K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 6 2017

cử đầu vọng minh nguyệt

đê đầu tư cố hương.

cử: ngẩng lên, hướng lên.Đơn giản là tác giả chỉ đang chiêm ngưỡng cảnh đẹp của đêm trăng, hòa lòng mình vào vẻ đẹp của thiên nhiên, trời đất.Vì khi xưa, lúc còn ở quê nhà, vào những đêm trăng sáng, Lý Bạch thường trèo lên đỉnh núi để ngắm trăng.Cho nên khi Đê: cúi đầu, thì tác giả nhớ về vầng trăng quê hương, nhớ đến những ngày đi ngắm trăng và nhớ tất cả những gì thuộc về quê hương của mình.

Cô muốn hỏi các em là: nếu không có hành động cử đầu, liệu có hành động đê đầu k?Từ đó, chỉ ra mối quan hệ giữa hai hành động này

Ai trả lời được trước và có những giải thích hợp lý, cô sẽ tick nhé.

2 tháng 6 2017

Mạch cảm xúc của bài thơ có lẽ được hình thành từ đây.

Trong nỗi nhớ da diết quê hương, nhà thơ đang mơ màng ngủ, thì nhận ra ánh trăng đang lọt qua khe cửa khiến người ngỡ ngàng ko biết là sương hay là trăng. Nhà thơ ngẩng đầu lên như 1 hành động xác nhận. Nhưng rồi chính cái hành động đó đã làm trào lên nỗi nhớ mãnh liệt của con người xa quê, xa xứ, liền cúi đầu như đang cố nén cảm xúc, cố ghìm lại nỗi đau phải chia xa.

22 tháng 2 2020

Cử đầu vọng minh nguyệt

Đê đầu tư cố hương

- Cử đầu: ngẩng đầu

- Vọng minh nguyệt: vọng không đơn giản là nhìn để thấy mà còn có nghĩa là chiêm nghiễm. => Tâm hồn thi sĩ

- Đê đầu: cúi đầu

- Tư cố hương: nhớ cố hương

=> Vầng trăng không chỉ là người bạn tri âm tri kỉ mà còn là vầng trăng kết nối quá khứ với hiện tại, kết nối tác giả với quê hương.

=> Nỗi ưu tư chính là nỗi nhớ quê.         

Nhà thơ cố gắng kìm nén nỗi nhớ quê nhưng nỗi nhớ lại càng mạnh mẽ hơn.

22 tháng 2 2020

Hai hành động liền nhau thể hiện tình yêu quê hương sâu nặng của tác giả :
+ Hành động “ngẩng đầu”: kiểm nghiệm cảm giác mơ hồ của tác giả sương hay trăng ?
=>Từ không gian hẹp tác giả hướng ra không gian rộng.
+ Hành động “cúi đầu” Thể hiện sự liền mạch trong cảm xúc của nhân vật trữ tình : Nhìn thấy vầng trăng, tác giả chạm vào nỗi nhớ nhà, không muốn đối diện với nỗi buồn quá lâu.
-Cúi đầu xuống để tránh nỗi buồn nhưng lập tức nỗi nhớ quê hương tràn về trong tâm tưởng.

17 tháng 4 2017

Tác giả ngẩng đầu: nhìn trăng sáng là để tận hưởng vẻ đẹp của đêm trăng,ánh trăng sáng đẹp.

Tác giả cúi đầu: khi nhìn trăng sáng tác giả bỗng nhớ về quê hương nơi chôn rau cắt rốn của mình,gợi nhớ đến vầng trăng xưa trên quê cũ thuở nào.

16 tháng 12 2018

Chúng ta thấy câu thơ thứ 3 và câu thứ 4 đối nhau ở 2 tư thế "cúi" và "ngẩng". Cái tình trong bài thơ đã bộc lộ rõ hơn. Rõ ràng đây là 1 bài thơ tả cảnh ngụ tình. Tâm trạng của nhà thơ đã thực sự bộc lộ đó là nỗi nhớ cồn cào quê hương. Như ta đã biết, thuở nhỏ Lí bạch thường lên núi Nga Mi múa kiếm cà ngắm trăng, khi lớn lên trở thành nhà thơ ông lại thường xa quê nay đây mai đó. Thế nhưng dù cho năm tháng trôi qua thì tình cảm của ông đối với quê hương vẫn sâu đậm và tha thiết, chỉ cần nhìn ánh trăng thôi cũng đủ để gợi cho ông những cảm xúc dạt dào, tha thiếtvề chốn cũ. Và ánh trăng "đêm nay" đã khiến cho tâm hồn ông trĩu nặng nỗi nhớ quê, nhớ về nơi ông sinh ra, ở đó có những người thân của ông, nơi đó có biết bao kỉ niệm về những ngày thơ ấu, những năm tháng thăng trầm cua 1 đời người.
+ Hành động "ngẩng đầu": kiểm nghiệm cảm giác mơ hồ của tác giả sương hay trăng? Từ không gian hẹp tác giả hướng ra không gian rộng (0,5 điểm).
+ Hành động "cúi đầu" ® Thể hiện sự liền mạch trong cảm xúc của nhân vật trữ tình: Nhìn thấy vầng trăng, tác giả chạm vào nỗi nhớ nhà, không muốn đối diện với nỗi buồn quá lâu ® Cúi đầu xuống để tránh nỗi buồn nhưng lập tức nỗi nhớ quê hương tràn về trong tâm tưởng.

