Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nêu cảm nhận của em về nhân vật Phi Châu. Chỉ ra những chi tiết giúp em có cảm nhận đó.
Tham khảo
Đa-ni-en Pen-nắc sinh năm 1944, là nhà văn lớn người Pháp. Thời thơ ấu ông đã theo gia đình sống ở Châu Âu, châu Á, châu Phi. Trải nghiệm phong phú từ cuộc sống luôn chuyển dịch ấy đã trở thành chất liệu quan trọng trong sáng tác của ông sau này. Ông thành công với nhiều thể loại: tiểu luận, tự truyện, tiểu thuyết, truyện tranh, kịch bản Phim.......Một số tác phẩm nổi tiếng của ông đã được dịch sang tiếng Việt: Cún bụi đời (1982), Mắt sói (1984) .... Trong đó tác phẩm Mắt sói là một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông và đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới.
Mắt sói là tiểu thuyết gồm bốn chương. Chương 1 kể về cuộc gặp gỡ kì lạ giữa cậu bé tên là Phi Châu và Sói Lam ở vườn bách thú. Chương 2 là mạch truyện về nhân vật Sói Lam. Chương 3 chuyển sang mạch truyện về nhân vật Phi Châu. Chương 4 kể về việc gia đình Phi Châu chuyển đến thành phố và cha Bia được làm việc trong sở thú. Đoạn trích dưới đây nằm ở chương 2 và chương 3 của tác phẩm Mắt sói.
Mở đầu đoạn trích là chương 2 với tên chủ đề cùng với tên của tác phẩm Mắt sói. Mở đầu là hình ảnh đôi mắt của cậu bé Phi Châu: một con mắt vàng, tròn xoe, chính giữa có một con ngươi màu đen. Đôi mắt lấp lánh ấy trông như cậu đang ngắm nhìn một ngọn đèn trong đêm, say xưa ngắm nhìn trong cảnh vật đêm tối đó. Mọi thứ như đều biến mất trước mắt cậu, chỉ còn lại duy nhất một điều đó là mắt sói. Tác giả đã dùng từ như để thể hiện cảm nhận của cậu bé khi mọi thứ đều dồn vào đôi mắt đó, đôi mắt càng lúc như càng to hơn, càng tròn hơn. Và được so sánh như một tuần trăng úa trên bầu trời bầu trời trống trải. Thường thì nhắc tới vầng trăng người ta hay nghĩ ngay đến vầng trăng tròn sáng ngời, thế nhưng ở đây tác giả lại so sánh với tuần trăng úa. Phải chăng trong đôi mắt kia còn chất chứa một nỗi buồn không nói nên lời. Trong đôi mắt ấy quan trọng nhất chính là con ngươi, một con ngươi màu đen và dường như nó cảm nhận được điều đó bỗng lóe lên một tia sáng khủng khiếp. Cậu bé có cảm nhận ánh nhìn đó sáng bừng lên như ngon hắc hỏa. Ngọn hắc hỏa là ngọn lửa sáng rực và sáng hơn rất nhiều lần so với lửa bình thường.
Sói mẹ chẳng thèm để ý tới cậu bé mà lướt nhìn những đứa con của mình. Cậu bé có rất nhiều sự liên tưởng đối với con ngươi của con sói nào là ngọc hắc hỏa, sắc cầu vồng... cậu còn nghĩ đến màu lông của năm con sói con hệt quầng hung đỏ. Mỗi con lại mang cho mình một màu sắc riêng, con thì xanh con thì vàng và nổi bật lên là hai con Sói Lam và Ánh Vàng.
Ở đoạn tiếp theo Ánh Vàng muốn nhìn thấy những điều mới mẻ và lạ lẫm hơn và đặc biệt đó là cô muốn nhìn thấy con người. Ước muốn đó đã thôi thúc cô quyết định đi để được tận mắt nhìn thấy con người. Và sau đó trở về kể cho mọi người cùng nghe. Khi Sói Lam tỉnh giấc thì Ánh Vàng đã đi cách đó một giờ đồng hồ, có dự cảm chẳng lành lập tức lên đường đi tìm Sói em. Ánh Vàng bị nhốt trong lưới, đang cố gắng cắn vào chỗ trống để thoát. Sói Lam đã dùng hết sức tung bay trên làn không khí bỏng rát bên trên ngọn lửa, trên những con người, bay trên cả bao lưới, dùng răng cắn đứt phăng sợi dây để cứu Sói em. Sói Lam ra sức kêu gào bảo Ánh Vàng chạy đi. Sói Lam đúng là một người anh trai, yêu thương em, ra sức bảo vệ em gái. Ánh Vàng đã chạy thoát được thì Sói Lam bất ngờ bị một gã to như gấu quật ngã, đầu óc như muốn nổ tung. Sói Lam là một nhân vật dũng cảm, gan dạ, yêu thương và bảo vệ em gái của mình hết sức.
