Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đoạn tham khảo
Nhân vật mà em ấn tượng nhất trong văn bản Mắt sói chính là cậu bé Phi Châu. Dù mang nhiều nỗi đau thể xác và tinh thần nhưng cậu luôn lạc quan và có tình yêu thương rất chân thành không phân biệt giống loài với các động vật xung quanh. Nhờ có tình yêu thương gắn bó với người bạn lạc đà Hàng Xén mà cậu bé đã không bị bỏ rơi trên đường đi. Nhưng cuối cùng cậu vẫn bị lão Toa buôn đem bán cho vua Dê, chia rẽ cậu với người bạn của mình. Cậu đã tìm lạc đà rất lâu, dò hỏi những người qua đường, người mua lạc đà, những cậu bé trạc tuổi cậu, và thậm chí là hỏi cả những con lạc đà khác nhưng vẫn không thấy bạn. Ở chỗ vua Dê, cậu quen thân với Báo và sau này trở thành bạn của Sói Lam, cả hai đã thấu hiểu cuộc đời và nỗi cực nhọc của nhau thông qua ánh mắt và sự cảm thông đầy chân thành. Phi Châu chính là một tấm gương đẹp đẽ về lòng lương thiện và tình yêu thương động vật.
Bài làm tham khảo:
Truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) là truyện ngắn mà em yêu thích nhất vì truyện đã đề cập đến và nêu cao tình thương giữa người với người. Sơn và Lan là những đứa trẻ lương thiện, khi nhìn thấy Hiên co ro trong manh áo rách, hai chị em đã muốn tự ý đem áo cho Hiên mặc. Về sau, mẹ Hiên đem trả áo. Dẫu vậy, mẹ Sơn vẫn cho mẹ Hiên mượn ít tiền để may áo cho con. Sơn và Lan tưởng như sẽ bị mẹ mắng, nhưng may sao, người mẹ chỉ nhắc nhở nhẹ nhàng và vẫn vô cùng yêu thương các con mình vì chúng đã có lòng nhân hậu.
Chú thích:
- Thành phần tình thái: may sao
- Thành phần phụ chú: (Thạch Lam)
“Qua đèo ngang” là một bài thơ đặc sắc của bà Huyện Thanh Quan. Bài thơ đã vẽ nên một bức tranh Đèo Ngang hùng vĩ, hoang sơ và rợn ngợp với sức sống le lói, yếu ớt. Qua đó, bài thơ thể hiện một nỗi buồn thời thế, hoài niệm và nỗi nhớ nhà da diết, sự cô đơn trong trái tim của người thi sĩ. Một tấm tình cô đơn có ai chia sẻ, có ai thấu hiểu và tình cảm tác giả gửi vào cảnh thiên nhiên, trời đất?
Chú thích: câu hỏi tu từ giúp thể hiện tâm trạng cô đơn của nhân vật trữ tình trong cảnh nước mất nhà tan.
Như chúng ta đã biết, văn chương bao gồm tất cả những gì rộng rãi nhất về nghệ thuật ngôn ngữ. Nó có thể là những kiến thức về lịch sử, địa lí, tri thức,… Hiểu theo nghĩa hẹp hơn thì đó là tác phẩm văn học, nghệ thuật ngôn từ,… Hẹp hơn nữa là tính nghệ thuật, vẻ đẹp của câu văn, lời nói. Văn chương nó rất nhiều khái niệm để hiểu được nó và cũng từ đó mà nó đã có thật nhiều công dụng đem lại cho mọi người tận hưởng nét nghệ thuật văn chương đó. Như trong văn bản “Ý nghĩa văn chương” của tác giả Hoài Thanh đã có chứng minh rất rõ công dụng quý giá của văn chương. Nó là hình dung và sự sáng tạo của bao sự sống muôn hình vạn trạng; là nguồn gốc cốt yếu của bao tình thương yêu con người, động vật thật cao cả. Cuộc sống của con người ngày càng bận rộn, hối hả để chạy theo những cuộc đua vật chất và tinh thần trong xã hội nên việc cảm nhận những nét đẹp trong cuộc sống ngày càng khó khăn và hạn hẹp hơn. Vì thế, có không ít ý kiến cho rằng, giá trị của văn học đã bị giảm đi trước sự cạnh tranh của các phương tiện nghe nhìn. Tuy nhiên, thực tế đã phủ định điều đó. Vì văn chương đã giúp chúng ta cảm nhận sâu sắc hơn, thực tế hơn những cảm xúc mà bản thân chưa có hoặc chưa khai thác được vì nhu cầu đời sống xã hội. Văn chương chính là hình dung của bao tâm hồn thi sĩ, yêu đời và hết sức đẹp đẽ.
Tác dụng: làm nổi bật lên cái hay, cái đẹp của tiếng suối trong thơ của Bác.
=> Tiếng suối của Bác thể hiện một tâm hồn đẹp của người thi sĩ.
