K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bài 1 :gạch chéo giữa các từ đơn ,từ phức trong câu nói dưới đây của Bác Hồ rồi viết vào bảng phân loạiTôi chỉ có một ham muốn ham, muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được độc lập tự do ,đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.Bài 2: xếp các từ sau thành hai nhóm từ ghép, từ láyMải miết ,xa xôi ,xa lạ, phẳng lặng ,phẳng phiu ,mong ngóng, mong mỏi ,mơ màng,...
Đọc tiếp

Bài 1 :gạch chéo giữa các từ đơn ,từ phức trong câu nói dưới đây của Bác Hồ rồi viết vào bảng phân loại

Tôi chỉ có một ham muốn ham, muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được độc lập tự do ,đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.

Bài 2: xếp các từ sau thành hai nhóm từ ghép, từ láy

Mải miết ,xa xôi ,xa lạ, phẳng lặng ,phẳng phiu ,mong ngóng, mong mỏi ,mơ màng, mơ mộng.

 bài 4 :Tìm danh từ, động từ ,tính từ trong đoạn văn sau rồi ghi vào cột ở bên dưới :

Mùa xuân /đã /đến .Những/ buổi chiều/ hửng âm /,từng/ đàn/ chim én /từ /dãy/ núi /đằng xa /bay/ tới/, lượn vòng /trên /những/ Bến đò /đuổi nhau /xệp xè/ quanh/ những /mái nhà/. Những /ngày /mưa/ phùn/, người ta/ thấy /trên/ mấy /bãi soi /dài/ nổi lên /ở /giữa /sông  /,những /con /giang /,con/ sếu /cao /gần/ bằng /người /,theo nhau/ lững thững /bước /thấp thoáng /trong /bụi mưa /trắng xóa/...

Danh từ :

Động từ :

Tính tư:

1
23 tháng 8 2018

bài 1:     Tôi/ chỉ/ có/ một/ ham muốn/ ham muốn/ tột bậc/ là /làm sao/ cho /nước ta/ được/ độc lập/ tự do/, đồng bào/ ta/ ai /cũng/ có /cơm/ ăn/, áo/ mặc/, ai/ cũng/ được/ học hành/.

bài 2:  Từ ghép: xa lạ, phẳng lặng,mong ngóng, mơ mộng.

         Từ láy: mải miết , xa xôi, phẳng phiu,mong mỏi, mơ mộng.

4 tháng 12 2017

Mùa hè,thời tiết nắng như đổ lửa,nhất là vào những trưa tháng 6.Trời nóng,cua phải ngoi lên bờ tìm chỗ trú.Nước nóng đủ làm chết cả cá cờ.Vậy mà mẹ em vẫn phải ra đồng cấy lúa.Lưng mẹ còng xuống,ướt đẫm mồ hôi.Mặt mẹ đỏ bừng, bàn tay gầy guộc thoăn thoắt nhổ những cây lúa.Thương mẹ biết bao nhiêu,mẹ ơi!

Động từ:cấy,chết,ngoi,nhổ

Tính từ:còng,đỏ bừng,ướt đẫm

Quan hệ từ: như

10 tháng 12 2017

kb luôn nha

28 tháng 11 2021

 động từ: khép

tính từ: ẩm ướt

quan hệ từ:

22 tháng 11 2017

Đoạn văn tả mẹ :

Đó là một buổi trưa hè, trên cánh đồng Chùa. Mẹ em vẫn cặm cụi thoăn thoát ra mạ để cấy hết thửa ruộng cho kịp vào vụ. Chao ôi, Cái nắng oi ả của những trưa tháng sáu thật kinh khủng. Mọi vật dường như cháy dần dưới ánh nắng mặt trời chói chang. Mặt ruộng nóng hổi như đang nằm trong một cái nồi đun khổng lồ. Thỉnh thoảng có vài con cá cờ nổi lên mặt nước như không thể chịu nổi cái nóng khủng khiếp. Những chú cua đồng tuy có bộ áo giáp bao bọc xung quanh nhưng cũng đành bó tay, phải trồi lên bờ tìm nơi mát mẻ nghỉ ngơi.

