Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo!
Cụm từ “hơn một loài hoa’ được dùng để chỉ sự tàn phai của hoa lá. Cách nói này giúp chúng ta cảm nhận được ít nhiều những bước chảy trôi của thời gian, của thiên nhiên đất trời. Câu thơ gây ấn tượng mạnh về sự rơi rụng, qua đó thể hiện nỗi buồn trong lòng thi sĩ. Hoa vốn là biểu tượng của cái đẹp, vậy mà, khi mùa thu tới, nó lại nhanh chóng tàn phai. Sự biến mất của cái đẹp để những tiếc nuối trong lòng mỗi người. Những cành hoa ấy đã rụng và trong vườn được thay đổi bằng những màu đỏ vàng của cây lá. Động từ “rủa” thể hiện sự chậm rãi, gặm dần từng chút một màu xanh tươi của lá để thay vào đó sắc đỏ vàng đặc trưng của mùa thu. Người đọc cảm nhận được bước chân thu đi thật nhẹ nhàng, êm ái mà không kém phần bền bỉ mãnh liệt. Thời tiết cũng được Xuân Diệu nhắc đến qua chi tiết “run rẩy rung rinh”, cụm từ mang đến cho người đọc cái cảm giác se lạnh của mùa thu. Mùa thu đến cây cối đang xanh tươi tràn trề nhựa sống theo dòng chày thời gian. Cảm nhận bằng tất cả các giác quan, Xuân Diệu đã mang đến cho độc giả một bức tranh cảnh thu đầy mong manh của lòng mình.
Hơn một loài hoa đã rụng cành
Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh;
Những luồng run rẩy rung rinh lá...
Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh.
Qua khổ thơ hai, tác giả đã giúp chúng ta hiểu thêm về quy luật của tự nhiên và cuộc đời. Mùa thu đến cũng là lúc tàn phai của các loài hoa và cây: “Hơn một loài hoa đã rụng cành”. Hoa đẹp nhưng cũng có lúc tàn, và khi tàn đi, nó để lại trong lòng người bao nhiêu tiếc nuối. Cây cối cũng bắt đầu thay đổi sắc màu, từ xanh chuyển thành sắc đỏ cả một vườn. Đến cành cây cũng có sự thay đổi, trở nên gầy và mỏng manh hơn. Có thể thấy, mua thu đến làm cho hoa - lá - cành đều thay đổi, sự thay đổi từ trên xuống dưới này càng khẳng định thêm quy luật của tự nhiên đồng thời tạo cho người đọc cảm giác êm ái, nhẹ nhàng trước sự thay đổi của thiên nhiên và cảnh vật khi mùa thu tới
a, Nếu thay đổi thành phần in đậm thành “đó là một con dao rất sắc nhưng nhỏ” về mặt ngữ pháp không sai
+ Nhưng khi đặt vào đoạn văn không phù hợp với mục đích của hành động: đe dọa, uy hiếp Bá Kiến của nhân vật Chí Phèo
b, Khi đổi vị trí từ nhỏ của cụm từ rất sắc thì ý mà tác giả muốn biểu đạt không được nhấn mạnh mà bị cắt giảm, dụng ý tác giả không được thực hiện
c, Cách sắp xếp lại vấn đề không hợp lý với những tình huống khác, ngữ cảnh khác thì sắp xếp lại phù hợp hơn
Tham khảo!
Hình ảnh sông Đáy hiện lên trong cuộc đời của nhân vật trữ tình là:
- Mỗi buổi chiều mẹ đi làm về;
- Trong kí ức nhân vật trữ tình khi sống xa quê;
- Buổi chiều ngày nhân vật trữ tình trở lại.
Các mốc thời gian đó được sắp xếp theo trình tự thời gian: từ khi nhân vật trữ tình còn nhỏ, đến lúc lớn lên đi xa quê hương và cuối cùng là ngày trở về.
Trình tự thời gian đi theo mạch cảm xúc của tác giả, thể hiện được chiều sâu của nỗi nhớ, niềm vui và nỗi buồn khi xa quê và ngày trở về của chủ thể trữ tình. Cái riêng, cái độc đáo trong bài thơ này là việc Nguyễn Quang Thiều đã kết hợp khéo léo và hài hòa giữa thực tại và những kỷ niệm trong quá khứ. Qua đó làm sâu sắc hơn mối quan hệ mật thiết của sông Đáy với tác giả, nó đã in sâu vào tâm trí, vào tim của thi sĩ.
