K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

PHẦN I: (5 điểm)Nhà thơ Nguyễn Duy đã viết trong bài thơ Ánh trăng:Hồi nhỏ sống với đồngCâu 1. Hãy viết bảy câu thơ tiếp theo để hoàn thành đoạn thơ.Câu 2. Đoạn thơ vừa chép có sự kết hợp giữa những phương thức biểu đạt nào?Câu 3. Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong dòng thơ “cái vầng trăng tình nghĩa”.Câu 4. Cho câu chủ đề sau đây:Qua hai khổ...
Đọc tiếp

PHẦN I: (5 điểm)

Nhà thơ Nguyễn Duy đã viết trong bài thơ Ánh trăng:

Hồi nhỏ sống với đồng

Câu 1. Hãy viết bảy câu thơ tiếp theo để hoàn thành đoạn thơ.

Câu 2. Đoạn thơ vừa chép có sự kết hợp giữa những phương thức biểu đạt nào?

Câu 3. Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong dòng thơ “cái vầng trăng tình nghĩa”.

Câu 4. Cho câu chủ đề sau đây:

Qua hai khổ thơ đầu bài Ánh trăng, ta hiểu được mối quan hệ gắn bó, thân thiết của tác giả và vầng trăng.

Hãy triển khai câu chủ đề trên bằng một đoạn văn khoảng 12 câu lập luận theo cách diễn dịch. Trong đoạn sử dụng câu văn có thành phần biệt lập cảm thán và phép thế liên kết câu (gạch chân, chú thích).

PHẦN II. (5 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới.

(SGK Ngữ văn 9, tập 2)

Câu 1. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Nêu tên tác giả và hoàn cảnh sáng tác của văn bản đó.

Câu 2. Nhân vật xưng tôi trong đoạn văn là ai? Điều gì khiến nhân vật tôi đến gần quả bom lại cảm thấy không sợ nữa?

Câu 3. Hãy tìm một câu văn có thành phần biệt lập trong đoạn trích trên và nêu tác dụng của việc sử dụng thành phần đó.

Câu 4. Từ đoạn trích trên và những hiểu biết xã hội, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của mỗi người trong mối quan hệ giữa các cá nhân và tập thể.

0
Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi từ 1 đến 3:“Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm (1). Chả lẽ cái bọn ở làng lại đổ đốn đến thế được (2). Ông kiểm điểm từng người trong óc (3). Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà (4). Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại can tâm làm...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi từ 1 đến 3:

“Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm (1). Chả lẽ cái bọn ở làng lại đổ đốn đến thế được (2). Ông kiểm điểm từng người trong óc (3). Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà (4). Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại can tâm làm cái điều nhục nhã ấy!...(5)”

  1. Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?
  2. “Ông lão” trong đoạn trích trên là nhân vật nào? Điều “nhục nhã” được nói đến là điều gì?
  3. Trong đoạn trích trên, những câu văn nào là lời trần thuật của tác giả, những câu văn nào là lời độc thoại nội tâm của nhân vật? Những lời độc thoại nội tâm ấy thể hiện tâm trạng gì của nhân vật?
1
5 tháng 7 2019

1. Đoạn trích nằm trong tác phẩm Làng - Kim Lân.

2. Ông lão trong đoạn trích là nhân vật ông Hai. Điều nhục nhã được nói đến là làng của ông Hai - làng Chợ Dầu Việt gian theo giặc.

c. - Lời trần thuật của tác giả: (1) (3)

- Độc thoại nội tâm của nhân vật: (2), (4), (5)

Những lời độc thoại nội tâm thể hiện sự dằn vặt, băn khoăn của ông Hai khi nghe tin làng mình theo giặc. Ông không tin những người có tinh thần ở lại làm làm việt nhục nhã ấy được. Qua đó thể hiện tình yêu làng, yêu nước của ông Hai.