Mẹ em là nông dân. Hôm nay trời nóng như rang,ấy vậy mà mẹ phải vơ lấy cái nón cũ, đội lên đầu, bước ra đồng trong nắng gay gắt để cấy nốt thửa ruộng này. Bóng mẹ in tròn trên thửa ruộng. Nó có lúc vỡ vụn ra, rồi thu lại, di chuyển từ đầu bờ này đến đầu bờ kia. Mẹ một tay cầm nắm mạ, taykia thao thóa đưa những rảnh mạ cắm xuống bùn thoan thoắt. Dáng mẹ gầy gầy xương xương nhưng có gì đó rất rắn chắc và khắc khổ. Thương mẹ biết bao nhiêu, mẹ ơi! Em thấy, trên đồng không mông quạnh, không có một bóng cây, bóng dâm nào cả. Chỉ có bùn đất bám vào đôi chân mẹ và mạ non xanh mơn mởn như đang cháy xém đi vì nắng. Mẹ vẫn cần cù , miệt mài để cấy những hàng mạ thẳng đều và trong mẹ mơ ước một mùa vàng bội thu, hạt gạo thơm ngon. Qua rặng tre dài, bóng mẹ chập chờn, mồ hôi ướt đẫm lưng áo, những giọt mồ hôi lăn xuống đôi má nóng hổi của mẹ ngày càng nhiều. Đôi mắt tinh nhanh của mẹ không hề bỏ sát bất kì một chỗ dày, chỗ mỏng nào. Tất cả những cây lúa tương lai đều thẳng tắp, trông thật đẹp. Một lát sau, như chừng đã làm xong công việc. Mẹ về nhà với một vẻ mệt mỏi nhưng tràn đầy hạnh phúc.Em thương mẹ lắm !

- Động từ : Cấy

- Tính từ : chết

- Quan hệ từ : như

22 tháng 11 2017

Đoạn thơ thứ hai trong bài thơ Hạt gạo làng ta của Trần Đăng Khoa 
Hạt gạo làng ta 
Có bão tháng bẩy 
Có mưa tháng ba 
Giọt mồ hôi sa 
Những trưa tháng sáu 
Nước như ai nấu 
Chết cả cá cờ 
Cua ngoi lên bờ 
Mẹ em xuống cấy 
Hạt gạo có được là bao công lao, bao vất vả của người nông dân. Thấm đượm những khó khăn vất vả của những ngày bão tháng bẩy, ngày mưa của tháng ba, những ngày nắng như thiêu như đốt của tháng sáu. Đó là bao vất vả khó nhọc, mồ hôi rơi xuống cánh đồng, cho dù Trần Đăng Khoa chỉ nhắc đến thời tiết trong đoạn này nhưng chúng ta có thể cảm nhận được nỗi cực nhọc của người nông dân một nắng hai sương, bán mặt cho đất bán lưng cho trời để làm ra hạt gạo. Những từ ngữ " mồ hôi sa", "chết cá cờ", "cua ngoi lên bờ", như hiện rõ lên mồn một trước mắt chúng ta cái nắng nóng khủng khiếp của ngày hè, cái nóng như thiêu rụi, cua cá chịu đựng không thể nổi, "cá" đến "chết" và "cua" phải ngoi lên bờ, vậy mà "mẹ em" có nề hà gì, "mẹ" vẫn chịu đựng cái nóng đó để xuống cấy. Những vất vả đó được tác giả nói đến như một lời nhắc nhở đến người đọc, những người hưởng thành quả " hạt gạo", trân trọng giá trị lao động. Biết được những vất vả, những khó nhọc đó, mỗi khi cầm bát cơm, hạt gạo như dẻo thơm muôn phần. 
Nhà thơ Trần Đăng Khoa khi viết bài này còn là một cậu bé, ta đọc đoạn thơ này và cả bài thơ, cái mà làm ta có thể nhớ mãi, là sự nhẹ nhàng, nhịp điệu vui tươi, cái nhìn của trẻ thơ mà sâu sắc, mặc dù là vất vả và khổ cực đó, nhưng chính cái nhịp điệu đó đã không làm cho bài thơ có cái bi quan hay buồn bã, mà như một khúc nhạc vui, khúc hát lạc quan của người ra đi gieo giống và gặt vụ mùa bội thu, một niềm tin vào ngày mai vào tương lai.

k nha

TRIỀN ĐÊ TUỔI THƠ Tuổi thơ tôi với con đê sông Hồng gắn liền như hình với bóng, tựa hai người bạn thân thiết suốt ngày quấn quýt bên nhau. Từ lúc chập chững biết đi, mẹ đã dắt tôi men theo bờ cỏ chân đê. Con đê thân thuộc đã nâng bước, dìu dắt và tôi luyện cho những bước chân của tôi ngày một chắc chắn để tự tin lớn lên, tự tin bước vào đời. Chẳng riêng gì tôi, mà hầu...
Đọc tiếp

