K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 6 2022

Bài làm
Tuổi học trò gắn với mái trường yêu dấu,nơi tất cả các kỉ niệm từ nhỏ bé đến lớn lao,chứa những điều cả tuổi thanh xuân ta từng kí thác đến hoài vọng.Và bao giờ,bước qua cánh cổng trường,như Lý Lan từng bộc bạch,đó là nơi thế giới kì diệu sẽ mở ra,nó sẽ đón ta và chỉ bảo ta lớn khôn từng ngày.Để đến khi thế giới diệu kì ấy dần khép lại,những ngày ấu thơ cũng xa mất,phượng chiều nay tuy vẫn đỏ nhưng không ướt vai người,chúng ta mỗi người một nẻo đường rồi mới biết nhớ nhung là ra sao.Cơ mà đó là những kí ức sống mãi trong tuổi thơ của các thế hệ trước,còn với chúng tôi năm nay,cô giáo không bước ra từ tà áo dài đằm thắm,con chữ trăng trắng không hiện lên từ tấm bảng đen,bạn bè cũng đâu ai tay bắt mặt mừng.Tất cả sự vật thân thương ấy đã xuất hiện,chỉ qua một chiếc màn hình nhỏ,tưởng như gần mà hẵng còn xa lắm!Qua đôi mắt tròn xoe,tôi đã thấy cả thế giới chỉ bé lại trong một khung cảnh,điều ấy quả thực cũng đáng buồn,đáng tiếc nhưng mọi sự chẳng thể vẹn toàn được,dẫu sao từ những mảnh ghép méo mó,con người ta mới biết trân quý và nâng niu hơn,và đó lại thêm một dấu mốc đáng nhớ mà có lẽ đi hết cả thanh xuân rồi,ta cũng chẳng có dịp tái ngộ.Năm nay,một năm khó khăn không chỉ đối với các em học sinh,những người "lính" dù kì cựu hay còn mới tò te thì việc phải tiếp thu kiến thức và giao lưu với mọi người qua mạng cũng là một thử thách gian lao.Nhưng vì dịch bệnh,có lẽ ai cũng ý thức được trách nhiệm cộng đồng quan trọng như thế nào thế nên mọi người cùng chung sức,đồng tâm hiệp lực quyết đẩy lùi dịch bệnh.Và ngành giáo dục cũng đã nhanh chóng thích ứng với khó khăn,triển khai hình thức giảng dạy trực tuyến,điều ấy cũng gây ra không ít bất cập và khó khăn.Có nhiều khi các bạn gặp trục trặc về kết nối,không thể tham gia lớp được,nhìn những như thế,tôi thấy cô qua màn ảnh có vẻ rầu rĩ dữ lắm,tôi biết bản thân người giáo viên cũng chẳng dễ dàng gì.Các cô giáo phải vừa học vừa làm,học cách dùng những thiết bị công nghệ,rồi dạy làm sao cho hiệu quả nhất.Nhưng trong cái rủi lại có cái may,các bạn học sinh cũng rất tích cực giúp đỡ cô với những khó khăn về công nghệ.Có một lần,cô văn tôi gặp rắc rối với phần mềm trình chiếu,mấy bạn con trai nhanh nhảu hướng dẫn cô từng bước một,và khi đã êm xuôi,cô không giấu được phấn khởi mà nói:"Làm sao các con biết được những cái này hay vậy?Công nhận trẻ con bây giờ nhanh nhẹn thật đấy!"Qua những tìnhh huống ấy,cô trò lại thêm hiểu nhau,càng gắn kết với nhau hơn,xa mặt mà không cách lòng!