Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cần đáp ứng:
+ Giới thiệu nhan đề bài thơ và tên tác giả.
+ Thể hiện đc cảm xúc chung về bài thơ.
+ Nêu các chi tiết mang tính tự sự và miêu tả có trong bài thơ.
+ Chỉ ra đc nét độc đáo trong cáchtự sự và miêu tả của nhà thơ.
TK:
46 .
Em cần chú ý bài thơ em chọn phải là bài thơ có yếu tố kể chuyện ( xuất hiện câu chuyện , nhân vật có thể chỉ mang một cái tên chung chung ) , có các chi tiết miêu tả bối cảnh không gian , thời gian , con người , ...
48 .
Yêu cầu đối với phần mở đoạn là :
+ Giới thiệu nhan đề bài thơ và tên tác giả.
Hôm nay hơi lười môn văn nên xin lỗi vì hôm qua thi xong nên bây giờ lười quá
Tham Khảo:
Trung Thu là Tết của thiếu nhi. Vào dịp Tết Trung Thu, quê hương em không chỉ đẹp đẽ mà còn rất nhộn nhịp, sôi động.
Khi ông mặt trời dần khuất sau lũy tre làng. Cũng là lúc màn đêm buông xuống. Bầu trời cao thăm thẳm và lấp lánh những vì sao đêm. Một đêm mùa thu với tiết trời se lạnh. Gió thoảng thoảng khẽ vờn trong những tán cây. Khắp xóm làng nhộn nhịp tiếng cười của lũ trẻ rủ nhau đi phá cỗ Trung Thu.
Mặt trăng bắt đầu lên cao hơn, to hơn và sáng rõ hơn. Trăng giống như một chiếc đĩa khổng lồ đang lơ lửng trên không trung, làm bạn cùng với những vì sao nhỏ bé. Ánh trăng đêm nay dường như sáng kì lạ, soi xuống trước sân nhà những vệt sáng vàng. Làng xóm ngập trong ánh trăng đêm rằm.
Khoảng tám giờ, trẻ em trong làng bắt đầu với lễ hội Trung Thu của mình. Tất cả tụ họp lại khoảng sân rộng rãi ở nhà văn hóa xem tiết mục múa lân do các anh chị thanh thiếu niên biểu diễn. Em cùng các bạn trong xóm cũng rủ nhau đến tham gia. Dưới ánh trăng sáng, những con lân với màu sắc rực rỡ múa lượn từng vòng theo nhịp trống đánh dồn dập. Những chiếc đèn ông sao, đèn kéo quân… lấp lánh trong ánh trăng vàng. Sau đó là sự xuất hiện của chị Hằng và chú Cuội với những màn đối đáp hài hước. Cùng với đó là các tiết mục văn nghệ của các anh chị, các bạn nhỏ.
Sau các tiết mục văn nghệ là phần chia bánh kẹo. Chúng em đứa nào cũng háo hức nhận quà từ chị Hằng và chú Quậy. Phần thi trình bày mâm ngũ quả cũng rất hấp dẫn. Ba đội dự thi gồm có: xóm trên, xóm giữa và xóm dưới. Mâm ngũ quả của mỗi đội đều rất cầu kỳ và đẹp đẽ. Những loại quả hàng ngày em vẫn ăn như dưa hấu, dứa, thanh long, bưởi… đã được cắt tỉa thành những bông hoa rực rỡ màu sắc, những chú chó xinh xắn… Ban giám khảo đã phải rất khó khăn trong việc lựa chọn đội chiến thắng. Cuối cùng với phần trình bày độc đáo nhất, mâm ngũ quả của đội xóm giữa đã giành được chiến thắng. Cuối chương trình, chúng em được phá cỗ. Bạn nhỏ nào cũng háo hức khi được thưởng thức bánh trung thu, hoa quả… Mọi người vừa ăn uống vừa trò chuyện rất vui vẻ.
