K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 11 2023

Các bước

Kiểu bài Báo cáo kết quả nghiên cứu một vấn đề

Kiểu bài Nghị luận về một vấn đề xã hội

Bước 1: Chuẩn bị viết

Xác định đề tài nghiên cứu. Đề tài phải có tín thiết thực, phù hợp.

Chọn đề tài mà bản thân thấy quen thuộc, hứng thú, có những ý kiến khác biệt

Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý

Chia thành các đề mục, bố cục rõ ràng

Cần có luận điểm, dẫn chứng lý lẽ. Bố cục cần được sắp xếp cho phù hợp

Bước 3: Viết bài

- Nhan đề ngắn gọn, xúc tích, có nội dung và từ khóa.

- Có phần tóm tắt.

- Sử dụng ngôn ngữ khách quan, không dùng ngôn ngữ địa phương.

- Triển khai ý thành đoạn, thành bài (mỗi đoạn tương ứng với một luận điểm).

- Có từ ngữ liên kết.

Bước 4: Xem lại chỉnh sửa

Chỉnh sử phải theo đúng logic, thứ tự.

Luận điểm,dẫn chúng rõ ràng. Sắp xếp phải hơp lý

7 tháng 5 2023

Các bước

Kiểu bài Báo cáo kết quả nghiên

cứu một vấn đề

Kiểu bài Nghị luận về một vấn đề xã hội

Bước 1: Chuẩn bị viết

Xác định đề tài nghiên cứu. Đề tài phải có tín thiết thực, phù hợp.

Chọn đề tài mà bản thân thấy quen thuộc, hứng thú, có những ý kiến khác biệt

Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý

Chia thành các đề mục, bố cục rõ

ràng

Cần có luận điểm, dẫn chứng lý lẽ. Bố cục cần được sắp xếp cho phù hợp

Bước 3: Viết bài

- Nhan đề ngắn gọn, xúc tích, có

nội dung và từ khóa.

- Có phần tóm tắt.

- Sử dụng ngôn ngữ khách quan,

không dùng ngôn ngữ địa phương.

- Triển khai ý thành đoạn, thành bài (mỗi

đoạn tương ứng với một luận điểm).

- Có từ ngữ liên kết.

Bước 4: Xem

lại chỉnh sửa

Chỉnh sử phải theo đúng logic, thứ

tự.

Luận điểm,dẫn chúng rõ ràng. Sắp xếp

phải hơp lý

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 11 2023

Đề a:

Nghị luận đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Cảnh khuya

+ Mở bài 

 Hồ Chí Minh không chỉ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam mà còn là một nhà văn, nhà thơ lớn của đất nước. Bài thơ Cảnh khuya là một trong những tác phẩm thơ tiêu biểu của Người.Tác phẩm nổi bật với thể thất ngôn bát cú và cách sử dụng biện pháp nghệ thuật tài tình

+ Thân bài 

 Cảnh đẹp của đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc;

 - Âm thanh: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa’’. Biện pháp so sánh, âm thanh của thiên nhiên được so sánh với âm thanh tiếng hát du dương, tha thiết. Qua đó gợi cho người đọc một liên tưởng, tiếng suối có sức sống như con người

 - Hình ảnh: “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”. Điệp từ “lồng” làm cho bức tranh thiên nhiên có nhiều tầng lớp, đường nét, hình khối. Tạo nên vẻ đẹp lung linh, huyền ảo, ấm áp hòa hợp quấn quýt do âm hưởng của từ lồng

Tâm trạng của Người

 - Điệp ngữ “chưa ngủ” mở ra hai nét tâm trạng của tác giả

 - Chưa ngủ vì cảnh đẹp, thể hiện được chất thi sĩ trong con người của Bác; chưa ngủ vì lo lắng cho tương lai, cho vận mệnh của đất nước, đây lại là tinh thần của một con người yêu nước, một chiến sĩ cách mạng thực thụ.