"Ông Hai vẫn nằm trằn trọc không sao ngủ được. Ông hết trở mình bên này lại trở mình bên kia, thử dài. Chợt ông lão lặng hẳn đi, chân tay nhủn ra, tưởng chừng như không cất lên được...Có tiếng nói léo xéo ở gian trên. Tiếng mụ chủ. Mụ nói cái gì vậy ? Mụ nói cái gì mà lào xào thế ? Trống ngực ông lão đập thình thịch. Ông lão nín thở, lắng tai ra bên ngoài..."( Làng - Kim Lân )Câu...
Đọc tiếp

"Ông Hai vẫn nằm trằn trọc không sao ngủ được. Ông hết trở mình bên này lại trở mình bên kia, thử dài. Chợt ông lão lặng hẳn đi, chân tay nhủn ra, tưởng chừng như không cất lên được...Có tiếng nói léo xéo ở gian trên. Tiếng mụ chủ. Mụ nói cái gì vậy ? Mụ nói cái gì mà lào xào thế ? Trống ngực ông lão đập thình thịch. Ông lão nín thở, lắng tai ra bên ngoài..."

( Làng - Kim Lân )

Câu hỏi :

1, Nếu lược bỏ các dấu...và câu hỏi trong đoạn văn trên thì cách mêu tả nhân vật và giá trị biểu cảm của đoạn văn đó có gì thay đổi? Vì sao?

2, Trong một đoạn trích của "Truyện Kiều" đã học cũng có 4 câu thơ dùng câu hỏi để diễn tả trạng thái nhân vật. Hãy chép lại những câu thơ đó ( Ghi rõ tên đoạn trích, vị trí đoạn trích )

3, Các câu: " Có tiếng nói léo xéo ở gian trên. Tiếng mụ chủ " thuộc kiểu câu nào?

4, Viết một câu văn nhận xét tâm trạng của nhân vật ông Hai trong đoạn văn trên.

0
Đoạn 3: Cho đoạn văn sau: Ông Hai vẫn trằn trọc không sao ngủ được. Ông hết trở mình bên này lại trở mình bên kia, thở dài. Chợt ông lão lặng hẳn đi, chân tay nhủn ra, tưởng chừng như không cất lên được… Có tiếng nói léo xéo ở gian trên. Tiếng mụ chủ… Mụ nói cái gì vậy? Mụ nói cái gì mà lào xào thế? Trống ngực lão đập thình thịch. Ông lão nín thở, lắng tai nghe ra bên...
Đọc tiếp

Đoạn 3: Cho đoạn văn sau:

Ông Hai vẫn trằn trọc không sao ngủ được. Ông hết trở mình bên này lại trở mình bên kia, thở dài. Chợt ông lão lặng hẳn đi, chân tay nhủn ra, tưởng chừng như không cất lên được… Có tiếng nói léo xéo ở gian trên. Tiếng mụ chủ… Mụ nói cái gì vậy? Mụ nói cái gì mà lào xào thế? Trống ngực lão đập thình thịch. Ông lão nín thở, lắng tai nghe ra bên ngoài…

Bà Hai bỗng cất tiếng:

- Thầy nó ngủ rồi ư? Dậy tôi bảo cái này đã.

Ông Hai bật ngóc đầu dậy, giơ tay trỏ lên nhà trên, ông sít hai hàm răng lại mà nghiến:

- Im! Khổ lắm! Nó mà nghe thấy lại không ra cái gì bây giờ

Ông lão lại ngả mình nằm xuống, không nhúc nhích.

Câu 1: Vị trí đoạn trích trên trong truyện ngắn ‘Làng” – Kim Lân.

Câu 2: Tìm những từ tượng thanh có trong đoạn trích. Nó có tác dụng gì trong việc diễn tả xúc cảm ông Hai

Câu 3: Viết đoạn văn trình bày cảm nhận về nhân vật ông Hai trong đoạn trích. Đoạn văn có sử dụng những câu phủ định và ít nhất một từ láy.

