Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Lão Hạc trước hết là câu chuyện cảm động về tình phụ tử thiêng liêng cảm động. Số phận đau thương của một lão nông – lão Hạc một người cha không đủ tiền để cưới vợ cho con. Lão đã phải khóc vì con trai, khi phải xa con, cảm thấy như mất con. Ngày đêm lão mong nhớ đến con, lão ân hận, day dứt, buồn bã, đau đớn tuyệt vọng bởi lão không lo được hạnh phúc cho con để con lão phải phẫn chí đi làm đồn điền cao xu. Và không muốn lạm dụng tiền của con trai thì lão đã chọn đến cái chết, Lão đã chọn cái chết đau đớn, dữ dội, ghê gớm như cái chết của con vật – cậu Vàng – kỉ vật của người con trai. Qua đó ta càng thấm thía lòng thương yêu con sâu sắc của người bố nghèo khổ, xuất phát từ tình yêu thương con âm thầm tha thiết, mãnh liệt mà lớn lao của Lão Hạc, một tình thương đầy lòng vị tha, của đức tính cao cả, giàu lòng tự trọng đáng kính.
Lão Hạc trước hết là câu chuyện cảm động về tình phụ tử thiêng liêng cảm động. Số phận đau thương của một lão nông – lão Hạc một người cha không đủ tiền để cưới vợ cho con. Lão đã phải khóc vì con trai, khi phải xa con, cảm thấy như mất con. Ngày đêm lão mong nhớ đến con, lão ân hận, day dứt, buồn bã, đau đớn tuyệt vọng bởi lão không lo được hạnh phúc cho con để con lão phải phẫn chí đi làm đồn điền cao xu. Và không muốn lạm dụng tiền của con trai thì lão đã chọn đến cái chết, Lão đã chọn cái chết đau đớn, dữ dội, ghê gớm như cái chết của con vật – cậu Vàng – kỉ vật của người con trai. Qua đó ta càng thấm thía lòng thương yêu con sâu sắc của người bố nghèo khổ, xuất phát từ tình yêu thương con âm thầm tha thiết, mãnh liệt mà lớn lao của Lão Hạc, một tình thương đầy lòng vị tha, của đức tính cao cả, giàu lòng tự trọng đáng kính.
Tôi là một ông giáo làm nghề dạy chữ cho lũ trẻ con trong làng. Mọi người thường gọi tên với cái tên thân mật là "ông giáo". Tôi sống với vợ và hai người con một trai, một gái. Nhà tôi tuy không khá giả gì nhưng so với với nhiều hộ bần nông trong làng thì cũng đỡ hơn phần nào. Những năm 40 của thế kỉ XX, cuộc sống của những người nông dân, người trí thức nghèo như chúng tôi vô cùng vất vả, gánh nặng cơm áo gạo tiền đè nặng hai vai, cường hào thì tăng cường áp bức khiến cuộc sống vốn khó khăn càng thêm thống khổ. Bao kiếp người lầm than khốn khổ ngày ngày chật vật với bát cơm, manh áo mà xót xa vô cùng. Cạnh nhà tôi có lão Hạc, lão nghèo lại già yếu, quanh năm làm thuê cuốc mướn kiếm cái ăn. Lão sống một mình cô đơn lắm, ai cũng thương cảm nhưng lại không đủ điều kiện để giúp đỡ. Anh con trai lão bỏ nhà đi đồn điền cao su mấy năm biệt tăm chẳng tin tức gì, lão sống bầu bạn với cậu Vàng qua ngày, xem con chó như vật quý chăm sóc và cưu mang nó như thành viên trong nhà vậy. Lão yêu và quý trọng cậu Vàng như tôi trân trọng những cuốn sách của mình vậy. Tình cảm của lão dành cho cậu Vàng rất lớn, bởi vậy mà dù có đói khổ thế nào lão cũng chẳng chịu bán cậu Vàng đi.
Bỗng dưng một hôm, khi tôi đang lúi húi dở với nồi khoai trong bếp, lão chạy sang hớt hải, nhìn thấy tôi , lão nghẹn ngào báo với tôi tin bán cậu Vàng:
- Cậu Vàng đi đời rồi, ông Giáo ạ! Tôi giật mình, bởi tôi hiểu tính lão, dù có phải nhịn ăn thì lão cũng sẽ không bao giờ chịu bán cậu Vàng đâu. Chắc chắn phải có lý do gì khác.
