K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 12 2021

Em tham khảo:

I) Mở bài:

Kim Lân là nhà văn chuyên viết về cuộc sống nông thôn.

Một trong những tác phẩm của ông là truyện ngắn Làng với nhân vật chính là ông Hai – một người phải rời làng của mình để đến nơi tản cư.

II) Thân bài:

* Luận cứ 1: tình yêu làng

- Niềm tự hào, kiêu hãnh của ông hai về làng của mình

- Dù đã rời làng nhưng ông vẫn:

Nghĩ về làng của mình, nghĩ về những buổi làm việc cùng anh em

Lo lắng, nhớ đến làng: “Chao ôi! Ông lão nhớ cái làng này quá ”

* Luận cứ 2: tâm trạng của ông hai khi nghe tin làng chợ dầu đi theo giặc:

Cổ ông nghẹn, giọng lạc hẳn đi.

Lúc đầu ông không tin nên hỏi lại.

Ông quá xấu hổ nên đã chép miệng, đánh trống lảng: "Hà, nắng gớm, về nào… " rồi cúi mặt mà đi.

Khi về nhà, ông nằm vật ra giường. Tối hôm đó thì trằn trọc không ngủ được.

Ông nhìn đám trẻ ngây thơ mà bị mang tiếng việt gian rồi khóc.

Ông điểm lại mọi người trong làng nhưng thấy ai cũng có tinh thần cả nên ông vẫn không tin lại có ai làm điều nhục nhã ấy.

Lo sợ sẽ bị bà chủ nhà đuổi vì ông biết rằng nơi đây ai cũng khinh bỉ và không chứa chấp việt gian.

III) Kết bài:

Ông hai là một người rất rất yêu làng và yêu nước của mình.

Hai điều trên đã được tác giả làm rõ qua cách xây dựng nhiều tình huống truyện khác nhau, miêu tả tâm lí nhân vật qua những cuộc đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm đa dạng.

26 tháng 11 2017

Lưu ý có sử dụng câu so sánh.≧◉◡◉≦

26 tháng 11 2017

Kim Lân là một nhà văn có sở trường về truyện ngắn. Các tác phẩm của ông thường viết về cảnh ngộ của người nông dân và cuộc sống sinh hoạt của làng quê. "Làng" là 1 tác phẩm tiêu biểu của ông viết về đề tài đó. Truyện được sáng tác năm 1948 - thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong truyện ngắn "Làng", nhà văn Kim Lân đã thể hiện 1 cách sinh động và tinh tế diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai từ khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc đến khi tin đó được cải chính.

Khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc, ông Hai đau đớn tủi hổ vô cùng. Tác giả đã diễn tả rất cụ thể diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai trước cái tin dữ đó. Thoạt đầu, nghe được tin đột ngột từ người đàn bà tản cư nói ra, ông Hai bàng hoàng đến sững sờ. "Cổ họng ông nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân, ông lão lặng đi tưởng như không thở được". "Ông snh ra nghi ngờ, cố chưa tin vào cái tin ấy. Nhưng những người tản cư đã kể rành rọt quá làm ông không thể không tin". Từ lúc ấy, tâm trạng ông Hai bị ám ảnh, ray rứt với mặc cảm là kẻ phản bội. Nghe tiếng chửi bọn Việt gian, ông cúi gằm mặt xuống mà đi.
 
Về đến nhà, ông nằm vật ra giường, tủi thân khi nhìn đàn con. "nước mắt ông lão cứ giàn ra". "Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi đấy ư?" Ông giận lây và trách cứ những người trong làng phản bội. Tủi thân, ông Hai thương con, thương dân làng chợ Dầu, thương thân mình phải mang tiếng là dân lang Việt gian.

Suốt mấy ngày hôm sau, ông Hai không dám đi đâu, chỉ quanh quẩn ở xó nhà, nghe ngóng binh tình bên ngoài. Ông sống trong tâm trạng nơm nớp lo sợ, xấu hổ và nhục nhã. Cứ thoáng nghe thấy Tây, Việt gian, cam-nhông là ông lại "lủi ra một góc nhà nín thít".

Ông Hai tiếp tục bị đẩy vào một tình huống thử thách căng thẳng, quyết liệt khi nghe tin mụ chủ nhà sẽ đuổi hết người làng chợ Dầu ở nơi tản cư. Ông cảm nhận được hết nỗi nhục nhã, lo sợ vì tuyệt đường sinh sống: "Biết đi đâu bây giờ". Bị đẩy vào đường cùng, tâm trạng ông Hai vô cùng bế tắc, mâu thuẫn nội tâm được đẩy đến đỉnh điểm. Ông nghĩ hay là quay về làng nhưng lại hiểu rõ thế là phản bội cách mạng, phản bội Cụ Hồ. Thế rồi ông đã dứt khoát theo cách của ông: "Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù". Rõ ràng, tình yêu nước đã rộng lớn hơn, bao trùm lên tình cảm với làng quê. Nhưng ông vẫn không thể dứt bỏ được tình cảm với làng. Vì thế mà ông càng đau xót, tủi hổ.

Trong tâm trạng bị dồn nén và bế tắc ấy, ông chỉ còn biết trút nỗi lòng của mình vào những lời tâm sự với đứa con út. Qua lời tâm sự với con, chúng ta thấy rõ 1 tình cảm sâu nặng và bền chặt với cái làng chợ Dầu, 1 tấm lòng thủy chung với kháng chiến, với cách mạng của con người ông Hai. Tình cảm đó là sâu nặng và thiêng liêng.
       