+ Kết bài 

 Khái quát về giá trị nội dung cũng như nghệ thuật của bài thơ: Thể hiện sống động bức tranh thiên nhiên trong đêm khuya ở núi rừng Việt Bắc, đồng thời phác họa thành công bức chân dung của người chiến sĩ cách mạng yêu nước, hết lòng lo lắng cho vận mệnh của đất nước.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 11 2023

 Đề b:

 Nghị luận về đại dịch covid-19

+ Mở bài

Giới thiệu, dẫn dắt về vấn đề cần nghị luận: Tinh thần đoàn kết dân tộc.

Đại dịch covid 19 vừa qua đã gây một cuộc khủng hoảng lớn cả về kinh tế lẫn đời sống của người dân trên thế giới, đặc biệt là Việt Nam. Nhưng qua đại dịch này, chúng ta lại một lần nữa khẳng định được truyền thống đoàn kết dân tộc lâu dời của con dân đất Việt

+ Thân bài

 Giải thích về tinh thần đoàn kết dân tộc:

 Tinh thần đoàn kết chính là tình yêu thương giữa người với người, sống có trách nhiệm với cộng đồng, sẵn sàng giúp đỡ, ra tay cứu người trong lúc hoạn nạn. Tinh thần ấy được mô tả qua nhiều câu ca dao, tục ngữ ngàn xưa của ông bà ta: “Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một dàn

 Vai trò, sức mạnh, ý nghĩa của tinh thần đoàn kết dân tộc.

 - Tạo nên sức mạnh to lớn đối với thời cuộc, giúp gắn kết con người với con người trong một xã hội.

 - Khiến con người biết bao dung, nhường nhịn và sẻ chia.

 - Đem lại cuộc sống hòa bình, tốt đẹp

 Dẫn chứng, chứng minh hành động cụ thể:.

 - Chính phủ nước ta đã có động thái quyết tâm bảo vệ, giúp đỡ công dân, tạo điều kiện đón họ trở về từ vùng dịch. Phương ngôn của chính phủ lúc đó chính là “Việt Nam quyết tâm không để ai bị bỏ lại phía sau”.

 - Các hoạt động thiện nguyện như phát đồ ăn miễn phí, làm cơm hỗ trợ cán bộ y tế trên tuyến đầu chống dịch, giúp đỡ hỗ trợ những người hoàn cảnh khó khăn. Cây ATM gạo

- Học sinh, sinh viên các trường đại học phát khẩu trang, nước rửa tay cho người dân.

- Phong trào giải cứu dưa hấu, giải cứu tôm hùm,… khắp các tỉnh thành.

– Phê phán, ngăn chặn những hành vi gây ảnh hưởng đến đát nước như lan truyền thông tin bịa đặt, có hành vi gây rối, chống lại dĐảng và nhà nước, lợi dụng dịch bệnh tăng giá hay ép giá người dân.Qua đó thấy được tinh thần đoàn kết vững mạnh của nhân dân Việt Nam

+ Kết bài

 Khẳng định lại vấn đề.

31 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Học sinh chọn một trong hai đề.

- Đọc lại yêu cầu đối với kiểu bài trong hai đề.

- Lập dàn ý.

Lời giải chi tiết:

Đề a

1. Mở bài

     Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm và nội dung chính của bài viết: Thiên nhiên và con người trong Cảnh khuya (Hồ Chí Minh).

2. Thân bài

 Giới thiệu và trích dẫn lần lượt các câu thơ để phân tích, đánh giá.

- Hai câu thơ đầu tiên: miêu tả bức tranh thiên nhiên tươi đẹp.

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa

+ Hình ảnh “tiếng suối”: Vào ban đêm, chỉ với ánh trăng mà nhà thơ cũng có thể thấy được sự trong veo của nước suối.

+ Ánh trăng đêm quả thật rất đẹp, rất sáng. Ánh trăng còn nổi bật hơn ở hình ảnh “trăng lồng cổ thụ” ánh trăng sáng bao quát cả một cây đại thụ lớn kết hợp với tiếng tiếng suối thanh trong như điệu nhạc êm, hát mãi không ngừng.

+ Biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa

=> Hình ảnh ánh trăng làm bừng sáng thiên nhiên nơi chiến khi Việt Bắc. Một không gian thiên nhiên huyền ảo vừa có ánh sáng, vừa có âm thanh.

- Câu thơ thứ 3: Khắc họa hình ảnh nhân vật trữ tình.

Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ

+ Cảnh đêm trăng tuyệt đẹp như bức họa thế kia thì làm sao mà ngủ được. Phải chăng Người đang thao thức về một đêm trăng sáng với âm thanh vang vọng trong trẻo của núi rừng.

+ Biện pháp tu từ: So sánh.

- Câu thơ thứ 4: Bài thơ kết thúc bằng một lời giải thích ngắn gọn, thẳng thắn nhưng lại rất đáng quý và trân trọng.

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

+ Câu thơ cuối càng làm nổi rõ hơn nguyên nhân không ngủ được của Bác đó là “lo nỗi nước nhà”

+ Sự độc đáo của thơ Hồ Chí Minh là bài thơ kết thúc với một lời giải thích, vô cùng thẳng thắn và ngắn gọn nhưng cũng rất đáng quý trọng. à chân thực, giản dị.

3. Kết bài

     Khẳng định lại giá trị của chủ đề.

Đề b

1. Mở bài

     Nêu vấn đề xã hội cần nghị luận: Tầm quan trọng của động cơ học tập

2. Thân bài

a. Thế nào là động cơ học tập?

Từ khái niệm động cơ để làm rõ khái niệm về động cơ học tập.

+ Theo J. Piaget, “Động cơ là tất cả các yếu tố thúc đẩy cá thể hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu và định hướng cho hoạt động đó”.

+ Theo Phan Trọng Ngọ, “Động cơ học tập là cái mà việc học của họ phải đạt được để thỏa mãn nhu cầu của mình. Nói ngắn gọn, học viên học cái gì thì đó là động cơ học tập của học viên”.

b. Động cơ học tập được hình thành như thế nào?

- Được hình thành dần dần trong quá trình học tạp của học sinh.

- Có thể chia làm hai loại: động cơ bên ngoài (động cơ xã hội) và động cơ bên trong (động cơ hoàn thiện tri thức).

c. Tầm quan trọng của động cơ học tập

     Động cơ học tập đúng đắn sẽ kích thích tinh thần học hỏi của học sinh. Từ đó nâng cao hiệu quả và kết quả của việc học.

d. Cần làm gì để kích thích động cơ học tập của học sinh

- Mỗi học sinh cần ý thức được tầm quan trọng của việc học, cần có mục tiêu rõ ràng (Đặt câu hỏi “Học để làm gì?”), có phương pháp học tập đúng đắn.

- Việc hỗ trợ của phụ huynh và giáo viên cũng rất cần thiết. Cha mẹ cần giải thích rõ cho con hiểu về lợi ích của việc học và tác hại nếu như con người không có tri thức để tạo một động cơ học tập tích cực cho con.

- Giáo viên hãy tăng hứng thú trong mỗi giờ học bằng lối giảng truyền cảm, đôi khi pha chút thú vị, thường xuyên thay đổi phương pháp dạy để học sinh tìm kiếm được những điều mới lạ trong những trang sách.

3. Kết bài

     Khẳng định tầm quan trọng của động cơ học tập.

29 tháng 8 2023

Loại văn bản đọc

Thể loại hoặc kiểu văn bản

Tên văn bản

Văn bản văn học

- Tiểu thuyết lịch sử

- Truyện ngắn

- Tiểu thuyết lịch sử

- Thơ

- Thơ

- Thơ

- Thể cáo

- Thơ nôm

- Kiêu binh nổi loạn

- Người ở bến sông Châu

- Hồi trống Cổ Thành

- Thu hứng – Bài 1

- Tự tình – Bài 2

- Thu điếu

- Bình Ngô đại cáo

- Bảo kính cảnh giới

Văn bản nghị luận

- Nghị luận

- Nghị luận

- Nghị luận

- Nghị luận

- Con phải hơn cha để nhà có phúc

- Gió thanh lay động cành cô trúc

- Đừng gây tổn thương

- Nguyễn Trãi, người anh hùng của dân tộc

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
29 tháng 8 2023

Mục đích

Thuyết phục, làm rõ cho người đọc, người nghe về kết quả nghiên cứu một vấn đề về thơ.