Dù lòng phân vân nhưng tôi vẫn tiếp lời hỏi lão:
- Cậu Vàng sao đi vậy? Cụ bán à?
Lão gật gật, chẳng nói nên lời, giọng khàn hẳn:
- Bán rồi ông ạ, họ vừa bắt xong.
Chao ôi, khốn khổ quá, nhìn khuôn mặt tội nghiệp của lão mà lòng nghẹn đắng. Có bao giờ người ta mất đi thứ quý giá gắn bó với mình mà không đau không tiếc cơ chứ? Lão cố tỏ ra vui vẻ, mặt gượng cười mà như mếu, nước mắt ầng ậc chực chờ chảy. Xót xa quá, tôi vòng tay ôm lấy lão như ôm lấy một đứa trẻ đáng thương đang bởi bỏ rơi giữa trời đông lạnh giá. Hơn ai hết tôi hiểu nỗi đau của lão lúc này, lão cô đơn lại càng cô đơn hơn. Những cuốn sách tôi xót xa kia làm sao mà sánh được với nỗi đau của lão lúc này. Thật đáng thương, đáng thương làm sao, tôi buồn cho lão, buồn cho cuộc đời éo le của lão.
Nhìn lão hồi lâu rồi tôi cố trấn an lão rồi hỏi:
- Vậy lão để cho chúng bắt á?
Vừa dứt lời, mặt lão bỗng có rúm lại, những nếp nhằn hằn trên khuôn mặt già nua tội nghiệp kia xô ép vào nhau, dòng nước mắt chảy ra trong đau đớn. Lão nghẹo đầu về một bên, cái miệng méo mó bật ra tiếng khóc thương tâm, lão khóc hu hu, trong tiếng khóc ấy là nỗi đau xé lòng của lão:
- Ông giáo ơi ... Cậu Vàng có biết gì đâu, nghe tiếng tôi gọi nó chạy vào ngay, còn vẫy đuôi mừng rỡ. Nó nào ngờ tôi nhẫn tâm lừa bán nó...
Lão sụt sùi trong tiếng khóc, tôi gắng an ủi lão:
- Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó có hiểu gì đâu? Tình cảnh khó khăn như này cụ cũng đâu thể nuôi mãi nó được. Cụ bán nó âu cũng là số kiếp của nó.
Tôi cố nói thế cho cụ đỡ bận lòng nhưng tôi biết làm gì có thể nguôi được nỗi buồn của lão. Cụ ngồi thất thần, tiếp lời tôi:
- Ông giáo nói cũng phải. Kiếp làm chó nó khổ quá may mắn ra kiếp sau nó được làm người sẽ sung sướng hơn. Như tôi chẳng hạn. Lão vừa dứt lời tôi thấy lòng mình nghẹn đắng. Tại sao có bao số kiếp đớn đau, tủi nhục, hẩm hiu quá vậy. Bùi ngùi nhìn lão, nặng lòng thêm, tôi bảo:
- Kiếp ai cũng vậy thôi cụ. Đời tôi đây cũng chả sung sướng gì. Cái xã hội tàn bạo này đâu cho ai cái quyền làm người sung sướng ngoài bọn ngang tàng, bạo ngược.
Lão gật đầu, khuôn mặt tê dại đi, mắt nhìn xa xăm một cõi, lão nghĩ gì tôi cũng không biết nữa. Tiếng thở dài nặng nề lan toả cả bầu không gian.
Lão bảo:
- Kiếp người mà cũng khổ nốt thì nên làm kiếp gì cho sướng nhỉ? Đó là câu nói của một người đã trải đời mấy mươi năm. Người ta đau đớn cho kiếp làm người ngang trái, chua chát nhận ra những đắng cay cuối đời. Một câu hỏi của lão khiến tôi nặng lòng, não nề và ám ảnh: "Rốt cuộc thì làm kiếp gì cho sướng?" .