Khi nghe tin làng chợ Dầu không theo giặc, ông Hai sung sướng vô cùng. Cái nét mặt buồn thiu hàng ngày bỗng vui tươi, rạng rỡ hẳn lên. Ông còn thay đổi thái độ với các con: mua bánh rán về chia cho các con. Sau đó ông chạy đi báo cho mọi người biết cái tin Tây nó đốt nhà mình rồi. Nhà bị giặc đốt mà ông không buồn không tiếc, lại lấy đó là niềm tự hào bởi đây là bằng chứng duy nhất chứng minh lòng trung thành của gia đình ông, của làng ông với kháng chiến. Tình yêu làng của ông Hai luôn gắn chặt với lòng yêu nước. Ông biết đặt tình yêu nước lên trên tình cảm cá nhân của mình. Phải chăng đó là nét đẹp tỏng con người ông Hai nói riêng và những người nông dân Việt Nam nói chung trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
       
Nhân vật ông Hai được khắc họa nhờ những yếu tố nghệ thuật đặc sắc. Diến biến tâm trạng của nhân vật ông Hai từ khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc đến khi tin đó được cải chính được miêu tả 1 cách cụ thể, gợi cảm qua ý nghĩ, hành vi, ngôn ngữ. Ngôn ngữ nhân vật ông Hai mang đậm tính khởi ngữ, là lời ăn tiếng nói hàng ngày của người dân, bộc lộ rõ tâm trạng và thái độ của nhân vật. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật chân thực, sinh động.
       
Tóm lại, truyện ngắn "Làng" của nhà văm Kim Lân đã diễn tả rất cụ thể diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai từ khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc đến khi tin đó được cải chính. Qua diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai, ta thấy được 1 tình yêu làng yêu nước tha thiết gắn với tinh thần kháng chiến của nhân vật ông Hai. Ông Hai chính là hình ảnh tiêu biểu cho người nông dân VN trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.

17 tháng 2 2022

Em tham khảo: Lần sau ghi đúng đề nha, NV bé Thu và ông Sáu trong truyện Chiếc lược ngà nhé!

Truyện ngắn Chiếc lược ngà là câu chuyện cảm động về tình cảm cha con ông Sáu. Ông Sáu- (TPBL phụ chú) Sau bao năm chiến đấu xa nhà, ông trở về nhà trong sự háo hức gặp lại đứa con gái bé bỏng. Nhưng sự háo hức đó bỗng chốc trở thanh hụt hẫng bởi sự sợ hãi của con, một vết cứa sâu trong tâm hồn người cha. Những ngày nghỉ phép ngắn ngủi, ông cố gắng vỗ về, dỗ dành và gần gũi con nhưng càng vỗ về nó thì nó càng đẩy ra. Mong được nghe một tiếng "ba" mà con chẳng bao giờ chịu gọi, và không kìm được, ông đã đánh con. Chắc hẳn (TPBL tình thái) cái đánh là sự bất lực về thái độ ương bướng của con nhưng nó cũng là sự khao khát tinh yêu từ người con bởi thời gian bên con của ông chẳng thể kéo dài. Ngày ra đi đã đến, người cha chỉ dám đứng nhìn con từ xa với ánh mắt yêu thương trìu mến. Bỗng tiếng thét của Thu: ”Ba…a…a” đã xé tan sự im lặng, xé tan ruột gan lòng người lính sắp đi xa. Nó chạy lại ôm chặt và hôn khắp người cha. Bao tình cảm kìm nén, bao mong mỏi được gặp cha trong nó giờ đây như tuôn trào, nó khao khát được gọi tiếng cha và được đôi bàn tay cha vỗ về. Ấn tượng hằn sâu trong tâm trí nó về người cha là bức ảnh cũ kĩ nó luôn nâng niu, trân trọng. Những ngày xa con ở chiến khu, bao nhiêu nhớ thương, ân hận và cả niềm khát khao được gặp con, ông Sáu dồn cả vào việc làm chiếc lược ngà rất tỉ mẩn, rất cẩn thận. Câu chuyện đã để lại trong lòng người sự nỗi xúc động về tình cha con hết sức sâu nặng, thiêng liêng và cao đẹp dù là trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh khắc nghiệt.

17 tháng 2 2022

đề này cô em ra chứ không phải trong sách ạ

 

26 tháng 10 2021

trong cuộc đời của mỗi con người không ai là chưa từng phạm sai lầm tôi cũng vậy . mỗi khi mắc lỗi nội tâm tôi như nóng lên vì xấu hổ . tôi sợ mọi người sẽ cười chê tôi . cũng sợ vì mình đã mắc phải lỗi không đáng có . mỗi lần như thế nội tâm tôi như có một phần nào đó cảm thấy tự ti .

26 tháng 10 2021

thanks ạ

27 tháng 12 2020

Chiến tranh đã qua đi nhưng mỗi khi nhìn lại chúng ta vẫn không nguôi nỗi xót xa trước sự tàn phá ghê gớm của nó. Đã biết bao người hi sinh, đổ máu ; bao hạnh phúc bị vùi dập ; bao cuộc chia tay đẫm nước mắt. Đọc đoạn trích trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, người đọc hiểu thêm về sự tàn khốc của chiến tranh. Hình ảnh cô bé Thu giúp chúng ta có cái nhìn sâu sắc về nỗi đau mà trẻ thơ phải chịu đựng trong cuộc chiến ác liệt : nỗi đau thiếu cha.

