K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

NHỚ BẮC Ai về Bắc ta đi với T ă ại non sông giống Lạc Hồng Từ độ a ươ đi ở cõi (Huỳnh Văn Nghệ) Trời Na t ươ ớ đất T ă Long. Ai nhớ ười c ă ? Ôi N uyễn Hoàng! Mà ta con cháu mấy đời hoang Vẫn nghe trong máu buồn xa xứ N ước rồng tiên nặng nhớ t ươ . Vẫn nghe tiếng hát thời quan họ Xen nhịp từng câu vọng cổ buồn Vẫn nhớ vẫ t ươ ùa v i đỏ Mỗi lần ph ng phất...
Đọc tiếp

NHỚ BẮC
Ai về Bắc ta đi với

T ă ại non sông giống Lạc Hồng Từ độ a ươ đi ở cõi

(Huỳnh Văn Nghệ)



Trời Na t ươ ớ đất T ă Long.
Ai nhớ ười c ă ? Ôi N uyễn Hoàng! Mà ta con cháu mấy đời hoang

Vẫn nghe trong máu buồn xa xứ

N ước rồng tiên nặng nhớ t ươ .
Vẫn nghe tiếng hát thời quan họ Xen nhịp từng câu vọng cổ buồn Vẫn nhớ vẫ t ươ ùa v i đỏ

Mỗi lần ph ng phất ương sầu riêng.
Sứ mạng ngàn thu dễ dám quên

C i Na say bước quá xa miền Ki đô ớ lại xa muôn dặm Muốn trở về quê ơ c nh tiên.


(nhandan.com.vn, 14/11/2004)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ.

Câu 2. Trong bài thơ, nhân vật trữ tình vẫn tưởng tượng được nghe quan họ, nhớ mùa vải thiều khi nào?

Câu 3. Tác dụng của biện pháp tu từ trong câu: “Trời Na t ươ đất T ă ”.

Câu 4. Em có nhận xét gì về tình cảm của nhân vật trữ tình với quê hương, xứ sở?

1
30 tháng 5 2019

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm

Câu 2. Nhân vật trữ tình tưởng tượng được nghe hát quan họ, nhớ mùa vải thiều khi hồi tưởng lại chặng đường lịch sử của dân tộc.

Câu 3. Câu thơ "Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long" sử dụng biện phép nhân hóa và hoán dụ. "Trời Nam" hay "đất Thăng Long" thực chất là để chỉ những con người sống ở 2 miền của Tổ quốc. Phép nhân hóa qua từ "thương nhớ" đã cho thấy tình cảm đẹp của nhân dân 2 miền.

Câu 4. Tình cảm của nhân vật trữ tình với quê hương, xứ sở: đó là nỗi niềm xa xứ, nỗi niềm của người con đất Việt đang hoài niệm về cả chặng đường lịch sử của dân tộc. Đó là thứ tình cảm gần gũi, sâu sắc, thật đáng trân trọng.

30 tháng 5 2019

thanks you

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4 TỰ THÚ Ta đâu có đề phòng từ phía những người yêu Cây đổ về nơi không có vết rìu Ôi hoa tặng, chiều nay ai dẫm nát Mưa dập vỡ trên đường em trở gót Người yêu thơ chết vì những đòn văn Người say biển bị dập vùi trong sóng Người khao khát ngã vì roi mơ mộng Ta yêu mình tan nát bởi mình ơi. (Hữu Thỉnh) Câu 1. Xác định thể...
Đọc tiếp

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4

TỰ THÚ

Ta đâu có đề phòng từ phía những người yêu
Cây đổ về nơi không có vết rìu
Ôi hoa tặng, chiều nay ai dẫm nát
Mưa dập vỡ trên đường em trở gót
Người yêu thơ chết vì những đòn văn
Người say biển bị dập vùi trong sóng
Người khao khát ngã vì roi mơ mộng
Ta yêu mình tan nát bởi mình ơi.

(Hữu Thỉnh)

Câu 1. Xác định thể thơ, cách gieo vần và nội dung của bài thơ.

Câu 2. Trong câu thơ: “Cây đổ về nơi không có vết rìu”, tác giả sử dụng biện pháp tư từ gì? Tác dụng của biện pháp tu từ ấy?

Câu 3. Thông qua bài thơ, có phải tác giả khuyên người đọc không nên yêu và say mê bất cứ cái gì không? Tại sao?