4 tháng 6 2017
a, Giống :+ đều tả trăng.
+ Đều gửi gắm tình cảm của mình vào việc miêu tả trăng .
b, Tính sáng tạo của Lí Bạch thể hiện qua mặt :
+ Có cách miêu tả so sánh rất đặc biệt (miêu tả ánh trăng như sương trên mặt đất)
10 tháng 2 2022

Tham khảo:

Câu 1:

Hai hành động liền nhau thể hiện tình yêu quê hương sâu nặng của tác giả:
+ Hành động “ngẩng đầu”: kiểm nghiệm cảm giác mơ hồ của tác giả sương hay trăng ? Từ không gian hẹp tác giả hướng ra không gian rộng
+ Hành động “cúi đầu”   Thể hiện sự liền mạch trong cảm xúc của nhân vật trữ tình: Nhìn thấy vầng trăng, tác giả chạm vào nỗi nhớ nhà, không muốn đối diện với nỗi buồn quá lâu. Cúi đầu xuống để tránh nỗi buồn nhưng lập tức nỗi nhớ quê hương tràn về trong tâm tưởng.

Câu 2:

 

Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ…

Hỏi ai gây dựng nên non nước này?

Ca dao dân ca là một bộ phận văn học đặc sắc trong nền văn học Việt Nam. Những bài ca dao ngắn gọn nhưng nội dung ý nghĩa thì vượt lên trên giới hạn của câu chữ. Trong kho tàng ca dao ấy có rất nhiều những bài ca dao nói về tình cảm gia đình, tình anh em, tình yêu nước và đặc biệt còn có cả sự tự hào những cảnh đẹp và truyền thống lịch sử nước nhà. Bài ca dao Rủ nhau xem cảnh kiếm hồ là một bài ca dao như thế.

Ba câu thơ đầu trong bài ca dao thể hiện sự mời gọi và những cảnh đẹp nên thơ trữ tình nơi Hồ Gươm nơi ngày xưa vua Lê Lợi đã trả gươm cho rùa vàng:

Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ

Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn

binh giang ru nhau xem canh kiem ho
Đài Nghiên, tháp Bút chưa mòn

!
Hai từ “Rủ nhau” thể hiện sự mời gọi, sự thân thiện và háo hức với những cảnh đẹp nơi Hồ Gươm lộng gió. Động từ “xem” kết hợp các địa danh như Kiếm Hồ, cầu Thê Húc, chùa Ngọc Sơn và những cái tên như Đài Nghiên, tháp Bút như vừa liệt kê ra những cảnh đẹp lại vừa như mời gọi du khách đến nơi đây. Từng câu thơ thể hiện được sự tự hào của tác giả nói riêng của nhân dân ta nói chúng về truyền thống quý báu của dân tộc ta được thể hiện một cách cụ thể qua những địa danh nơi Hồ Gươm.

Đặc biệt câu thơ cuối “Hỏi ai gây dựng nên non nước này?” vừa là một câu hỏi lại vừa là một câu nói biết ơn đến những thế hệ ông cha đã gây dựng nên cho con dân Việt Nam chúng ta một đất nước tươi đẹp hòa bình như hôm nay.

Có thể nói cả bài ca dao đã vẽ lên một cảnh đẹp Hồ Gươm của nước ta. Ở đây chúng ta không những được tận hưởng những cảnh đẹp nên thơ trữ tình mà chúng ta còn tự hào về truyền thống dân tộc và biết ơn quý trọng công sức của cha ông.

