đó trong tay đủ nuôi sống bản thân.v.v. Đó là những gì mà em thấy được trên báo chí, thực tế trong nhiều năm qua.Riêng bản thân em con người của thế hệ trẻ em cũng có những ước mơ và hoài bão.Ước mơ thi em có rất nhiều như:Bác sĩ,kỹ sư,giáo viên…!!!Thế nhưng ước mơ và hoài bão lớn nhất của em là trở thành một giáo viên để có thể truyền dạy cho thế hệ sau.
Những ngày ngồi trên lớp nghe cô giảng bài, tôi thấy yêu hình ảnh cô giáo một cách rất lạ lùng. Giọng cô đọc bài êm êm như cuốn hút tôi vào cái nghề cô giáo đầy thú vị. Từ hôm ấy, tôi về tập trung những đứa trẻ trong xóm lại và bắt đầu với bài học đầu tiên. Các bạn biết không, tôi cũng lấy viên phấn viết lên cái bảng đen nho nhỏ rồi gọi từng đứa lên đọc. Những đứa trẻ ngây thơ, nét mặt hồn nhiên đứng nghiêm trang với cái giọng ngọng nghịu, không thành tiếng.
Thế nhưng không biết vì sao tôi vẫn yêu quý chúng. Tôi ngon ngọt dỗ dành từng đứa một để chúng khỏi ra về. Tôi phát cho mỗi đứa một que phấn rồi dạy chúng cách viết. Chúng nó chỉ vẽ chằng chịt ra đất, chẳng đứa nào viết được thành chữ. Tôi kiếm cho mỗi đứa một tờ bìa cứng để làm bảng. Mỗi lần tôi kiểm tra chúng lại viết vào chiếc bìa đó rồi lần lượt đưa lên cho tôi chấm điểm.
Tôi cũng lấy bút đỏ viết vào tấm bảng ấy mấy lần làm lời phê. Mặc dù chưa biết đọc nhưng bọn trẻ, đứa nào cũng thích thú, tíu tít khoe với nhau những lời phê làm tôi thêm say mê nghề giáo viên. Tôi đã có rất nhiều kỷ niệm trong những ngày làm cô giáo. Có những hôm khi tôi đang dạy học thì mẹ đi chợ về. Mặc dù tôi đã vội vàng thu dọn mọi thứ nhưng rồi bí mật đó cũng bị “bật mí”. Khi đó, mẹ tôi cũng khuyến khích tôi rằng: “Con hãy cố gắng học thật giỏi đi đã rồi mới thực hiện ước mơ đó. Con có sự đam mê với cái nghề mà mình thích cũng là tốt lắm rồi. Con hãy cố gắng thật nhiều nhé!”.
Rồi có một lần tôi đang hí hoáy viết lên bảng thì các bạn cùng lớp với tôi vào nhà chơi. Chúng nó nhìn tôi cười, nói đùa: “Ngày mai, cậu vào dạy chúng tớ nữa nhé!”. Lúc này, mặt tôi đỏ lên nên chỉ cười với chúng nó một cái thôi. Sau lần đó, tôi chợt nghĩ rằng: “Thôi, từ nay không dạy nữa!”. Nghĩ thế nhưng không biết vì sao mỗi khi nhìn thấy những đứa trẻ ngoan ngoãn đáng yêu ấy thì cái gì đó cứ cuốn hút tôi, mặc cho các bạn chế giễu nhưng tôi vẫn cứ dạy. Tôi vô cùng sung sướng khi nhìn ngắm những đứa trẻ có đôi má hồng bụ bẫm cùng với chiếc bím đuôi gà thật xinh đang tíu tít gọi tôi khi thấy tôi đi đâu về. Lúc ấy, trông chúng như bầy chim non vừa rời tổ.
Các bạn ơi! Tôi chưa từng trở thành một giáo viên mà cứ tưởng như là một cô giáo rồi. Tối đến, khi học bài xong tôi lấy quyển vở ra và chuẩn bị bài trong sách giáo khoa, xem xét từng câu hỏi một. Tôi cứ tưởng như mình đang làm việc soạn giáo án của một cô giáo. Có khi tôi còn viết mẫu chữ vào quyển vở cho từng đứa. Những dòng chữ đúng cỡ đều đặn hiện lên trang giấy ngày thêm dày đặc. Tôi nghĩ ngày mai sẽ trao những quyển vở này cho từng đứa. Lúc ấy, chúng nó sẽ vui mừng biết mấy và thêm yêu thương, quấn quýt bên mình.
Hằng ngày, nhìn từng đứa trẻ phải làm việc khổ cực để phụ giúp cha mẹ mà không được xách cặp đến trường, lòng tôi lại thêm đau đớn. Tôi sẽ cố gắng thật nhiều để sau này trở thành một giáo viên dạy cho những đứa trẻ nghèo khó, để tránh đi tình trạng thất học cho đất nước. Ngày đêm tôi mong muốn những đứa trẻ học sinh tôi dạy sẽ học thật giỏi. Trong tương lai, chúng nó sẽ trở thành những nhà thơ, nhà văn, những người có ích cho đất nước… Tôi tin mình sẽ đạt được ước mơ ấy. Tôi sẽ phấn đấu bằng mọi giá để đạt được nó.