49

Câu 1: Cảm xúc vào lúc ban đêm khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc

Câu 2: Các từ tượng thanh: léo xéo, thình thịch

-         Léo xéo gợi sự ám ảnh về tin đồn

-         Thình thịch: phấp phỏng, lo âu dồn nén

Câu 3: (Tương tự như cách trình bày như câu 4 phần 2)

-         Nêu câu chủ đề

-         Tình huống truyện

-         Dẫn dắt tới đoạn trích

-         Đoạn này chủ yêu nhấn mạnh vào sự phấp phỏng lo âu trước ánh nhìn của người khác, lắng nghe cũng là một hi vọng mong rằng tin mới nghe ban chiều là hoàn toàn sai.

8 tháng 5 2021

Câu 1: Cảm xúc vào lúc ban đêm khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc

Câu 2: Các từ tượng thanh: léo xéo, thình thịch

-         Léo xéo gợi sự ám ảnh về tin đồn

-         Thình thịch: phấp phỏng, lo âu dồn nén

Câu 3: (Tương tự như cách trình bày như câu 4 phần 2)

-         Nêu câu chủ đề

-         Tình huống truyện

-         Dẫn dắt tới đoạn trích

-         Đoạn này chủ yêu nhấn mạnh vào sự phấp phỏng lo âu trước ánh nhìn của người khác, lắng nghe cũng là một hi vọng mong rằng tin mới nghe ban chiều là hoàn toàn sai.

 
              
 
 
             
“Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái...
Đọc tiếp

Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới.

1. Nêu ý nghĩa nhan đề của văn bản có chứa đoạn trích trên.

2. Điều gì khiến nhân vật “tôi” đến gần quả bom lại cảm thấy không sợ nữa?

3. Phân tích cấu trúc ngữ pháp của câu:Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt.”. Câu này thuộc kiểu câu gì xét theo cấu tạo và theo mục đích nói? “Chắc có” thuộc thành phần biệt lập nào?

4. Không khí trên cao điểm được tác giả gợi ra qua những chi tiết nào? Không khí đó góp phần làm nổi bật phẩm chất gì của những cô gái thanh niên xung phong?

1
20 tháng 4 2020

1. Nhan đề của văn bản : Những ngôi sao xa xôi

“Những ngôi sao xa xôi” là một nhan đề đặc sắc, ấn tượng, vừa có ý nghĩa cụ thể, vừa có ý nghĩa ẩn dụ mang tính biểu tượng:

+Nhan đề “Những ngôi sao xa xôi” gợi nhớ đến hình ảnh những ngôi sao lớn trên bầu trời thành phố quê hương mà Phương Định – nhân vật chính trong truyện – thường hay nhớ lại. Hình ảnh ấy gắn liền với khoảng thời gian yên bình ; thanh bình mà cô được sống cùng gia đình mình. Điều đó cho thấy, dù trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt đến mức thế nào đi chăng nữa thì những cô gái thanh niên xung phong vẫn giữ được nét hồn nhiên, trong sáng,trẻ trung , mơ mộng;yêu đời. Và đồng thời thể hiện tấm lòng của cô gái trẻ luôn luôn hướng về gia đình, quê hương-nơi sinh thành của họ.

+Nhan đề này còn muốn nói lên 3 cô thanh niên xung phong là những ngôi sao trên bầu trời rộng lớn, họ tỏa sáng những vẻ đẹp riêng lấp lánh, diệu kì. Họ là những ngôi sao kì diệu mà ai cũng phải cảm phục khi làm nhiệm vụ trên tuyến đường Trường Sơn. Nhưng họ là "những ngôi sao xa xôi", vì thế  vì thế phải thật chăm chú mới nhìn thấy được, mới phát hiện ra để yêu và quý trọng những vẻ đẹp ấy của họ.

2.Điều khiến nhân vật “tôi” đến gần quả bom lại cảm thấy không sợ nữa, chính là vì “thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình”.