Sự phát triển ngày càng cao của đời sống vật chất thì điều đáng buồn là những biểu hiện của truyền thống tốt đẹp “tương thân tương ái” lại mai một dần và chúng ta đang phải đối mặt với một căn bệnh tinh thần đáng sợ. Người ta gọi đó những triệu chứng của “bệnh vô cảm”. Người mắc “bênh vô cảm” không có cảm xúc với cuộc sống, với những gì đang diễn ra. Bệnh vô cảm đang diễn ra ngày càng phức tạp, trở thành một căn bệnh khó chữa. Thực trạng đang diễn ra ngay trong chính gia đình, như: con cái thờ ơ với những khó khăn, vất vả của cha mẹ; cha mẹ thì không quan tâm, thờ ơ với những suy nghĩ, những hành động, việc làm sai trái của con. Trong trường học: học trò thờ ơ với sự chỉ bảo tận tình của thầy cô. Ngoài xã hội: thờ ơ, bàng quan, chỉ đứng xem rồi bàn tán, thậm chí thừa cơ chuộc lợi khi ai đó bị tai nạn, bị bạo hành. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là do: Lối sống cá nhân, vị kỉ, thiếu trách nhiệm, không quan tâm đến những người xung quanh. Do giới trẻ lo đắm chìm trong thế giới ảo mà quên đi cuộc sống hiện thực. Do gia đình, nhà trường chưa quan tâm, giáo dục tình thương ở các em. Do nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, đề cao vật chất. Và để lại những hậu quả to lớn như: khiến con người xa nhau, không biết đặt mình vào vị trí của nhau để cảm nhận, dần dần vô tâm, hờ hững trước những bất hạnh của người khác. Đồng thời, làm mất đi truyền thống tương thân tương ai của dân tộc. Mỗi người cần nhận thức và sống có trách nhiệm với chính bản thân cũng như với gia đình, xã hội và cộng đồng. Mỗi gia đình, nhà trường cần quan tâm, giáo dục ý thức cho thế hệ trẻ. Bản thân chúng ta cần phê phán thái độ sống thờ ơ, vô cảm và đề cao, nêu gương những người giàu lòng vị tha, nhân ái.
Văn bản “Trong mắt trẻ” của tác giả Ăng-toan đơ Xanh-tơ Ê-xu-pe-ri đã đem đến cho chúng ta những sự thật thú vị về vấn đề góc nhìn. Ai trong chúng ta cũng từng là những đứa trẻ, với trí óc của trẻ nhỏ ta cảm nhận và khám phá mọi thứ xung quanh bằng tâm thế vô tư, hồn nhiên nhất đồng thời ta còn thấy rằng tác giả đã kín đáo lưu ý về cách tiếp nhận đối với một văn bản văn học qua việc tái hiện sự khác nhau trong cách nhìn những bức tranh. Ở mỗi độ tuổi ta sẽ có cách nhìn nhận vấn đề khác nhau, khi cảm thụ một tác phẩm văn học cũng vậy. Ta cần đọc, suy ngẫm về tác phẩm, đặt cái nhìn đa diện nhiều chiều để hiểu được ý nghĩa của tác phẩm có như vậy mọi lớp nghĩa trong văn bản mới được tường minh và ta cũng thành công trong việc tiếp nhận một tác phẩm văn học.
Tham khảo!
Mỗi người đọc với sự khác biệt về lứa tuổi, nhận thức, trải nghiệm,… sẽ có những cách cảm nhận, đánh giá khác nhau về tác phẩm văn học. Nếu bạn đã từng đọc một tác phẩm trên hai lần, chắc hẳn, lần sau sẽ có những cảm nhận về tác phẩm khác hơn so với lần đọc trước. Lý do là bởi khi đó nhận thức và trải nghiệm của chúng ta đã có sự tích lũy tăng dần, góc nhìn cuộc sống và quan niệm và thế giới ít nhiều đã biến chuyển. Một bạn học sinh tiểu học khi đọc Dế Mèn phiêu lưu ký có thể sẽ thích thú với thế giới loài vật trong truyện và chưa suy ngẫm nhiều về các bài học nhân sinh cũng như góc nhìn đời sống. Nhưng khi câu chuyện được đọc và cảm bởi một học sinh trung học phổ thông thì cách nhìn nhận và đánh giá lại khác đi. Vẫn thấy được thế giới loài vật sống động, nhưng lúc này, bạn học sinh lớn kia đã có đủ nhận thức và trải nghiệm để suy tư về những bài học trên hành trình trưởng thành của Dế Mèn, từ đó đúc rút kinh nghiệm cho chính bản thân mình. Tất cả những điều ấy khiến chúng ta phải thốt lên: Ôi, văn học mới kỳ diệu làm sao! Chỉ thông qua một tác phẩm thôi mà chúng ta đã cảm nhận và học hỏi được thêm bao nhiêu là điều, thế giới của mỗi tác phẩm dường như mở ra không giới hạn để người đọc thỏa sức khám phá và liên hệ với chính cuộc đời mình.
Thành phần biệt lập là chắc hẳn, ôi