TRIỀN ĐÊ TUỔI THƠ Tuổi thơ tôi với con đê sông Hồng gắn liền như hình với bóng, tựa hai người bạn thân thiết suốt ngày quấn quýt bên nhau. Từ lúc chập chững biết đi, mẹ đã dắt tôi men theo bờ cỏ chân đê. Con đê thân thuộc đã nâng bước, dìu dắt và tôi luyện cho những bước chân của tôi ngày một chắc chắn để tự tin lớn lên, tự tin bước vào đời. Chẳng riêng gì tôi, mà hầu hết những đứa nhỏ sinh ra ở trong làng đều coi con đê là bạn. Chúng cũng nô đùa, chơi trò đuổi bắt, chơi ô ăn quan trên đê mỗi khi bố mẹ vắng nhà ra đồng, ra bãi làm việc. Tuổi học trò, sáng cắp sách tới trường, chiều về cả hội lại lùa tất cả trâu, bò lên đê cho chúng gặm cỏ và tha hồ vui chơi đợi khi hoàng hôn xuống trở về làng. Những đêm trăng thanh gió mát lên đê trải chiếu nằm đếm sao trời mới tuyệt và thú làm sao. Tôi nhớ nhất là những đêm trung thu, người lớn trong làng tổ chức bày cỗ cho thiếu nhi trên mặt đê rất vúi và không khí của lễ hội trẻ em kéo dài tưởng như bất tận… Năm tháng qua đi, những lối mòn chạy xéo ngoằn ngoèo từ chân lên tới mặt đê đã in dấu biết bao bàn chân của các thế hệ sớm hôm đi, về. Đời người ai cũng có nhiều đổi thay qua thời gian, song con đê vẫn gần như nguyên vẹn, vẫn sừng sững chở che bao bọc lấy dân làng tôi cũng như cả một vùng rộng lớn. Những trận lũ lớn đỏ ngầu phù sa hung dữ, con đê lại gồng mình lên để không chỉ bảo vệ tính mạng con người, gia súc mà còn bảo vệ cả mùa màng… …Xa quê cả bao năm trời, mùa lũ này tôi mới trở lại quê hương, trở lại làng quê đã sinh ra và nuôi tôi khôn lớn. Con đê vẫn đấy, màu xanh của cỏ mượt mà vẫn đấy. Tôi tần ngần dạo gót trên chiều dài của con đê chạy suốt từ điếm canh đê này tới điếm canh đê kia và mường tượng nhớ về những kỉ niệm của một thời xa xăm… (Theo Nguyễn Hoàng Đại) TRIỀN ĐÊ TUỔI THƠ Tuổi thơ tôi với con đê sông Hồng gắn liền như hình với bóng, tựa hai người bạn thân thiết suốt ngày quấn quýt bên nhau. Từ lúc chập chững biết đi, mẹ đã dắt tôi men theo bờ cỏ chân đê. Con đê thân thuộc đã nâng bước, dìu dắt và tôi luyện cho những bước chân của tôi ngày một chắc chắn để tự tin lớn lên, tự tin bước vào đời. Chẳng riêng gì tôi, mà hầu hết những đứa nhỏ sinh ra ở trong làng đều coi con đê là bạn. Chúng cũng nô đùa, chơi trò đuổi bắt, chơi ô ăn quan trên đê mỗi khi bố mẹ vắng nhà ra đồng, ra bãi làm việc. Tuổi học trò, sáng cắp sách tới trường, chiều về cả hội lại lùa tất cả trâu, bò lên đê cho chúng gặm cỏ và tha hồ vui chơi đợi khi hoàng hôn xuống trở về làng. Những đêm trăng thanh gió mát lên đê trải chiếu nằm đếm sao trời mới tuyệt và thú làm sao. Tôi nhớ nhất là những đêm trung thu, người lớn trong làng tổ chức bày cỗ cho thiếu nhi trên mặt đê rất vúi và không khí của lễ hội trẻ em kéo dài tưởng như bất tận… Năm tháng qua đi, những lối mòn chạy xéo ngoằn ngoèo từ chân lên tới mặt đê đã in dấu biết bao bàn chân của các thế hệ sớm hôm đi, về. Đời người ai cũng có nhiều đổi thay qua thời gian, song con đê vẫn gần như nguyên vẹn, vẫn sừng sững chở che bao bọc lấy dân làng tôi cũng như cả một vùng rộng lớn. Những trận lũ lớn đỏ ngầu phù sa hung dữ, con đê lại gồng mình lên để không chỉ bảo vệ tính mạng con người, gia súc mà còn bảo vệ cả mùa màng… …Xa quê cả bao năm trời, mùa lũ này tôi mới trở lại quê hương, trở lại làng quê đã sinh ra và nuôi tôi khôn lớn. Con đê vẫn đấy, màu xanh của cỏ mượt mà vẫn đấy. Tôi tần ngần dạo gót trên chiều dài của con đê chạy suốt từ điếm canh đê này tới điếm canh đê kia và mường tượng nhớ về những kỉ niệm của một thời xa xăm… (Theo Nguyễn Hoàng Đại)