Đặc biệt,tuy học online,có thể là khó khăn một chút,nhưng lớp tôi vẫn nghĩ ra những cách tri ân thầy cô rất độc đáo.Nhân dịp 20/11,cả lũ bầu ra một đứa nói thật to,hào sảng,rồi cùng nhau soạn từng câu chúc,chúng la liệt trên khung chat,đến nỗi đọc cũng không kịp và kế hoạch này là bí mật,nhằm tạo bất ngờ cho các thầy cô.Thế rồi chúng nó còn bàn nhau vẽ thiếp,trang trí để gửi các cô.Mỗi lần có tiết là nhao nhao lên,xin các cô mỗi người dăm phút,rồi trong lúc đứa kia đọc lời chút,cả lớp "bắn tim" kịch liệt.Trong cái khó ló cái khôn,lớp tôi cũng thông minh và tinh ranh quá ấy chứ!Thực sự,điều ấy đã chứng minh rằng tuy không được gặp trực tiếp tất cả,cả tập thể vẫn một lòng hướng về,và điều ấy không chỉ giúp lớp tôi thêm đoàn kết,nó còn là động lực rất lớn cho tất cả các giáo viên đang giảng dạy,đoàn kết cùng nhau vượt qua khó khăn này.Thêm nữa,lớp tôi phần lớn cô gọi ai cũng trả lời,tương tác đầy đủ,nếu còn ngại ngùng thì các cô gợi mở,dần rồi phòng học lúc nào cũng râm ran,như hòa tấu của những chú ve sầu!Lớp tôi đã từng bước từng bước khắc phục vấn đề như vậy đấy,và về chuyện giao tiếp,mỗi tuần cả lớp sẽ mở phòng rồi vào tán gẫu hoặc học nhóm nên thú thật,tôi thấy dù mình đang ở nhà nhưng cảm tưởng rằng nhà là ngôi trường thứ hai,tiếng cười vẫn đầy ắp đây thôi.Rồi sau bao vất vả,nỗ lực của ngành giáo dục đã được đền đáp xứng đáng khi cuối cùng,học sinh đã được quay trở lại trường học sau hơn 11 tháng học online.Và cảm xúc ấy thực sự khôn tả lắm,đó là kết tinh của niềm vui ngây ngô,thờ dại,vui sướng đến tê dại và những nỗi lắng lo,băn khoăn về trường mới,bạn mới,tất cả đã hòa quyện và thấm nhuần trong một dòng chữ "đi học lại".Thường những điều trên cả đặc biệt,con người không sao kể xiết được,bởi có cách nào diễn tả được yêu thương,tình cảm sâu nặng chỉ qua những con chữ nhỏ bé?Vả lại,đây là lần đầu tiên tôi được đến trường,đã rất lâu tôi chẳng còn ngắm nhìn nó nữa,và giờ đây,khi đã chuyển sang một phòng học khác,mọi thứ đều mới mẻ,xinh xắn và rực rỡ.Những con chữ bây giờ chẳng khô cứng nữa mà trên chiếc bảng ấy,có nét chữ xiên xiên,mảnh mảnh,lại có nét chữ to tròn,bầu bĩnh rồi sự nắn nót,tỉ mẩn của hàng chữ đã rèn dũa qua bao trường lớp của cô văn,sự đa dạng và phong phú đã khỏa lấp phần nhiều khoảng trống sâu bên trong tim tôi.Thế rồi,các bạn cũng khác,thật lạ lẫm làm sao!Có đứa cao thật cao,nhiều đứa thì "nấm lùn".Thực lòng mà nói,chỉ coi qua lớp khẩu trang thì vẫn xa xăm ấy chứ, nhưng chỉ một cái bắt tay hay được nghe giọng nói ngoài đời của chúng nó thôi,lòng tôi đã rung lên những hân hoan vô kể!Và bao giờ,cái gì được trở về nơi nó thuộc về vẫn hay ho hơn,trường tôi xinh đẹp và rộng rãi vô cùng.Tòa nhà nào cũng được trang hoàng tinh tươm để chào đón những "đứa con" của mình.Đúc kết lại,năm nay thực sự là một năm học in đậm dấu ấn,thử thách phải trải qua lẽ chừng không đếm xuể nhưng nhờ cái cảnh ngộ đó,tập thể chúng tôi mới hiểu rõ được tầm quan trọng của tri thức cũng như trường lớp để hướng tới một năm học tới thành công và tốt đẹp!
":) mình biết là đã xấp xỉ 1 tháng từ hồi cái bài post này đc đăng lên nhưng mà dù sao đọc để tham khảo cho vốn văn phong phú hơn và cho các bạn khác cũng ổn đúng không cậu:)?Chúc cậu học tốt nka!"
 