Tác giả kể về nhân vật tôi với điều kiện cuộc sống tốt, nhờ sự khéo léo và giỏi kết bạn với những người chỉ huy xâm chiếm nước ta lúc bấy giờ. Vì muốn tạo mối quan hệ tốt với những người chỉ huy Pháp, nhân vật tôi đã cùng với hai người lưu manh đã lừa một cô gái trẻ đến nhà trung úy người Pháp. Chỉ một chút day dứt vì đã làm ra hành động đấy, nhưng nó đã bị che lấp bởi lòng tham với của cải vật chất. Đứng trước vật chất, con người đều bị cám dỗ, nhất là trong bối cảnh chiến tranh lúc bấy giờ. Và nhân vật tôi cũng không phải ngoại lệ. Một cô gái mới còn đang ở độ tuổi rất trẻ, chỉ còn vài tháng nữa là cưới nhưng lại rơi vào tay của những con xấu xa vừa có quyền có thế. Sau đó cô gái chết đi do bị viên trung úy bắn, nhưng cô vẫn giữ được tinh thần kiên quyết không khuất phục đến cùng trước lúc chết. Sau khi chiến tranh đã kết thúc, vì nhớ quê ngoại của mình mà nhân vật tôi đã cùng với chị gái quay trở lại đây. Cuộc gặp gỡ với người dượng đã đem đến bao nhiêu câu chuyện và nỗi day dứt lớn trong lòng của nhân vật tôi. Người dượng hiện với vẻ mộc mạc và thân thương, đang kể về những cái mất mát mà gia đình đã trải qua trong chiến tranh. Rồi kể về người con gái út đã chết khi chỉ mới mười tám tuổi. Nhân vật nhận ra rằng đó là cô gái mà mình đã lừa năm nào chính là người em họ của mình. Một nỗi ăn năn, đau khổ dâng trào trong lòng nhân vật tôi. Khi biết sự thật đó, người dượng đã im lặng thay cho sự tha thứ với những điều ác mà nhân vật tôi đã làm. Giờ đây khi đứng trước mộ của người em đã từng bị mình lừa chết, nhân vật tôi như ngộ ra được rất nhiều điều. Dù cái xấu có luôn tồn tại, chà đạp con người, nhưng cái tốt đẹp vẫn luôn trường tồn mãnh liệt. Bức tranh thiên nhiên buổi chiều quê ngoại hiện lên thật đẹp mà nhân vật chưa từng nhìn thấy ở đâu. Chính cái thứ ánh sáng của buổi chiều ấy, đã rọi vào tâm hồn của nhân vật tôi. Để một con người đã từng làm những điều xấu xa được quay lại trở thành một người có sự lương thiện.
-> Cốt truyện xoay quanh cuộc đời của nhân vật "tôi", kể lại một câu chuyện sai trái anh đã làm. Trong lòng "tôi" luôn tồn tại một nút thắt, đó là việc anh lừa cô gái trẻ vào tay tên quan Pháp. Để rồi khi nhân vật "tôi" phát hiện ra người mình hại là em họ mình, sự ân hận sẽ theo anh ta suột cuộc đời.
Tham khảo!
- Tóm tắt:
+ Nhân vật “tôi” vì ham hư vinh, tiền tài cho nên đã bắt tay với địch lừa bắt nhốt cô Thơm giao cho giặc.
+ Cô Thơm bị giặc hành hạ nhưng cô rất can đảm không khai ra điều gì và đã bị chúng giết chết.
+ Nhân vật “tôi” về gặp “dượng rể” phát hiện cô Thơm chính là con gái của mình. Ông rất đau lòng khi con gái bị lừa vào tay giặc và chết.
+ Nhân vật “tôi” thú nhận với “dượng rể” về những gì mình làm.
+ “Dượng rể” rất tức giận nhưng ông kìm lại được và tha thứ cho nhân vật “tôi”.
+ Nhân vật “tôi” đứng trước mộ của cô gái để xin tha thứ.
- Nhận xét:
+ Các sự kiện được sắp xếp có đầu cuối, có mở đầu có cao trào của câu chuyện và kết thúc cũng là nút mở cho những vấn đề xảy ra.
1. Sắp xếp các sự kiện sau theo trật tự thời gian của cốt truyện:
(1) Mị Nương nghe tiếng hát của Trương Chi và muốn gặp chàng
(2) Mị Nương rót nước vào chén, bóng thuyền của Trương Chi hiện lên
(3) Trương Chi tự vẫn và được chôn dưới gốc cây bạch đàn
(4) Mị Nương gặp Trương Chi và thấy dung nhan của chàng
A. (1)-(2)-(3)-(4)
B. (1)-(2)-(4)-(3)
C. (1)-(3)-(2)-(4)
D. (1)-(4)-(3)-(2)
- Từ khổ thơ thứ hai sang khổ thơ thứ ba, chúng ta đã thấy một sự khác biệt rõ nét về không gian của bài thơ. Nếu ở khổ thơ thứ hai, tác giả đã miêu tả những sự thay đổi của hoa - lá - cành để nói về sự chuyển biến của thiên nhiên khi mùa thu tới thì sang tới khổ thơ thứ ba, tác giả lại mượn hình ảnh của trăng, núi, gió và con người để tô đậm thêm cảnh sắc khi mùa thu tới.
- Nếu ở khổ thơ thứ hai, tác giả miêu tả hình ảnh hoa - lá - cành đang dần thay đổi theo thời tiết và khí hậu của mùa thu thì sang khổ thơ thứ ba, tác giả lại miêu tả hình ảnh vầng trăng thu và núi non với sự mờ ảo của sương mù, lúc ẩn lúc hiện. Không còn là sự run nhẹ được miêu tả ở khổ thơ thứ hai, sang đến khổ này, sự rét mướt đã được cảm nhận rõ hơn qua từng cơn gió, qua hình ảnh vắng vẻ của con người trên những chuyến đò.
Tham khảo!
Nếu ở khổ thơ thứ hai, tác giả mượn hình ảnh những bông hoa, chiếc lá, cành cây để miêu tả sự biến chuyển của thời gian khi thu sang thì ở khổ thứ ba, tác giả miêu tả cảnh thu sang qua hình ánh trăng, núi, gió và con người.
Trong khổ thơ thứ hai, chúng ta thấy tiết trời sang thu theo quy luật tự nhiên mọi vật đều chuyển sang phai tàn rơi rụng. Cây cối bắt đầu rụng lá trơ cành như đang "run rẩy", khẽ "rung rinh" trước những làn gió thu lành lạnh, se sắt.
Trong khổ thơ thư ba, một hình ảnh đẹp, thơ mộng tả vầng trăng thu. Cũng ó núi, có non, lúc ẩn lúc hiện, "khởi sự" nhô lên cuối chân trời xa, qua lớp sương thu mờ. Trăng và núi trong thơ Xuân Diệu chứa đựng cái hồn thu vừa gần gũi , vừa thân thuộc.