Bé Thu ngay từ khi xuất hiện đã để lại ấn tượng khó quên : "một đứa bé độ tám tuổi tóc cắt ngang vai, mặc quần đen, áo bông đỏ đang chơi nhà chòi dưới bóng cây xoài trước sân nhà". Qua cách miêu tả của tác giả, bé Thu hiện lên là cô bé đáng yêu, hồn nhiên, nhí nhảnh. Ẩn đằng sâu sự hồn nhiên đó, có lẽ ít ai biết Thu phải chịu cảnh thiếu thốn tình cảm của cha. Theo lời ông Sáu - bố em, thì ngày ông lên đường chiến đấu, đứa con gái duy nhất mới "chưa đầy một tuổi" - cái tuổi quá nhỏ để nhớ mặt cha. Điều này cũng lí giải vì sao sau bảy năm trời đằng đẵng xa cách khi nhìn thấy ông Sáu, nhìn thấy cha mình, Thu không vồ vập chạy đến ôm cổ ba mà trái lại "con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng". Nhà văn đã sử dụng liên tiếp các từ miêu tả trạng thái tâm lí ngỡ ngàng, ngạc nhiên của bé : giật mình, tròn mắt nhìn, ngơ ngác, lạ lùng. Khi nghe ông Sáu xúc động nói : "Ba đây con", bé Thu vẫn không nhận ra, vẫn không tin đó là ba mình : "Con bé thấy lạ quá, nó chớp mắt nhìn tôi như muốn hỏi đó là ai, bỗng nó tái mặt, rồi vụt chạy và kêu thét lên : "Má ! Má" ". Tác giả rất tinh tế khi miêu tả sự thay đổi trạng thái tâm lí của Thu : từ lạ lùng đến khiếp sợ. Khi đứa trẻ cảm thấy bất an, sợ hãi thì mẹ chính là nơi trú ẩn bình an nhất. Nhà văn thực sự rất am hiểu tâm lí trẻ thơ. Câu chuyện được thắt nút, tạo sự hấp dẫn, hồi hộp với độc giả : vì sao đứa bé không nhận cha ? Nguyễn Quang Sáng đã tạo được sức hấp dẫn cho tác phẩm của mình.

Nguyễn Quang Sáng đã xây dựng độ căng cần thiết tạo sự dồn nén cho diễn biến tâm lí, hành động của bé Thu, bởi thời gian mà ông Sáu về phép chỉ có ba ngày ngắn ngủi. Ông Sáu càng "vỗ về" bao nhiêu, bé Thu lại càng tỏ ra bướng bỉnh bấy nhiêu. Sự xa cách đằng đẵng đứa con gái dấu yêu đã khiến ông khao khát đến cháy bỏng một tiếng gọi "ba" của con bé. Tuy vậy, bé Thu nhất định không nhận đó là ba mình. Nhà văn đã lột tả chi tiết hành động thể hiện sự "chống đối" của cô bé khi phải gọi ông Sáu vào ăn cơm. Lúc đầu bé lảng tránh "Thì má cứ kêu đi", khi phải gọi thì nói trổng : "Vô ăn cơm !", rồi khi ông Sáu giả vờ không nghe thấy thì con bé cũng không chịu thua, nó "đứng trong bếp nói vọng ra : "Cơm chín rồi !". Giữa ông Sáu và bé Thu lúc này như đang xảy ra cuộc chiến ngầm. Nếu người đọc chỉ căn cứ vào các câu nói trống không và các hành động chống đối của Thu chắc hẳn sẽ nghĩ đây là một cô bé hư, thiếu lễ phép với người lớn. Song, nhìn sâu vào tình huống mà cô bé 8 tuổi đang phải trải qua chúng ta sẽ phần nào hiểu và cảm thông cho tâm trạng của bé. Cuộc sống của hai mẹ con em đang trôi đi trong những tháng ngày xa cách một "người cha" - người vốn đã có trong hình dung, tiềm thức của bé, nay lại có người xa lạ lại đến bắt em gọi bằng ba. Với bé Thu, đây thực sự là một "cú sốc tinh thần".

 

Sự căng thẳng được đẩy lên đến cao trào khi cả hai ba con được đặt vào tình huống thử thách mới : mẹ - người "trung gian hoà giải" đi vắng, chỉ còn hai ba con ở nhà cùng với nồi cơm đang sôi. Khi không thể tự tay bắc nồi cơm xuống để chắt nước, không còn ai để cầu cứu, ông Sáu đoán chắc con bé sẽ phải gọi "ba", nhưng dù là nhờ thì Thu vẫn nói trổng : "Cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái !". Tác giả tập trung xoáy sâu vào sự thay đổi tâm lí của bé khi nồi cơm sôi sùng sục : "Nó hơi sợ, nó nhìn xuống, vẻ nghĩ ngợi, nhắc không nổi, nó lại nhìn lên. Tiếng cơm sôi như thúc giục nó. Nó nhăn nhó muốn khóc. Nó nhìn nồi cơm rồi lại nhìn lên chúng tôi". [...] Nó loay hoay rồi nhón gót lấy cái vá múc ra từng vá nước...

"con bé đáo để thật". Mặc dù vậy, bé Thu không phải là đứa trẻ chỉ biết "chống đối", quậy phá, bé cũng có suy nghĩ. Khi thấy ông Sáu "gắp một cái trứng cá to vàng để vào chén nó", Thu "liền lấy đũa xới vào chén, để đó rồi bất thần hất cái trứng ra". Từ "bất thần" như nhãn tự của câu văn, nó cho chúng ta thấy đó không phải là hành động cố tình mà phải chăng là hành động bất cẩn do đang mải suy nghĩ ? Bởi nếu phản đối, em đã hất miếng trứng ra ngay từ đầu. Nhưng do quá yêu con, quá thương con và mong mỏi một tiếng gọi "ba" ấm áp mà luôn bị chối từ nên khi con bé làm như vậy, ông Sáu đã không kiềm chế được nên đã đánh và mắng con : "Sao mày cứng đầu quá vậy, hả?". Sự bướng bỉnh, ngang ngạnh không phải là bản chất tính cách của bé Thu nên dù bị cha đánh em không "khóc, giẫy, đạp đổ cả mâm cơm" mà "gắp lại cái trứng cá để vào chén, rồi lặng lẽ đứng dậy, bước ra khỏi mâm rồi sang nhà ngoại, mét với ngoại và khóc ở bên đấy".