Yêu cầu

Đề mục được phân chia rõ ràng.

- Kết quả nghiên cứu mạch lạc, chính xác, có nguồn tin cậy.

Nội dung chính

Báo cáo kết quả tìm hiểu được về một vấn đề.

3 tháng 3 2023

* Giống nhau: Liên hệ, mở rộng, so sánh với thực tiễn đời sống và suy nghĩ của bản thân

- Xác định các luận điểm trong bài viết và lựa chọn các dẫn chứng cụ thể, sinh động

- Triển khai bài viết đảm bảo sáng rõ ý kiến và hệ thống luận điểm

* Khác nhau:

- Bài văn nghị luận phân tích, đánh giá tác phẩm thơ

  + Chỉ ra giá trị của các yếu tố hình thức trong việc thể hiện nội dung, chủ đề của các tác phẩm thơ

  + Suy nghĩ, nhận xét về những thành công và hạn chế của tác giả về những giá trị và sự tác động của tác phẩm thơ đối với người đọc

- Bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội

  + Tìm hiểu đề; xem lại các tác phẩm đã học liên quan đến vấn đề xã hội đặt ra của đề bài.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
21 tháng 11 2023

1. Đặt vấn đề

     Đăm Săn là một người anh hùng, là nhân vật chính trong trường ca sử thi Bài ca chàng Đăm Săn (phiên âm tiếng Ê-đê: Klei khan Y Đam-Săn) của người Ê-đê ở Tây Nguyên. Bộ sử thi Đăm Săn dài 2077 câu kể về những chiến công oanh liệt, khát vọng tự do của Đăm Săn – người tù trưởng trẻ tuổi, tài năng lỗi lạc. Bên cạnh đó là cuộc đấu tranh, đọ sức quyết liệt, dai dẳng giữa một bên là chế độ mẫu hệ đang còn mạnh, nhưng đã bắt đầu lung lay (tiêu biểu là các nhân vật nữ Hơ Bhị, Hơ Nhị) và một bên là thế lực người đàn ông, tuy có vẻ lẻ loi nhưng tràn đầy sức mạnh tươi trẻ, đang trỗi dậy mạnh mẽ (tiêu biểu là nhân vật anh hùng Đăm Săn). Đoạn trích Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời thuộc bộ sử thi Đăm Săn đã miêu tả được một số nét đẹp truyền thống văn hóa và phong tục tập quán của người dân tộc Ê-đê ở Tây Nguyên.

2. Giải quyết vấn đề

a) Đôi nét về người dân tộc Ê-đê

     Đồng bào dân tộc Ê đê xếp thứ 12 trong cộng đồng 54 dân tộc anh em tại Việt Nam. Ước tính có hơn 331.000 người Ê đê cư trú tập trung chủ yếu ở các tỉnh: Đắk Lắk, phía Nam của tỉnh Gia Lai và miền Tây của hai tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên của Việt Nam. Theo nhiều tài liệu nghiên cứu cho thấy, tộc người Ê đê thuộc nhóm cư dân ngôn ngữ Mã Lai, có nguồn gốc lâu đời từ vùng biển. Thuở mới hình thành, cộng đồng cư dân này sinh sống ở miền Trung, sau đó di cư đến Tây Nguyên từ những năm thuộc thế kỷ 8 đến thế kỷ 15. Dù có sự thay đổi địa điểm cư trú qua nhiều thời gian nhưng đồng bào người Ê đê vẫn lưu giữ được những nét văn hoá lâu đời có từ hàng nghìn năm.

