K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

CK
Cô Khánh Linh
Giáo viên VIP
21 tháng 8 2023

Hướng dẫn giải

Những đặc điểm chủ yếu về dân cư:
- Số dân đông, năm 2006 là hơn 17,4 triệu người (20,7 % dân số cả nước, xếp thứ hai sau vùng Đồng bằng sông Hồng).
- Mật độ dân số cao, năm 2006 là 429 người/km2 (gấp gần 1,7 lần mật độ dân số của cả nước), phân bộ dân cư chênh lệch lớn giữa thành thị - nông thôn và giữa các địa phương (khoảng 80% dân số sống ở nông thôn, mật độ dân số của vùng đất phù sa ngọt cao hơn nhiều các vùng đất phèn và đất mặn).
- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số tương đương với mức trung bình của cả nước, tuổi thọ trung bình cao hơn tuổi thọ trung bình của cả nước.
- Về thành phần dân tộc, ngoài người Kinh còn có người Khơ - me, người "Chăm", người Hoa.

18 tháng 2 2019

HƯỚNG DẪN

a) Nhận xét

- Mật độ cao, phân bố không đều.

- Phân hoá:

+ Nội vùng: trung tâm dọc sông Tiền, Hậu với Tây Bắc, Tây Nam, Đông Nam.

+ Giữa các tỉnh và trong một tỉnh, giữa thành thị và nông thôn...

b) Giải thích: Chịu tác động của nhiều nhân tố (tự nhiên, kinh tế - xã hội).

1 tháng 9 2023

Tham khảo

- Khái quát chung về Đồng bằng sông Hồng.

- Mật độ dân số cao nhất nước ta.

+ Trung bình trên 1.000 người/km2, các tỉnh đều có mật độ dân số cao (dẫn chứng).

+ Do vùng có nhiều thuận lợi về tự nhiên (địa hình, đât đai, khí hậu, nguồn nước,...), có lịch sử khai thác lâu đời, có nền nông nghiệp lúa nước phát triển từ rất sớm, có sự phát triển kinh tế khá mạnh so với các vùng khác trong cả nước.

- Phân bố dân cư không đều.

+ Trong toàn vùng:

· Dân cư lập trung đông ở trung tâm đồng bằng với mật độ 1.001 - 2.000 người/km2 (dẫn chứng), mật độ thấp (501 - 1000 người/km2) ở vùng rìa đồng bằng phía bắc, đông bắc và tây nam (dẫn chứng).

· Do khác nhau về các điều kiện sản xuất và cư trú, về mức độ đô thị hoá.

+ Giữa đô thị và nông thôn:

· Đa số dân cư sống ở nông thôn (dẫn chứng). Tỉ lệ thị dân thấp hơn tỉ lệ chung của cả nước.

· Do các nguyên nhân kinh tế (nông nghiệp là hoạt động truyền thống, vẫn đảm bảo cuộc sống cho phần lớn dân cư), các nguyên nhân về dân số (mức sinh ở nông thôn cao hơn đô thị), một số nguyên nhân khác.

5 tháng 11 2018

-Mật độ dân số trung bình là 407 người/ k m 2 (năm 2002), nhưng phân bố không đồng đều

-Ven sông Tiền và sông Hậu

+Là khu vực có mật độ dân số cao nhất của vùng, mật độ trung bình từ 501 - 1.000 người/ k m 2

+Vì có đất phù sa sông màu mỡ, được khai thác từ lâu và đã tiến hành thâm canh lúa,..

+Đây cũng là nơi tập trung nhiều thị xã, thị trấn, giao thông vận tải phát triển

-Phía tây Long An và Kiên Giang có mật độ dân số từ 50 - 100 người/ k m 2 , vì có nhiều vùng trũng, đầm lầy (Đồng Tháp, Hà Tiên)

-Phần lớn bán đảo Cà Mau

+Mật độ dân số thấp 101 - 200 người/ k m 2

+Do đầm lầy và đất mặn

-Phần còn lại

+Mật độ dân số từ 101 - 500 người/ k m 2

+Là khu vực có độ cao trung bình, đất phèn là chủ yếu.

