Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Văn bản | Cách đưa tin | Quan điểm của người viết |
Nhà hát Trần Hữu Trang khánh thành phòng truyền thống | Đưa tin đầy đủ, cụ thể, nhanh chóng về thời gian, địa điểm, người tham dự, các sự kiện khác diễn ra hôm đó | Tôn trọng các giá trị văn hóa, đưa tin đúng thực tế, đảm bảo tính khách quan |
Thêm một bản dịch "Truyện Kiều’’ sang tiếng Nhật | Tóm tắt những thông tin chính, quan trọng nhất một cách ngắn gọn, hàm súc | Đảm bảo tính khách quan, chuẩn xác, lập trường nhân văn |
- Văn bản 2:
+ Theo kiểu bản tin tổng hợp, người viết chia ra 3 đề mục, đưa tin rõ ràng cả về nguồn gốc, thời gian hình thành sự kiện này.
+ Có thể thấy người viết tìm hiểu rất kĩ về nội dung mình viết là gì, thông tin đưa ra khá chắc chắn có độ tin cậy cao
- Văn bản 3:
+ Người viết viết theo kiểu bản tin tóm gọn, tin vắn.
+ Người viết đưa ra những ý chính nhất, quan trọng nhất để tường thuật lại sự kiện
Yếu tố so sánh | Văn bản 2 | Văn bản 3 | Tương đồng/ khác biệt |
Độ dài | Độ dài khoảng 200 chữ | Là một đoạn tin ngắn, độ dài khoảng hơn 100 chữ | Đều là bản tin |
Số đoạn | 3 đoạn | 1 đoạn | |
Nhan đề | Một sự kiện | Một sự kiện | |
Đề mục | 3 đề mục | Văn bản 3 không có đề mục như văn bản 2 | |
Phương tiện giao tiếp | Hình ảnh số liệu | Văn bản 3 không có phương tiện giao tiếp | |
Thời điểm đưa tin và thời điểm diễn ra sự kiện | Đưa tin : 29/4/2021 Diễn ra: 29/4/2021 | Đưa tin : 15/5/2005 Diễn ra: 17/3/2005 | Văn bản 2 đưa tin cùng lúc diễn ra sự kiện Văn bản 3 đưa tin sau khi sự kiện đã diễn ra |
- Văn bản 2:
+ Cách đưa tin: thuộc dạng báo điện tử; có sự phân chia thông tin theo các mục rõ ràng; đưa tin nhanh chóng, bám sát với sự kiện.
+ Sự thể hiện quan điểm của người viết: đảm bảo được độ khách quan, chính xác và nhanh chóng.
- Văn bản 3:
+ Cách đưa tin: thuộc dạng báo giấy, khá ngắn gọn; không có sự phân chia các mục rõ ràng nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ những thông tin cần thiết, quan trọng tới người đọc.
+ Sự thể hiện quan điểm của người viết: đảm bảo được độ khách quan, chính xác. Tuy nhiên, đưa tin hơi chậm so với thời điểm diễn ra sự kiện.
Các bước | Kiểu bài Báo cáo kết quả nghiên cứu một vấn đề | Kiểu bài Nghị luận về một vấn đề xã hội |
Bước 1: Chuẩn bị viết | Xác định đề tài nghiên cứu. Đề tài phải có tín thiết thực, phù hợp. | Chọn đề tài mà bản thân thấy quen thuộc, hứng thú, có những ý kiến khác biệt |
Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý | Chia thành các đề mục, bố cục rõ ràng | Cần có luận điểm, dẫn chứng lý lẽ. Bố cục cần được sắp xếp cho phù hợp |
Bước 3: Viết bài | - Nhan đề ngắn gọn, xúc tích, có nội dung và từ khóa. - Có phần tóm tắt. - Sử dụng ngôn ngữ khách quan, không dùng ngôn ngữ địa phương. | - Triển khai ý thành đoạn, thành bài (mỗi đoạn tương ứng với một luận điểm). - Có từ ngữ liên kết. |
Bước 4: Xem lại chỉnh sửa | Chỉnh sử phải theo đúng logic, thứ tự. | Luận điểm,dẫn chúng rõ ràng. Sắp xếp phải hơp lý |
Các câu hỏi | Thông tin trong văn bản 2 | Thông tin trong văn bản 3 |
Việc gì? | Sự kiện khánh thành phòng truyền thống của Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang. | Sự kiện tác phẩm Truyện Kiều một lần nữa được dịch ra tiếng Nhật. |
Ai liên quan? | Đoàn Cải lương Nam Bộ, Đoàn Văn công Giải Phóng, Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang. | - Hai dịch giả: ông Sagi Sato và nữ thi sĩ Yoshiko Kuroda. - Đại diện c ủa Đại sứ quán Việt Nam. |
Xảy ra khi nào? | 29/04/2021. | 17/03/2005. |
Xảy ra ở đâu? | Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang. | Thành phố Okayama. |
