K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:…Như nước Đại Việt ta từ trước,Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.Núi sông bờ cõi đã chia,Phong tục Bắc Nam cũng khác.Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập,Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,Song hào kiệt đời nào cũng có.Vậy nênLưu Cung tham công nên thất bại,Triệu Tiết...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

…Như nước Đại Việt ta từ trước,

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.

Núi sông bờ cõi đã chia,

Phong tục Bắc Nam cũng khác.

Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập,

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,

Song hào kiệt đời nào cũng có.

Vậy nên

Lưu Cung tham công nên thất bại,

Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong.

Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô,

Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã.

Việc xưa xem xét,

Chứng cứ còn ghi.

(Trích Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi)

 

1. Trong đoạn trích, Nguyễn Trãi đã đưa ra những cơ sở nào để khẳng định nền độc lập, chủ quyền của nước ta? Nêu nhận xét của em về những cơ sở đó.

2. Tìm và phân tích hiệu quả của các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích?

3. Bày tỏ cảm nghĩ của em về đoạn văn trên (học sinh có thể gạch ý)

0
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
22 tháng 11 2023

a. nhân nghĩa: (nhân: người, nghĩa: điều phải làm): lòng thương người và đối xử theo lẽ phải

   văn hiến: những truyền thống lâu đời và tốt đẹp

   điếu phạt (điếu: thương, phạt: trừng trị): vì thường dân mà trừng trị kẻ có tội

   hưng phế (hưng: sự nổi lên, phế: mất đi): sự phát triển và sụp đổ của các triều đại

b. Các từ Hán Việt giúp lời văn hàm súc, thêm phần trang trọng, làm tăng tính tôn nghiêm của một áng thiên cổ hùng văn

c. 

Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi trong “Bình Ngô đại cáo” vô cùng cao đẹp.

Việt Nam luôn tự hào về nền văn hiến của dân tộc.

Dù ở bất cứ thời đại nào, dân tộc ta luôn có những hào kiệt đứng lên khởi nghĩa, đánh bại kẻ thù xâm lược. 

BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO (Nguyễn Trãi) (HS làm ra giấy kiểm tra) Câu 1: Từng nghe: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, Quân điếu phạt trước lo trừ bạo. Như nước Đại Việt ta từ trước, Vốn xưng nền văn hiến đã lâu. Núi sông bờ cõi đã chia Phong tục Bắc Nam cũng khác. Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập, Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương. Tuy mạnh yếu...
Đọc tiếp

BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO (Nguyễn Trãi)
(HS làm ra giấy kiểm tra)

Câu 1:
Từng nghe:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có.
1.Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?
2.Tác phẩm trên thuộc thể loại nào của văn học trung đại? Trình bày những hiểu biết
của em về thể loại đó.
3.Em hãy trình bày hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa nhan đề của tác phẩm trên.
Câu 2:
Tư tưởng nhân nghĩa được tác giả Nguyễn Trãi thể hiện qua những câu thơ nào trong
tác phẩm Bình Ngô đại cáo? Em hãy phân tích tư tưởng nhân nghĩa đó?
Câu 3:
Trình bày cảm nhận của em về những câu thơ sau bằng một đoạn văn (12-15 câu):
Như nước Đại Việt ta từ trước,

Vốn xưng nền văn hóa đã lâu.
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có.
Câu 4:
Nhân họ Hồ chính sự phiền hà,
Để trong nước lòng dân oán hận.
Quân cuồng Minh thừa cơ gây họa,
Bọn gian tà bán nước cầu vinh.
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.
Dối trời lừa dân đủ muôn nghìn kế,
Gây binh kết oán trải hai mươi năm.
Bại nhân nghĩa nát cả đất trời,
Nặng thuế khóa sạch không đầm núi.
Người bị ép xuống biển dòng lung mò ngọc, ngán thay cá mập, thuồng luồng.
Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, khốn nỗi rừng sâu, nước độc.
Vét sản vật, bắt chim trả, chốn chốn lưới chăng.
Nhiễu nhân dân, bẫy hươu đen, nơi nơi cạm đặt.
Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ,
Nheo nhóc thay kẻ góa bụa khốn cùng.