3

*Chắc có : thành phần phụ +Chắc: thành phần tình thái

                                          +có : thành phần gọi đáp

*Các anh ấy : CN

*có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt (VN) trong đó :

- Có : yếu tố chính của VN (vị từ)

- những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt: bổ ngữ cho vị từ ''Có'' (  có kết cấu của 1 cụm C-V):

+những cái ống nhòm: C

+có thể : thành phần tình thái

+thu cả trái đất vào tầm mắt:V

+)Xét theo cấu tạo ; câu này thuộc kiểu câu mở rộng bằng cụm C-V

+)xét theo  mục đích nói, câu này thuộc kiểu câu trần thuật

4.Không khí trên cao điểm được tác giả gợi ra qua những chi tiết: vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa.

 Không khí đó góp phần làm nổi bật phẩm chất ;tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hy sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn

  

“Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái...
Đọc tiếp

Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới.

(Trích Ngữ văn 9, tập II, NXB Giáo dục)

1. Nêu ý nghĩa nhan đề của văn bản có chứa đoạn trích trên.

2. Điều gì khiến nhân vật “tôi” đến gần quả bom lại cảm thấy không sợ nữa?

3. Phân tích cấu trúc ngữ pháp của câu:Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt.”. Câu này thuộc kiểu câu gì xét theo cấu tạo và theo mục đích nói? “Chắc có” thuộc thành phần biệt lập nào?

4. Không khí trên cao điểm được tác giả gợi ra qua những chi tiết nào? Không khí đó góp phần làm nổi bật phẩm chất gì của những cô gái thanh niên xung phong?

1
20 tháng 4 2020

cho mik đúng ik

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:– Trời ơi, chỉ còn có năm phút!Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. Anh chạy ra nhà phía sau, rồi trở vào liền, tay cầm một cái làn. Nhà hoạ sĩ tặc lưỡi đứng dậy. Cô gái cũng đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến chỗ bác già.– Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này!Anh thanh niên vừa vào, kêu lên....
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

– Trời ơi, chỉ còn có năm phút!
Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. Anh chạy ra nhà phía sau, rồi trở vào liền, tay cầm một cái làn. Nhà hoạ sĩ tặc lưỡi đứng dậy. Cô gái cũng đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến chỗ bác già.
– Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này!
Anh thanh niên vừa vào, kêu lên. Để người con gái khỏi trở lại bàn, anh lấy chiếc khăn tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả cho cô gái. Cô kĩ sư mặt đỏ ửng, nhận lại chiếc khăn và quay vội đi.
– Chào anh. – Đến bậu cửa, bỗng nhà họa sĩ già quay lại chụp lấy tay người thanh niên lắc mạnh. – Chắc chắn rồi tôi sẽ quay trở lại. Tôi ở với anh ít hôm được chứ?
Đến lượt cô gái từ biệt. Cô chìa tay ra cho anh nắm, cẩn trọng, rõ ràng, như người ta cho nhau cái gì chứ không phải là cái bắt tay. Cô nhìn thẳng vào mắt anh – những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy.
– Chào anh.

(Theo Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

b) Ở đây, ai là người kể về các nhân vật và sự việc trên? (Gợi ý: Có phải là một trong các nhân vật: ông họa sĩ già, cô kĩ sư, anh thanh niên hay là một người nào đó?) Những dấu hiệu nào cho ta biết ở đây các nhân vật không phải là người kể chuyện? (Gợi ý: Chuyện được kể theo ngôi thứ mấy? nếu là một trong ba nhân vật trên thì ngôi kể và lời văn phải thay đổi như thế nào?…)

1
16 tháng 3 2017

- Người kể là người giấu mặt, không phải là nhân vật trong truyện kể

Tôi không cãi chị. Quyền hạn phân công là ở chị. Thời gian bắt đầu căng lên. Trínão tôi cũng không thua. Những gì đã qua, những gì sắp tới…không đáng kể nữa. Cógì lí thú đâu, nếu các bạn tôi không quay về? Điện thoại réo. Đại đội trưởng hỏi tìnhhình. Tôi nói như gắt vào máy:- Trinh sát chưa về!Không hiểu vì sao mình gắt nữa. Lại một đợt bom. Khói vào hang. Tôi ho sặc sụavà...
Đọc tiếp

