K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 12 2018

a. Đường lối của kinh tế đối ngoại.

- Tích cực nhập khẩu công nghệ, kĩ thuật nước ngoài.

- Khai thác triệt để những thành tựu khoa học kĩ thuật, nguồn vốn đầu tư của Hoa Kì với các nước khác.

b. Cơ cấu hàng xuất nhập khẩu

- Xuất khẩu các sản phẩm chế biến (cơ khí giao thông vận tải, cơ khí điện tử thông tin..), chiếm 99% giá trị xuất khẩu.

- Nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp (lương thực, thực phẩm), nguyên liệu công nghiệp (gỗ, cao su, bông vải, khoáng sản...) và năng lượng (than, dầu mỏ).

c. Bạn hàng chủ yếu.

- Các nước phát triển: chiếm 50% tổng giá trị thương mại, chủ yếu Hoa Kì, EU, Ô-xtrây-li-a,...

- Các nước đang phát triển: chiếm trên 45% tổng giá trị thương mại, riêng các nước NIC chiếm 18%.

d. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và viện trợ phát triển chính thức.

- Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (vốn FDI) đứng đầu thế giới, trong đó đầu tư của Nhật Bản vào ASEAN tương đối lớn.

- Trong viện trợ phát triển (ODA), Nhật thuộc nước đứng đầu thế giới, đặc biệt Nhật dành tới 60% vốn này cho các nước ASEAN, riêng phần Việt Nam gần 1 tỉ USD (từ 1991 đến 2004).

e. Thành quả (từ 1990 đến 2004)

- Giá trị xuất và nhập khẩu đều tăng, trong đó xuất khẩu tăng nhanh hơn, đạt gần 1,96 lần so với 1,93 lần của nhập khẩu.

- Cán cân thương mại luôn dương, riêng năm 2004 giá trị xuất siêu cao nhất với 111,2 tỉ U

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
7 tháng 11 2023

HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI CỦA NHẬT BẢN

1. Khái quát về hoạt động kinh tế đối ngoại.

- Nhật Bản là cường quốc về thương mại trên thế giới, khoảng 55% giá trị thương mại được thực hiện với các nước phát triển, nhiều nhất là Hoa Kỳ và EU. Khoảng 45% tổng giá trị thương mại được thực hiện với các nước đang phát triển, trong đó 18% thực hiện với các nước và lãnh thổ công nghiệp mới ở châu Á.

2. Một số hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản.

a) Xuất nhập khẩu

- Hiện trạng:

+ Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đạt hơn 1500 tỉ USD (năm 2020).

+ Cán cân xuất nhập khẩu: nhập siêu, giá trị xuất khẩu thấp hơn giá trị nhập khẩu.

+ Mặt hàng xuất khẩu: Sản phẩm công nghiệp chế biến như: phương tiện giao thông (tàu biển, ô tô, xe gắn máy), máy móc, thiết bị điện tử, thiết bị y tế, hóa chất, nhựa…chiếm 99% giá trị xuất khẩu.

+ Mặt hàng nhập khẩu: Sản phẩm nông nghiệp (lúa mì, lúa gạo, đỗ tương, hoa quả, đường, thịt, hải sản), năng lượng (than, dầu mỏ, khí tự nhiên), nguyên liệu công nghiệp (quặng, gỗ, cao su, bông, vải, len)

+ Đối tác thương mại chính của Nhật Bản là: Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU, các nước Đông Nam Á, Ô-xtrây-li-a,…

- Ý nghĩa của hoạt động:

+ Hoạt động xuất khẩu: tạo nguồn hàng có chất lượng, có giá trị gia tăng và sức cạnh tranh cao để xuất khẩu, góp phần giải quyết việc làm cho xã hội, tạo nguồn dự trữ ngoại tệ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, khẳng định vị thế trên trường quốc tế.

+ Hoạt động nhập khẩu: đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho các ngành công nghiệp và phục vụ cuộc sống, tiếp thu tiến bộ khoa học - kĩ thuật, trao đổi giao lưu kinh tế với các nước trên thế giới.

b) Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

- Hiện trạng:

+ Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản có giá trị rất lớn và ngày càng tăng. Giá trị đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản đạt 149,9 tỉ USD năm 2021, chiếm 7,1% so với giá trị đầu tư trực tiếp nước ngoài của cả thế giới là 2120,2 tỉ USD.

+ Các nước nhận đầu tư nhiều: Mỹ là đối tác lớn nhất, tiếp đó là các nước ASEAN trong đó có Việt Nam.

- Ý nghĩa của hoạt động:

+ Nhằm phát triển và nâng cao vị thế cho nền kinh tế nước nhà, tạo mối quan hệ với các nước, Nhật Bản đã có làn sóng đầu tư nước ngoài mạnh mẽ.

