Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Môi trường là tất cả mọi thứ tồn tại xung quanh chúng ta. Môi trường cung cấp các nguồn tài nguyên thiên nhiên cần thiết như đất, nước, rừng, khoáng sản, sinh vật biển,… cho cuộc sống và cách hoạt động sản xuất của con người.
- Phát triển bền vững là sự phát trển nhằm thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến nhu cầu phát triển của các thế hệ tương lai.
→ Từ đó cho thấy, sự phát triển bền vững phải dựa trên việc khai thác môi trường bền vững. Vậy mối quan hệ giữa việc phát triển bền vững và việc bảo vệ môi trường: Phát triển bền vững và bảo vệ môi trường có ảnh hưởng qua lại và tác động với nhau. Muốn phát triển bền vững thì phải bảo vệ môi trường.
Tham khảo
- Giúp xoá đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh lương thực người ta đã tạo ra các giống cây trồng (gạo vàng) cho sản lượng cao. Đây chính là một thành tựu tiêu biểu của sinh học
- Đặc biệt tìm ra vaccine để phòng chống các bệnh như Vaccine Covid – 19 chính là thành tựu quan trọng nhất của Sinh học với những vấn đề xã hội.
- Tạo ra giống cây trồng, vật nuôi có năng suất và chất lượng cao; sản phẩm, chế phẩm sinh học có giá trị.
- Đóng góp vào việc xây dựng chính sách môi trường và phát triển kinh tế, xã hội nhằm xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh lương thực.
Quá trình tổng hợp (synthesis) và quá trình phân giải (breakdown) đều là những quá trình quan trọng trong tế bào, và chúng thường liên quan chặt chẽ để duy trì cân bằng năng lượng và chất trong tế bào. Dưới đây là hai ví dụ minh họa mối quan hệ giữa quá trình tổng hợp và quá trình phân giải:
1. Tổng hợp và phân giải đường glucose:- Quá trình tổng hợp (synthesis): Trong quá trình quang hợp, cây xanh tổng hợp glucose từ nước và khí carbon dioxide dưới tác động của ánh sáng mặt trời thông qua quá trình quang hợp.
- Quá trình phân giải (breakdown): Glucose được sử dụng trong quá trình quế khái (respiration) để tạo năng lượng. Trong tế bào động vật, quá trình này có thể bao gồm quá trình glikôlisis và hô hấp tế bào.
- Quá trình tổng hợp (synthesis): Trong tế bào, ribosom tổng hợp protein từ acid amin theo chuỗi genetik thông qua quá trình gọi là quá trình dịch mã gen (translation).
- Quá trình phân giải (breakdown): Protein cũ, hỏng hoặc không cần thiết được phân giải trong quá trình proteolysis. Proteasome và lysosome là hai cơ quan tham gia trong quá trình này, phân giải protein thành các đoạn nhỏ và tái sử dụng các thành phần của chúng.
- Mối quan hệ giữa sinh học và kinh tế:
+ Việc phổ biến kiến thức sinh học cơ bản liên quan đến bảo vệ sự đa dạng sinh học, khai thác tài nguyên thiên nhiên hợp lí phục vụ phát triển kinh tế.
+ Những ứng dụng của sinh học đã đem lại giá trị kinh tế vô cùng to lớn cho con người: Những giống cây trồng và vật nuôi có năng suất và chất lượng cao được tạo ra bằng các biện pháp gây đột biến, lai hữu tính, biến đổi gen; các sản phẩm, chế phẩm sinh học có giá trị;… giúp nâng cao hiệu quả kinh tế.
+ Bên cạnh những lợi ích đem lại, việc áp dụng công nghệ sinh học vào thực tiễn cũng tiềm ẩn nguy cơ rủi ro về thiệt hại kinh tế. Ví dụ như: Khi trồng cây giống được tạo ra bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào trên diện tích lớn sẽ tiềm ẩn rủi ro mất mùa nếu điều kiện môi trường bất lợi.
- Mối quan hệ giữa sinh học và công nghệ: Nghiên cứu sinh học cơ bản giúp phát triển các công nghệ bắt chước các sinh vật áp dụng trong cải tiến, tối ưu hóa các công cụ máy móc.