Bé Thu là cô bé bướng bỉnh, song em thực sự là người có tình cảm, biết suy nghĩ. Nếu không như vậy, chắc hẳn em sẽ quậy đến cùng chứ không sang nhà ngoại để "khóc". Thái độ ngang ngạnh của em với ông Sáu không làm người đọc giận, trái lại làm người đọc thấy đau xót. Sự tàn phá của chiến tranh thật ghê gớm, nó khiến cho con không nhận ra ba... Thật xót xa.

Tuy nhiên, điều mà nhà văn hướng đến không chỉ dừng lại ở đó, cái mà ông nhấn mạnh chính là tình cha con thiêng liêng, bất tử. Điều kì diệu đã xảy ra vào những phút giây cuối cùng trước khi ông Sáu chia tay gia đình lên đường chiến đấu. Trong khi mọi người đang chuẩn bị cho ba lên đường "con bé như bị bỏ rơi... vẻ mặt nó có cái gì hơi khác, nó không bướng bỉnh hay nhăn mày cau có nữa, vẻ mặt nó sầm tại, buồn rầu". Bé Thu đã có sự thay đổi thái độ rõ rệt. Nhà văn miêu tả cô bé như già hơn so với tuổi "đôi mắt nó như to hơn, cái nhìn của nó không ngơ ngúc, không lạ lùng, nó nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa". Người đọc hiểu rằng chắc hẳn đang có sự giằng co, day dứt trong lòng bé. Liệu bé có nhận ông Sáu làm cha ? Tiếng thét nức nở của em như trả lời cho tất cả :

"Ba...a...a...ba", tiếng thét vỡ oà sau bao lâu câm lặng, tiếng thét của tình thương và nỗi nhớ cha da diết. Tác giả đi sâu miêu tả thanh âm thiêng liêng, kì diệu đó : "Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa". Tình yêu với người cha sau bao năm xa cách giờ như bùng cháy : "nó vừa kên vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó... Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa". Đoạn văn có nhịp điệu nhanh thể hiện sự mạnh mẽ, dào dạt của suối nguồn tình cảm yêu thương. Hành động của bé Thu chứng tỏ em yêu và nhớ ông Sáu biết chừng nào. Câu hỏi tại sao bé Thu không nhận ông Sáu là cha đến đây đã được giải đáp : "té ra nó không nhận ba nó là vì cái vết thẹo" vì "ba không giống cái hình ba chụp với má". Từ nhận thức ngây thơ, trong sáng của con trẻ, nhà văn đã lên tiếng tố cáo sự tàn ác của chiến tranh. Vì chiến tranh mà cha con ông Sáu phải xa cách, vì chiến tranh mà con không nhận ra ba.

Bé Thu thật đáng thương bởi giây phút nhận cha cũng là giây phút em phải chia tay ba. Hạnh phúc đến với em ngắn ngủi quá. Như ý thức được điều đó, Thu ra sức níu giữ : "hai tay nó siết chặt lấy cổ, chắc nó nghĩ hai tay không giữ được ba nó, nó dang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba nó, và đôi vai của nó run run". Nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã vượt qua các họa sĩ hay nhiếp ảnh gia để tạo dựng một cảnh chia tay đẫm nước mắt bằng ngôn từ thông qua việc lựa chọn câu chữ giàu chất tạo hình, biểu cảm. Chiến tranh khiến cho cả những đứa trẻ ngây thơ cũng phải hi sinh. Thu chấp nhận để ông Sáu ra đi và không quên kèm theo lời dặn trong nước mắt : "Ba về ! Ba mua cho con một cây lược nghe ba ". Tại sao bé không chọn một món quà nào khác mà lại chọn cây lược ? Bởi lẽ đó là vật dụng luôn gắn liền với người con gái, "hàm răng mái tóc là góc con người". Hơn nữa những gì ta muốn lưu giữ chính là những gì sẽ gắn bó, gần gũi nhất. Không phải ngẫu nhiên tác giả đặt tên cho truyện ngắn này là Chiếc lược ngà. Chiếc lược chính là biểu tượng cao nhất của tình cảm cha con giữa ông Sáu và bé Thu, một kỉ vật thiêng liêng, bất tử.

Với cái nhìn của người từng trải, Nguyễn Quang Sáng đã làm sống dậy hình ảnh một bé Thu hồn nhiên, bướng bỉnh mà giàu tình cảm. Tinh cảm của em dành cho cha thật xúc động. Những trang văn của Nguyễn Quang Sáng thực sự là những trang văn đẫm nước mắt. Nó giúp người đọc hiểu được sự tàn phá khốc liệt của chiến tranh nhưng cũng thấy được sự bất diệt của tình cảm thiêng liêng, cao quý của con người.

Câu chuyện đã khép lại mà vẫn còn văng vẳng đâu đây tiếng gọi ba đến xé lòng của bé Thu. Đó thực sự là một vang âm ám ảnh trong lòng người đọc hôm nay và mai sau...