b) Trang phục của người Ê đê

     Ngoài những yếu tố về ẩm thực, những phong tục tập quán truyền thống và lối sống sinh hoạt hằng ngày thì trang phục cũng là điều làm nên nét độc đáo và khác biệt cho văn hóa Ê Đê. Nếu như người Kinh tạo được sự ấn tượng tốt đẹp và làm nên sự khác biệt độc đáo nhất qua những bộ áo dài truyền thống; hay người dân tộc Thái với những bộ trang phục tuy đơn giản nhưng lại mang một ý nghĩa vô cùng tốt đẹp thì người dân tộc Ê Đê lại tạo được sức hút mạnh mẽ với những bộ y phục mới lạ mang nét riêng biệt. Trang phục của đồng bào Ê Đê có phong cách thẩm mỹ tiêu biểu cho các dân tộc khu vực Tây Nguyên. Y phục cổ truyền của dân tộc Ê Đê là màu đen, có điểm những hoa văn sặc sỡ. Nữ giới sẽ mặc áo và quấn váy (Ieng), còn nam giới thì đóng khố (Kpin). Ngoài ra, họ còn yêu thích những đồ trang sức bằng bạc, đồng, hạt cườm. Ê Đê là một dân tộc tiêu biểu của Việt Nam với những nét văn hóa truyền thống độc đáo và khác biệt. Bên cạnh đó, đồng bào Ê Đê còn là một niềm tự hào lớn của dân tộc Việt với hình ảnh nhà dài và cồng chiêng Tây Nguyên đặc sắc.

c) Nhà dài và cồng chiêng của người Ê-đê

     Nhà dài không chỉ là biểu tượng vật chất của thể chế gia đình mẫu hệ mà còn là nơi giữ những giá trị văn hóa tinh thần của người ta Ê-đê qua năm tháng. Nhà dài của đồng bào Ê đê là một công trình văn hóa độc đáo, đó là sản phẩm tiêu biểu của tổ chức công xã thị tộc nhằm thích ứng với môi trường thiên nhiên, tránh thiên tai thú dữ và bảo vệ sự sống của các thành viên trong cộng đồng dân tộc, đồng thời cũng là nơi sinh hoạt văn hóa của đồng bào.

     Nhà dài của người Ê đê có hình con thuyền dài làm bằng tre nứa và bằng gỗ mặt sàn, vách tường bao quanh nhà làm bằng thân cây bương hay thân cây tre già đập dập, mái lợp cỏ tranh. Cửa chính mở phía trái nhà, cửa sổ mở ra phía hông; bên trong nhà có trần gỗ hình vòm giống hệt mui thuyền. Nhà của người Ê-đê thuộc loại hình nhà dài, sàn thấp, độ dài của ngôi nhà thường là 15 – 100 m tùy theo số lượng thành viên gia đình, đó là nơi cư trú của đại gia đình cho hàng chục người và thể hiện danh tiếng địa vị của gia đình đó trong cộng đồng. Đây chính là nét đặc trưng riêng về lối kiến trúc nhà ở mà chỉ người Ê đê mới có. Đặc biệt là nhà dài của người Ê đê bao giờ cũng có hai cầu thang đực và cái. Thang đực để dành cho những thành viên nam trong gia đình, thang cái dành cho những thành viên nữ và khách. Bậc cầu thang từ đất liền đến sàn nhà luôn mang số lẻ vì người Ê đê tin rằng số chẵn là số của ma quỷ, số lẻ mới là số của con người.