Thằng há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa chán;
Nay xây nhà, mai đắp đất, chân tay nào phục dịch cho vừa.
Nặng nề những nỗi phu phen,
Tan tác cả nghề canh cửi.
Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi.
Lẽ nào trời đất dung tha,
Ai bảo thần dân chịu được?
Đọc đoạn thơ trên và trả lời câu hỏi:
1.Âm mưu cướp nước ta đã được Nguyễn Trãi vạch trần như thế nào?
2.Nguyễn Trãi đứng trên lập trường nào để tố cáo chủ trương cai trị thâm độc và tội ác
của giặc Minh? Hãy phân tích những lập trường đó.
Câu 5:
Tác giả Nguyễn Trãi đã sử dụng những nghệ nào trong phần viết cáo trạng của giặc
Minh? Em hãy kể tên, nêu dẫn chứng trong tác phẩm và tác dụng của những nghệ thuật
đó?
Câu 6:
Nêu cảm nhận của em về hình ảnh lãnh tự Lê Lợi trong tác phẩm Đại cáo Bình Ngô
bằng một đoạn văn (15-17 câu).
Câu 7:
Em hãy nêu nghệ thuật miêu tả của tác giả Nguyễn Trãi trong phần tái hiện lại quá trình
chinh phạt gian khổ và tất thắng của cuộc khởi nghĩa.
Câu 8:
Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau bằng một đoạn văn (15 – 17 câu):
Xã tắc từ đây vững bền,
Giang sơn từ đây đổi mới.

Kiền khôn bĩ rồi lại thái,
Nhật nguyệt hối rồi lại minh.
Muôn thuở nền thái bình vững chắc,
Ngàn thu vết nhục nhã sạch làu.
Âu cũng nhờ trời đất tổ tông khôn thiêng ngầm giúp đỡ mới được như vậy.
Than ôi!
Một cỗ y nhung chiến thắng, nên công oanh liệt ngàn năm;
Bốn phương biển cả thanh bình, ban chiếu duy tân khắp chốn.
Xa gần bá cáo
Ai nấy đều hay.
Câu 9:
Em hãy viết một đoạn văn ngắn (12 – 15 câu) phân tích nghệ thuật chính luận trong Đại
cáo bình Ngô.

0
ĐỀ 2(10,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi Từng nghe: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân. Quân điếu phạt trước lo trừ bạo. Như nước Đại Việt ta từ trước, Vốn xưng nền văn hiến đã lâu. Núi sông bờ cõi đã chia, Phong tục Bắc Nam cũng khác. Từ Triệu, Đinh, Lí, trần bao đời gây nền độc lập, Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế...
Đọc tiếp

ĐỀ 2(10,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi

Từng nghe:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân.

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.

Như nước Đại Việt ta từ trước,

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.

Núi sông bờ cõi đã chia,

Phong tục Bắc Nam cũng khác.

Từ Triệu, Đinh, Lí, trần bao đời gây nền độc lập,

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,

Song hào kiệt đời nào cũng có.

(Trích: Đại cáo Bình Ngô- Nguyễn Trãi)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn bản?(1,0 điểm)

Câu 2.Tác giả đã xác định nền độc lập dân tộc ở những phương diện nào? (2,0 điểm)

Câu 3.Theo anh/chị ý thức về dân tộc của Nguyễn Trãi có gì mới , tiến bộ so với thời đại?(3,0 điểm)

Câu 4. Từ đoạn văn bản trên,Anh/chị hãy viết đoạn văn (Khoảng 10 dòng)trình bày suy nghĩ về Niềm tự hào dân tộc.(4,0 điểm)

1
21 tháng 4 2020

1. Tự sự, biểu cảm

2. - Quốc hiệu

- Văn hiến

- Lãnh thổ

- Phong tục

- Triều đại

- Nhân tài

3. Phát triển các yếu tố khác ngoài cương vực lãnh thổ

- Xác định cốt yếu nhất là văn hiến.

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: "Từng nghe việc nhân nghĩa cốt ở yên dân quân điếu phạt trước lo trừ bạo như nước Đại Việt ta từ trước vốn xưng nền văn hiến đã lâu núi sông bở cõi đã chia phong tục Bắc Nam cũng khác từ Triệu Đinh Lý Trần bao đời gây nền đoc lập cùng Hán Đường Tống Nguyên mỗi bên xưng để một phương tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau song...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
"Từng nghe việc nhân nghĩa cốt ở yên dân quân điếu phạt trước lo trừ bạo như nước
Đại Việt ta từ trước vốn xưng nền văn hiến đã lâu núi sông bở cõi đã chia phong tục Bắc
Nam cũng khác từ Triệu Đinh Lý Trần bao đời gây nền đoc lập cùng Hán Đường Tống
Nguyên mỗi bên xưng để một phương tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau song hào kiệt đời
nào cũng có vậy nên Lưu Cung tham công nên thất bại Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong
cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã việc xưa xem xét chứng cớ
còn ghi."