28 tháng 12 2020

Chiến tranh đã qua đi nhưng mỗi khi nhìn lại chúng ta vẫn không nguôi nỗi xót xa trước sự tàn phá ghê gớm của nó. Đã biết bao người hi sinh, đổ máu ; bao hạnh phúc bị vùi dập ; bao cuộc chia tay đẫm nước mắt. Đọc đoạn trích trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, người đọc hiểu thêm về sự tàn khốc của chiến tranh. Hình ảnh cô bé Thu giúp chúng ta có cái nhìn sâu sắc về nỗi đau mà trẻ thơ phải chịu đựng trong cuộc chiến ác liệt : nỗi đau thiếu cha.

Bé Thu ngay từ khi xuất hiện đã để lại ấn tượng khó quên : "một đứa bé độ tám tuổi tóc cắt ngang vai, mặc quần đen, áo bông đỏ đang chơi nhà chòi dưới bóng cây xoài trước sân nhà". Qua cách miêu tả của tác giả, bé Thu hiện lên là cô bé đáng yêu, hồn nhiên, nhí nhảnh. Ẩn đằng sâu sự hồn nhiên đó, có lẽ ít ai biết Thu phải chịu cảnh thiếu thốn tình cảm của cha. Theo lời ông Sáu - bố em, thì ngày ông lên đường chiến đấu, đứa con gái duy nhất mới "chưa đầy một tuổi" - cái tuổi quá nhỏ để nhớ mặt cha. Điều này cũng lí giải vì sao sau bảy năm trời đằng đẵng xa cách khi nhìn thấy ông Sáu, nhìn thấy cha mình, Thu không vồ vập chạy đến ôm cổ ba mà trái lại "con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng". Nhà văn đã sử dụng liên tiếp các từ miêu tả trạng thái tâm lí ngỡ ngàng, ngạc nhiên của bé : giật mình, tròn mắt nhìn, ngơ ngác, lạ lùng. Khi nghe ông Sáu xúc động nói : "Ba đây con", bé Thu vẫn không nhận ra, vẫn không tin đó là ba mình : "Con bé thấy lạ quá, nó chớp mắt nhìn tôi như muốn hỏi đó là ai, bỗng nó tái mặt, rồi vụt chạy và kêu thét lên : "Má ! Má" ". Tác giả rất tinh tế khi miêu tả sự thay đổi trạng thái tâm lí của Thu : từ lạ lùng đến khiếp sợ. Khi đứa trẻ cảm thấy bất an, sợ hãi thì mẹ chính là nơi trú ẩn bình an nhất. Nhà văn thực sự rất am hiểu tâm lí trẻ thơ. Câu chuyện được thắt nút, tạo sự hấp dẫn, hồi hộp với độc giả : vì sao đứa bé không nhận cha ? Nguyễn Quang Sáng đã tạo được sức hấp dẫn cho tác phẩm của mình.

Nguyễn Quang Sáng đã xây dựng độ căng cần thiết tạo sự dồn nén cho diễn biến tâm lí, hành động của bé Thu, bởi thời gian mà ông Sáu về phép chỉ có ba ngày ngắn ngủi. Ông Sáu càng "vỗ về" bao nhiêu, bé Thu lại càng tỏ ra bướng bỉnh bấy nhiêu. Sự xa cách đằng đẵng đứa con gái dấu yêu đã khiến ông khao khát đến cháy bỏng một tiếng gọi "ba" của con bé. Tuy vậy, bé Thu nhất định không nhận đó là ba mình. Nhà văn đã lột tả chi tiết hành động thể hiện sự "chống đối" của cô bé khi phải gọi ông Sáu vào ăn cơm. Lúc đầu bé lảng tránh "Thì má cứ kêu đi", khi phải gọi thì nói trổng : "Vô ăn cơm !", rồi khi ông Sáu giả vờ không nghe thấy thì con bé cũng không chịu thua, nó "đứng trong bếp nói vọng ra : "Cơm chín rồi !". Giữa ông Sáu và bé Thu lúc này như đang xảy ra cuộc chiến ngầm. Nếu người đọc chỉ căn cứ vào các câu nói trống không và các hành động chống đối của Thu chắc hẳn sẽ nghĩ đây là một cô bé hư, thiếu lễ phép với người lớn. Song, nhìn sâu vào tình huống mà cô bé 8 tuổi đang phải trải qua chúng ta sẽ phần nào hiểu và cảm thông cho tâm trạng của bé. Cuộc sống của hai mẹ con em đang trôi đi trong những tháng ngày xa cách một "người cha" - người vốn đã có trong hình dung, tiềm thức của bé, nay lại có người xa lạ lại đến bắt em gọi bằng ba. Với bé Thu, đây thực sự là một "cú sốc tinh thần".

 

Sự căng thẳng được đẩy lên đến cao trào khi cả hai ba con được đặt vào tình huống thử thách mới : mẹ - người "trung gian hoà giải" đi vắng, chỉ còn hai ba con ở nhà cùng với nồi cơm đang sôi. Khi không thể tự tay bắc nồi cơm xuống để chắt nước, không còn ai để cầu cứu, ông Sáu đoán chắc con bé sẽ phải gọi "ba", nhưng dù là nhờ thì Thu vẫn nói trổng : "Cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái !". Tác giả tập trung xoáy sâu vào sự thay đổi tâm lí của bé khi nồi cơm sôi sùng sục : "Nó hơi sợ, nó nhìn xuống, vẻ nghĩ ngợi, nhắc không nổi, nó lại nhìn lên. Tiếng cơm sôi như thúc giục nó. Nó nhăn nhó muốn khóc. Nó nhìn nồi cơm rồi lại nhìn lên chúng tôi". [...] Nó loay hoay rồi nhón gót lấy cái vá múc ra từng vá nước...