Câu 4. Đọc bài thơ, anh/chị tâm đắc nhất câu thơ nào? Vì sao?

0
Một mai, một cuốc, một cần câu, Thơ thẩn dầu ai vui thú nào. Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ, Người khôn, người đến chốn lao xao. Thu ăn năng trúc, đông ăn giá, Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao. Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống, Nhìn xem phú quí tựa chiêm bao. ( Nhàn- Nguyễn Bỉnh Khiêm, Theo Ngữ Văn 10, tập 1, tr 128, NXBGD, năm 2015) Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản trên. Câu 2. Xác định và...
Đọc tiếp

Một mai, một cuốc, một cần câu,
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn, người đến chốn lao xao.
Thu ăn năng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống,
Nhìn xem phú quí tựa chiêm bao.

( Nhàn- Nguyễn Bỉnh Khiêm, Theo Ngữ Văn 10, tập 1, tr 128, NXBGD, năm 2015)

Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản trên.

Câu 2. Xác định và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ:

Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn, người đến chốn lao xao.

Câu 3. Bức tranh thôn quê hiện lên như thế nào trong cách nhìn của tác giả qua hai câu thơ?:

Thu ăn năng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.

Câu 4. Em hiểu như thế nào về lối sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ?

2
28 tháng 2 2020

1. Văn bản được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.

2.

- Sử dụng thành công nghệ thuật đối

+ Nhấn mạnh sự đối lập giữa hai không gian sống

_ Nơi vắng vẻ: ít người lại qua, không phải cầu cạnh, cũng chẳng phải đua chen, tranh giành với nhau.

->Thiên nhiên tĩnh lặng và trong sạch, con người được nghỉ ngơi và có cuộc sống thanh nhàn.

_ Chốn lao xao: nơi đô thi sầm uất, nhộn nhịp, náo nhiệt, tấp nập

->con người phải đua chen, giành giật, phải luồn cúi cầu cạnh

-> con người phải sống một cuộc sống thủ đoạn, căng thẳng, cuộc sống ẩn chứa rất nhiều nguy hiểm, luôn sống trong thấp thỏm, lo âu, bất an.

+ Nhấn mạnh sự đối lập của dại và khôn, sự đối lập giữa người với ta:

_ Dại: vận vào ta bởi vì ta đang tìm đến nơi vắng vẻ để sống, ta chọn khác với đám đông, khác với thói thường. Nhưng khi hiểu ra thì hóa ra lại không dại. Vì giữa lúc những kẻ lộng thần đang hoành hành, ta tìm về thiên nhiên để có được sự thanh thản.

->Dại mà hóa ra không dại.

_ Khôn vận vào người. Cứ tiếp tục sống cuộc sống đua chen, tranh giành sẽ đánh mất nhân phẩm. Nếu ta cứ sóng ở chốn lao xao ấy sẽ đánh mất mình, tạo nên xã hội đại loạn.

->Khôn mà hóa ra không phải khôn.

3.

- Nghệ thuật đối: tác giả dựng lên bức tranh tứ bình xuân hạ thu đông

-> Gợi nhịp điệu tuần hoàn của thời gian đều đặn, thong thả.

-> Gợi ra tâm thế chủ động, ung dung, thoải mái khi tác giả hòa hợp nhịp sống của mình với nhịp điệu chảy trôi của thời gian.

- Điệp từ: lặp lại hai lần động từ “ăn” và “tắm”

-> Tất cả những nhu cầu tối thiểu của con người đều được đáp ứng một cách thoải mái, tuần tự mùa nào thức ấy.

-> Thức ăn ở đây là sẵn có, do con người tự làm ra, là thành quả lao động của con người. Đây đều là những sản vật dân dã, là cây nhà lá vườn

- Nơi tắm: hồ, ao -> Sẵn có trong tự nhiên, xung quanh mình, không phải cầu kì tìm kiếm.

=> Cuộc sống đạm bạc, thực sự đạm bạc nhất là khi đó là cuộc sống của một bậc đại quan dưới triều nhà Mạc.

Đạm bạc nhưng không hề khắc khổ. Khắc khổ khiến người ta cảm thấy lo lắng, thiếu thốn. Đây là cuộc sống đạm bạc nhưng thanh cao, giải phóng cho con người, mang đến sự tự do trong cuộc sống.

-> Không phải nhọc công tìm kiếm nên không phải đua chen tranh giành để tìm sự đủ đầy, vinh hoa phú quý.