(Trich Đại Cáo Bình Ngô – Nguyễn Trãi, bản dịch của Bùi

Ki)

Câu 1: (1,5 điểm) Văn bản trên viết chưa đúng cấu trúc bài Cáo, em hãy viết lại văn bản và
sử dụng dấu chấm, dấu phẩy, dấu hai chấm sao cho thích hợp.
Câu 2: (0,5 điểm) Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản ?
Câu 3: (1,0 điểm) Văn bản đã xác định nền đoc lập, chủ quyền của nước Đại Việt ở những
yếu tố nào?
Câu 4: (1,0 điểm) Khái quát nội dung của văn bản ?
II. PHÀN LÀM VĂN: (6,0 điểm)
Mỗi con người được sinh ra và lớn lên đều trong vòng

0
1/ Chứng minh rằng Đại cáo bình Ngô là một bản tuyên ngôn nhân nghĩa. 2/ Viết đoạn văn, bài văn thuyết minh về một thể loại văn học, một tác giả, tác phẩm văn học. 3/ phát hiện những luận điểm, luận cứ của văn bản hiền tài là nguyên khí của quốc gia 4/ Tìm các ví dụ tiêu biểu về các tác phẩm văn học Việt Nam viết bằng chữ Hán, chữ Nôm, chữ quốc ngữ. 5/ Viết đoạn văn thuyết...
Đọc tiếp

1/
Chứng minh rằng Đại cáo bình Ngô là một bản tuyên ngôn nhân nghĩa.
2/
Viết đoạn văn, bài văn thuyết minh về một thể loại văn học, một tác giả, tác phẩm văn học.
3/
phát hiện những luận điểm, luận cứ của văn bản hiền tài là nguyên khí của quốc gia
4/
Tìm các ví dụ tiêu biểu về các tác phẩm văn học Việt Nam viết bằng chữ Hán, chữ Nôm, chữ quốc ngữ.
5/
Viết đoạn văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh, một tác giả văn học.
6/
Lập bảng về các tác phẩm văn học Việt Nam đã học viết bằng chữ Hán, chữ Nôm, chữ quốc ngữ.
7/ Lập dàn ý cho các đề bài sau:
- Thuyết minh tác phẩm Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi)
- Thuyết minh tác phẩm Hiền tài là nguyên khí quốc gia (Thân Nhân Trung)
( mọi người giúp mình với được câu nào hay câu nấy ạ ! )

1
10 tháng 2 2020

1)

I. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Trãi: Là anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới

- Khái quát về nhận định: Đây là áng văn yêu nước, là bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc.

II. Thân bài
1. Thế nào là một bản tuyên ngôn độc lập

- Được viết trong hoặc sau cuộc chiến: Nam quốc sơn hà được viết trong cuộc chiến chống Tống, Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh viết sau kháng chiến chống Pháp


- Nội dung: Khẳng định độc lập, chủ quyền, tuyên bố thắng lợi, tuyên bố hòa bình

2. Chứng minh Đại cáo bình Ngô là bản tuyên ngôn độc lập

a. Hoàn cảnh sáng tác.

Sau khi quân ta đại thắng giặc Minh, Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết Đại cáo bình Ngô để bố cáo với nhân dân về chiến thắng này.

→Bài cáo được viết sau chiến thắng giặc Minh

b. Tuyên bố độc lập, chủ quyền.

- Nguyễn Trãi xác định tư cách độc lập của dân tộc bằng một loạt dẫn chứng tiêu biểu, thuyết phục.


+ Có nền văn hiến lâu đời, đó là điều không dân tộc nào có

+ Có cương vực lãnh thổ riêng biệt

+ Phong tục tập quán đậm đà bản sắc dân tộc

+ Lịch sử lâu đời, với các triều đại Triệu, Đinh, Lí, Trần sánh ngang với các triều đại Trung Quốc Hán, Đường, Tống Nguyên, khẳng định niềm tự tôn dân tộc qua từ “đế”.

+ Có anh hùng hào kiệt ở khắp nơi trên đất nước, chưa bao giờ thiếu hiền tài.

→Bằng thủ pháp liệt kê, Nguyễn Trãi đã đưa ra một loạt lí lẽ khẳng định chủ quyền, độc lập dân tộc của Đại Việt, đó là những chân lí hiển nhiên, không ai có thể chối cãi.

- So sánh đại cáo bình Ngô với Nam quốc sơn hà:

+ Kế thừa các yếu tố về chủ quyền, lãnh thổ.