"con bé đáo để thật". Mặc dù vậy, bé Thu không phải là đứa trẻ chỉ biết "chống đối", quậy phá, bé cũng có suy nghĩ. Khi thấy ông Sáu "gắp một cái trứng cá to vàng để vào chén nó", Thu "liền lấy đũa xới vào chén, để đó rồi bất thần hất cái trứng ra". Từ "bất thần" như nhãn tự của câu văn, nó cho chúng ta thấy đó không phải là hành động cố tình mà phải chăng là hành động bất cẩn do đang mải suy nghĩ ? Bởi nếu phản đối, em đã hất miếng trứng ra ngay từ đầu. Nhưng do quá yêu con, quá thương con và mong mỏi một tiếng gọi "ba" ấm áp mà luôn bị chối từ nên khi con bé làm như vậy, ông Sáu đã không kiềm chế được nên đã đánh và mắng con : "Sao mày cứng đầu quá vậy, hả?". Sự bướng bỉnh, ngang ngạnh không phải là bản chất tính cách của bé Thu nên dù bị cha đánh em không "khóc, giẫy, đạp đổ cả mâm cơm" mà "gắp lại cái trứng cá để vào chén, rồi lặng lẽ đứng dậy, bước ra khỏi mâm rồi sang nhà ngoại, mét với ngoại và khóc ở bên đấy".

Bé Thu là cô bé bướng bỉnh, song em thực sự là người có tình cảm, biết suy nghĩ. Nếu không như vậy, chắc hẳn em sẽ quậy đến cùng chứ không sang nhà ngoại để "khóc". Thái độ ngang ngạnh của em với ông Sáu không làm người đọc giận, trái lại làm người đọc thấy đau xót. Sự tàn phá của chiến tranh thật ghê gớm, nó khiến cho con không nhận ra ba... Thật xót xa.

Tuy nhiên, điều mà nhà văn hướng đến không chỉ dừng lại ở đó, cái mà ông nhấn mạnh chính là tình cha con thiêng liêng, bất tử. Điều kì diệu đã xảy ra vào những phút giây cuối cùng trước khi ông Sáu chia tay gia đình lên đường chiến đấu. Trong khi mọi người đang chuẩn bị cho ba lên đường "con bé như bị bỏ rơi... vẻ mặt nó có cái gì hơi khác, nó không bướng bỉnh hay nhăn mày cau có nữa, vẻ mặt nó sầm tại, buồn rầu". Bé Thu đã có sự thay đổi thái độ rõ rệt. Nhà văn miêu tả cô bé như già hơn so với tuổi "đôi mắt nó như to hơn, cái nhìn của nó không ngơ ngúc, không lạ lùng, nó nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa". Người đọc hiểu rằng chắc hẳn đang có sự giằng co, day dứt trong lòng bé. Liệu bé có nhận ông Sáu làm cha ? Tiếng thét nức nở của em như trả lời cho tất cả :

"Ba...a...a...ba", tiếng thét vỡ oà sau bao lâu câm lặng, tiếng thét của tình thương và nỗi nhớ cha da diết. Tác giả đi sâu miêu tả thanh âm thiêng liêng, kì diệu đó : "Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa". Tình yêu với người cha sau bao năm xa cách giờ như bùng cháy : "nó vừa kên vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó... Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa". Đoạn văn có nhịp điệu nhanh thể hiện sự mạnh mẽ, dào dạt của suối nguồn tình cảm yêu thương. Hành động của bé Thu chứng tỏ em yêu và nhớ ông Sáu biết chừng nào. Câu hỏi tại sao bé Thu không nhận ông Sáu là cha đến đây đã được giải đáp : "té ra nó không nhận ba nó là vì cái vết thẹo" vì "ba không giống cái hình ba chụp với má". Từ nhận thức ngây thơ, trong sáng của con trẻ, nhà văn đã lên tiếng tố cáo sự tàn ác của chiến tranh. Vì chiến tranh mà cha con ông Sáu phải xa cách, vì chiến tranh mà con không nhận ra ba.

Bé Thu thật đáng thương bởi giây phút nhận cha cũng là giây phút em phải chia tay ba. Hạnh phúc đến với em ngắn ngủi quá. Như ý thức được điều đó, Thu ra sức níu giữ : "hai tay nó siết chặt lấy cổ, chắc nó nghĩ hai tay không giữ được ba nó, nó dang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba nó, và đôi vai của nó run run". Nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã vượt qua các họa sĩ hay nhiếp ảnh gia để tạo dựng một cảnh chia tay đẫm nước mắt bằng ngôn từ thông qua việc lựa chọn câu chữ giàu chất tạo hình, biểu cảm. Chiến tranh khiến cho cả những đứa trẻ ngây thơ cũng phải hi sinh. Thu chấp nhận để ông Sáu ra đi và không quên kèm theo lời dặn trong nước mắt : "Ba về ! Ba mua cho con một cây lược nghe ba ". Tại sao bé không chọn một món quà nào khác mà lại chọn cây lược ? Bởi lẽ đó là vật dụng luôn gắn liền với người con gái, "hàm răng mái tóc là góc con người". Hơn nữa những gì ta muốn lưu giữ chính là những gì sẽ gắn bó, gần gũi nhất. Không phải ngẫu nhiên tác giả đặt tên cho truyện ngắn này là Chiếc lược ngà. Chiếc lược chính là biểu tượng cao nhất của tình cảm cha con giữa ông Sáu và bé Thu, một kỉ vật thiêng liêng, bất tử.