=>Mang đến sự tự do, ung dung, tự tại, thanh thản, thảnh thơi.

=> Cuộc sống tự do, thảnh thơi, ung dung, tự tại.

4. Sống nhàn với Nguyễn Bình Khiêm là chan hòa với thiên nhiên để giữ cốt cách thanh cao.

1 tháng 3 2020

4.

Nguyễn Bỉnh Khiêm là một nhà nho uyên thâm nổi tiếng trong thời kì phân tranh Trịnh - Nguyễn. Sống trong thời loạn lạc, ông không ủng hộ thế lực phong kiến nào mà tìm đường lui về quê ẩn dật theo đúng lối sống của đạo Nho. Bài thơ Nhàn là một trong những tác phẩm viết bằng chữ Nôm, rút trong Bạch Vân quốc ngữ thi tập của ông. Bài thơ cho thấy một phần cuộc sống và quan niệm sống của tác giả trong xã hội loạn lạc hiện thời.Cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm hiện lên trong bài thơ là cuộc sống giản dị, đạm bạc (đơn giản) nhưng thanh cao, trong sạch. Mở đầu bài thơ là hai câu thơ:

"Một mai một quốc một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào"

Với cách sử dụng số đếm:" một" rất linh hoạt, nhịp thơ ngắt nhịp đều đặn 2/2/3 kết hợp với hình ảnh những dụng cụ lao động nơi làng quê: mai, cuộc, cần câu cho ta thấy những công cụ cần thiết của cuộc sống thôn quê . Chính những cái mộc mạc chân chất của những vật liệu lao động thô sơ ấy cho ta thấy được một cuộc sống giản dị không lo toan vướng bận của một danh sĩ ẩn cư nơi ruộng vườn, ngày ngày vui thú với cảnh nông thôn.Không những thế nhwungx câu thơ tiếp theo tiếp tục cho ta thấy được cái bình dị trong cuộc sống thôn quê qua những bữa ăn thường ngày của ông:

"Thu ăn măng trúc đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao"

Món ăn của ông là những thức có sẵn ở ruộng vườn, mùa nào thức nấy: măng, trúc, giá,.... những món rất giản dị đời thường. Cuộc sống sinh hoạt của cụ giống như một người nông dân thực thụ, cũng tắm hồ, tắm ao. Hai câu thơ vẽ nên cảnh sinh hoạt bốn mùa của tác giả, mùa nào cũng thong dong, thảnh thơi. Qua đó ta thấy được một cách sống thanh cao, nhẹ nhàng, tránh xa những lo toan đời thường.Ngoài thể hiện cuộc sống đời thường tác giả còn thể hiện triết lí sống, nhân cách của ông:

"Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người đến chốn lao xao "

Tìm nơi "vắng vẻ" không phải là xa lánh cuộc đời mà tìm nơi mình thích thú được sống thoải mái, hoà nhập với thiên nhiên, lánh xa chốn quan trường, lợi lộc để tìm chốn thanh cao."Chốn lao xao" là chốn vụ lợi, chạy theo vinh hoa, lợi ích vật chất, giành giật hãm hại lẫn nhau. Rõ ràng Nguyễn Bỉnh Khiêm cho cách sống nhàn nhã là xa lánh không quan tâm tới danh lợi. Tác giả mượn lời nói của đòi thường để diễn đạt quan niệm sống của mình mặc người đời cho là khôn hay dại. Đó cũng chính là quan niệm của Nho sĩ thời loạn vẫn tìm về nơi yên tĩnh để ở ẩn.Nghệ thuật đối: "ta" đối với "người", "dại" đối với "khôn", "nơi vắng vẻ" đối với "chốn lao xao" tạo sự so sánh giữa hai cách sống, qua đó khẳng định triết lí sống của tác giả. Không những thế hình ảnh thơ cuối như lần nữa khẳng định triết lí sống của tác giả:

"Rượu đến cội cây ta sẽ uống
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao"

Trong hơi men nồng nàn cùng sự bình yên của làng quê nhà thơ nhận ra phú quý quả thật chỉ là một giấc chiêm bao. Nó cũng sẽ mau chóng tan thành mây khói.

