Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Các bản tuyên ngôn đã được trích dẫn
– Tuyên ngôn Độc lập (năm 1776 của nước Mĩ).
– Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (năm 1791 của Cách mạng Pháp).
2. Ý nghĩa của việc trích dẫn
– Nêu lên những nguyên lí chung về quyền được tự do bình đẳng của con người để khẳng định lập trường chính nghĩa của dân tộc; tạo vị thế bình đẳng giữa Việt Nam với các nước lớn trên thế giới.
– Đưa ra những lí lẽ thuyết phục để chuẩn bị tiền đề cho lập luận ở phần tiếp theo, làm cơ sở cho cả hệ thống lập luận của bản tuyên ngôn
a) Mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập, tác giả đưa ra dẫn chứng từ hai tuyên ngôn nổi tiếng là Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (1791) của Cách mạng Pháp và Tuyên ngôn Độc lập (1776) của nước Mĩ, khẳng định quyền con người và quyền các dân tộc. Cách viết sắc xảo này đã đem lại ý nghĩa sâu sắc cho bản Tuyên ngôn được viết trong hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ.
b) Đây là nghệ thuật “gậy ông đập lưng ông”, “dùng khoá của địch khoá miệng địch”, lấy lí lẽ của nước người để phản bác những âm mưu của chính các nước đó. Tác giả đã rất linh hoạt khi kết hợp ý kiến của người với ý kiến của mình: “suy rộng ra câu ấy có nghĩa là….”, từ khẳng định quyền con người. Bác đã chuyển sang quyền của các dân tộc: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”
c) Ra đời trong bối cảnh Chiến tranh Thế giới Thứ hai vừa kết thúc, các nước đồng minh đang tranh giành ảnh hưởng đòi chia quyền kiểm soát nhũng vùng bọn phát xít từng chiếm đóng. Bản Tuyên ngôn Độc lập không chỉ nói với nhân dân Việt Nam, các nước trên thế giới mà còn hướng tới bọn thực dân đế quốc, ngăn chặn ngay ý đồ chiếm lại nước ta một lần nữa của thực dân Pháp. Đồng thời khẳng định cuộc đấu tranh giành độc lập tự do của nhân dân Việt Nam. Chống phát xít, chống đế quốc là cuộc đấu tranh chính nghĩa (thực hiện quyền độc lập, tự do, bình đẳng – lẽ phải thông thường mà chính các nước Pháp, Mĩ đã từng tuyên bố), buộc chính các nước thực dân, đế quốc không được phép coi thường, phủ nhận
Lời trích dẫn từ hai bản tuyên ngôn nổi tiếng thế giới:
+ Lời từ tuyên ngôn độc lập năm 1776 nước Mĩ.
+ Từ những bản tuyên ngôn nhân quyền, dân quyền năm 1791 của nước Pháp.
→ Lời lẽ hai bản tuyên ngôn đều đề cập đến vấn đề nhân quyền thể hiện sự khéo léo, kiên quyết của Bác trước kẻ thù.
– Khéo léo vì Bác tỏ thái độ trân trọng, thành quả, văn hóa lớn của nhân loại
– Kiên quyết vì Bác khẳng định quyền độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam bằng chính lời lẽ của tổ tiên người Pháp, người Mĩ. Biện pháp lấy gậy ông đập lưng ông được vận dụng thích đáng.
Bản Tuyên ngôn Độc lập khẳng định quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của nhân dân Việt Nam được hưởng tự do, độc lập mà tự mình giành lại từ tay Nhật: "Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã dũng cảm đứng về phía Đồng minh chống phát xít Nhật; dân tộc đó phải được tự do, dân...
nhớ tíck
Phần 1: (từ đầu đến không chối cãi được): cơ sở pháp lý và chính nghĩa
Phần 2: (tiếp đến phải được độc lập): vạch trần sự tàn ác, bộ mặt của thực dân Pháp
Phần 3: (còn lại) lời tuyên bố độc lập của nhân dân ta
Câu 1: Bố cục bản "Tuyên ngôn độc lập" gồm 3 phần
-
Phần 1 (từ đầu đến không ai chối cãi được): cơ sở pháp lý và chính nghĩa.
-
Phần 2 (tiếp đến phải được độc lập): tố cáo tội ác của thực dân Pháp.
-
Phần 3 (còn lại): lời tuyên bố độc lập của nhân dân ta.
- Việc trích dân tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp và bản tuyên ngôn Độc lập của Mĩ là cách lập luận sắc bén, khéo léo của tác giả
+ Dùng làm cơ sở pháp lí tuyên bố nền độc lập cho nước mình.
+ Đó là cơ sở suy rộng ra nền tự do của các dân tộc bị áp bức trên thế giới
- Ý nghĩa về mặt lập luận:
+ Tăng sức thuyết phục cho lời tuyên ngôn độc lập
+ Thể hiện sự khôn khéo, quyết liệt trong cách chiến đấu với kẻ thù
+ Nghệ thuật gậy ông đập lưng ông là nghệ thuật “gậy ông đập lưng ông” dùng chính lý lẽ chính nghĩa của Pháp, Mỹ đập lại luận điệu xảo trá của chúng.
- Tháng 8/1945 nhân cơ hội Nhật đầu hàng Đồng Minh, Đảng đã lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa, cướp chính quyền, giành lại độc lập. Nền độc lập vừa giành lại được có nguy cơ bị đe dọa trước tình hình chính trị phức tạp.
