K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

undefined

[Ôn thi vào 10]

Câu 1: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

… “Người đồng mình thương lắm con ơi

Cao đo nỗi buồn

Xa nuôi chí lớn

Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn

Sống trên đá không chê đá gập ghềnh

Sống trong thung không chê thung nghèo đói

Sống như sông như suối

Lên thác xuống ghềnh

Không lo cực nhọc

Người đồng mình thô sơ da thịt

Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con”…

(Theo Ngữ Văn 9, tập hai, trang 72, NXB Giáo dục, 2007)

a. Nhận biết

Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm nào? Cho biết tên tác giả.

b. Thông hiểu

- Giải nghĩa cụm từ “người đồng mình”.

- Qua hai câu thơ của đoạn trích:

“Sống trên đá không chê đá gập ghềnh

Sống trong thung không chê thung nghèo đói”.

Em hãy cho biết người đồng mình sống ở vùng nào và đặc điểm của hoàn cảnh sống ở đó ra sao?

c. Thông hiểu

Tìm và nêu ý nghĩa của biện pháp tu từ so sánh có trong đoạn thơ trên.

d. Vận dụng 

Qua lời tâm tình của đoạn thơ, người cha mong ước ở con cách sống như thế nào?

Câu 2 (5 GP):

“Luôn dậy sớm; luôn đúng hẹn, giữ lời hứa; luôn đọc sách…là những thói quen tốt ….”

(Theo Băng Sơn – Giao tiếp đời thường)

Trong những thói quen tốt được nên trên, em hãy chọn một thói quen em cần được rèn luyện. Viết một đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng 10 – 15 dòng) trình bày suy nghĩ của em về việc rèn luyện thói quen tốt ấy.

2
18 tháng 3 2021

Câu 2

 Đối với em thói quen luôn dậy sớm là yêu cầu hàng ngày cần thực hiện. Nó là một thói quen rất tốt và rất hữu ích đối với em. Dậy sớm giúp em có thời gian để tập thể dục, rèn luyện thân thể, tăng cường sức khoẻ. Dậy sớm giúp cơ thể em thoải mải và trí tuệ thêm minh mẫn. Thay vì thức khuya để học bài thì em sẽ dậy sớm để học. Bởi khi ấy em cảm thấy cơ thể tràn đầy sức sống giúp em có một tâm thế tốt để học bài một cách nghiêm túc và hiệu quả. Việc dậy sớm cũng giúp em chuẩn bị cho mình những hành tranh tốt nhất để vững bước đến trường. Em sẽ có đủ thời gian để ăn sáng, soạn sách và xem lại bài cũ trước khi đến lớp. Và thói quen dậy sớm còn rất rất nhiều những tác dụng có lợi nữa. Việc dậy sớm có ích như vậy nên mỗi chúng ta cần rèn luyện nó để mang lại cho mình những hiệu quả thiết thực.

còn câu 1 em đang suy nghĩ, khi nào xong em sẽ trả lời

18 tháng 3 2021

Câu 1

a)– Tác phẩm: Nói với con

– Tác giả: Y Phương

b) – Nghĩa của cụm từ “người đồng mình”: người vùng mình, người miền mình. Đây có thể hiểu cụ thể là những người cùng sống trên một miền đất, cùng quê hương, cùng một dân tộc.

– Qua hai câu thơ của đoạn trích, ta biết “người đồng mình” sống ở vùng núi và hoàn cảnh sống ở đây rất khó khăn, gian khổ do điều kiện tự nhiên không thuận lợi để canh tác, sinh sống.

c) 

– Câu sử dụng biện pháp so sánh: Sống như sông như suối

– Ý nghĩa: So sánh “như sông” “như suối”: Biện pháp so sánh gợi vẻ đẹp tâm hồn và ý chí của người đồng mình. Dù sống trong hoàn cảnh gian khó, họ vẫn tràn đầy sinh lực, tâm hồn lãng mạn, khoáng đạt như hình ảnh của đại ngàn sông núi. Tình cảm của họ vẫn trong trẻo, dạt dào như dòng suối, con sông và tràn đầy niềm tin vào cuộc sống, tin yêu con người. Biện pháp so sánh góp phần thể hiện niềm mong muốn của người cha con sẽ dũng cảm tiếp nối truyền thống sống đẹp của quê hương.

d) – Tiếp nối những truyền thống tốt đẹp của quê hương.