10 tháng 2 2022

tưởng mất công lm :)

29 tháng 12 2017

Chúng ta thấy câu thơ thứ 3 và câu thứ 4 đối nhau ở 2 tư thế "cúi" và "ngẩng". Cái tình trong bài thơ đã bộc lộ rõ hơn. Rõ ràng đây là 1 bài thơ tả cảnh ngụ tình. Tâm trạng của nhà thơ đã thực sự bộc lộ đó là nỗi nhớ cồn cào quê hương. Như ta đã biết, thuở nhỏ Lí bạch thường lên núi Nga Mi múa kiếm cà ngắm trăng, khi lớn lên trở thành nhà thơ ông lại thường xa quê nay đây mai đó. Thế nhưng dù cho năm tháng trôi qua thì tình cảm của ông đối với quê hương vẫn sâu đậm và tha thiết, chỉ cần nhìn ánh trăng thôi cũng đủ để gợi cho ông những cảm xúc dạt dào, tha thiếtvề chốn cũ. Và ánh trăng "đêm nay" đã khiến cho tâm hồn ông trĩu nặng nỗi nhớ quê, nhớ về nơi ông sinh ra, ở đó có những người thân của ông, nơi đó có biết bao kỉ niệm về những ngày thơ ấu, những năm tháng thăng trầm cua 1 đời người.
+ Hành động "ngẩng đầu": kiểm nghiệm cảm giác mơ hồ của tác giả sương hay trăng? Từ không gian hẹp tác giả hướng ra không gian rộng.
+ Hành động "cúi đầu" Thể hiện sự liền mạch trong cảm xúc của nhân vật trữ tình: Nhìn thấy vầng trăng, tác giả chạm vào nỗi nhớ nhà, không muốn đối diện với nỗi buồn quá lâu Cúi đầu xuống để tránh nỗi buồn nhưng lập tức nỗi nhớ quê hương tràn về trong tâm tưởng.

29 tháng 12 2017

Hai hành động liền nhau thể hiện tình yêu quê hương sâu nặng của tác giả:
+ Hành động “ngẩng đầu”: kiểm nghiệm cảm giác mơ hồ của tác giả sương hay trăng ? Từ không gian hẹp tác giả hướng ra không gian rộng.
+ Hành động “cúi đầu” thể hiện sự liền mạch trong cảm xúc của nhân vật trữ tình: Nhìn thấy vầng trăng, tác giả chạm vào nỗi nhớ nhà, không muốn đối diện với nỗi buồn quá lâu .Cúi đầu xuống để tránh nỗi buồn nhưng lập tức nỗi nhớ quê hương tràn về trong tâm tưởng.

Trong việc xây dựng tứ thơ của bài thơ Tĩnh dạ tứ , Lí Bạch đã tiếp thu ảnh hưởng của bài dân ca sau đây: Thu phong nhập song lí La trướng khỏi phiêu dương Cử đầu khán minh nguyệt Kí tình thiên lí quang. ( Tí dạ thu...
Đọc tiếp

Trong việc xây dựng tứ thơ của bài thơ Tĩnh dạ tứ , Lí Bạch đã tiếp thu ảnh hưởng của bài dân ca sau đây:

Thu phong nhập song lí

La trướng khỏi phiêu dương

Cử đầu khán minh nguyệt

Kí tình thiên lí quang.

( Tí dạ thu ca)

Dịch nghĩa:

Gió thu vào trong cửa sổ

Màn lụa bay tứ tung

Nghẩng đầu nhìn trăng sáng

Gửi tình theo ánh sáng nghìn dặm.

( Bài ca thu lúc nửa đêm)
Tạm dịch thơ:

Luồng gió thu thổi ào qua cửa

Vào phòng the,màn lụa bay tung.

Ngẩng đầu nhìn ngắm vầng trăng

Gửi tình theo ánh sáng ngàn dặm xa...

Hãy so sánh bài Tĩnh dạ tứ với bài dân ca nói trên để chỉ ra một số điểm sáng tạo của Lí Bạch

a) Chỉ ra 1 số điểm giống nhau giữa 2 bài thơ: về thể thơ, về bố cục, về hình ảnh " Ngẩng đầu nhìn trăng sáng"...

b) Chỉ ra những điểm khác nhau giữa 2 bài thơ, từ đó nêu ra 1 số sáng tạo của Lí Bạch trong việc học tập dân ca

Bài làm

a) Những sự giống nhau giữa 2 bài thơ:

-........................................................................................

-.......................................................................................

-............................................................................................

b) Những sự sáng tạo của Lí Bạch thể hiện trên các mặt:

-.................................................................................................

..................................................................................................

-............................................................................................

................................................................................................