Bài thơ thể hiện được quan niệm của nhà thơ về cuộc đời, đồng thời ta thấy được cuộc sống an nhàn của nhà thơ nơi thôn dã. Đó là một cuộc sống vô cùng giản dị và bình an, đạm bạc nhưng lại rất thanh cao. Nguyên Bỉnh Khiêm đẫ thể hiện lên một tâm hồn một nhân cách sống rất bình dị đời thường, một cốt cách cao đẹp.

Một mai, một cuốc, một cần câu, Thơ thẩn dầu ai vui thú nào. Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ, Người khôn, người đến chốn lao xao. Thu ăn năng trúc, đông ăn giá, Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao. Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống, Nhìn xem phú quí tựa chiêm bao. ( Nhàn- Nguyễn Bỉnh Khiêm, Theo Ngữ Văn 10, tập 1, tr 128, NXBGD, năm 2015) Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản trên. Câu 2. Xác định và...
Đọc tiếp

Một mai, một cuốc, một cần câu,
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn, người đến chốn lao xao.
Thu ăn năng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống,
Nhìn xem phú quí tựa chiêm bao.

( Nhàn- Nguyễn Bỉnh Khiêm, Theo Ngữ Văn 10, tập 1, tr 128, NXBGD, năm 2015)

Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản trên.

Câu 2. Xác định và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ:

Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn, người đến chốn lao xao.

Câu 3. Bức tranh thôn quê hiện lên như thế nào trong cách nhìn của tác giả qua hai câu thơ?:

Thu ăn năng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.

Câu 4. Em hiểu như thế nào về lối sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ?

1
11 tháng 12 2020

câu 1, thất ngôn bát cú

câu 2, nghệ thuật tương phản: nơi vắng vẻ><chốn lao xao, dại><khôn, ta><người;

cho ta thấy đc triết lí sống thâm trầm: dại chính là khôn, khôn lại là dại.

câu 4, nhàn: ko lánh đời, ko khắc khổ, sống ở trần gian mà ko vướng bụi trần. 

nhàn: hòa hợp với tự nhiên, giữ cốt cách thanh cao, vượt lên trên danh lợi.

ý kiến cá nhân, mong thông cảm, cảm ơn

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4 NƠI DỰA “Người đàn bà nào dắt đứa nhỏ đi trên đường kia ? Khuôn mặt trẻ đẹp chim vào những miền xa nào... Đứa bé đang lẫm chẫm muôn chạy lên, hai chân nó cứ ném về phía trước, bàn tay hoa hoa một điệu múa kì lạ. Và cái miệng líu lo không thành lời, hát một bài hát chưa từng có. Ai biết đâu, đứa bé bước còn chưa vững lại...
Đọc tiếp

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4

NƠI DỰA

“Người đàn bà nào dắt đứa nhỏ đi trên đường kia ?
Khuôn mặt trẻ đẹp chim vào những miền xa nào...
Đứa bé đang lẫm chẫm muôn chạy lên, hai chân nó cứ ném về phía trước, bàn tay hoa hoa một điệu múa kì lạ.
Và cái miệng líu lo không thành lời, hát một bài hát chưa từng có.
Ai biết đâu, đứa bé bước còn chưa vững lại chính là nơi dựa cho người đàn bà kia sống.

Người chiến sĩ nào đỡ bà cụ trên đường kia?
Đôi mắt anh có cái ánh riêng của đôi mắt đã nhiều lần nhìn vào cái chết.
Bà cụ lưng còng tựa trên cánh tay anh bước từng bước run rẩy.
Trên khuôn mặt già nua, không biết bao nhiêu nếp nhăn đan vào nhau, mỗi nếp nhăn chứa đựng bao nỗi cực nhọc gắng gỏi một đời.
Ai biết đâu, bà cụ bước không còn vững lại chính là nơi dựa cho người chiến sĩ kia đi qua những thử thách.”

(Nguyễn Đình Thi, Tia nắng, NXB Văn học, Hà Nội, 1983)

Câu 1. Trong bài thơ, tác giả quan niệm thế nào về nơi dựa? Anh/chị có đồng tình với quan niệm đó không, vì sao?

Câu 2. Theo anh/chị, đôi mắt “có cái ánh riêng của đôi mắt đã nhiều lần nhìn vào cái chết” là đôi mắt như thế nào? Điều đó cho ta biết điều gì về người chiến sĩ trong bài thơ?

Câu 3. Liệt kê những từ láy được sử dụng trong bài thơ và phân tích hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng những từ láy đó.