– Cha khuyên con tiếp nối tình cảm ân nghĩa, thủy chung với mảnh đất nơi mình sinh ra của người đồng mình và cả lòng can đảm, ý chí kiên cường của họ.

– Dù gặp trở ngại con phải biết đương đầu với khó khăn, vượt qua thách thức, không được sống yếu hèn, hẹp hòi, ích kỉ. Phải sống sao cho xứng đáng với cha mẹ, với người đồng mình. Lời nhắn ngủ chứa đựng sự yêu thương, niềm tin tưởng mà người cha dành cho con.

15 tháng 4 2019

Giúp mich vs ạ

25 tháng 11 2021

1 + 2 = ?

hả các anh lớp cao nhắc em

Trong bài thơ “Đồng chí”, nhà thơ Chính Hữu có viết:Quê hương anh nước mặn, đồng chuaLàng tôi nghèo đất cày lên sỏi đáAnh với tôi đôi người xa lạTự phương trời chẳng hẹn quen nhauSúng bên súng đầu sát bên đầu,Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.Đồng chí!(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục)Câu 1: Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ và giải thích cụm từ “đôi tri kỉ”.Câu 2: Xét...
Đọc tiếp

Trong bài thơ “Đồng chí”, nhà thơ Chính Hữu có viết:

Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
Súng bên súng đầu sát bên đầu,
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.
Đồng chí!

(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục)

Câu 1: Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ và giải thích cụm từ “đôi tri kỉ”.

Câu 2: Xét theo cấu tạo ngữ pháp, câu thơ cuối đoạn thuộc kiểu câu gì? Nêu ngắn gọn tác dụng của việc sử dụng kiểu câu đó trong văn cảnh.

Câu 3: Dựa vào đoạn thơ trên, viết đoạn văn (khoảng 12 câu), theo cách lập luận diễn dịch trình bày suy nghĩ của em về cơ sở hình thành tình đồng chí keo sơn của những người lính cách mạng, trong đó có sử dụng một câu cảm thán và một lời dẫn trực tiếp (Gạch chân và ghi chú).

1
7 tháng 10 2017

a.  Bài thơ “Đồng chí” được sáng tác vào đầu năm 1948 – sau chiến dịch Việt Bắc ( thu đông 1947 ).Trong chiến dịch này, Chính Hữu là chính trị viên đại đội, ông có nhiều nhiệm vụ nhất là việc chăm sóc anh em thương binh và chôn cất một số tử sĩ. Sau chiến dịch, vì là rất vất vả, nên ông bị ốm nặng, phải nằm lại điều trị.  Đơn vị đã cử một đồng chí ở lại để chăm sóc cho Chính Hữu và người đồng đội ấy rất tận tâm giúp ông vượt qua những khó khăn, ngặt nghèo của bệnh tật. Cảm động trước tấm lòng của người bạn, ông đã viết bài thơ“Đồng chí” như một lời cảm ơn chân thành nhất gửi tới người đồng đội, người bạn nông dân của mình.

- Đôi tri kỉ : đôi bạn thân thiết ( hiểu bạn như hiểu mk )

b.“Đầu súng trăng treo”. Đây là một sáng tạo đầy bất ngờ góp phần nâng cao giá trị bài thơ, tạo được những dư vang sâu lắng trong lòng người đọc. ( mk chỉ bt tác dụng thôi) 

Bài 1: Trong bài thơ “Đồng chí”, nhà thơ Chính Hữu có viết: Quê hương anh nước mặn, đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau Súng bên súng đầu sát bên đầu, Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ. Đồng chí! (Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục) Câu 1: Dựa vào đoạn thơ trên, viết đoạn văn (khoảng 12 câu), theo...
Đọc tiếp

Bài 1: Trong bài thơ “Đồng chí”, nhà thơ Chính Hữu có viết:

Quê hương anh nước mặn, đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau

Súng bên súng đầu sát bên đầu,

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.

Đồng chí!

(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục)

Câu 1: Dựa vào đoạn thơ trên, viết đoạn văn (khoảng 12 câu), theo cách lập luận diễn dịch trình bày suy nghĩ của em về cơ sở hình thành tình đồng chí keo sơn của những người lính cách mạng, trong đó có sử dụng một câu cảm thán và một lời dẫn trực tiếp (Gạch chân và ghi chú).

Bài 2: Cho đoạn trích sau:

Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một – hòa nhé!”. Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn.