1
4 tháng 6 2017
a, Giống :+ đều tả trăng.
+ Đều gửi gắm tình cảm của mình vào việc miêu tả trăng .
b, Tính sáng tạo của Lí Bạch thể hiện qua mặt :
+ Có cách miêu tả so sánh rất đặc biệt (miêu tả ánh trăng như sương trên mặt đất)
25 tháng 4 2018

Hai hành động liền nhau thể hiện tình yêu quê hương sâu nặng của tác giả:
+ Hành động “ngẩng đầu”: kiểm nghiệm cảm giác mơ hồ của tác giả sương hay trăng ? Từ không gian hẹp tác giả hướng ra không gian rộng
+ Hành động “cúi đầu” ® Thể hiện sự liền mạch trong cảm xúc của nhân vật trữ tình: Nhìn thấy vầng trăng, tác giả chạm vào nỗi nhớ nhà, không muốn đối diện với nỗi buồn quá lâu ® Cúi đầu xuống để tránh nỗi buồn nhưng lập tức nỗi nhớ quê hương tràn về trong tâm tưởng.

25 tháng 4 2018

Chúng ta thấy câu thơ thứ 3 và câu thứ 4 đối nhau ở 2 tư thế "cúi" và "ngẩng". Cái tình trong bài thơ đã bộc lộ rõ hơn. Rõ ràng đây là 1 bài thơ tả cảnh ngụ tình. Tâm trạng của nhà thơ đã thực sự bộc lộ đó là nỗi nhớ cồn cào quê hương. Như ta đã biết, thuở nhỏ Lí bạch thường lên núi Nga Mi múa kiếm cà ngắm trăng, khi lớn lên trở thành nhà thơ ông lại thường xa quê nay đây mai đó. Thế nhưng dù cho năm tháng trôi qua thì tình cảm của ông đối với quê hương vẫn sâu đậm và tha thiết, chỉ cần nhìn ánh trăng thôi cũng đủ để gợi cho ông những cảm xúc dạt dào, tha thiếtvề chốn cũ. Và ánh trăng "đêm nay" đã khiến cho tâm hồn ông trĩu nặng nỗi nhớ quê, nhớ về nơi ông sinh ra, ở đó có những người thân của ông, nơi đó có biết bao kỉ niệm về những ngày thơ ấu, những năm tháng thăng trầm cua 1 đời người.
+ Hành động "ngẩng đầu": kiểm nghiệm cảm giác mơ hồ của tác giả sương hay trăng? Từ không gian hẹp tác giả hướng ra không gian rộng (0,5 điểm).
+ Hành động "cúi đầu" ® Thể hiện sự liền mạch trong cảm xúc của nhân vật trữ tình: Nhìn thấy vầng trăng, tác giả chạm vào nỗi nhớ nhà, không muốn đối diện với nỗi buồn quá lâu ® Cúi đầu xuống để tránh nỗi buồn nhưng lập tức nỗi nhớ quê hương tràn về trong tâm tưởng.

21 tháng 11 2016

Quê hương nếu ai không nhớ

Sẽ không lớn nổi thành người

(Quê hương - Đỗ Trung Quân)

Quê hương trong mỗi chúng ta là những gì gần gũi, bình dị nhưng rất đỗi thiêng liêng. Với Đỗ Trung Quân quê hương là chùm khế ngọt, là cánh diều biếc, con đường đi học, là tuổi thơ tắm nắng trưa hè. Còn với Lý Bạch và Hạ Tri Chương thì quê hương chính là gia đình, làng xóm và những kỷ niệm ấu thơ. Dẫu kỷ niệm khác nhau nhưng ở họ đều có chung một tình yêu thương cháy bỏng.

Đời hiệp khách chống kiếm lãng du xa quê từ thuở nhỏ. Đêm nay dừng chân nơi quán trọ, Lý Bạch lại bắt gặp ánh trăng thân thuộc ngày nào, ánh trăng đêm nay sáng quá, ánh trăng sáng tận đầu giường nơi lữ khách ngơi chân. Ánh trăng đêm nay lạ quá, trăng tràn khắp nẻo, lan ra bao phủ khắp không gian. Đêm vắng, trên mặt đất những giọt sương như những hạt ngọc lung linh. Trăng đêm nay đẹp khiến không ai có thể hững hờ trước sự choáng ngợp của ánh sáng. Lòng lữ khách bồi hồi xao xuyến say sưa trước cảnh đêm trăng. Thi nhân tìm thấy trong không gian tĩnh lặng ấy hơi ấm của quê hương đang lan toả khắp căn phòng:

Đầu giường ánh trăng rọi

Ngỡ mặt đất phủ sương

Ngẩng đầu nhìn trăng sáng

Rất tự nhiên ngẩng đầu ngắm trăng sáng. Ánh trăng đêm nay gợi nhớ về những kỷ niệm ngày nào trên núi Nga Mi. Nỗi niềm nhớ về quê hương đang trĩu nặng trong lòng, tác giả chạnh lòng nhớ về quá khứ, xót xa thay khi nhận ra đang ở quê người. Và cũng rất tự nhiên hành động:

 

Cúi đầu nhớ cố hương

Nó như một sự phản xạ không điều kiện như nằm ngoái ý thức. Dưới ánh trăng khuya một lữ khách đang ngóng mắt về quê hương nơi ấy có mẹ già tần tảo sớm hôm, có bà con láng giềng thân thuộc, có đám bạn chăn trâu thổi sáo, những đêm trăng ríu rít nô đùa, họ bây giờ ra sao? Quê hương vẫn thế hay có gì thay đổi. Hỏi mà như để khẳng định với chính mình! và dĩ nhiên khi đôi chân lãng du đã mệt mỏi thì ai cũng trở lại quê hương. Về với quê hương là về với mẹ, người mẹ ấy vẫn từng ngày từng giờ dang rộng cánh tay chào đón những đứa con.

Với Lý Bạch ánh trăng gợi nhớ về quê hương. Còn Hạ Tri Chương cũng xa quê từ ngày thơ ấu, lứa tuổi đáng ra phải được sống trọn với quê hương nhưng buồn thay:

Khi đi trẻ, lúc về già

Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao

Sống ở kinh đô Tràng An sầm uất đua chen, lòng tác giả thổn thức chờ ngày về với mẹ. Niềm khắc khoải mong chờ ấy đau đáu bên lòng. Khi đi mái tóc vẫn còn xanh và khi trở lại thì tóc đà khác bao. Tóc đã nhuộm màu thời gian, nhưng giọng quê, hồn quê thì không hề thay đổi. Chất quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, nó trở thành giọt máu nuôi sống bản thân. Cảm động xiết bao, thời gian xa cách, tấm lòng với quê son sắt thuỷ chung. Trong cái giọng quê vẫn thế ấy là sự thuỷ chung được trải nghiệm bằng thời gian. Trở lại quê hương sau gần hết cuộc đời xa cách lòng sao lại không man mác bùi ngùi. Nếu như Lý Bạch có ánh trăng gợi nhớ về quê hương thì Hạ Tri Chương là lũ trẻ nơi đầu xóm. Nghịch lý là lũ trẻ kia không biết ông là ai:

Trẻ con nhìn lạ không chào

Hỏi rằng: khách ở chốn nào lại chơi

Trở lại quê hương, mái đầu tóc đã pha sương. Bao năm xa cách nay mới được trở về đất mẹ. Tuy xa cách quê hương trong khoảng thời gian đằng đẵng nhưng giọng quê - giọng của quê hương đất mẹ vẫn không thay đổi. Điều đó chứng tỏ rằng với

Hạ Tri Chương quê hương là những gì thiêng liêng nhất. Và như vậy thì dù thời gian và con người có thay đổi nhưng tình cảm với quê hương thì không bao giờ thay đổi.

Không khỏi xúc động cho hai con người, họ có những cảnh ngộ khác nhau nhưng tình yêu quê hương thì hoàn toàn đồng điệu. Trong lòng hai nhà thơ nỗi nhớ quê hương luôn ăn sâu vào tiềm thức, nó luôn thường trực trong trái tim của mỗi người. Thế mới biết quê hương là nguồn cảm hứng mãnh liệt và được thể hiện ở những cung bậc khác nhau, mức độ khác nhau qua những kỷ niệm khác nhau.

Đúng vậy quê hương trong thơ Đỗ Trung Quân cũng thật bình dị mà sâu sắc: chùm khế ngọt, con diều biếc, con đường đi học... còn với Tế Hanh thì quê hương hiện lên là làng chài ven biển, con thuyền lướt sóng... Hai tiếng quê hương sao nghe xúc động đến thế.

Cùng một chủ đề là tình ỵêu quê hương mà mỗi tác giả lại có cách biểu lộ khác nhau. Để rồi khi bài thơ khép lại những ai chưa từng nhớ quê nhà cũng nao lòng tìm đọc những dòng thơ. Hai bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh cua Lý Bạch và Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê của Hạ Tri Chương đã để lại trong lòng chúng ta bao tình cảm thiêng liêng, trân trọng với gia đình và quê hương yêu dấu.