Với cái nhìn của người từng trải, Nguyễn Quang Sáng đã làm sống dậy hình ảnh một bé Thu hồn nhiên, bướng bỉnh mà giàu tình cảm. Tinh cảm của em dành cho cha thật xúc động. Những trang văn của Nguyễn Quang Sáng thực sự là những trang văn đẫm nước mắt. Nó giúp người đọc hiểu được sự tàn phá khốc liệt của chiến tranh nhưng cũng thấy được sự bất diệt của tình cảm thiêng liêng, cao quý của con người.

Câu chuyện đã khép lại mà vẫn còn văng vẳng đâu đây tiếng gọi ba đến xé lòng của bé Thu. Đó thực sự là một vang âm ám ảnh trong lòng người đọc hôm nay và mai sau...

 
24 tháng 8 2021

1. 

* Tâm trạng của Thuý Kiều khi ở lầu Ngưng Bích:

- Đó là tâm trạng cô đơn buồn tủi, đau đớn xót xa

- Nàng nhớ đến Kim Trọng, thương chàng.

- Nàng thương cha mẹ già thiếu người chăm sóc.

- Nàng nghĩ về hiện tại của bản thân thì thấy buồn dâng lớp lớp như tâm trạng ngổn ngang trước một tương lai mờ mịt, bế tắc.

* Nghệ thuật miêu tả tâm lý của Nguyễn Du:

- Nhà thơ sử dụng ngoại cảnh để tả tâm cảnh.

- Vừa tạo ra sự đối lập Thiên nhiên rộng lớn – con người nhỏ bé cô đơn vừa tạo ra sự tuơng đồng : cảnh ngổn ngang – tâm trạng ngổn ngang, cảnh mờ mịt nhạt nhoà – tâm trạng u buồn, bế tắc.

- Nguyễn Du sử dụng điệp ngữ, các từ láy tạo nên sự trùng điệp như nỗi lòng của Kiều đang “Lớp lớp sóng dồi”

2.

  • Nàng Vũ Nương là nạn nhân của chế độ phong kiến nam quyền đầy bất công đối với người phụ nữ.
  • Cuộc hôn nhân của Vũ Nương với Trương Sinh không bình đẳng (Trương Sinh xin mẹ trăm lạng vàng cưới Vũ Nương về làm vợ) - sự cách biệt giàu nghèo khiến Vũ Nương luôn sống trong mặc cảm “thiếp vốn con kẻ khó được nương tựa nhà giàu”, cũng là cái thế để Trương Sinh đối xử với vợ một cách vũ phu, thô bạo và gia trưởng.
  • Chỉ vì lời nói con trẻ ngây thơ mà Trương Sinh tin nên đã hồ đồ độc đoán mắng nhiếc đánh đuổi vợ đi, không cho nàng thanh minh, Vũ Nương buộc phải tìm đến cái chết oan khuất để tự minh oan cho mình.
  • Cái chết đầy oan ức của Vũ Nương cũng không hề làm cho lương tâm Trương Sinh day dứt. Anh ta cũng không hề bị xã hội lên án. Ngay cả khi biết Vũ Nương bị nghi oan, Trương Sinh cũng coi nhẹ vì việc đã qua rồi. Kẻ bức tử Vũ Nương coi mình hoàn toàn vô can.
  • Nàng Kiều lại là nạn nhân của xã hội đồng tiền đen bạc.
  • Vì tiền mà bọn sai nha gây nên cảnh tan tác, chia lìa gia đình Kiều:
  • Một ngày lạ thói sai nha
    Làm cho khốc liệt chẳng qua vì tiền

  • Để có tiền cứu cha và em khỏi bị đánh đập, Kiều đã phải bán mình cho Mã Giám Sinh - một tên buôn thịt bán người, để trở thành món hàng cho hắn cân đong đo đếm, cò kè mặc cả...
  • Cũng vì món lợi đồng tiền mà Mã Giám Sinh và Tú Bà đã đẩy Kiều vào chốn lầu xanh nhơ nhớp, khiến nàng phải đau đớn, cay đắng suốt mười lăm năm lưu lạc, phải “thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần”.
  •  *Điểm giống nhau giữa hai nhân vật

  • Họ đều là những người phụ nữ đẹp về mọi mặt nhưng đều bất hạnh.
  • Nạn nhân của xã hội phong kiến với nhiều định kiến hẹp hòi, bất công với người phụ nữ.
  • Những người phụ nữ như Vũ Nương, Thuý Kiều đều phải tìm đến cái chết để giải mọi nỗi oan ức, để giải thoát cuộc đời đầy đau khổ, oan nghiệt của mình.
  • Hok tốt nhớ k cho mình nếu đúng nha ^^
25 tháng 11 2021

Tham khảo!

 

“Xiềng xích chúng bay không khóa được

Trời đầy chim và đất đầy hoa

Súng đạn chúng bay không bắn được

Lòng dân ta yêu nước thương nhà”

Trong cuộc kháng chiến chống xâm lược, sức mạnh lớn nào bằng lòng yêu nước của dân. Có lẽ Kim Lân đã thấu được điều ấy và đưa vào trong văn chương, để rồi làm vẻ đẹp ấy như được sáng bừng lên qua diễn biến tâm lý nhân vật “ông Hai” từ trước đến sau khi nghe tin sét đánh “làng mình theo giặc” trong tác phẩm “Làng”.

Kim Lân là nhà văn một lòng đi về với đất, với người, với thuần hậu nguyên thủy cuộc sống; ông thường tìm thấy vẻ đẹp chân phương, mộc mạc nhất của con người sáng lên trong đói khổ. Làng là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của Kim Lân viết về làng quê và người dân Việt Nam, được sáng tác trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.