Câu 4. Bài thơ được chia thành 2 phần, với hai bối cảnh tưởng như không hề liên quan đến nhau, nhưng thực ra có liên kết chặt chẽ. Theo anh/chị, sự liên kết đó được tạo nên bởi những yếu tố nào?

1
11 tháng 2 2020

Câu 1:

- Tác giả quan niệm nơi dựa là nơi con người được an ủi về mặt tinh thần, tâm hồn sau những mệt mỏi, vấp ngã.

- Học sinh đồng tình / không đồng tình với quan niệm trên và đưa ra lí giải phù hợp.

Câu 2:

- Đôi mắt "có cái ánh riêng của đôi mắt đã nhiều lần nhìn vào cái chết" là đôi mắt bình thản, đã qua nhiều trải nghiệm, ung dung trước những biến thiên của cuộc đời.

- Qua đôi mắt cho ta thấy người chiến sĩ đã qua nhiều trải nghiệm, chứng kiến nhiều hi sinh, mất mát, rèn giũa cho anh lòng dũng cảm, sự can trường.

Câu 3:

Các từ láy: lẫm chẫm, líu lo, run rẩy, gắng gỏi.

Hiệu quả nghệ thuật: miêu tả cụ thể hơn hình dáng, đặc điểm của em bé, cụ già - những chỗ dựa tinh thần cho người đàn bà, người chiến sĩ.

Câu 4:

Sự liên kết đó chính là liên kết ở chủ đề: nơi dựa, chỗ dựa tinh thần của những người tưởng như gan góc, can trường nhưng lại cần dựa để tiếp thêm sức mạnh của những người tưởng như nhỏ bé, yếu đuối.

Đọc và trả lời câu hỏi Đất nước ở trong tim Đất nước mình bé nhỏ vậy thôi em Nhưng làm được những điều phi thường lắm Bởi hai tiếng nhân văn được cất vào sâu thẳm Bởi vẫn giữ vẹn nguyên hai tiếng đồng bào. Em thấy không? Trong nỗi nhọc nhằn, vất vả, gian lao Khi dịch bệnh hiểm nguy đang ngày càng lan rộng Cả đất nước mình cùng đồng hành ra trận Trên dưới một...
Đọc tiếp

Đọc và trả lời câu hỏi

Đất nước ở trong tim

Đất nước mình bé nhỏ vậy thôi em

Nhưng làm được những điều phi thường lắm

Bởi hai tiếng nhân văn được cất vào sâu thẳm

Bởi vẫn giữ vẹn nguyên hai tiếng đồng bào.

Em thấy không? Trong nỗi nhọc nhằn, vất vả, gian lao

Khi dịch bệnh hiểm nguy đang ngày càng lan rộng

Cả đất nước mình cùng đồng hành ra trận

Trên dưới một lòng chống dịch thoát nguy.

Với người láng giềng đang lúc lâm nguy

Đất nước mình không ngại ngần tiếp tế

Dù mình còn nghèo nhưng mình không thể

Nhắm mắt làm ngơ khi ai đó cơ hàn.

Với đồng bào mình ở vùng dịch nguy nan

Chính phủ đón về cách ly trong doanh trại

Bộ đội vào rừng chịu nắng dầm sương dãi

Để họ nghỉ ngơi nơi đầy đủ chiếu giường.

Với chuyến du thuyền đang khóc giữa đại dương

Mình mở cửa đón họ vào bến cảng

Chẳng phải bởi vì mình không lo dịch nạn

Mà chỉ là vì mình không thể thờ ơ.

Thủ tướng phát lệnh rồi, em đã nghe rõ chưa

“Trong cuộc chiến này sẽ không có một ai bị để lại”

Chẳng có điều gì làm cho mình sợ hãi

Khi trong mỗi người nhân ái được gọi tên.

Từ mái trường này em sẽ lớn lên

Sẽ khắc trong tim bóng hình đất nước

Cô sẽ nối những nhịp cầu mơ ước

Để em vẽ hình Tổ quốc ở trong tim.

Nhớ nghe em, ta chẳng phải đi tìm

Một đất nước ở đâu xa để yêu hết cả

Đảng đã cho ta trái tim hồng rạng tỏa

Vang vọng trong lòng hai tiếng gọi Việt Nam!