Trong đời sống xã hội, giáo dục và đào tạo là lĩnh vực có vai trò quan trọng đối với mọi quốc gia, dân tộc ở mọi thời đại. Trong xu thế phát triển tri thức ngày nay, giáo dục - đào tạo được xem là chính sách, biện pháp quan trọng hàng đầu để phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới và Việt Nam không phải là ngoại lệ. Giáo dục góp phần nâng cao dân trí ở mọi quốc gia, dân tộc. Ngày nay, giáo dục và đào tạo còn góp phần tạo ra hệ thống giá trị xã hội mới. Trong nền kinh tế tri thức hiện nay, tri thức là sản phẩm của giáo dục và đào tạo, đồng thời là tài sản quý giá nhất của con người và xã hội. Sở hữu tri thức trở thành sở hữu quan trọng nhất được các nước thừa nhận và bảo hộ. Nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia, dân tộc từ tài nguyên, sức lao động cơ bắp là chính chuyển sang nguồn lực con người có tri thức là cơ bản nhất. Giáo dục và đào tạo góp phần bảo vệ chế độ chính trị của mỗi quốc gia, dân tộc bởi giáo dục - đào tạo góp phần xây dựng đội ngũ lao động có trình độ cao làm giàu của cải vật chất cho xã hội đồng thời có bản lĩnh chính trị vững vàng, đủ sức đề kháng chống lại các cuộc “xâm lăng văn hóa” trong chính quá trình hội nhập quốc tế và toàn cầu. Nhận thức rõ vai trò của giáo dục - đào tạo đối với sự phát triển, Đảng và Nhà nước ta khẳng đinh: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Việc đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay đang là mối quan tâm của các cấp, ngành, các nhà khoa học và toàn xã hội. Chọn khoa học và giáo dục làm khâu đột phá cho phát triển. Chọn giáo dục làm tiền đề, làm xương sống của phát triển bền vững là xác định đúng đắn và khoa học.

31 tháng 10 2021

Em cảm ơn nhìu nhìu lắm ạ!yeu

Mỗi mùa xuân sang, em lại thấy lòng mình trào lên một niềm xúc động kì lạ, đặc biệt là khi đứng ngắm nhìn cây bưởi trước nhà trổ hoa. Em yêu quý cây bưởi nhiều hơn cả so với những cây khác trong vườn.

Em dành tình cảm cho cây bưởi bởi nó gắn với những kỉ niệm về ông nội. Bố em kể rằng, ngày em chào đời, ông đã vui mừng trồng cây bưởi trước sân với mong ước cháu gái lớn lên sẽ thanh khiết, dịu dàng như hương hoa bưởi. Những buổi chiều gió mát, ông lại bế em đến ngồi gốc cây hóng gió... Giờ đây, ông không còn nữa, cây bưởi vẫn xanh tươi như tình cảm ông dành cho em vẫn âm áp như ngày nào.

Cùng tuổi với em nhưng cây bưởi đã cao lắm, tán cây vượt hẳn mái ngói ngôi nhà của em. Bồi hồi đứng dưới vòm lá xanh tươi, ngước nhìn lên phía trên, em thấy ánh sáng được lọc qua tán lá trở thành một thứ màu xanh trong như ngọc. Chợt, “chiếc ô ngọc bích” khẽ rung mình lao xao, những tia nắng lọt qua khe lá nhảy nhót dưới mặt đất. Chao ôi! Thơm quá! Em ngỡ ngàng trong hương hoa dịu dàng thanh khiết, nhìn những bông hoa rụng theo gió bay. Ông ơi! Có phải ngày cháu ra đời, ông đã ước cháu sẽ đẹp dịu dàng như hoa bưởi? Em bồi hồi cúi nhặt bông hoa rơi. Hoa bưởi có năm cánh màu trắng muốt - màu trắng của chiếc áo nữ sinh em thường mặc khi đến lớp. Nhị hoa vàng tươi lấm tâm những hạt phấn nhỏ li ti. Em khẽ áp bông hoa lên mũi, một mùi hương nồng nàn dâng lên, những hạt phấn vàng li ti cũng dính nhẹ lên mũi em thật ngộ. Chỉ một lát nữa, mẹ sẽ nhắc em nhặt những bông hoa bưởi rụng để thả vào nước gội đầu: bao nhiêu năm nay mẹ con em gội đầu bằng nước nấu vỏ bưởi, lá bưởi và thả những bông hoa xinh đẹp vào nước để làm mềm mượt mái tóc đen dài...