+ Bổ sung các yếu tố: văn hiến, phong tục, lịch sử, anh hùng hào kiệt

+ Sáng tạo: Những yếu tố đó không còn cần đến sự minh xác của thần linh, của sách trời mà do chính con người tạo ra.

→Bản tuyên ngôn của Nguyễn Trãi đầy đủ và thuyết phục hơn

⇒Thể hiện ý thức dân tộc phát triển đến đỉnh cao, khẳng định lòng yêu nước của tác giả.

c. Tuyên bố thắng lợi.

- Nguyễn Trãi vạch trần những tội ác dã man của giặc Minh:

+ Khủng bố, tàn sát dân ta dã mạn, độc ác

+ Bóc lột thuế khóa, vơ vét tài nguyên, sản vật

+ Phá hoại sản xuất, phá hoại môi trường sống, tiêu diệt sự sống, bóc lột sức lao động...

→Tác giả đứng trên lập trường nhân bản, tố cáo tội ác của giặc Minh, lời văn đanh thép tạo nên một bản án đanh thép với kẻ thù.

→Khẳng định hành động của địch là phi nghĩa, cuộc chiến của ta là chính nghĩa, tạo nên sự đồng cảm và thuyết phục cho bản tuyên ngôn.

- Diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

+ Giai đoạn đầu vô cùng khó khăn: Lương thực hết, quân không một đội

+ Về sau, nhờ tinh thần đoàn kết đồng lòng, biết dựa vào sức dân lại có chung lí tưởng chiến đấu, quân ta chiến đấu kiên cường và trở thành nỗi khiếp đảm của kẻ thù: Đánh một trận sạch không kình ngạc/Đánh hai trận tan tác chim muông...

+ Quân Minh thất bại thảm hại, nhục nhã, e chề

+ Quân ta dũng mãnh khí thế ngút trời

⇒Tuyên bố về thắng lợi, Nguyễn Trãi đã thể hiện một cách vừa thấu tình vừa đạt lí, thể hiện niềm tự hào, tự tôn dân tộc sâu sắc

d. Tuyên bố hòa bình.

- Tác giả nói về tương lai đất nước: xã tắc vững bền, giang sơn đổi mới

→Niềm tin, ý chí quyết tâm xây dựng tương lai đất nước ngày càng phát triển

- Nói về sự vận động của vũ trụ: kiền khôn bĩ rồi lại thái, nhật nguyệt hối rồi lại minh.

→Sự vận động hướng về tương lại tươi sáng, tốt đẹp của trời đất, vũ trụ.

⇒Đây vừa là lời tuyên bố hòa bình, vừa là niềm tin tưởng lạc quan về tương lai đất nước của một con dân yêu nước.

III. Kết bài
- Khẳng định lại luận điểm: Đại cáo bình Ngô là bản tuyên ngôn độc lập, là áng văn yêu nước là hoàn toàn thuyết phục

- Liên hệ với các áng văn yêu nước cũng được xem là bản tuyên ngôn độc lập trước và sau Đại cáo bình Ngô như Nam quốc sơn hà của Lí Thường Kiệt và Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh.

Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu nêu dưới:Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,Quân điếu phạt(*) trước lo trừ bạo. Như nước Đại Việt ta từ trước, Vốn xưng nền văn hiến đã lâu. Núi sông bờ cõi đã chia, Phong tục Bắc Nam cũng khác.Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập, Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,Song...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu nêu dưới:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt(*) trước lo trừ bạo. Như nước Đại Việt ta từ trước, Vốn xưng nền văn hiến đã lâu. Núi sông bờ cõi đã chia, Phong tục Bắc Nam cũng khác.Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập, Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có. (Trích Đại cáo bình Ngô – Nguyễn Trãi, bản dịch của Bùi Kỉ, Ngữ văn 10, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012, tr. 17) Chú thích: (*) Điếu phạt: (điếu: thương, phạt: trừng trị) rút từ ý “Điếu dân phạt tội” nghĩa là thương dân, đánh kẻ có tội.  Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau:
1.Văn bản đã xác định nền độc lập, chủ quyền của nước Đại Việt ở những yếu tố nào?
2. Việc sử dụng những từ ngữ: từ trước, vốn xưng, đã lâu, đã chia, bao đời nhằm khẳng định điều gì?
3. Từ việc đọc hiểu văn bản trên, hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của anh/chị về việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của đất nước ta hiện nay.

1
26 tháng 2 2022

1. Văn bản trên đã xác định nền độc lập, chủ quyền của nước Đại Việt ở những yếu tố: văn hiến, danh giới lãnh thổ, phong tục, lịch sử, triều đại, hào kiệt.