23 tháng 2 2017

- Chuyển bảng số liệu ở SGK thành bảng số liệu tương đối (số liệu %):

Các loại trang trại Cả nước Đông Nam Bộ Đồng bằng sông Cửu Long
Tổng số 100,0 100,0 100,0
Trang trại trồng cây hàng năm 28,7 10,7 44,9
Trang trại trồng cây lâu năm 16,0 58,3 0,3
Trang trại chăn nuôi 14,7 21,4 3,6
Trang trại nuôi trồng thủy sản 30,1 5,3 46,2
Trang trại thuộc các loại khác 10,5 4,3 5,0

- Nhận xét và giải thích:

   + Ở Đông Nam Bộ: trang trại trồng cây công nghiệp lâu năm chiếm tỉ trọng lớn nhất, do ở đây có điều kiện thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp lâu năm (đất đai, khí hậu). Tiếp đến là trang trại chăn nuôi, phát triển dựa trên điều kiện nguồn thức ăn thuận lợi và nhu cầu thực phẩm rất lớn của các trung tâm công nghiệp và thành phố lớn.

   + Ở Đồng bằng sông Cửu Long, trang trại nuôi trồng thuỷ sản chiếm tỉ trọng lớn nhất, do ở đây có nhiều điều kiện cho nuôi trồng thuỷ sản (sông ngòi, kênh rạch, bãi triều, mặt nước ruộng sâu,..). Tiếp đến là trang trại trồng cây hàng năm, phát triển dựa trên các điều kiện thuận lợi về đất đai, khí hậu và nhu cầu...

22 tháng 4 2017

- Khái quát chung về Đồng bằng sông Hồng.

- Mật độ dân số cao nhất nước ta.

+ Trung bình trên 1.000 người/km2, các tỉnh đều có mật độ dân số cao (dẫn chứng).

+ Do vùng có nhiều thuận lợi về tự nhiên (địa hình, đât đai, khí hậu, nguồn nước,...), có lịch sử khai thác lâu đời, có nền nông nghiệp lúa nước phát triển từ rất sớm, có sự phát triển kinh tế khá mạnh so với các vùng khác trong cả nước.

- Phân bố dân cư không đều.

+ Trong toàn vùng:

· Dân cư lập trung đông ở trung tâm đồng bằng với mật độ 1.001 - 2.000 người/km2 (dẫn chứng), mật độ thấp (501 - 1000 người/km2) ở vùng rìa đồng bằng phía bắc, đông bắc và tây nam (dẫn chứng).

· Do khác nhau về các điều kiện sản xuất và cư trú, v mức độ đô thị hoá.

+ Giữa đô thị và nông thôn:

· Đa số dân cư sống ở nông thôn (dẫn chứng). Tỉ lệ thị dân thấp hơn tỉ l chung của cả nước.

· Do các nguyên nhân kinh tế (nông nghiệp là hoạt động truyền thống, vẫn đảm bảo cuộc sống cho phần lớn dân cư), các nguyên nhân về dân s (mức sinh ở nông thôn cao hơn đô thị), một số nguyên nhân khác.

1 tháng 9 2023

Tham khảo

- Khái quát chung về Đồng bằng sông Hồng.

- Mật độ dân số cao nhất nước ta.

+ Trung bình trên 1.000 người/km2, các tỉnh đều có mật độ dân số cao (dẫn chứng).

+ Do vùng có nhiều thuận lợi về tự nhiên (địa hình, đât đai, khí hậu, nguồn nước,...), có lịch sử khai thác lâu đời, có nền nông nghiệp lúa nước phát triển từ rất sớm, có sự phát triển kinh tế khá mạnh so với các vùng khác trong cả nước.

- Phân bố dân cư không đều.

+ Trong toàn vùng:

· Dân cư lập trung đông ở trung tâm đồng bằng với mật độ 1.001 - 2.000 người/km2 (dẫn chứng), mật độ thấp (501 - 1000 người/km2) ở vùng rìa đồng bằng phía bắc, đông bắc và tây nam (dẫn chứng).

· Do khác nhau về các điều kiện sản xuất và cư trú, về mức độ đô thị hoá.

+ Giữa đô thị và nông thôn:

· Đa số dân cư sống ở nông thôn (dẫn chứng). Tỉ lệ thị dân thấp hơn tỉ lệ chung của cả nước.

· Do các nguyên nhân kinh tế (nông nghiệp là hoạt động truyền thống, vẫn đảm bảo cuộc sống cho phần lớn dân cư), các nguyên nhân về dân số (mức sinh ở nông thôn cao hơn đô thị), một số nguyên nhân khác.

1 tháng 10 2019

a) Đặc điếm phân b

- Đây là vùng có mật độ dân số trung bình 207 người/km2 năm 2006 (thấp hơn mức trung bình cả nước 254 người/km2), thấp hơn nhiều so với các vùng Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.