Tôi không cãi chị. Quyền hạn phân công là ở chị. Thời gian bắt đầu căng lên. Trí
não tôi cũng không thua. Những gì đã qua, những gì sắp tới…không đáng kể nữa. Có
gì lí thú đâu, nếu các bạn tôi không quay về? Điện thoại réo. Đại đội trưởng hỏi tình
hình. Tôi nói như gắt vào máy:
- Trinh sát chưa về!
Không hiểu vì sao mình gắt nữa. Lại một đợt bom. Khói vào hang. Tôi ho sặc sụa
và tức ngực. Cao điểm bây giờ thật vắng. Chỉ có Nho và chị Thao. Và bom. Và tôi
ngồi đây. Và cao xạ đặt bên kia quả đồi. Cao xạ đang bắn. Tiếng súng ở dưới đất lên
quả là có hiệu lực. Không gì cô đơn và khiếp sợ hơn khi bom gào thét chung quanh
mà không nghe một tiếng trả lời nào dưới đất. Dù chỉ một tiếng súng trường thôi, con
người cũng thấy mênh mông bên mình một sự che chở đồng tình. Cảm giác đó giống
như thấy mình có một khả năng tự vệ rất vững vậy… Sốt ruột, tôi chạy ra ngoài một tí.
Không thấy gì ngoài khói bom. Tôi lo. Đột nhiên cao điểm bên cạnh vang lên dồn dập
tiếng 12 li 7. Hay quá, tiểu đoàn công binh đấy. Họ chi viện cho các anh cao xạ, cho
chúng tôi. Bỗng dưng tôi muốn la toáng lên vì thích thú. Xung quanh cao điểm vắng
vẻ này có bao nhiêu là người. Các anh cao xạ, thông tin và công binh đều rất mến
chúng tôi. Chỉ cần chúng tôi bắn một phát súng báo hiệu yêu cầu giúp đỡ là họ sẽ
chạy đến ngay.
a/ Đoạn trích trên trích từ tác phẩm nào? Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm
đó?
b/Nhân vật được nhắc đến đoạn văn trên là ai?
c/Đoạn văn trên nói về vẻ đẹp nào của nhân vật, tìm từ ngữ, câu văn chứng minh?

1
5 tháng 5 2020

1. Những ngôi sao xa xôi - Lê Minh Khuê

Hoàn cảnh sáng tác:

- Được viết năm 1971, giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra ác liệt.

- Đây là tác phẩm đầu tay khá thành công của nữ nhà văn Lê Minh Khuê.

2. Nhân vật được nhắc đến: Nho, Thao, Phương Định.

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏiMột người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe,nước mắt ông dàn dụa,đôi môi tái nhợt,áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.Tôi lục hết túi nọ đến túi kia,không có lấy một xu,không có cả khăn tay,chẳng có gì hết.Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào.Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông.-Xin ông đừng giận cháu! Cháu...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi
Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe,nước mắt ông dàn dụa,đôi môi tái nhợt,áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.

Tôi lục hết túi nọ đến túi kia,không có lấy một xu,không có cả khăn tay,chẳng có gì hết.Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào.Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông.

-Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả

Ông nhìn tôi chằm chằm,đôi môi nở nụ cười:

-Cháu ơi,cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.

Khi ấy,tôi chợt hiểu ra: Cả tôi nữa,tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông

a, Xác định phương thức biểu đạt

b, Lời của nhân vật trong câu chuyện trên được trích dẫn theo cách nào? Chỉ rõ dấu hiệu nhận biết

c,Vì sao người ăn xin và cậu bé trong truyện đều cảm thấy mình đã nhận được từ người kia một cái gì đó

d,Bài học rút ra từ văn bản trên?

 

Giúp mình với ạ:"(

0