Lạ lùng thay, kiếp người có khổ cực ngang trái, có quá bao kiếp nạn thì người ta vẫn khát khao được làm người và làm người lương thiện. Tôi cố gợi chuyện khác để lão quên đi nỗi buồn thực tại. Định xuống bếp lấy vài củ khoai lang mời lão uống chén trà thì lão gọi lại nhờ tới hai việc.Việc thứ nhất gửi gắm mảnh vườn nhờ tôi trông coi giúp đặng khi còn trải lão về thì trao cho nó. Việc thứ hai là lão giáo cho tôi ba mươi đồng bạc nhờ tôi cầm hộ phòng khi chết nhờ hàng xóm lộ ma chay. Dặn dò tôi xong, lão lặng lẽ ra về.
Sau cuộc trò chuyện hôm ấy, tôi càng quý càng thương lão nhiều hơn. Những người đồng bào tôi, những người nông dân nghèo khổ ây họ tuy đói rách mà nhân cách cao cả tuyệt vời. Trong mọi hoàn cảnh vẫn giữ một tấm lòng thiện lương, một trái tim vô vàn yêu thương và giàu lòng nhân ái.
Củng cố kiến thức cho văn bản Lão Hạc, bên cạnh bài văn mẫu Vào vai nhân vật ông Giáo, kể lại cảnh lão Hạc sang báo tin bán chó, các em có thể tìm đọc: Tưởng tượng cảnh Lão Hạc bán chó và kể lại câu chuyện ấy, Phân tích bi kịch của lão Hạc trong truyện ngắn Lão Hạc của nhà văn Nam Cao, Trong vai vợ ông giáo, kể lại một mẩu trong truyện Lão Hạc, Cảm nhận về nhân vật ông giáo trong truyện Lão Hạc, Phân tích nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn Lão Hạc, từ đó rút ra ý nghĩa nhân đạo của tác phẩm.
tham khảo nhek
Học hành có tầm quan trọng rất lớn đối với cuộc đời của mỗi con người.
Người xưa đã nhắc nhở con cháu rằng: "Nếu còn trẻ mà không chịu học hành đến khi lớn lên sẽ chẳng thể làm được việc gì có ích". Bên cạnh đó còn có những câu: “Có học thì như lúa như nếp, không học thì như rơm như cỏ". Hoặc: "Bất học bất tri lí" (Không học thì không biết lí lẽ, lẽ phải).
Suốt lịch sử phát triển mấy ngàn năm, nhân loại đã tích lũy được một kho tri thức khổng lồ về tự nhiên và xã hội. Những tri thức ấy được lưu truyền từ đời này sang đời khác qua hình thức truyền miệng và chữ viết (sách). Muốn tiếp thu tinh hoa trí tuệ, con người chỉ có một con đường duy nhất là học suốt đời.
Nói đến học là nói đến trí lực, một năng lực suy nghĩ, một trực quan nhạy bén, một tư duy hợp lí. Điều ấy hết sức cần thiết cho tất cả mọi người. Chính vì ngay từ lúc nhỏ, bất kì ai cũng phải được học hành.
Trong mười hai năm ở trường phổ thông, học sinh được cung cấp những kiến thức sơ đẳng của một số bộ môn cơ bản như Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Sử, Ngoại ngữ... Tuy thế, học sinh phải chăm chỉ học hành thì mới hiểu và vững kiến thức một cách có hệ thống. Nếu lơ là, chểnh mảng, thiếu nghiêm túc trong việc học hành thì rốt cuộc là tốn thời gian, tiền bạc mà kết thu được chẳng đáng là bao.
Thực tế cho thấy là có học có hơn. Mục đích của việc học là nhằm phục vụ mọi công việc đạt hiệu quả cao. Nếu ta đơn thuần làm việc theo thói quen kinh nghiệm có sẵn thì công việc sẽ tiến triển chậm và chất lượng không tốt. Cách làm như trên chỉ thích hợp với các công việc giản đơn, không cẩn nhiều đến trí tuệ. Còn đối với những công việc phức tạp liên quan đến khoa học kĩ thuật thì cung cách làm việc ấy là lạc hậu, lỗi thời. Muốn đạt hiệu quả trong mọi lĩnh vực, chúng ta bắt buộc phải học, phải được đào tạo chính theo từng chuyên ngành và trong suốt quá trình làm việc vẫn phải học tập không ngừng, bằng mọi hình thức khác nhau.
Trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển với tốc độ nhanh như hiện nay tri thức (chất xám) của con người là tiền đề vô cùng quan trọng. Có nắm vững lí thuyết, chúng ta mới làm được những công việc phức tạp.
Lí thuyết khoa học có tác dụng soi sáng, dẫn đường cho kĩ năng thực hành, nên người sẽ rút ngắn được thời gian mò mẫm, tìm hiểu thực tiễn, do đó sẽ tránh được những sai lầm đáng tiếc.
Học không chỉ là quá trình rèn luyện tri thức mà còn là quá trình rèn luyện tình cảm và đạo đức. Con người ngoài cái trí còn cần có cái tâm. Học là để thấu hiểu những lẽ huyền bí của cuộc đời, của vũ trụ chứa đựng trong những kiến thức toán đơn giản hoặc trong những quy luật thịnh suy của một xã hội. Không hòa cái tâm của mình vào trong cuộc đời, vào vũ trụ để lắng tìm và cảm nhận thì làm sao có được những tín hiệu mách bảo cho trí tuệ con đường đến những lẽ huyền diệu và bí ẩn kia?. Như vậy là có biết bao kiến thức mới, kiến thức mới về cuộc đời, vẽ thế giới mà chúng ta tìm kiếm được không chỉ bằng trí mà còn bằng cả tâm hồn.
Học cần có cái trí và cũng có cần có cái tâm là vì thế. Học cũng là để thêm cái trí, lành thêm cái tâm và để đóng góp tài đức của mình cho sự nghiệp xây dựng đất nước mạnh giàu,
Điều quan trọng là đã học thì phải học đều các môn khoa học tự nhiên khoa học xã hội. Văn, Sử là những môn học cần thiết, nêu không nói là đặc biệt quan trọng để tạo nên nhân cách. Nếu chúng ta không coi trọng các môn này thì tâm hồn sẽ khô cứng, vô cảm trước con người và cuộc đời mà dẫn đến thái độ dửng dưng trước vẻ đẹp phong phú và sự giàu có của lịch sử văn hóa dân tộc. Sẽ không ai trách chúng ta khi chỉ thích học Tin học, Kinh tế Ngoại ngữ. Nhưng nếu chỉ giỏi chữ số mà quên chữ viết, giỏi kĩ thuật mà kém văn hóa thì là thiệt thòi lớn cho mỗi con người. Việc học hành quan trọng như vậy, do đó chúng ta không thể coi nhẹ vai trò của việc học hành. Đúng là: "Nếu không có học hành đến nơi đến chốn thi lớn lên, chúng ta sẽ chẳng làm được việc gì có ích".
Hiện nay, một số bạn trẻ không nhận thức được tầm quan trọng của việc học đối với sự thành công hay thất bại của đời người. Nhận thức lệch lạc thường dẫn đến hành động sai lầm. Bỏ học đi chơi, giao du với những thành phần bất hảo để rồi bị rủ rê, sa ngã vào con đường cờ bạc, chơi bời, hút chích dần dần những người đó sẽ đánh mất nhân cách, mất khả năng làm việc và thành gánh nặng cho gia đình, xã hội. Một cuộc sống như thế không đáng gọi là cuộc sống của một con người chân chính. Đến lúc nào đó tỉnh ngộ, dẫu có ăn năn, hối hận thì cũng đã muộn màng.
Những kiến thức mà chúng ta tiếp thu được từ nhà trường, sách vở và cuộc đời nếu đem áp dụng vào thực tiễn sẽ mang lại nhiều thành quả tinh thần vật chất cho cuộc sống của bản thân, gia đình và xã hội.
Tri thức loài người mênh mông như biển cả ("Bể học vô bờ"). Dầu chúng ta có miệt mãi học suốt cuộc đời thì cũng chỉ là tiếp thu được một phần rất nhỏ Bác Hồ dạy: "Học ở trường, học trong sách vở; học lẫn nhau và học ở dân”. Lênin cũng từng khuyên thanh niên: "Học! Học nữa! Học mãi!". Đó là những lời khuyên chí lí, có giá trị đối với mọi thời đại. Nếu không coi trọng việc học chúng ta sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của đất nước, giai đoạn mới.