- Mối quan hệ giữa sinh học và vấn đề đạo đức xã hội: Nghiên cứu sinh học cũng làm nảy sinh vấn đề đạo đức (đạo đức sinh học).
+ Việc giải trình tự hệ gene của một người làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội như ai có quyền biết thông tin này, những người mang gene quy định bệnh hiểm nghèo còn được chấp nhận mua bảo hiểm hay không, có nên áp dụng kĩ thuật chỉnh sửa gene để chỉnh sửa gene của người không, có nên cho phép nhân bản vô tính con người không,…
+ Ảnh hưởng của việc xác định giới tính thai nhi?
+ Các giống cây trồng biến đổi gene có thực sự an toàn với con người?
Chu trình crep:
- Nơi thực hiện:tế bào chất-Nguyên liệu: Axitpiruvic-DIễn biến:2axit viruvic -> 2axetylcoa + 2Co2 + 2NADH2Axetylcoa -> 4Co2 + 2ATP + 6NADH + 2FADH2-Sản phẩm:Co2, 2ATP, 8 NADH, 2FADH2Chuổi truyền electron:
- Nơi thực hiện:Màng ti thể-Nguyên liệu:NADH và FADH-DIễn biến: electron thuyền từ NADH và FADH2 tới O2 thông qua chuổi các phản ứng oxi hóa-khử. Năng lượng giải phóng tổng hợp nên ATP-Sản phẩm:H2O nhiều ATP
Tham khảo
Ví dụ cho mỗi vai trò của sinh học trong phát triển bền vững:
- Ví dụ về vai trò của sinh học trong phát triển kinh tế: Sinh học tạo ra các giống mới (giống ngô, lúa, đỗ tương, lợn, bò,…) có năng suất cao, có khả năng thích nghi với các điều kiện bất lợi của môi trường mang lại hiệu quả kinh tế cao.
- Ví dụ về vai trò của sinh học trong bảo vệ môi trường: Sinh học cung cấp các kiến thức, công nghệ xử lí ô nhiễm môi trường như sử dụng vi sinh vật để xử lý vết dầu loang, sử dụng loài thiên địch,…
- Ví dụ về vai trò của sinh học trong giải quyết các vấn đề xã hội: Thành tựu trong giải trình tự hệ gene người và nhiều loài sinh vật khác nhau trong thời gian gần đây đã giúp con người sản xuất ra nhiều loại thuốc được gọi là thuốc hướng đích để chữa các bệnh hiểm nghèo như ung thư.
Tham khảo
• Mối quan hệ giữa hệ kinh tế, hệ tự nhiên và hệ xã hội trong phát triển bền vững: Phát triển bền vững là sự kết hợp hài hoà giữa các hệ thống phụ thuộc lẫn nhau là hệ tự nhiên, hệ xã hội, hệ kinh tế. Phát triển bền vững nhằm giải quyết quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường. Trong đó:
- Hệ kinh tế: Việc phát triển kinh tế vừa là nền tảng để nâng cao đời sống xã hội, vừa phải tính toán đến toán tác động như thế nào đến môi trường, xã hội.
- Hệ tự nhiên: Hệ tự nhiên là nguồn tài nguyên phong phú cung cấp nền tảng cho sự phát triển kinh tế, xã hội. Việc khai thác hệ tự nhiên để phục vụ cho sự phát triển kinh tế, xã hội phải hướng tới sự phát triển bền vững.
- Hệ xã hội: Trong sự phát triển bền vững, cần nâng cao ý thức xã hội trong bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế bền vững cho các thế hệ mai sau.
• Ví dụ về mối quan hệ giữa hệ kinh tế, hệ tự nhiên và hệ xã hội trong phát triển bền vững: Sử dụng các phụ phẩm nông nghiệp như: rơm, rạ, lõi ngô, phân động vật, chất thải… để sản xuất ethanol sinh học vừa giải quyết các vấn đề môi trường, vừa phát triển kinh tế và ổn định xã hội về vấn đề năng lượng.