+ Đây là một trong những chiến lược đầu tư của Nhật Bản tại các quốc gia khác nhằm thúc đẩy sự phát triển và mang lại nguồn cung, chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng tại các quốc gia khác.

+ Việc đầu tư ra nước ngoài cũng mang lại nhiều nguồn lợi nhuận hơn khi chi phí được giảm thiểu hơn so với ở Nhật và đặc biệt là nguồn lao động tại Nhật Bản đang ngày càng giảm sút nghiêm trọng do dân số đang ngày càng già đi khiến cho các doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài.

17 tháng 5 2019

Hướng dẫn: Mục 2, SGK/85 địa lí 11 cơ bản.

Đáp án: B

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

 

♦ Tình hình ngoại thương của Nhật Bản: Nhật Bản là một cường quốc về thương mại trên thế giới, khoảng 55% trị giá thương mại được thực hiện với các nước phát triển, nhiều nhất là Hoa Kỳ và EU. Khoảng 45% tổng giá trị thương mại được thực hiện với các nước đang phát triển, nhất là với các nước châu Á.

- Hoạt động xuất khẩu

+ Nhật Bản là nước xuất khẩu lớn thứ 4 thế giới. Năm 2020, giá trị xuất khẩu của Nhật Bản đạt 785,4 tỉ USD.

+ Các sản phẩm nhập khẩu chủ yếu gồm nhiên liệu, thực phẩm, hóa chất, hàng dệt may, nguyên liệu thô,...

+ Thị trường nhập khẩu chủ yếu của Nhật Bản là: Trung Quốc, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Ô-xtrây-li-a, A-rập Xê-út, Thái Lan,...

- Hoạt động nhập khẩu

+ Nhật Bản là nước nhập khẩu hàng hóa lớn thứ 5 thế giới. Năm 2020, giá trị nhập khẩu của Nhật Bản đạt 786,2 tỉ USD.

+ Các mặt hàng xuất khẩu quan trọng gồm xe có động cơ, linh kiện và phụ tùng ô tô, hóa chất, sản phẩm và linh kiện điện tử - điện thoại, máy móc và thiết bị cơ khí, tàu biển,…

+ Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Nhật Bản là: Trung Quốc, Hoa Kỳ, EU, Hàn Quốc, Thái Lan,..

- Cán cân thương mại: trong giai đoạn từ năm 2000 - 2020, cán cân thương mại của Nhật Bản có sự biến động: từ năm 2000 - 2010, Nhật Bản là nước xuất siêu; từ năm, 2015 - 2020, Nhật Bản là nước nhập siêu.

♦ Tình hình hoạt động đầu tư của Nhật Bản:

- Nhật Bản là quốc gia có giá trị đầu tư ra bên ngoài rất lớn và ngày càng tăng. Nhật Bản đầu tư nhiều ra bên ngoài do nhiều nguyên nhân, trong đó chi phí nhân công ở các nước nhận đầu tư thấp là một trong những nguyên nhân chính.

- Hoa Kỳ là đối tác đầu tư lớn nhất của Nhật Bản. Hiện nay, Nhật Bản đang tăng cường đầu tư vào các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam.

- Tính đến ngày 20/4/2021, Nhật Bản có 4 690 dự án đầu tư tại Việt Nam còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng kí đạt 62,9 tỉ USD.

+ Các lĩnh vực đầu tư chủ yếu của Nhật Bản vào Việt Nam là công nghiệp chế biến, chế tạo; sản xuất, phân phối điện, khí, nước, điều hoà; bất động sản,...

+ Một số dự án lớn của Nhật Bản tại Việt Nam là: Dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn ở Thanh Hoá, Dự án thành phố thông minh tại huyện Đông Anh ở Hà Nội, Dự án nhà máy nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2 ở Thanh Hoá, Dự án khu đô thị Tô-kiu ở Bình Dương...

8 tháng 8 2023

Tham khảo
 

HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI CỦA NHẬT BẢN

1. Hợp tác khoa học và chuyển giao công nghệ.

Chương trình Đối tác Phát triển của JICA (chương trình hợp tác kỹ thuật cấp cơ sở) là chương trình thực hiện với mục đích hỗ trợ các tổ chức phi chính phủ (NGO), tổ chức xã hội dân sự (CSO), trường đại học, chính quyền địa phương, các tổ chức pháp nhân công… của Nhật Bản thực hiện nguyện vọng được triển khai các hoạt động hợp tác quốc tế nhằm hỗ trợ trực tiếp cho người dân địa phương tại các nước đang phát triển. Cụ thể, JICA sẽ xét duyệt đề xuất dự án của các tổ chức này, và đối với những dự án được lựa chọn, JICA sẽ hỗ trợ và phối hợp cùng thực hiện dự án dựa trên kế hoạch hoạt động đã phê duyệt. Hiện nay, Chương trình này đang được triển khai trong nhiều lĩnh vực giúp cải thiện cuộc sống và sinh kế của người dân địa phương tại khoảng 90 quốc gia trên toàn thế giới.