 

Chuyện kể về ông Hai - một người nông dân làng chợ Dầu, trong kháng chiến gia đình ông phải đi tản cư. Và thời gian ở đây, ông đã nghe tin làng theo giặc, tinh yêu nước của ông được thể hiện rõ nét qua quá trình này. Truyện "Làng" đã xây dựng được môt tình huống truyện độc đáo làm bộc lộ sâu sắc tình yêu làng quê, tình yêu đất nước của nhân vật ông Hai. Đó là tình huống : ông Hai, một người dân làng Dầu rất yêu và tự hào về làng mình đi tản cư lại nghe được tin làng Chợ Dầu đi theo giặc, làng Chợ Dầu làm việt gian, lập làng tề. Cái tin ấy ông nghe từ chính miệng những người tản cư đi qua.

Trước khi nghe tin làng theo giặc, ông Hai cùng gia đình phải đi tản cư ở nơi khác, xa ngôi làng yêu dấu. Dù phải xa làng nhưng tình yêu làng, tôn thờ làng cháy bỏng như không bao giờ ngơi nghỉ,  ông yêu cái làng của mình như đứa con yêu mẹ, tự hào về mẹ, tôn thờ mẹ, một tình yêu hồn nhiên như trẻ thơ. Đi đâu ông cũng kể lể về làng mình, về những lần làng mình ra sức chiến đấu chống giặc, ông luôn khát khao được trở về làng, ông tự hào về làng chợ Dầu của ông. Từ đó ta thấy tình yêu làng xóm nhen nhóm từ những điều bình dị nhất, ngọt ngào nhất và không hề thay đổi, dù đi xa nơi đâu lòng vẫn hướng về làng thân yêu.

Yêu làng là thế nên khi ông nghe loáng thoáng được tin làng mình theo giặc ông đã bang hoàng như sét đánh bên tai “Khi nghe tin đột ngột, "cổ họng ông lão nghẹn ắng lại, da tê rân rân, …ông không thể không tin". Ông đi về nhà, mặt cúi gằm xuống đất, về đến nhà ông vật ra gường, nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão tràn ra. Ông đau đớn rít lên, nguyền rủa bọn phản bội”. Diễn biến tâm lý một cách rõ rệt của ông Hai đã làm sáng lên tình yêu nước của ông, ông yêu làng yêu từ những điều nhỏ bé bờ tre, bến nước, cây đa, xóm giềng, yêu đến những cái lớn lao yêu kháng chiến, yêu dân tộc, yêu Tổ quốc. Tình yêu làng càng lớn thì nỗi đau khi làng theo Tây cũng càng lớn, khi nghe tin sét đánh xong ông Hai như biến thành một người khác, từ con người đi đâu cũng tự hào cất cao lời ca khen ngợi làng mình vì kháng chiến, vì tổ quốc ông Hai trở nên lầm lì, đi đâu cũng cúi gằm mặt xuống vừa tủi nhục, xấu hổ, vừa đau đớn. Yêu làng, yêu công lao của làng với kháng chiến bao nhiêu thì lại khó xử bấy nhiêu khi nghe tin làng theo giặc.

 

Tình yêu làng của ông Hai không đơn thuần là yêu nơi mình ở, mà đó là tình yêu sự trân trọng những giá trị to lớn của Tổ quốc, ông biết hướng đến những cái lớn hơn là tình yêu Tổ quốc. Nhà văn Kim Lân có một câu nói rất hay khi nói về tâm trạng của ông Hai khi nghe làng theo giặc “Làng thì yêu thật nhưng làng làm Việt Gian thì phải thù”. Ông rất tỉnh táo trong tình yêu với quê hương đất nước, yêu làng là thế nhưng tình yêu ấy chỉ lớn hơn khi gắn với tình yêu kháng chiến, ông Hai đã đau đớn, buồn tủi và lúc nào cũng chột dạ sợ người ta nói đến làng mình “Ông Hai ăn không ngon, ngủ không yên, lúc nào cũng nơm nớm, bất ổn trong nỗi tủi nhục ê chề. Thậm chí ông không dám nhắc tới, phải gọi tên cái chuyện phản bội là "chuyện ấy". Ông tuyệt giao với tất cả mọi người, "không dám bước chân ra đến ngoài" vì xấu hổ”. Ông Hai đã nghĩ đến chuyện về làng nhưng rồi lại tự phản đối ngay, ông tự trả lời rằng về làm gì cái làng ấy nữa, nó theo Tây hết rồi, về tức là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ… Tác giả đã làm vẻ đẹp người nông dân Việt Nam trong kháng chiến hiện lên thật đẹp, một tình yêu không hề mù quáng, yêu làng nhưng luôn gắn tình yêu đó với tình yêu kháng chiến, yêu đất nước. Mãi đến khi ông Hai nghe tin làng cải chính, ông như được sống lại; ông chạy khắp làng trên xóm dưới khoe về tin cải chính của làng mình trong niềm hân hoan khôn xiết. Sau những ngày dài không dám đi đâu vì tủi nhục, vì xấu hổ, tin làng cải chính như giúp ông thoát khỏi sự lựa chọn khó khăn  giwuax tình yêu làng xóm,quê nhà và lòng yêu kháng chiến, yêu đất nước. Kim Lân đã rất thành công khi sử dụng nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật được thể hiện qua tình huống, cách miêu tả cụ thể - đặc biệt sự đặc tả tâm trạng trong nỗi day dứt ám ảnh của ông Hai. Ngôn ngữ truyện mang đậm tính khẩu ngữ, gần gũi với đời sống.

Qua diễn biến tâm lý của ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân đã sáng ngời lên tình yêu quê hương, yêu đất nước được hòa quyện thật đẹp.