(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục)

Câu 1: Trong đoạn trích, nhân vật anh thanh niên đã từ chối khi họa sĩ vẽ mình, muốn giới thiệu cho bác những người khác đáng vẽ hơn. Chi tiết này giúp em hiểu thêm điều gì về anh thanh niên?

Câu 2: Từ nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm và những hiểu biết xã hội, hãy nêu suy nghĩ của em (khoảng 2/3 trang giấy thi) về đức tính khiêm tốn của con người trong cuộc sống.

1
21 tháng 2 2017

rong những năm tháng kháng chiến chống thực dân Pháp gian lao, lẽ đương nhiên, hình ảnh những người lính, những anh bộ đội sẽ trở thành linh hồn của cuộc kháng chiến, trở thành niềm tin yêu và hi vọng của cả dân tộc. Mở đầu bài thơ Đồng chí, Chính Hữu đã nhìn nhận, đã đi sâu vào cả xuất thân của những người lính:

Quê hương anh đất mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

Sinh ra ở một đất nước vốn có truyền thống nông nghiệp, họ vốn là những người nông dân mặc áo lính theo bước chân anh hùng của những nghĩa sĩ Cần Giuộc năm xưa. Đất nước bị kẻ thù xâm lược, Tổ quốc và nhân dân đứng dưới một tròng áp bức. Anh và tôi, hai người bạn mới quen, đều xuất thân từ những vùng quê nghèo khó. hai câu thơ vừa như đối nhau, vừa như song hành, thể hiện tình cảm của những người lính. Từ những vùng quê nghèo khổ ấy, họ tạm biệt người thân, tạm biệt xóm làng, tạm biệt những bãi mía, bờ dâu, những thảm cỏ xanh mướt màu, họ ra đi chiến đấu để tìm lại, giành lại linh hồn cho Tố quốc. Những khó khăn ấy dường như không thể làm cho những người lính chùn bước:

Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau

Súng bên súng, đầu sát bên đầu

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:    Tưởng người dưới nguyệt chén đồng    Tin sương luống những rày trông mai chờ       Chân trời góc bể bơ vơ    Tấm son gột rửa bao giờ cho phai    Xót người tựa cửa hôm mai,    Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?    Sân Lai cách mấy nắng mưa,    Có khi gốc tử đã vừa người ôm.(Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục)1. Đoạn thơ nằm trong tác phẩm nào?...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

    Tưởng người dưới nguyệt chén đồng

    Tin sương luống những rày trông mai chờ

 

    Chân trời góc bể bơ vơ

    Tấm son gột rửa bao giờ cho phai

    Xót người tựa cửa hôm mai,

    Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?

    Sân Lai cách mấy nắng mưa,

    Có khi gốc tử đã vừa người ôm.

(Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục)

1. Đoạn thơ nằm trong tác phẩm nào? Của ai?

2. Tìm hai điển cố trong đoạn thơ và nêu hiệu quả nghệ thuật của cách sử dụng điển cố đó?

3. Trong đoạn thơ trên, tại sao khi nói tới nỗi nhớ của Kiều hướng tới Kim Trọng, tác giả sử dụng từ “tưởng”, còn khi nói tới nỗi nhớ của Kiều dành cho cha mẹ, nhà thơ lại dùng từ “xót”

4. Viết một đoạn văn khoảng 12- 15 câu theo phép lập luận quy nạp làm rõ những phẩm chất của Kiều được thể hiện ở đoạn thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng câu bị động (gạch dưới câu bị động)

1
6 tháng 7 2019

1. Đoạn thơ trên nằm trong tác phẩm Kiều ở lầu Ngưng Bích, của tác giả Nguyễn Du (1 điểm)

2. Hai điển tích điển cố được sử dụng:

- Quạt nồng ấp lạnh: nói về người con có hiếu, phụng dưỡng cha mẹ, mùa hè trời nóng nực thì quạt cho cha mẹ ngủ, mùa đông trời giá lạnh thì vào nằm trong giường trước cho ấm (0,25 điểm)

- Sân Lai: sân nhà Lão Tử người nước Sở thời Xuân Thu rất có hiếu với cha mẹ, tuy đã già mà còn nhảy múa ngoài sân cho cha mẹ xem để mua vui cho cha mẹ. (0,25 điểm)

- Sử dụng điển tích điển cố nhằm thể hiện, nhấn mạnh nỗi nhớ nhà, nhớ mong, lo lắng cho cha mẹ của Thúy Kiều (0,5 điểm)

3.

