Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1 tham khảo!
Ý nghĩa của thông tin trên bao bì (hạn sử dụng, giá trị dinh dưỡng,…) thực phẩm đóng gói:
- Hạn sử dụng: Giúp người tiêu dùng biết được thời gian sản phẩm có thể giữ được giá trị dinh dưỡng và đảm bảo an toàn trong điều kiện bảo quản được ghi trên nhãn. Không nên sử dụng thực phẩm đã quá hạn sử dụng.
- Giá trị dinh dưỡng: Giúp người tiêu dùng xác định được hàm lượng, giá trị dinh dưỡng của sản phẩm để lựa chọn đúng nhu cầu.
- Thông tin nhà sản xuất, nguồn gốc xuất xứ: Giúp người tiêu dùng xác định rõ nguồn gốc, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Hướng dẫn sử dụng: Giúp người tiêu dùng bảo quản và chế biến đúng cách, giữ được các chất dinh dưỡng có trong sản phẩm.
Câu 2 tham khảo!
- Một số bệnh do mất vệ sinh an toàn thực phẩm:
+ Ngộ độc thực phẩm cấp tính gây rối loạn tiêu hóa gây đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy; rối loạn thần kinh gây đau đầu, chóng mặt, hôn mê, tê liệt các chi,…
+ Có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm sau một thời gian như ung thư, rối loạn chức năng không giải thích được, vô sinh, gây quái thai,…
- Các biện pháp lựa chọn, bảo quản và chế biến thực phẩm giúp phòng chống các bệnh trên:
+ Biện pháp lựa chọn thực phẩm: Lựa chọn thực phẩm tươi, an toàn, nguồn gốc rõ ràng.
+ Biện pháp bảo quản thực phẩm: Lựa chọn các phương pháp bảo quản an toàn, phù hợp cho từng loại thực phẩm như: những thực phẩm dễ hỏng như rau, quả, cá, thịt tươi,… cần được bảo quản lạnh; không để lẫn thực phẩm ăn sống với thực phẩm cần nấu chín;…
+ Biện pháp chế biến thực phẩm: Chế biến hợp vệ sinh như ngâm rửa kĩ, nấu chín, khu chế biến thực phẩm phải đảm bảo sạch sẽ, thực phẩm sau khi chế biến cần được che đậy cẩn thận,…
Tham khảo!
Các khâu | Biện pháp giữ an toàn vệ sinh thực phẩm |
Khâu sản xuất | - Sử dụng nguồn nước tưới, thức ăn đảm bảo vệ sinh. - Sử dụng các dụng cụ, thiết bị sạch sẽ, hợp vệ sinh trong sản xuất. -… |
Khâu vận chuyển và bảo quản | - Đảm bảo phương tiện vận chuyển thực phẩm được chế tạo bằng vật liệu không làm ô nhiễm thực phẩm hoặc bao gói thực phẩm; dễ làm sạch; chống được sự ô nhiễm, kể cả khói, bụi và lây nhiễm giữa các thực phẩm với nhau;… - Không vận chuyển thực phẩm cùng hàng hoá độc hại hoặc có thể gây nhiễm chéo ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm. -… |
Khâu sử dụng và chế biến | - Rửa tay với nước ấm và xà phòng trước khi nấu ăn tầm 20 phút. - Nếu như tóc bạn dài bạn hãy đeo mũ chùm đầu, băng kín những vết thương ở trên tay. - Giữ cho khu chế biến thức ăn gọn gàng và sạch sẽ. -… |
1) Nguyên nhân :
Người dân xả rác bừa bãi ở các nơi công cộng
Nước thải chưa được qua xử lí được thải trực tiếp xuống ao - hồ
Khai thác tài nguyên thiên nhiên quá mức ( gỗ , khoáng sản ,..)
khí thải được thải ra từ khác nhà máy công nghiệp , giao thông vận tại
Khói bụi từ các phương tiện giao thông
...