(Cô giáo Chu Ngọc Thanh)

1. Bài thơ trên sử dụng phương thức biểu đạt nào ?

2. Anh/chị hiểu gì về bệnh dịch Covid – 19 ?

3. Hình ảnh đất nước và con người Việt Nam hiện lên như thế nào trong bài thơ ?

4. Anh/ chị sẽ vẽ gì về hình ảnh Tổ quốc trong trái tim mình ?

“Cô sẽ nối những nhịp cầu mơ ước

Để em vẽ hình Tổ quốc ở trong tim.”

Giúp mik ik mn!!!

1
4.Vẽ những ước mơ về một cuộc sống tươi đẹp, không còn nạn dịch. - Vẽ về hoài bão tuổi trẻ được học tập, làm việc và cống hiến để đất nước ta ngày một giàu đẹp, vững mạnh.
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới: DẶN CON Chẳng ai muốn làm hành khất Tội trời đày ở nhân gian Con không được cười giễu họ Dù họ hôi hám úa tàn Nhà mình sát đường, họ đến Có cho thì có là bao Con không bao giờ được hỏi Quê hương họ ở nơi nào Con chó nhà mình rất hư Cứ thấy ăn mày là cắn Con phải răn dạy nó đi Nếu không thì con đem...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới:

DẶN CON

Chẳng ai muốn làm hành khất

Tội trời đày ở nhân gian

Con không được cười giễu họ

Dù họ hôi hám úa tàn

Nhà mình sát đường, họ đến

Có cho thì có là bao

Con không bao giờ được hỏi

Quê hương họ ở nơi nào

Con chó nhà mình rất hư

Cứ thấy ăn mày là cắn

Con phải răn dạy nó đi

Nếu không thì con đem bán

Mình tạm gọi là no ấm

Ai biết cơ trời vần xoay

Lòng tốt gửi vào thiên hạ

Biết đâu nuôi bố sau này…

(Trần Nhuận Minh)

1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên ?
2. Nêu ý nghĩa của cách dùng từ “hành khất” mà không phải là “người ăn mày” trong câu đầu ?
3. Tìm và phân tích phép điệp trong bài thơ?

4. Lời dặn con của người cha qua hai câu thơ:
“ Con không bao giờ được hỏi

Quê hương họ ở nơi nào?”
5. Anh/chị có suy nghĩ gì về bài học rút ra mà người cha nói với con qua bài thơ ?
6. Sau khi đọc bài thơ này, e liên tưởng đến bài thơ nào đã học? Em thích nhất lời dặn của cha, hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 15 dòng) bàn về ý nghãi của lời dặn đó.

0
Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4 HOA CỎ MAY “Cát vắng, sông đầy, cây ngẩn ngơ, Không gian xao xuyến chuyển sang mùa. Tên mình ai gọi sau vòm lá, Lối cũ em về nay đã thu. Mây trắng bay đi cùng với gió, Lòng như trời biếc lúc nguyên sơ. Đắng cay gửi lại bao mùa cũ, Thơ viết đôi dòng theo gió xa. Khắp nẻo dâng đầy hoa cỏ may Áo em sơ ý cỏ găm đầy Lời yêu mỏng...
Đọc tiếp

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4

HOA CỎ MAY

“Cát vắng, sông đầy, cây ngẩn ngơ,
Không gian xao xuyến chuyển sang mùa.
Tên mình ai gọi sau vòm lá,
Lối cũ em về nay đã thu.

Mây trắng bay đi cùng với gió,
Lòng như trời biếc lúc nguyên sơ.
Đắng cay gửi lại bao mùa cũ,
Thơ viết đôi dòng theo gió xa.

Khắp nẻo dâng đầy hoa cỏ may
Áo em sơ ý cỏ găm đầy
Lời yêu mỏng mảnh như màu khói,
Ai biết lòng anh có đổi thay?”

(Xuân Quỳnh)

Câu 1. Khung cảnh mùa thu được phác họa qua những chi tiết nào? Qua đó, mùa thu hiện lên như thế nào?

Câu 2. Từ “xao xuyến” trong câu “Không gian xao xuyến chuyển sang mùa” có giá trị biểu đạt như thế nào?

Câu 3. Chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ thuật của 02 biện pháp tu từ trong hai câu thơ cuối “Lời yêu mỏng mảnh như màu khói/ Ai biết lòng anh có đổi thay?”
Câu 4. Tâm trạng của nhân vật trữ tình lúc giao mùa là tâm trạng như thế nào? Những yếu tố nào cho anh/chị nhận ra điều đó?

0