2. Việc sử dụng những từ ngữ: từ trước, vốn xưng, đã lâu, đã chia, bao đời nhằm khẳng định độc lập chủ quyền của nước Đại Việt là điều hiển nhiên, tự nhiên, vốn có, phù hợp với đạo lí, lẽ phải.

3. (HS tự viết đoạn văn đưa ra suy nghĩ, dẫn chứng để chứng minh thuyết phục người đọc)

10 tháng 2 2020

1. Hai câu đầu: Tư tưởng nhân nghĩa

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo Tư tưởng nhân nghĩa là nền tảng của mọi suy nghĩ, hành động, chiến lược, chiến thuật và quyết tâm chiến đấu, chiến thắng của quân dân ta trong cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược phương Bắc. Hơn ai hết, Nguyễn Trãi thấm nhuần quan điểm tiến bộ của Nho giáo, coi dân là gốc (dân vi bản). Ông cho rằng, bất cứ triều đại nào muốn tồn tại dài lâu và vững mạnh đều phải dựa vào dân, đặt mục đích yên dân lên hàng đầu bởi dân có yên thì nước mới thịnh. Từ triết lí nhân nghĩa, Nguyễn Trãi đã cụ thể hóa nó một cách rõ ràng và dễ hiểu. Yên dân là mọi đường lối, chính sách của triều đình phải phù hợp với ý nguyện của dân, làm cho dân được sống trong cảnh thanh bình, ấm no, hạnh phúc. Muốn cho nhân dân có được cuộc sống tốt đẹp như vậy thì điều đương nhiên là phải lo trừ bạo, có nghĩa là diệt trừ tất cả các thế lực tham lam, bạo ngược làm tổn hại đến quyền lợi của dân lành. Yên dân, trừ bạo là hai vế có liên quan chặt chẽ với nhau, hỗ trợ cho nhau để tạo nên tính hoàn chỉnh của tư tưởng nhân nghĩa bao trùm và xuyên suốt cuộc kháng chiến giữ nước vĩ đại lúc bấy giờ.

2. Khẳng định độc lập, chủ quyền của quốc gia độc lập

- Nước Đại Việt ta: khẳng định chủ quyền trên mọi phương diện:

+Nền văn hiến – bề dày lịch sử

+Núi sông bờ cõi – lãnh thổ.

+Những triều đại – sự phát triển của dân tộc.

+Yếu tố con người – tài năng/ hào kiệt

+Phong tục tập quán – văn hóa.

=> Cơ sở đưa ra chủ quyền dân tộc rộng lớn, có chiều sâu hơn rất nhiều.

Câu 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Tiếng mẹ gọi trong hoàng hôn khói sẫm Cánh đồng xa cò trắng rủ nhau về Có con nghé trên lưng bùn ướt đẫm Nghe xạc xào gió thổi giữa cau tre ... Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói Vâng trăng cao đêm cả lặn sao mờ Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa Ống tre nghà và mềm mại như tơ ... Ôi tiếng Việt suốt đời tôi mắc nợ Quên nỗi...
Đọc tiếp

Câu 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Tiếng mẹ gọi trong hoàng hôn khói sẫm
Cánh đồng xa cò trắng rủ nhau về
Có con nghé trên lưng bùn ướt đẫm
Nghe xạc xào gió thổi giữa cau tre

...

Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói
Vâng trăng cao đêm cả lặn sao mờ
Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa
Ống tre nghà và mềm mại như tơ

...

Ôi tiếng Việt suốt đời tôi mắc nợ
Quên nỗi mình, quên áo mặc cơm ăn
Trời xanh quá môi tôi hồi hộp quá
Tiếng Việt ơi tiếng Việt ân tình

(Tiếng Việt - Lưu Quang Vũ)

a, Nêu PTBĐ chình trong đoạn thơ trên?

b, Sự mượt mà và tinh tế của tiếng Việt được thể hiện ở những từ ngữ nào trong khổ thơ thứ hai?

c, Văn bản thể hiện thái độ, tình cảm gì của tác giả đối với Tiêng Việt?

Câu 2: Thuyết minh về một nghành nghề thủ công truyền thống.

1
17 tháng 2 2020

a)PTBĐC:Biểu Cảm

b)

Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói

Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ

Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa

Óng tre ngà và mềm mại như tơ. \

c)Ca ngợi vẻ đẹp, thể hiện sự gắn bó, yêu quý, thấu hiểu của tác giả với tiếng Việt.