Nỗi nhớ Kiều dành cho Kim Trọng sử dụng động từ “tưởng” (hồi tưởng, nhớ lại) để nói về những kỉ niệm đẹp đẽ trong quá khứ. Trong nỗi nhớ của Thúy Kiều về tình yêu đẹp có cả hình dung về không gian đêm trăng thề nguyền, sự khắc khoải trông chờ của Kim Trọng khi trở lại vườn Thúy… Tưởng là vừa nhớ, vừa hoài niệm. (0,5 điểm)

- Nhớ về cha mẹ Nguyễn Du dùng từ “xót” thể hiện nỗi khổ tâm đau xót của người con giàu lòng vị tha hiếu thảo khi không chăm sóc được cha mẹ. (0,5 điểm)

4. Viết đoạn văn

Nỗi nhớ Kim Trọng (1 điểm)

- Chữ “tưởng” nhớ lại, hồi tưởng lại

+ Nhớ đêm trăng thề nguyền

+ Nhớ về Kim Trọng nên đau đớn hình dùng ra khi chàng trở về không hề biết Kiều đã bán mình chuộc cha

- Động từ “gột rửa” diễn tả tấm lòng son sắt, thủy chung của mối tình đầu, nhưng cũng xót thương cho tấm thân không còn gột rửa được nữa

→ Nỗi nhớ người yêu tha thiết, đau đáu

Nỗi nhớ cha mẹ (1 điểm)

- Sử dụng thành ngữ, điển tích, điểm cố để nói tới nỗi nhớ cha mẹ

- Kiều xót xa khi nghĩ tới cảnh cha mẹ già yếu mà hằng ngày vẫn tựa cửa ngóng tin con

- Kiều lo lắng cho cha mẹ khi cha mẹ đã già không biết có ái chăm sóc, đỡ đần

→ Kiều là người con hiếu thảo, tình nghĩa

- Sử dụng được câu bị động (0,5 điểm)

Trình bày sạch đẹp, đầy đủ ý (0,5 điểm)

17 tháng 3 2021

a) 

  + Lời nói của cha đầy trìu mến và tin tưởng, thôi thúc con đi trên đường đời.

      + Tuy thô sơ da thịt nhưng không nhỏ bé, “Nghe con” nghe sao trìu mến thân thương. Lời cha thốt lên tự đáy lòng: dù ở bất cứ đâu vẫn không quên nguồn cội, luôn tự hào về truyền thống tốt đẹp, gắn bó với mảnh đất quê hương mình. Đó là nơi mang đậm những đức tính quý báu và tâm hồn cao đẹp. Mong con vượt lên khó khăn, tiếp nối truyền thống để sống có nghĩa, có tình.

b) Từ lời dặn dò của người cha trong đoạn thơ : " Người đồng mình thô sơ da thịt ... nghe con đã cho e hiểu về vai trò của gia đình là rất quan trọng. Trước hết ,gia đình là sức mạnh giúp con người vượt lên khó khăn, đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã và vững vàng hơn trong cuộc sống. Câu nói đã khẳng định được vai trò to lớn của gia đình đối với mọi người.Mỗi con người đều sinh ra và lớn lên trong gia đình, chính điều đó đã giúp chúng ta bước vào đời, giúp ta khẳng định năng lực và phẩm giá của mình để thành công trong cuộc sống. Trong cuộc đời không thể tránh được vấp ngã và khi đó gia đình sẽ là nơi bao bọ, chở che, động viên chúng ta đứng lên sau thất bại, là chỗ dựa vững chức nhất. Trên hết, tình cảm gia đình là tình cảm thiêng liêng, mỗi thành vien trong gia đình đều dành cho nhau những tình cảm tốt đẹp nhất; đó đã trở thành một truyền thống đẹp của dân tộc Việt Nam. Ngược lại, vẫn có những người coi thường vai trò gia đình, vô cảm nhất với những con người ruột thịt nhất với mình. Họ không chỉ làm băng hoại truyền thống tốt đẹp của dân tộc, bị xã hội lên án mà còn trở nên cô đọc ích kỉ, dễ vấp ngã và thất bại trong cuộc đời. Gia đình là nơi bình yên và ấm áp cho mỗi thành viên tìm về sau những biến cố trong cuộc sống.