     Vai trò của Cồng Chiêng mang một sức mạnh to lớn ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống sinh hoạt của các thế hệ người Ê đê. Đồng bào Tây Nguyên coi cồng chiêng như là sức mạnh vật chất, sự giàu có của cá nhân, gia đình, dòng họ và buôn làng. Cồng Chiêng là những tài sản quý giá của ông bà tổ tiên để lại, có những bộ cồng chiêng quý phải đổi vài chục con trâu, mấy con voi mới có được. Bởi vậy Chiêng là tài sản quý hiếm được lưu giữ và truyền từ đời này sang đời khác, ăn sâu vào đời sống tâm linh của người dân tộc Ê đê. Họ tin rằng mỗi khi vang lên âm thanh của Cồng Chiêng có thể giúp con người thông tin trực tiếp đến các đấng thần linh, là chiếc cầu nối giữa các thành viên trong cộng đồng từ lúc cất tiếng khóc chào đời con người đã nghe tiếng chiêng trống và đến khi lớn lên dựng vợ gả chồng tiếng chiêng lại rộn ràng trong ngày vui hạnh phúc. Cồng chiêng không được sử dụng một cách bừa bãi mà chỉ được sử dụng trong các nghi lễ, lễ hội của gia đình và buôn làng cho những dịp tiếp khách quý.

d) Một số nét văn hóa của dân tộc Ê-đê.

     Cuộc sống của người Ê đê theo lối mẫu hệ, con cái đều phải mang họ mẹ và người đàn ông lấy vợ phải theo nhà vợ. Con gái mới được hưởng thừa kế tài sản còn con trai thì ngược lại, người con gái út được thừa kế nhà thờ cúng ông bà và có trách nhiệm nuôi dưỡng cha mẹ già. Với dân tộc Ê-đê thì người phụ nữ sẽ nắm quyền trong nhà, làm chủ nhà và có quyền tự quyết trong công việc; còn những người đàn ông chỉ là phụ trợ cho công việc của phụ nữ và thường sẽ làm những công việc mà cần sức khỏe nhiều hơn.

     Người Ê đê chủ yếu sống vào nghề nông nghiệp theo hướng “tự cung tự cấp”, hoạt động theo xu hướng nguyên thủy. Họ chủ yếu là làm nương, làm rẫy và tiến hành săn bắt, hái lượm, đánh cá, đan lát, dệt vải… Ngoài ra, người Ê đê vẫn có mô hình sản xuất theo hình thức luân canh; tức là bên cạnh những khu đất đang canh tác còn có những khu đất để hoang nhằm phục hồi sự màu mỡ. Người Ê đê cũng đan xen thêm việc trồng các cây công nghiệp như: cây cao su, café, điều, hồ tiêu… và chế biến nông sản. Còn về chăn nuôi, họ thường nuôi các con trâu, bò, dê, lợn, voi… Ngoài ra, đồng bào người Ê đê cũng làm thêm nghề đan lát, làm gốm, đồ trang sức, gỗ để phục vụ cho nghi lễ tâm linh, những thứ cần thiết cho việc tổ chức các lễ hội,…

     Người Ê đê có đời sống tín ngưỡng tâm linh phong phú cũng như nhiều dân tộc sinh sống trên dải đất Trường Sơn Tây Nguyên. Một trong những phong tục tập quán lâu đời nhất của đồng bào dân tộc Êđê là Lễ cúng bến nước hay thần nước. Lễ cúng thần nước của người Ê đê được tổ chức hằng năm sau mùa thu hoạch với mục đích cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no hạnh phúc. Đây cũng là một trong những hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng của người Ê đê, mang nhiều ý nghĩa tích cực trong đời sống tâm linh của đồng bào dân tộc Êđê. Ngoài ra đồng bào Ê đê cũng có một số lễ hội truyền thống khác như Lễ cúng trưởng thành, Lễ cúng cơm đều là những lễ hội mang nét văn hóa đặc sắc của dân tộc.

3. Kết luận

     Nét văn hóa của dân tộc Ê-đê từ trang phục, nhà ở đến những văn hóa tâm linh đều mang dấu ấn độc đáo và riêng biệt, tiêu biểu cho vùng đất Tây Nguyên. Việc nghiên cứu những nét văn hóa không chỉ của đồng bào Ê-đê mà cả những đồng bào dân tộc thiểu số khác vẫn cần được mở rộng và nghiên cứu sâu hơn để thấy được sự đa dạng về văn hóa của 54 dân tộc ở nước Việt Nam ta.