2 Biện pháp
Trông nhiều cây xanh
Bỏ rác đung nơi quy định
Giảm lượng xe lưu thông trong thành phố , khuyến khích người dân nên đi bộ hoặc xe đạp
Kiểm soát lượng khí được thải ra không khí
Xử lí nước sinh hoạt và sản xuất trước khi thải ra môi trường
Nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường không khí - môi trường nước để duy trì cân bằng tự nhiên
Chủ quan: Do ý thức và nhận thức chưa cao của một số người trong việc bảo vệ môi trường.
- Sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật gần nguồn nước,...
- Lạm dụng hoá chất đánh bắt thuỷ hải sản.
- Khí thải trong công nghiệp, giao thông, sinh hoạt,...
- Qua trình sinh hoạt thải ra nhiều vật liệu rắn, nhựa,...
- Xử lí chưa đúng cách rác thải.
- Nước thải từ các xí nghiệp, nhà máy.
-v.v.v.v...
Khách quan: Lũ lụt, cháy rừng tự nhiên,...
Tham khảo!
- Nguyên nhân gây bệnh về phổi và đường hô hấp: Không khí bị ô nhiễm, có chứa nhiều bụi mịn, vi sinh vật, virus hoặc các chất có hại,… xâm nhập vào đường dẫn khí và phổi là nguyên nhân chính dẫn dến các bệnh về phổi và đường hô hấp.
- Các biện pháp phòng chống bệnh để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình:
+ Vệ sinh răng miệng và cổ họng hằng ngày: đánh răng 2 lần mỗi ngày, thay bàn chải đánh răng theo chu kì 3 tháng, xúc miệng và cổ họng bằng nước muối sinh lí vào buổi sáng và tối trước khi ngủ.
+ Thường xuyên sử dụng khẩu trang khi ra đường và khi làm việc trong môi trường ô nhiễm.
+ Ăn uống đủ chất, hợp lí, không ăn quá nhiều đồ lạnh, cay, cứng,… kết hợp với luyện tập thể dục thể thao phù hợp để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
+ Không hút thuốc lá và tránh xa khói thuốc lá.
+ Tiêm vaccine phòng bệnh.
+ Có biện pháp phòng tránh thích hợp khi tiếp xúc với người mắc các bệnh về phổi và đường hô hấp dễ truyền nhiễm.
+ Vệ sinh môi trường sống thường xuyên.
+ ….
Tham khảo!
Các biện pháp chăm sóc, bảo vệ và trang điểm da an toàn:
- Tránh làm da bị tổn thương.
- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đặc biệt là những vùng tiếp xúc trực tiếp với môi trường như tay, mặt.
- Che chắn da hoặc sử dụng kem chống nắng khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để da không bị tổn thương do tia UV.
- Không nên lạm dụng mĩ phẩm và cần vệ sinh da sạch sẽ sau khi trang điểm.
- Giữ tinh thần lạc quan, sinh hoạt điều độ, ăn nhiều rau xanh và bổ sung vitamin, chất khoáng; uống đủ nước.
- Giữ vệ sinh môi trường để tránh mắc các bệnh ngoài da.
Tham khảo!