a. Nêu những điểm nổi bật của chèo cổ trong từng văn bản theo mẫu sau (làm vào vở):
Văn bản | Xung đột chính trong cốt truyện | Đặc điểm ngôn ngữ của nhân vật | Diễn biến tâm lí nhân vật | Đặc điểm tính cách nhân vật |
1. Thị Mầu lên chùa | Thị Mầu >< Thị Kính - Thị Mầu khát vọng tình yêu nồng nhiệt dành cho chú tiểu thị Kính >< Thị Kính: không thể đáp nhận tình cảm của Thị Mầu vì vừa là phận gái giả trai, vừa là người nương mình chốn tu hành | - Thị Mầu: táo tơn, nồng nhiệt, lẳng lơ - Thị Kính: đoan chính, kín đáo | - Tâm kí của Thị Mầu: ngạc nhiên, mê đắm, liều lĩnh - Tâm lí của Thị Kính: sợ sệt, bất an | - Thị Mầu: khao khát tình yêu đến lộ liễu, lẳng lơ - Thị Kính: đoan chính, số phận éo le |
2. Xã trưởng – Mẹ Đốp | Mẹ Đốp >< Xã Trưởng Mẹ Đốp: hiện thân cho người dân bị xem là hèn kém nhưng ứng đáp hoạt bát, thông minh | - Mẹ Đốp: lém lỉnh, hài hước, sắc sảo. - Xã trưởng: ỡm ờ, vừa lọc lõi vừa ngớ ngẩn | - Mẹ Đốp: tự tin, làm chủ tình huống. - Lí trưởng: ngờ vực, bị động trước tình huống. | - Mẹ Đốp: Người bình dân hoạt bát, thông minh,… - Xã trưởng: cửa quyền, háo sắc,… |
b. Nêu những điểm nổi bật của tuồng đồ trong từng văn bản theo mẫu sau (làm vào vở):
Văn bản | Mâu thuẫn, xung đột chính trong cốt truyện | Đặc điểm, tính cách của nhân vật | Cách thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả | Cảm hứng chủ đạo |
1. Huyện Trìa xử án | - Huyện Trìa trong vai trò quan tòa >< Huyện Trìa gã đàn ông háo sắc; - Những kẻ đại diện cho huyện đường >< những người liên can đến vụ trộm | - Huyện Trìa: hiện thân cho nhiều thói xấu của quan lại, xử án bất minh, thiên vị bất chấp công lí - Thị Hến: là tòng phạm, ỷ vào nhan sắc, ăn nói đong đưa,… | Thể hiện qua cách đặt tên nhân vật; xung đột giữa các nhân vật hiện thân cho cái thấp kém; hành động lời thoại của nhân vật | Phê phán thói xấu và lối xử kiện mờ ám của quan lại chốn huyện đường |
2. Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến | Thói háo sắc của Huyện Trìa, Đê Hầu, Thầy Nghêu >< Thị Hến và cạm bẫy do Thị bày ra | - Thầy Nghêu: kẻ đội lốt tu hành, háo sắc; - Đê Hầu: vì háo sắc sẵn sàng phản thầy - Huyện Trìa: háo sắc, sợ vợ | Thể hiện qua cách đặt tên nhân vật; xung đột giữa các nhân vật hiện thân cho cái thấp kém, hành động, lời đối thoại của nhân vật | Vạch trần thói háo sắc, dại gái, xấu xa, bỉ ổi của hạng quan lại, đề lại, kẻ đội lốt thầy tu – những kẻ mắc lỡm. |
Văn bản | Mục đích viết | Yếu tố được lồng ghép | Mục đích lồng ghép |
Tranh Đông Hồ- nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam | Giới thiệu về tranh Đông Hồ | Miêu tả, tự sự | Làm cho văn bản sinh động, thu hút người đọc hơn |
Chợ nổi- nét văn hoá của sông nước miền Tây | Giới thiệu về Chợ nổi | Miêu tả, tự sự, biểu cảm | Thể hiện được cảm xúc của người viết. |
- Bản tin: đây là một kiểu văn bản thuần đưa tin, tường thuật lại đúng những sự kiện xảy ra, độ tin cậy cao. Khi đọc, chúng ta nên đọc theo trình tự các mục để nắm bắt thông tin và hiểu rõ vấn đề.
- Văn bản thông tin tổng hợp: khi đọc dạng văn bản này, chúng ta còn được thấy cảm xúc, cảm nhận của riêng người viết đối với nội dung truyền tải, cách đọc bao quát nhất những thông tin chính của sự kiện.
Văn bản
Cách đưa tin
Quan điểm của người viết
Nhà hát Trần Hữu Trang khánh thành phòng truyền thống
Đưa tin đầy đủ, cụ thể, nhanh chóng về thời gian, địa điểm, người tham dự, các sự kiện khác diễn ra hôm đó
Tôn trọng các giá trị văn hóa, đưa tin đúng thực tế, đảm bảo tính khách quan
Thêm một bản dịch ‘’Truyện Kiều’’ sang tiếng Nhật
Tóm tắt những thông tin chính, quan trọng nhất một cách ngắn gọn, hàm súc
Đảm bảo tính khách quan, chuẩn xác, lập trường nhân văn