- Sự phân bố dân cư không đồng đều:

+ Trong toàn vùng: mật độ dân số dao động từ mức thp nhất là dưới 50 người/km2 đến mức cao nhất là trên 2.000 người/km2 với 7 cấp độ khác nhau.

· Trên 2000 người/km2: tập trung ở các thành phố lớn nhất trong vùng là Thanh Hoá, Vinh, Huế.

· Từ 1.001 - 2.000 người/km2: tập trung ở ven các đô thị lớn như các thành phố Thanh Hoá, Vinh, Huế.

· Từ 501 - 1.000 người/km2: phân bố tập trung ở các đồng ven biển lớn như Thanh Hoá, Nghệ An và ở các đô thị như Đồng Hới, Đông Hà.

· Từ 201 - 500 người/km2: tập trung ở ven biển, dọc theo quốc lộ 1A như khu vực ven biển phía nam Thanh Hoá, phía bắc Hà Tĩnh, phía bắc Quảng Bình,...

· Từ 101 - 200 người/km2: thuộc vùng đồi trung du trước núi Ngh An, Thanh Hoá, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế,...

· Từ 50 - 100 người/km2: tập trung trên phần lớn diện tích tỉnh Quảng Bình và phía tây nam các tỉnh Thanh Hoá, Hà Tĩnh.

· Dưới 50 người/km2: chủ yếu là trên các vùng núi cao giáp biên giới Việt - Lào (thuộc Trường Sơn Bắc).

+ Dân cư phân bố không đều giữa các khu vực:

· Dân cư tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng, ven biển (mật độ dân số phần lớn trên 200 người/km2), vùng đồi núi phía tây có mật độ dân số thấp (phần lớn dưới 100 người/km2).

· Giữa thành thị và nông thôn: dân cư tập trung chủ yếu ở nông thôn, mạng lưới đô thị còn mỏng nên quy mô dân số đô thị ít.

b) Giải thích

- Sự phân bố dân cư không đều là do kết quả tác động của nhiều nhân tố:

+ Nhân tố tự nhiên: địa hình, khí hậu, đt đai, nguồn nước, thiên tai, trong đó chủ yếu là địa hình (khu vực vùng núi cao hiểm trở dân cư thưa thớt hơn vùng đồng bằng ven biển).

+ Nhân tố kinh tế - xã hội: trong đó trình độ phát triển kinh tế, tính chất của nền sản xuất là nhân tố quyết định.

- Khu vực đông dân nhất là các thành phố, thị xã có nền kinh tế với các ngành công nghiệp, dịch vụ phát triển.

- Các khu vực đồng bằng gắn với họat động trồng lúa nước, họat động đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản có mức độ tập trung dân đông hơn so với khu vực trồng hoa màu ở vùng đồi núi phía tây.

7 tháng 6 2021

B

7 tháng 6 2021

đúng

25 tháng 1 2021

- Về mật độ: ĐBSCL thấp hơn so với ĐBSH

- Về phân bố: ĐBSCL không đều giữa các khu vực, các tỉnh.

- Về phân hoá: ĐBSCL: Mật độ cao nhất ở dọc sông Tiền, sông Hậu; thưa thớt ở phía tây bắc (Đồng Tháp Mười), tây nam (Hà Tiên) và đông nam (bán đảo Cà Mau).

26 tháng 1 2022

Dân cư:

+ Đông Nam Bộ là vùng đông dân, lực lượng lao động dồi dào nhất là lao động lành nghề.

+ Mật độ dân số cao ( 434 người/km2 gấp 1,86 lần cả nước).

+ Tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số của vùng bằng cả nước (1,4% năm 1999).

+ Tỉ lệ dân thành thị khá lớn (55,5%, gấp 2,35 lần cả nước)

- Xã hội:

+ Tỉ lệ thất nghiệp ở đô thị và thiếu việc làm ở nông thôn thấp hơn mức trung bình cả nước (6,5% < 7,4% và 24,8% <26,5% năm 1999).

+ Đời sống dân cư khá ổn định, thu nhập bình quân đầu người cao gấp 1,5 lần cả nước (với 527,8 nghìn đồng, cả nước là 295 nghìn đồng).

+ Trình độ dân trí cao, tỉ lệ  người lớn biết chữ cao hơn cả nước (92,1 %> 90,3%).

+ Tuổi thọ trung bình cao hơn cả nước (của vùng là 72,9 tuổi, cả nước là 70,9 tuổi).

-> Đông Nam Bộ là vùng có trình độ dân cư - xã hội ở mức cao trong cả nước.