Nếu như ở chương 2 nói về Mắt Sói thì ở chương này tác giả đã viết về Mắt Người. Mở đầu là hàng loạt những câu hỏi được đặt ra trong đầu của Sói Lam khi nhắc về cậu bé Phi Châu. Cái tên thật đặc biệt và cậu bé lại từ một vùng khác đến nên dễ bị mọi người trêu chọc và bắt nạt. Đôi mắt của cậu bé chuyển động như một ánh sáng vụt tắt và có cảm giác như một đường hầm bị sập dưới lòng đất. Đôi mắt của cậu bé như trầm đi và trong đôi mắt ấy có gì đó khó nói, chưa thể nói ra ngay được. Cậu bé đã kể cho Sói Lam nghe câu chuyện của mình, coi Sói Lam như một người bạn để chia sẻ câu chuyện của bản thân.
Ở đoạn cuối của đoạn trích xuất hiện hình ảnh con lạc đà tên là Hàng Xén. Con lạc đà này cậu bé rất yêu quý. Cậu bé mất hàng giờ để đi tìm Hàng Xén nhưng không thấy. Cậu bé lo lắng đi hỏi khắp nơi về con lạc đà nhưng chẳng thấy tăm tích con lạc đà đâu. Cậu đi hỏi đến nỗi làm cho Vua Dê nổi cáu, nhắc nhở cậu bé ở đây để chăn cừu và dê chứ không phải để đi tìm con lạc đà đó. Phi Châu rất lo lắng và mong muốn tìm lại được con lạc đà mà mình yêu quý nhưng dường như điều đó là không thể.
Phi Châu đã chăn cừu cho Vua Dê được tròn hai năm và đó là một điều khá bất ngờ và ngạc nhiên vì không ngờ lại được lâu như vậy. Cậu bé là một người chăn cừu tốt. Chỉ một điều đơn giản như vậy thôi cũng đủ hiểu lí do vì sao cậu đã chăn đàn cừu được lâu như vậy, không ai có thể được lâu như vậy. Cậu bé chăn cừu bằng hết tâm lòng của mình, hiểu rõ về đàn cừu, hiểu cả những nguy hiểm rình rập đàn cừu nào là sư tử hay báo rình ăn thịt, cậu đã tính toán được cả vừa đưa ra những ý tưởng cho Vua Dê. Phi Châu là cậu bé ngoan ngoãn, tốt bụng, yêu động vật, hiểu được chúng. Phi Châu đã có màn trò chuyện với Báo hết sức đặc biệt, Báo rất háo hức nên đã lắng nghe cậu bé. Cậu bé đã hết lòng khen ngợi báo là một tay săn tuyệt vời. Báo và Phi Châu đã trò chuyện như hai người bạn ngồi nói rõ chuyện chăn cừu. Phi Châu đã đưa ra lời đề nghị với Báo để trở thành những người bạn thân thiết, cùng nhau chăn cừu và hai nhân vật đã thành những người bạn thân thiết, không thể tách rời nhau.
Mắt sói là một tác phẩm hay, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Tác giả đã miêu tả rất chi tiết hai hình ảnh đó là mắt người và mắt sói, đi sâu vào từng chi tiết của hai hình ảnh này. Qua tác phẩm cũng cho chúng ta cảm nhận được tình anh em của Sói Lam và Ánh Vàng, tình bạn thân thiết của Phi Châu và Báo, tình cảm thân thiết và không thể tách rời.
Tham khảo!
Hình ảnh đoàn quân đứng trước nguy hiểm nhưng những đôi chân vẫn mạnh mẽ, vững trãi bước đi trên con đường để tiến về phía trước khung cảnh không một chút buồn hay lo lắng mà vô cùng lạc quan và yêu đời.
Những bài thơ như: Tây Tiến, Việt Bắc, Đồng Chí, .....
Tham khảo
Hình ảnh đoàn quân đứng trước nguy hiểm nhưng những đôi chân vẫn mạnh mẽ, vững trãi bước đi trên con đường để tiến về phía trước khung cảnh không một chút buồn hay lo lắng mà vô cùng lạc quan và yêu đời.
Những bài thơ như: Tây Tiến, Việt Bắc, Đồng Chí, ....
Tham khảo!