- Trên thế giới, nội bộ phe đồng minh có mâu thuẫn giữa Anh, Pháp, Mĩ và Liên Xô. Theo nhận định của Đảng cộng sản VN trong hội nghị Đảng toàn quốc 15/8/1945 thì mâu thuẫn đó có thể dẫn đến việc "Anh và Mĩ nhân nhượng với Pháp. Cho Pháp quay trở lại Đông Dương". Hơn nữa, Pháp đã dùng những chiêu bài, luận điệu xảo trá để che mắt dư luận thế giới như Khai hóa văn minh, bảo hộ thuộc địa. . . để quay trở lại xâm lược nước ta lần nữa. . . . .
- Trong nước, 20 vạn quân Tưởng Giới Thạch ở miền Bắc lấy danh nghĩa là giải giáp vũ khí quân Nhật nhưng thực chất là dọn đường cho Mĩ vào Đông Dương, phía nam quân Pháp lấp sau anh hùng chiếm lại Đông Nam Bộ. . .
- Trước tình hình đó, 26/8/1945 chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu Việt Bắc quay trở về thủ đô Hà Nội. Tại căn nhà số 48, phố Hàng Ngang người đã soạn thảo bản tuyên ngôn độc lập.
- 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn khai sinh ra nước Việt Nam trước sự chứng kiến của hàng vạn đồng bào trong và ngoài nước.
- Mục đích, đối tượng của Tuyên ngôn Độc lập
- Mục đích:
+ Khẳng định chủ quyền nước ta
+ Bác bỏ luận điệu xảo trá, thực dân Pháp rêu rao trên trường quốc tế
+ Tranh thủ sự ủng hộ quốc tế
- Đối tượng
+ Đồng bào cả nước
+ Nhân dân thế giới, lực lượng thù địch
Tuyên ngôn độc lập là áng văn chính luận, chan chứa tình cảm
- Nội dung:
+ Xứng đáng áng thiên cổ hùng văn thứ hai của dân tộc
+ Thể hiện tư tưởng lớn của người đứng đầu đất nước, đề cao quyền con người, dân tộc
+ Tầm nhìn văn hóa của vị lãnh tụ vĩ đại, sự am hiểu tri thức nhân loại
- Nghệ thuật
Tuyên ngôn độc lập, áng văn chính luận bất hủ: lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, ngôn ngữ hùng hồn
xin lỗi nhéNgộ cute .tớ viết nhầm bạn vào phần 1 nhé
hần 1: từ đầu đến “không ai có thể chối cãi được”: Nêu nguyên lí làm cơ sở lí luận và tư tưởng cho bản tuyên ngôn: Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng, quyền được sống, quyền được tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.
– Phần 2: tiếp đến “phải được độc lập”: Tố cáo tội ác của thực dân Pháp. Chứng minh thực dân Pháp là kẻ làm trái nguyên lí; nhân dân ta là người thực hiện đúng nguyên lí đã tự đứng lên giành chính quyền. Đập tan âm mưu tái xâm lược của thực dân Pháp và xoá bỏ tất cả các đặc quyền, đặc lợi của chúng ở nước ta.
– Phần 3: Đoạn còn lại: Lời tuyên bố quyền độc lập, tự do của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà với thế giới và ý chí quyết tâm giữ vững quyền tự do độc lập của toàn thể dân tộc Việt Nam.
Tham khảo
Tuyên ngôn độc lập là một áng văn chính luận hào hùng, mẫu mực, đáng lưu truyền muôn thuở. Đặc biệt, Tuyên ngôn độc lập là sự lập luận sắc sảo, chặt chẽ tạo nên một sức thuyết phục rất lớn. Xuất phát từ quan điểm sáng tác và đặc trưng thể loại của tác phẩm này, chúng ta sẽ thấy được cội nguồn của sức thuyết phục ấy và ý nghĩa của bản tuyên ngôn độc lập.
Nói đến ý nghĩa của bản tuyên ngôn là nhắc tới giá trị lịch sử to lớn của nó. “Tuyên ngôn Độc lập” ra đời khi cách mạng thành công, nhưng tình hình đang “ngàn cân treo sợi tóc”. Những lời trích dẫn mở đầu không chỉ đặt cơ sở pháp lí cho bản “Tuyên ngôn Độc lập” mà còn thể hiện dụng ý chiến lược, chiến thuật của Bác. “Tuyên ngôn Độc lập” khái quát những sự thật lịch sử, tố cáo thực dân Pháp ở mọi lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội...đồng thời nhấn mạnh các sự kiện lịch sử: mùa thu năm 1940 và ngày 9/3/1945 để kết luận: “trong 5 năm Pháp bán nước ta hai lần cho Nhật”. Điều đó khẳng định nhân dân Việt Nam đã không ngừng đấu tranh trong suốt gần một thế kỷ để giành độc lập.
Tuyên ngôn là áng văn chính luận mẫu mực, hiện đại với những luận điểm, luận cứ, luận chứng hùng hồn, chính xác, lôgic. Quả đúng, “Đây là một tác phẩm nổi tiếng nối tiếp tự nhiên các áng thiên cổ hùng văn trong quá khứ và có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất chính luận với chất văn chương mang tư tưởng lớn lao của thời đại mới.”