Trong cuộc sống, chúng ta phải có tinh thần tự học vì việc học tập có tầm quan trọng rất lớn đối với mỗi con người. Nếu không coi trọng việc học thì chúng ta không thể đáp ứng được nhu cầu trí thức cao trong giai đoạn đổi mới của đất nước hiện nay. Một trong những phương pháp học tập hiệu quả là người học phải có tinh thần tự học. “Tinh thần” là thái độ, ý nghĩ định hướng cho hành động của con người. “Tự học” là chủ động học tập, thực hành, tự thu thập kiến thức từ người khác hoặc từ sách vở. Vậy, “tinh thần tự học” là ý thức tự chủ, tự giác trong việc tiếp thu kiến thức, luyện tập kỹ năng. Những biểu hiện cụ thể của tinh thần tự học là chăm chú nghe thầy cô giảng bài, ghi chép đầy đủ trọng tâm bài học, tự giác làm bài tập và chủ động tìm kiếm thêm các tài liệu hay bài tập có liên quan để mở rộng kiến thức. Phương pháp tự học chắc chắn sẽ mang lại nền tảng kiến thức vững chắc và những kết quả học tập tốt, hoàn toàn trái ngược hẳn với lối học thụ động, chỉ trông chờ vào người khác. Tóm lại, mỗi học sinh nên tự rèn luyện cho mình tinh thần tự học để việc học tập luôn có được hiệu quả tốt nhất.
k mk nha
- Mở bài: Lí do em có quyển sách?
Để chuẩn bị bước vào năm học mới, mẹ mua cho em quyển sách Tiếng Việt 5, tập một và tập hai.
- Thân bài:
+ Tả bao quát:
Quyển sách Tiếng Việt 5, tập hai mới xinh xắn làm sao, sách hình chữ nhật. Bìa sách được trang trí bằng nhiều màu sắc. Mặt bìa láng bóng. Quyển sách có mùi thơm của giấy mới và màu mực in.
+ Tả các bộ phận của đồ vật:
Quyển sách khá dày, gồm 176 trang. Bìa sách là màu xanh da trời, phía trên in hai chữ Tiếng Việt 5, tập hai. Phía dưới là bức tranh có các bạn người Kinh, người dân tộc đang nói chuyện vui vẻ với nhau. Phía trước các bạn là những người nông dân đang miệt mài trồng lúa, cày bừa. Phía xa một ngôi làng nhỏ mái ngói đỏ tươi nấp sau những rừng cây xanh tốt. Xa nữa là biển cả mênh mông, từng đoàn tàu đánh cá ra khơi. Trên bầu trời trong xanh, đàn hải âu đang chao liệng.
Lật sách ra, trang thứ nhất là tên các tác giả của cuốn sách và một lần nữa chữ TIẾNG VIỆT 5, tập hai lại được lặp lại, có lẽ là để nhắc nhở chúng em hãy học tập tốt bộ môn Tiếng Việt.
Trang ba là một bức tranh vẽ các bạn thiếu niên đang xếp hàng bỏ phiếu, nét mặt ai cùng rạng rỡ, vui vẻ. Phía trên ghi chủ điểm: ??.
. Những trang giấy đều thuộc loại tốt nên chữ đen nổi bật trên nền giấy trắng tinh. Để thuận tiện cho việc học tập, sách đã sắp xếp khéo léo các bài học theo từng chủ điểm, từng tuần học, từng phân môn. Ngoài nội dung bằng chữ, sách còn ghép các bức tranh minh hoạ sinh động giúp các em hứng thú hơn trong học tập.
Trong các bài học, em thích nhất bài tập đọc ??. Bài thơ bộc lộ cảm xúc... ( anh tự cảm thụ NGẮN về nó)
- Kết bài: Cảm nghĩ của em.
Em và quyển sách đã trở thành người bạn thân thiết ngay từ những ngày đầu. Mỗi khi học bài xong, em đều cất nó cẩn thận vào cặp sách. Mai này dù lên lớp ?, em vẫn xem quyển sách ấy là người bạn tri kỉ giúp em có kiến thức bước vào ngưỡng cửa cấp II.
Để học tốt tất cả các môn toán, văn, anh, lý, hóa, sinh, sử và địa lý, GDCD