Biện pháp | Ý nghĩa của biện pháp |
- Tuyên truyền về ý thức bảo vệ đa dạng sinh học. | - Giúp người dân hiểu về tầm quan trọng của đa dạng sinh học, từ đó nâng cao ý thức bảo vệ đa dạng sinh học. |
- Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia; bảo vệ rừng. | - Giúp bảo tồn môi trường sống tự nhiên của quần thể sinh vật, bảo vệ các quần thể sinh vật khỏi sự đe dọa bởi các hoạt động của con người. |
- Nghiêm cấm khai thác, săn bắt, buôn bán trái phép các loài sinh vật hoang dã có nguy cơ bị tuyệt chủng. | - Giúp tránh khai thác quá mức gây ảnh hưởng đến khả năng phục hồi của quần thể sinh vật. |
Các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường:
Nguyên nhân ô nhiễm | Các biện pháp hạn chế ô nhiễm |
Ô nhiễm do chất thải sinh hoạt và công nghiệp | - Xử lí chất thải trước khi thải ra môi trường. - Thu gom, phân loại và xử lí rác thải rắn đúng cách. - Sử dụng tiết kiệm, tận dụng hoặc tái sử dụng để hạn chế thải vật liệu rắn ra môi trường. - Áp dụng các chế tài xử lí với các xí nghiệp, công ty, nhà máy không tuân thủ quy định xử lí rác thải sinh hoạt, công nghiệp. |
Ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật | - Thay thế thuốc bảo vệ thực vật hóa học bằng thuốc có nguồn gốc sinh học. - Sử dụng các loài thiên địch. |
Ô nhiễm phóng xạ | - Kiểm soát chặt chẽ hoạt động của các nhà máy điện nguyên tử. - Xử lí chất thải nhiễm phóng xạ trước khi thải ra môi trường. |
Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh | - Để rác đúng nơi quy định. - Xử lí rác thải đúng cách. - Vệ sinh nơi ở và môi trường sống. - Sử dụng các thuốc ức chế khi cần thiết. |
Tham khảo!
1. * Tham khảo gợi ý tình trạng ô nhiễm môi trường ở địa phương:
Môi trường ô nhiễm | Biểu hiện | Nguyên nhân |
Môi trường nước | Nước ở các khu kênh, mương có màu lạ (màu đen, nâu đỏ,…), có mùi hôi thối, xuất hiện váng, bọt khí, nhiều sinh vật sống trong nước bị chết,… | Do nước thải sinh hoạt, trồng trọt và các khu công nghiệp chưa qua xử lí thải ra môi trường; do xả rác thải rắn vào môi trường; do sử dụng các hóa chất bảo vệ thực vật;… |
Môi trường đất | Đất bị khô cằn, có màu sắc không đều, có màu hơi vàng hoặc cam,… | Do sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật; do bị nhiễm mặn; do rác thải sinh hoạt và hoạt động sản xuất;… |
Môi trường không khí | Không khí có mùi bất thường (hôi thối, mùi khai, hắc,…); bụi bẩn xuất hiện trên bề mặt các vật dụng; màu sắc không khí xung quanh xám hoặc như màu khói; giảm tầm nhìn;… | Do khí thải từ hoạt động của phương tiện giao thông và các khu công nghiệp; do đốt phế, phụ phẩm từ hoạt động nông nghiệp; do cháy rừng; do quá trình đun nấu trong các hộ gia đình;… |
2.
- Đề xuất các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường ở địa phương: Cần xử lí chất thải từ sinh hoạt, trồng trọt và hoạt động công nghiệp; sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo (năng lượng gió, năng lượng mặt trời); trồng nhiều cây xanh; thay thế thuốc bảo vệ thực vật hóa học bằng thuốc có nguồn gốc sinh hoạt; tuyên truyền và giáo dục để nâng cao hiểu biết và ý thức của mọi người trong việc bảo vệ môi trường;…
- Việc phân loại rác thải từ gia đình giúp nâng cao hiệu quả xử lí rác thải, giảm chi phí cho công tác thu gom và xử lí rác thải, từ đó, góp phần giảm ô nhiễm môi trường do rác thải được tái chế và xử lí tốt và tiết kiệm tài nguyên.
Tham khảo!
Một số nguyên nhân gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm:
Thực phẩm ôi thiu, bị nấm mốc.Thực phẩm chứa tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, chất phụ gia, chất bảo quản thực phẩm không được phép sử dụng.Thực phẩm bị nhiễm các kim loại nặng như chì, thủy ngân,…Thực phẩm có chứa các độc tố tự nhiên như cá nóc, nấm có độc, lá ngón,…