Nhật Bản chuyển giao công nghệ tiên tiến với nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam, một số công nghệ được Nhật Bản chuyển giao với Việt Nam như: công nghệ bảo quản, công nghệ sản xuất chíp, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực điều trị ung thư.

2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Nhật Bản.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): Hiện tại, Nhật Bản là nhà cung cấp tài chính quan trọng cho châu Á và thế giới vì đây là lĩnh vực mà Nhật có thể nhanh chóng thu lợi nhuận từ bên ngoài. Xuất khẩu tư bản ra nước ngoài giúp Nhật mở rộng thị trường và có vị trí vững chắc trong thương mại và đầu tư. Mĩ vẫn là thị trường đầu tư chủ yếu (tài chính, bất động sản và công nghiệp), EU là thị trường chiếm trên 20% tổng đầu tư của Nhật. Nhật chọn châu Á là thị trường đầu tư trọng tâm, nguồn đầu tư trực tiếp FDI vào châu Á chiếm 25% tổng đầu tư.

Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA): Hiện nay, Nhật Bản là nước đứng đầu thế giới về viện trợ, Nhật dành một khối lượng lớn ODA giúp các nước không chỉ xuất phát từ lòng nhân đạo và nghĩa vụ của các nước phát triển với các nước mà còn cả mục đích kinh tế, ngoại giao, chính trị và Nhật muốn có vai trò xứng đáng với tiềm năng kinh tế của mình. Viện trợ ODA của Nhật gồm 4 loại: viện trợ không hoàn lại, hợp tác kinh tế, vốn của chính phủ và sự đóng góp của các tổ chức. ODA của Nhật tập trung ưu tiên chủ yếu cho các nước châu Á (chiếm trên 50% tổng số viện trợ chung). Đặc biệt ASEAN và Trung Quốc là nơi nhận được ưu tiên về ODA vì đây là vùng gần gũi về địa lí, lịch sử, kinh tế, tập trung đông dân nghèo và là thị trường đầy hứa hẹn của Nhật cả hiện tại và tương lai.

5 tháng 9 2017

   - Biểu đồ miền:

Đề kiểm tra Địa Lí 11 | Đề thi Địa Lí 11

   - Nhận xét:

      + Cơ cấu lao động của ba khu vực kinh tế Ô-xtrây-li-a thay đổi.

      + Cao nhất là khu vực III và tăng.

      + Thấp nhất là khu vực I và giảm.

28 tháng 3 2019

Hậu quả: kinh tế chậm phát triển ; tình trạng đói nghèo, mất dân chủ, thiếu công bằng; môi trường bị hủy hoại nặng nề phổ biến.

6 tháng 6 2017

Đe doạ trực tiếp đời sống nhân dân
Môi trường bị ảnh hưởng, suy thoái
Kinh tế quốc gia giảm sút
Mất ổn định chính trị quốc gia, khu vực và thế giới

5 tháng 11 2018

Nông nghiệp đang đóng vai trò chính trong hoạt động kinh tế ở vùng kinh tế Xi-cô-cư của Nhật Bản (sgk Địa lí 11 trang 83)

=> Chọn đáp án B

23 tháng 11 2018

- Nhận xét sự phân bố:

      + Luyện kim đen: khu vực Đông Bắc.

      + Luyện kim màu: khu vực Đông Bắc và giữa Trung Quốc.

      + Điện tử, viễn thông: các thành phố lớn ở giữa và đông nam Trung Quốc.

      + Cơ khí: khắp các thành phố ở miền Đông.

      + Chế tạo máy bay: Trùng Khánh, Thượng Hải, Thẩm Dương.

      + Sản xuất ô tô: Bắc Kinh và Nam Kinh.

      + Đóng tàu biển: ở khu vực ven biển.

      + Hóa chất: Cáp Nhĩ Tân, Thành Đô.

      + Hóa dầu: ở khu vực ven biển (Thiên Tân, Thượng Hải, Hồng Kông).

      + Dệt may: phân bố rộng khắp ở nhiều nơi phía Đông.

- Phân tích:

      + Sự phân bố gắn với vùng nguyên, nhiên liệu (luyện kim đen, hóa dầu), gắn với thị trường tiêu thụ (dệt may), gắn với các trung tâm có nguồn lao động chất lượng cao (điện tử, viễn thông), gắn với nơi có điều kiện sản xuất đặc thù (đóng tàu biển, chế tạo máy bay), gắn với nguồn năng lượng dồi dào và rẻ tiền (luyện kim màu,...).

      + Các nhân tố tác động đến sự phân bố công nghiệp Trung Quốc bao gồm cả tự nhiên (địa hình, tài nguyên khoáng sản, ...), lẫn kinh tế - xã hội (dân cư và nguồn lao động, cơ sở hạ tầng, đường lôi chính sách, thị trường,..)