Từng cánh hoa bưởi rụng xuống khiến em nghĩ đến một ngày kia những quả bưởi non sẽ lần lượt xuất hiện. Chúng nho nhỏ, xinh xinh, ban đầu bé xíu rồi lớn dần bằng nắm tay em bé, rồi như vốc tay người lớn. Cây bưởi này thường đậu quả rất sai. Những trái bưởi non đông đúc treo mình trên cây như đám trẻ con nghịch ngợm. Nhất là khi có gió, chúng thoắt ẩn thoắt hiện sau tán lá như chơi trò trốn tìm với nhau. Nếu lỡ có trái bưởi non nào rụng, em sẽ chẳng để chú phải buồn vì xa lìa anh chị em. Chú bưởi non ấy lập tức thành quả chuyền vừa ý trong trò chơi đánh chắt thú vị. Nếu bưởi rụng lúc đã khá to thì đã có cậu hàng xóm sẵn lòng lấy làm bóng đá với bạn bè. Em nghĩ: đâu chỉ có trái bưởi là ngon và bổ mà cả hoa bưởi và trái bưởi non cũng trở thành vật có ích cho người.

Cây bưởi nhà em rất sai quả nên khi bưởi già, mẹ em thường hái đem biếu họ hàng, hàng xóm để mọi người cùng thưởng thức. Nhìn những múi bưởi, tép bưởi căng mọng đã thấy ngọt mát tấm lòng. Có điều thật lạ, đã mười mấy năm rồi mà quả vẫn ngọt mát, không hề chua như nhiều cây bưởi khác. Các cô bác hàng xóm khen mẹ em khéo chăm cây nhưng mẹ em bảo đó là lộc ông nội để lại cho con cháu. Em cầm trái bưởi vàng ươm trên tay mà lồng bồi hồi, xúc động.

Cây bưởi đã gắn bó với em bởi nhiều kỉ niệm và tình cảm thiêng liêng như thế. Em yêu quý loài cây ấy vì tất cả những gì em cảm nhận được từ ý nghĩa, vẻ đẹp kì lạ của cây.

30 tháng 9 2021

Mỗi mùa xuân sang, em lại thấy lòng mình trào lên một niềm xúc động kì lạ, đặc biệt là khi đứng ngắm nhìn cây bưởi trước nhà trổ hoa. Em yêu quý cây bưởi nhiều hơn cả so với những cây khác trong vườn.

Em dành tình cảm cho cây bưởi bởi nó gắn với những kỉ niệm về ông nội. Bố em kể rằng, ngày em chào đời, ông đã vui mừng trồng cây bưởi trước sân với mong ước cháu gái lớn lên sẽ thanh khiết, dịu dàng như hương hoa bưởi. Những buổi chiều gió mát, ông lại bế em đến ngồi gốc cây hóng gió... Giờ đây, ông không còn nữa, cây bưởi vẫn xanh tươi như tình cảm ông dành cho em vẫn âm áp như ngày nào.