Hình ảnh người lính trong những dòng thơ Chúng tôi như hòn đá ngàn năm, đập trong trái tim người/ Như đá vững bền, như đá tốt tươi… khiến em liên tưởng đến những con người có ý chí mạnh mẽ và sức sống mãnh liệt. Trước thực tại khó khăn khắc nghiệt, những người lính không hề nản lòng thối chí mà vẫn luôn vững vàng như “hòn đá ngàn năm”, luôn “vững bền” và “tốt tươi”. Họ giữ trong tim niềm hy vọng vào ngày mai tươi sáng và luôn yêu mến hòn đảo nơi họ sinh sống, đợi ngày mưa đến để khao nhau bữa tiệc linh đình.
Tham khảo
Phong cảnh thiên nhiên và bức tranh sinh hoạt trong bài thơ được khắc họa với màu sắc u buồn, không gian chiều tà tạo cho cảnh hoàng hôn miền đất lạ mang màu sắc dân dã. Những cảnh vật được khắc họa: gió, chim,… đều gần gũi thân thuộc với con người Việt Nam. Con người xuất hiện trong bức tranh với vẻ mộc mạc, dân dã. Người lữ khách thì lạnh lẽo, cô liêu.
Tham khảo!
Giọng điệu bài diễn từ và cách dùng hình ảnh so sánh ẩn dụ của Xi-át-tơn rất chân thực, gần gũi nhưng vẫn vô cùng đanh thép, lên án mạnh mẽ việc làm của người da trắng.
Tham khảo
Giọng điệu bài diễn từ tha thiết chân thành đồng thời cũng mạnh mẽ quyết liệt. Các hình ảnh so sánh, ẩn dụ được sử dụng dày đặc khi nói về đất đai, thiên nhiên và sự khác nhau trong cách sống, quan niệm sống của người da trắng với người da đỏ góp phần lên án những hành động có tính chất phá hoại của người da trắng, đồng thời cũng thể hiện niềm trân quý đất đai của người da đỏ và lối sống chan hòa với thiên nhiên của họ.Tham khảo!
- Những hình ảnh, chi tiết về thiên nhiên và con người trong bài thơ: rạng đề, dòng sông uốn lượn ven đê, cồn xanh, bãi tía, đường làng, trời xanh, phơi xác lá bàng và cả những người xới cà, ngô bộn bề, đoàn người gánh khoai làng.
- Nhận xét: ta thấy được những dòng hoài niệm của người con về những lần cùng mẹ về quê ngoại. Khung cảnh thiên nhiên mùa xuân thật đẹp với những rặng đề, dòng sông trắng, bãi tía, cồn xanh,... Cảnh vật vừa sinh động, tràn đầy sức sống, hiện lên như một bức tranh thôn quê với những màu sắc và đường nét được phối hài hòa. Con người nơi đây đang rộn ràng trong khung cảnh lao động quen thuộc: Người xới cà, ngô rộn cánh đồng. Khung cảnh đầy bình yên và ấm áp. Qua những cảm nhận của người con, quê ngoại là cả một vùng kí ức êm đềm và thơ mộng.
Tham khảo!
Cảnh trong Thu điếu là cảnh đẹp nhưng cũng tĩnh lặng và đượm buồn. Một không gian vắng người, vắng tiếng: Ngõ trúc quanh co khách vắng teo. Sự vận động cũng có nhưng chỉ là những vận động rất nhẹ, rất khẽ: sóng hớt gợn, lá khẽ đưa, mây lơ lửng... âm thanh tiếng cá đớp mồi thì mơ hồ. Những vận động này không làm cho không khí của bức tranh thu trở nên sôi động mà chỉ càng làm tăng thêm sự tĩnh lặng của nó. Mọi cảnh, mọi vật trong bức tranh thu này đều gợi cái tĩnh lặng và đượm buồn. Cái lạnh lẽo, trong veo của nước, cái biếc của sóng, cái xanh ngắt của trời... những trạng thái, màu sắc đó cho thấy một sự tĩnh lặng đang bao trùm từ bầu trời cho đến mặt đất. Mọi cái dường như không chuyển động, dường như rơi vào trạng thái im vắng đến tuyệt đối. Cả con người ở đây cũng vậy. Người ngồi câu trong trạng thái tựa gối ôm cần, không câu được cá nhưng dường như vẫn không hề sốt ruột, cái không chi toát lên ở vẻ bề ngoài mà là ở chiều sâu của tâm tư - một tâm tư dường như cũng tĩnh lặng tuyệt đối. Con người và cảnh vật một cách tự nhiên đã hòa nhịp cùng nhau tạo nên linh hồn cho bức tranh thu.