11 tháng 4 2022

1. Giới thiệu chung:

-         Y Phương là nhà thơ bắt đầu sáng tác và trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Ông được biết đến với một hồn thơ chân thật, mạnh mẽ, trong sáng và tư duy hình tượng mang nét riêng của văn hóa vùng cao.

Mượn lời cha nói với con, Y Phương đã gợi lên về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người, lòng tự hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ về truyền thống cao đẹp của quê hương và niềm mong ước hãy kế tục truyền thống ấy. Đoạn thơ trên thể hiện rõ điều đó.

 

    2.  Phân tích, chứng minh:

-         Đoạn thơ là lời nhắn nhủ của người cha với con  về cuộc sống lao động cần cù và tươi vui của “ người đồng mình” và phẩm chất cao đẹp của họ.

+ “ Người đồng mình” là người cùng làng, cùng miền, cùng vùng,nói rộng ra là người cùng quê hương, đất nước.Cách nói mang ngôn ngữ địa phương, mộc mạc nhưng rất gắn bó, đoàn kết và trân trọng. Con lớn lên trong cuộc sống lao động của người đồng mình và trong sự đùm bọc che chở cho quê hương.

+ Tự hào về “ người đồng mình” là những con người biết vượt hoàn cảnh khó khăn, sáng tạo. Họ luôn tự lực cánh sinh, làm giàu bằng sức lao động chân chính, mộc mạc nhưng giàu niềm tin.

+ Cuộc sống còn thiếu thốn, người dân còn lam lũ, “ thô sơ da thịt” nhưng họ không hề hèn kém, yếu đuối, không chịu “ nhỏ bé”, nghĩa là không sống khom lưng uốn gối trước thiên hạ.

+ Những con người tuy “ thô sơ da thịt” nhưng rất kiên trì, nhẫn nại trong cuộc sống. Họ biết sáng tạo “ đục đá kê cao quê hương” tạo nên những phong tục tập quán tốt đẹp.

+  Tinh thần tự tôn, ý thức bảo tồn cội nguồn: “ Tự đục đá” lao động thô sơ, thủ công, cải tạo đất đai để sinh cơ lập nghiệp, cải thiện cuộc sống sinh hoạt gia đình và kiến thiết  xây dựng quê hương. “ Quê hương thì làm phong tục” là cách nói mộc mạc nhưng ẩn ý sâu xa. Họ luôn giữ gìn bản sắc văn hóa củ a dân tộc. duy trì các tập quán, phong tục của quê hương và họ tự hào , có ý thức bảo tồn những nét văn hóa riêng của dân tộc mình.

+ Bằng trí tuệ và sức khỏe, họ đã biết tự lập, tự làm đẹp, tự làm giàu cho nới chôn rau cắt rốn.

-          Có thể nói, người cha rất tự hào khi nói về những phẩm chất tốt đẹp của người đồng mìnhtừ đó nhắc nhở con biết hướng về quê hương, làm giàu đẹp cho quê hương.

+ Bài học làm người mà cha dạy con tuy ngắn gọn nhưng  thấm thía và lay động biết bao.Y Phương nói một cách cụ thể, nói bằng hình ảnh mang phong cách dân tộc mình, “ Người đồng mình”.Lời thơ bình dị, tình cảm chân thành, giọng thơ tha thiết.

+ Cha nói với con , cha dạy con bài học làm người, biết giữ gìn phẩm chất đạo lý: yêu mến tự hào quê hương, sống có chí khí,sống đẹp như “ người đồng mình” đã bao đời nay.

+ Mong muốn của người cha về con tiếp tục sống ân nghĩa thủy chung với quê hương, vượt qua thử thách bằng ý chí, niềm tự hào, đó là hành trang để vững bước trên đường đời.

 

3. Đánh giá chung:

-         Với thể thơ tự do, mạch cảm xúc tự nhiên, cách nói giàu hình ảnh vừa mộc mạc , cụ thể giàu sức khái quát, thành ngữ gần gũi, giản dị, mộc mạc ngay thẳng như lời nói của người dân tộc.

-         Mượn lời nói với con, Y Phương gợi lên về cuộc nguồn sinh dưỡng của mỗi con người. Bộc lộ niềm tự hào về sức sống mạnh mẽ , bền bỉ của quê hương mình.Từ tình cảm gia đình mở rộng ra là tình cảm với quê hương, từ các kỉ niệm nâng lên thành lẽ sống.