Tham Khảo ạ :<
Bài thơ Con là… của nhà thơ Y Phương là một áng thơ thấm đượm tình cha ấm áp. Người con được ví von với những điều thật là to lớn và trừu tượng, đến chẳng thể cân đo đong đếm được. Sự ví von ấy được đối lập với những thứ nhỏ bé, tạo nên sự khác lạ thú vị. Tác giả có sự liên tưởng như vậy, chính bởi sự trái ngược vốn có trong cuộc sống. Hình hài người con luôn bé nhỏ trong mắt cha, nhưng ý nghĩa của người con đối với cha thì vô cùng to lớn. Con chính là niềm vui, là hạnh phúc là tất cả của cha. Có thể cha không giỏi diễn tả tình cảm của mình với con như mẹ, nhưng không vì thế mà cha không thương mẹ bằng con. Cũng như mẹ, cha thương con và hi sinh cho con tất cả những gì mình có, chẳng chút tiếc nuối, nghĩ ngợi. Vì thế, nên người ta vẫn thường ví tình cha với ngọn núi cao lớn và vững chãi nhất. Đọc bài thơ, em nhớ đến cha của mình. Nhớ đến ánh mắt, nụ cười và những hành động quan tâm, nuông chiều của cha. Những vần thơ mộc mạc trong bài thơ Con là… đã thực sự hòa tan được trái tim của em bởi tình phụ tử ấm áp, đong đầy.
Yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ:
- Đảm bảo yêu cầu về hình thức của đoạn văn gồm ba phần.
- Trình bày cảm xúc về một bài thơ và sử dụng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm xúc.
- Các câu trong đoạn văn cần được liên kết với nhau chặt chẽ để tạo sự mạch lạc.
Tham khảo
“Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ là một tác phẩm hay viết về Bác Hồ. Khi đọc bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”, người đọc đã cảm nhận được tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác với bộ đội và nhân dân cũng như tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với lãnh tụ. Bài thơ giống như một câu chuyện kể lại của người chiến sĩ về một đêm được chứng kiến sự việc Bác Hồ không ngủ. Hình ảnh Bác đã được phác họa qua đôi mắt của một người chiến sĩ. Bác hiện lên với sự “lặng lẽ”, “trầm ngâm” mặc cho mưa gió giá rét ở ngoài kia. Dù là một vị chủ tịch nước, nhưng Bác vẫn luôn đồng cam cộng khổ, kề vai sát cánh cùng những người chiến sĩ. Người luôn hiểu được mọi gian khổ lẫn hiểm nguy mà họ đã trải qua và dành cho những người chiến sĩ những tình cảm cùng sự quan tâm, săn sóc đặc biệt, thể hiện ngay ở những hành động nhỏ nhất như “đi dém chăn” cho từng người bằng bước chân nhẹ nhàng. Những cử chỉ ân cần quan tâm đó đã khiến anh đội viên cảm thấy ấm áp: “Bóng Bác cao lồng lộng/Ấm hơn ngọn lửa hồng”. Bác giống như ông Bụt, ông Tiên xuất hiện giữa khung cảnh phảng phất không khí cổ tích (dưới mái lều tranh, trong đêm khuya, giữa rừng sâu). Mạch cảm xúc của bài thơ được đẩy lên cao khi lần thứ ba anh đội viên thức dậy. Anh thấy Bác vẫn còn thức giấc, anh lo lắng cho sức khỏe của Bác trước chặng đường hành quân khó khăn phía trước. Bức chân dung của Bác hiện lên dưới ngòi bút của nhà thơ Minh Huệ thật giản dị, gần gũi nhưng cũng vô cùng vĩ đại. Bài thơ đã khắc họa được một bức chân dung sáng ngời của Bác với tình yêu thương bao la rộng lớn.
Anh/chị ơi, chọn cho iem bài Chuyện cổ tích về loài người hoặc Mây và sóng với
Tham khảo:
- Đảm bảo yêu cầu về hình thức của đoạn văn.
- Trình bày cảm xúc về một bài thơ.
- Sử dụng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm xúc.
- Các câu trong đoạn văn cần được liên kết với nhau chặt chẽ để tạo sự mạch lạc cho đoạn văn.
- Cấu trúc gồm có 3 phần:
+ Mở đoạn: Giới thiệu nhan đề tác giả và cảm xúc chung về bài thơ (câu chủ đề).
+ Thân đoạn: Trình bày cảm xúc của người đọc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ; làm rõ cảm xúc bằng những hình ảnh, từ ngữ chữ được trích từ bài thơ.
+ Kết đoạn: Khẳng định lại cảm xúc về bài thơ và ý nghĩa của nó đối với bản thân.