Tham khảo
Cảnh trong Thu điếu là cảnh đẹp nhưng cũng tĩnh lặng và đượm buồn. Một không gian vắng người, vắng tiếng: Ngõ trúc quanh co khách vắng teo. Sự vận động cũng có nhưng chỉ là những vận động rất nhẹ, rất khẽ: sóng hớt gợn, lá khẽ đưa, mây lơ lửng... âm thanh tiếng cá đớp mồi thì mơ hồ. Những vận động này không làm cho không khí của bức tranh thu trở nên sôi động mà chỉ càng làm tăng thêm sự tĩnh lặng của nó. Mọi cảnh, mọi vật trong bức tranh thu này đều gợi cái tĩnh lặng và đượm buồn. Cái lạnh lẽo, trong veo của nước, cái biếc của sóng, cái xanh ngắt của trời... những trạng thái, màu sắc đó cho thấy một sự tĩnh lặng đang bao trùm từ bầu trời cho đến mặt đất. Mọi cái dường như không chuyển động, dường như rơi vào trạng thái im vắng đến tuyệt đối. Cả con người ở đây cũng vậy. Người ngồi câu trong trạng thái tựa gối ôm cần, không câu được cá nhưng dường như vẫn không hề sốt ruột, cái không chi toát lên ở vẻ bề ngoài mà là ở chiều sâu của tâm tư - một tâm tư dường như cũng tĩnh lặng tuyệt đối. Con người và cảnh vật một cách tự nhiên đã hòa nhịp cùng nhau tạo nên linh hồn cho bức tranh thu.
Tham khảo
An -đéc-xen đã tiên đoán về cô gái mới quen: "Nếu chẳng may có chuyện gì không lành xảy ra với người yêu cô, cô sẽ đắn đo suy tính, lên đường, vươkt qua ngàn dặm, qua núit tuyết và sa mặc khô cằn, để gặp chàng, cứu chàng khỏi cơn nguy khốn.
Ta thấy được tình cảm của ông dành cho cô gái lần đầu mới quen một tình yêu chân thành và có phần ưu tư, bồn chồn.
Tham khảo:
Từ hình ảnh người lính trong đoạn thơ Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn, trách nghiệm với quê hương và đất nước ở mỗi người người với quê hương đất nước luôn được nâng cao.
Học sinh, sinh viên (HSSV) là lực lượng trẻ, có tri thức trong xã hội, là tương lai của đất nước, là tầng lớp đi tiên phong trong các hoạt động thúc đẩy cộng đồng quan tâm và có trách nhiệm đối với những vấn đề liên quan đến môi trường, bảo vệ môi trường, phát huy tiềm năng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
HSSV đi đầu trong việc tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam. Đồng thời tranh thủ các nguồn lực và sự ủng hộ từ hợp tác quốc tế với các nước bè bạn và các tổ chức quốc tế trên mọi lĩnh vực.
Tăng cường học tập, nghiên cứu, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng ven biển, hải đảo.
Tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức phòng ngừa, ứng phó, kiểm soát và khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố môi trường biển. Xây dựng và quảng bá thương hiệu biển Việt Nam. Góp phần tuyên truyền nâng cao nhận thức về vị thế quốc gia biển và hội nhập quốc tế trong quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo. Khuyến khích học sinh, sinh viên tham gia vào học các ngành nghề liên quan tới biển, đảo.
Tham khảo
- Bà tảo tần, đảm đang, giàu đức hi sinh; yêu thương và hết mực chăm sóc cháu; mạnh mẽ, vững tin, là chỗ dựa vững vàng cho cháu. Một số từ ngữ, chi tiết trong bài thơ thể hiện hình ảnh người bà: Bà cùng cháu nhóm lửa suốt tám năm ròng; bà hay kể chuyện; bà nuôi dạy, bảo ban cháu; trong những năm tháng chiến tranh khốc liệt, bà vẫn “vững lòng”; “lận đận đời bà”; đến tận bây giờ bà vẫn giữ thói quen dậy sớm nhóm lửa,… Hình ảnh bà cũng là vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam – tảo tần sớm hôm, chịu thương, chịu khó, giàu tình yêu thương và đức hi sinh.
- Tình cảm người cháu dành cho bà là tình yêu thương, sự biết ơn, lòng kính yêu, nỗi niềm mong nhớ. Một số từ ngữ, chi tiết trong bài thơ thể hiện tình cảm đó: “cháu thương bà”; cháu cùng bà nhóm lửa suốt tám năm ròng; “nghĩ thương bà khó nhọc”; “Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa”; người cháu dù đã đi xa nhưng vẫn luôn nhớ về bà và bếp lửa,…