Cùng tuổi với em nhưng cây bưởi đã cao lắm, tán cây vượt hẳn mái ngói ngôi nhà của em. Bồi hồi đứng dưới vòm lá xanh tươi, ngước nhìn lên phía trên, em thấy ánh sáng được lọc qua tán lá trở thành một thứ màu xanh trong như ngọc. Chợt, “chiếc ô ngọc bích” khẽ rung mình lao xao, những tia nắng lọt qua khe lá nhảy nhót dưới mặt đất. Chao ôi! Thơm quá! Em ngỡ ngàng trong hương hoa dịu dàng thanh khiết, nhìn những bông hoa rụng theo gió bay. Ông ơi! Có phải ngày cháu ra đời, ông đã ước cháu sẽ đẹp dịu dàng như hoa bưởi? Em bồi hồi cúi nhặt bông hoa rơi. Hoa bưởi có năm cánh màu trắng muốt - màu trắng của chiếc áo nữ sinh em thường mặc khi đến lớp. Nhị hoa vàng tươi lấm tâm những hạt phấn nhỏ li ti. Em khẽ áp bông hoa lên mũi, một mùi hương nồng nàn dâng lên, những hạt phấn vàng li ti cũng dính nhẹ lên mũi em thật ngộ. Chỉ một lát nữa, mẹ sẽ nhắc em nhặt những bông hoa bưởi rụng để thả vào nước gội đầu: bao nhiêu năm nay mẹ con em gội đầu bằng nước nấu vỏ bưởi, lá bưởi và thả những bông hoa xinh đẹp vào nước để làm mềm mượt mái tóc đen dài...


 
Từng cánh hoa bưởi rụng xuống khiến em nghĩ đến một ngày kia những quả bưởi non sẽ lần lượt xuất hiện. Chúng nho nhỏ, xinh xinh, ban đầu bé xíu rồi lớn dần bằng nắm tay em bé, rồi như vốc tay người lớn. Cây bưởi này thường đậu quả rất sai. Những trái bưởi non đông đúc treo mình trên cây như đám trẻ con nghịch ngợm. Nhất là khi có gió, chúng thoắt ẩn thoắt hiện sau tán lá như chơi trò trốn tìm với nhau. Nếu lỡ có trái bưởi non nào rụng, em sẽ chẳng để chú phải buồn vì xa lìa anh chị em. Chú bưởi non ấy lập tức thành quả chuyền vừa ý trong trò chơi đánh chắt thú vị. Nếu bưởi rụng lúc đã khá to thì đã có cậu hàng xóm sẵn lòng lấy làm bóng đá với bạn bè. Em nghĩ: đâu chỉ có trái bưởi là ngon và bổ mà cả hoa bưởi và trái bưởi non cũng trở thành vật có ích cho người.

Cây bưởi nhà em rất sai quả nên khi bưởi già, mẹ em thường hái đem biếu họ hàng, hàng xóm để mọi người cùng thưởng thức. Nhìn những múi bưởi, tép bưởi căng mọng đã thấy ngọt mát tấm lòng. Có điều thật lạ, đã mười mấy năm rồi mà quả vẫn ngọt mát, không hề chua như nhiều cây bưởi khác. Các cô bác hàng xóm khen mẹ em khéo chăm cây nhưng mẹ em bảo đó là lộc ông nội để lại cho con cháu. Em cầm trái bưởi vàng ươm trên tay mà lồng bồi hồi, xúc động.

Cây bưởi đã gắn bó với em bởi nhiều kỉ niệm và tình cảm thiêng liêng như thế. Em yêu quý loài cây ấy vì tất cả những gì em cảm nhận được từ ý nghĩa, vẻ đẹp kì lạ của cây.

2 tháng 11 2021

Tham khảo!
Cá không ăn muối cá ươn
Con cưỡng cha mẹ, trăm đường con hư

Bài ca dao đã nhắc nhở bổn phận làm con của mỗi người. Mỗi chúng ta đều cảm nhận được tình yêu thương mà cha mẹ đã dành cho mình, chúng ta tự biết mình phải sống, phải lao động và học tập như thế nào để không phụ công nuôi dưỡng, thương yêu của mẹ cha. Làm một người tốt, đó là sự trả ơn, là đạo hiếu lớn nhất mà mỗi người con có thể đền đáp cho những nỗi nhọc nhằn của cha mẹ.

2 tháng 11 2021

cảm mơn chị nhìu lém 🥰😘😍