TK

26 tháng 1 2022

tk 

*Khái quát: Tây Nguyên gồm 5 tỉnh (Kon Turn, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng) nằm trên hệ thống các cao nguyên xếp tầng rộng lớn.

*Đặc điểm phân bố dân cư

-Tây Nguyên là một trong những vùng có mật độ dân số thấp nhất so với cả nước, phổ biến từ 50 - 100 người/ k m 2

Giải thích: Do Tây Nguyên có địa hình cao, là vùng kinh tế chưa phát triển, các họat động kinh tế chủ yếu vẫn là nông nghiệp và lâm nghiệp, cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế,...

-Ngay trong vùng cũng có sự biểu hiện phân bố dân cư không đều với 5 cấp mật độ dân số khác nhau: cấp cao nhất lên tới từ 501 - 1.000 người/ k m 2  và thấp nhất là dưới 50 người/ k m 2

+Những nơi có mật độ đạt từ 201 - 500 người/ k m 2  và 500 - 1.000 người/ k m 2  như các thành phố Pleiku, Buôn Ma Thuột, Đà Lạt, Bảo Lộc và vùng phụ cận do đây là các đô thị, nơi có các ngành công nghiệp và dịch vụ phát triển.

+Cấp mật độ từ 50 - 100 người/ k m 2  và 101 - 200 người/ k m 2  tập trung ở ven các đô thị và các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm như ở thành phố Kon Turn và vùng ven các thành phố Pleiku, Buôn Ma Thuột, Đà Lạt,..

+Cấp mật độ dưới 50 người/ k m 2  tại các khu vực núi cao, rừng hoặc nơi có điều kiện khó khăn cho sản xuất, giao thông đi lại như các vùng biên giới với Lào và Cam-pu-chia, vùng núi cao phía bắc cao nguyên Lâm Viên,.

6 tháng 11 2018

HƯỚNG DẪN

a) Khái quát chung: các tỉnh, vị trí địa lí, diện tích, dân số.

b) Nhận xét

- Mật độ dân số cao so với cả nước và các vùng khác: Cao hơn mức trung bình của cả nước, chỉ đứng sau Đồng bằng sông Hồng.

- Phân bố không đều theo lãnh thổ:

+ Trong toàn vùng: phía bắc có mật độ dân số thấp, phía nam có mật độ dân số cao.

+ Trong từng tỉnh: không đều giữa phía bắc và nam của Tây Ninh, giữa phía đông và tây của Đồng Nai, Bình Phước...

- Phân bố không đều giữa thành thị và nông thôn: các đô thị có mật độ dân số rất cao, ở nông thôn có mật độ dân số thấp.

- Phân hoá tây bắc - đông nam: Ở Tây Bắc giáp với Tây Nguyên và Campuchia có mật độ thấp hơn nhiều so với ở Tây Nam, giáp với Đồng bằng sông Cửu Long và Biển Đông.

c) Giải thích

- Mật độ dân số cao do có nhiều thuận lợi về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên (địa hình, đất, nguồn nước, khoáng sản...); kinh tế - xã hội (trình độ phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng, chính sách phát triển, thu hút đầu tư...).

- Các nhân tố tác động đến phân bố dân cư (vị trí địa lí, tự nhiên, kinh tế - xã hội) không giống nhau trong vùng cũng như trong từng tỉnh.

+ Phía tây bắc của vùng có vị trí địa lí hạn chế hơn, địa hình cao hơn, sản xuất chủ yếu là nông, lâm nghiệp, sản xuất công nghiệp và dịch vụ còn hạn chế. Phía đông nam có vị trí địa lí thuận lợi hơn, địa hình thấp và bằng phẳng hơn, sản xuất công nghiệp và dịch vụ phát triển mạnh, cơ sở hạ tầng phát triển.

+ Trong mỗi tỉnh: Lấy ví dụ một tỉnh, chẳng hạn Tây Ninh, phía bắc ở xa các trung tâm của vùng, xa trục đường giao thông lớn, địa hình bị chia cắt, nguồn nước hạn chế, chủ yếu trồng cây công nghiệp lâu năm...; phía nam gần với trục đường giao thông, gần các đô thị lớn của vùng, công nghiệp phát triển...

- Các đô thị là nơi tập trung phát triển công nghiệp, dịch vụ, trình độ phát triển cao hơn, mật độ dân số cao. Ở nông thôn chủ yếu phát triển cây công nghiệp trên một diện tích rộng, mật dộ dân số thấp hơn nhiều...