Hãy viết 1 bài vân cảm thụ về bài văn trên

1
12 tháng 4 2018

Khi đọc bài " Triền đê tuổi thơ " này , em thấy rằng ai cũng có kỉ niệm tuổi thơ đẹp . Kỉ niệm tuổi thơ của tác giả hết sức bình dị về một con đê . Con đê chỉ là một thứ rất bình thường , nhưng đối với tác giả là những kí ức đẹp . Những kí ức của tác tuy cũng rất bình dị nhưng lại vô cùng đáng yêu . Con đê đã cùng tác giả tập đi , chiều thì dắt bò hay trâu đi gặm cỏ và nô đùa,... . Đó là những kí ức xa xăm của tác giả về tuổi thơ , nhưng giờ tác giả vận nhớ như in . Chúng ta cũng vậy , khi lớn lên thì hãy nhớ kĩ những kí ức tuyệt vời gắn liền với một thứ nào đó.

23 tháng 8 2018

bài này dễ ợt

Đọc và trả lời câu hỏi:Hoa trạng nguyênHoa trạng nguyên – cái tên mới nghe đã mường tượng ra tiếng pháo đón mừng rồi võng lọng cùng dòng người háo hức đón người thành danh. Những bông hoa có cánh hình lá ấy, màu cứ rực lên như một niềm vui không thể giấu, cười mãi, cười mãi, cười mãi không thôi.Ai đặt tên cho loài hoa ấy, chắc muốn nó vĩnh viễn gắn liền với tuổi học trò. hoa...
Đọc tiếp

Đọc và trả lời câu hỏi:

Hoa trạng nguyên

Hoa trạng nguyên – cái tên mới nghe đã mường tượng ra tiếng pháo đón mừng rồi võng lọng cùng dòng người háo hức đón người thành danh. Những bông hoa có cánh hình lá ấy, màu cứ rực lên như một niềm vui không thể giấu, cười mãi, cười mãi, cười mãi không thôi.

Ai đặt tên cho loài hoa ấy, chắc muốn nó vĩnh viễn gắn liền với tuổi học trò. hoa trạng nguyên cháy lên từ ngày ôn thi bận mải, thắp lên trong người sắp sửa đi thi một niềm tin. Thế rồi mùa thi đi qua. Bao bạn trẻ từ tiểu học đến trung học hớn hở nhập trường mới. Song dù sao cũng không tránh khỏi có một số ít bạn phải quay về tiếp tục công việc dùi mài kinh sử. Một tối nào đó, chong đèn học khuya, ngước mắt dõi qua cửa sổ, em sẽ thấy có ngọn lửa đỏ cứ lao xao giữ vườn đêm. Hoa trạng nguyên cùng em thức suốt mùa thi đấy.

Đừng bao giờ để tắt ngọn lửa đó trong tim. Em nhé!

(Theo K.D- NXB Trẻ).

1
11 tháng 8 2017

a) Những chi tiết nào cho biết hình ảnh hoa trạng nguyên có hình dáng và màu sắc gợi lên một niềm vui?

- Những bông hoa có cánh hình lá ấy, màu cứ rực lên như một niềm vui không thể giấu, cười mãi, cười mãi, cười mãi không thôi.

b) Vì sao tác giả nói hoa trạng nguyên gắn bó với tuổi học trò?

- do hoa cháng đèn học khuya, ngước mắt dõi qua cửa sổ, sẽ thấy có ngọn lửa đỏ cứ lao xao giữa vườn đêm. Hoa trạng nguyên cùng học trò thức suốt mùa thi ấy.

c) Em thích hình ảnh so sánh nào trong bài đọc, vì sao?

- Những bông hoa có cánh hình lá ấy, màu cứ rực lên như một niềm vui không thể giấu, cười mãi, cười mãi, cười mãi không thôi.

Vì hình ảnh này khiến cho mỗi chúng ta cảm thấy hoa trạng nguyên không chỉ gần gũi mà còn thấy được nó như mang niềm vui khiến cho mỗi chúng ta khi ở gần bên nó như cũng được vui lây theo niềm vui của loài hoa ấy.

d) Hình ảnh hoa trạng nguyên gợi cho em cảm xúc suy nghĩ gì ? Khoanh tròn vào ý em chọn.

A. Hoa trạng nguyên gợi cảm xúc về mùa thi và ngọn lửa niềm tin rực cháy trong tim.

B. Hoa trạng nguyên gợi những kỉ niệm của tuổi học trò về mùa thi.

C. Hoa trạng nguyên là hoa của học trò.

Đáp án : Chọn đáp án A.