Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Nâng cấp các phương tiện tàu thuyền, ngư cụ hiện đại.
- Phát triển các dịch vụ và mở rộng chế biến thuỷ sản
- Đảm bảo quản lý hiệu quả các nguồn lợi thủy sản bằng cách thiết lập các quy định về khai thác, bảo vệ môi trường và nguồn lợi dự phòng.
- Khai thác gắn với bảo vệ nguồn lội và giữ vững chủ quyền vùng biển, hải đảo
- Thúc đẩy các biện pháp bảo vệ môi trường biển như giảm thiểu rác thải nhựa, ngăn chặn trôi dạt, bảo vệ rừng ngập mặn và rừng biển.
- Hợp tác với cộng đồng quốc tế để đối phó với các vấn đề biên giới và quản lý biển chung, đặc biệt là trong việc kiểm soát cái thiện và bảo vệ biển.
- Tạo ra các chương trình giáo dục và tạo nhận thức để người dân hiểu về tầm quan trọng của thủy sản bền vững và cách bảo vệ nguồn lợi biển.
- Đảm bảo quyền và lợi ích của ngư dân và người nuôi trồng thông qua quản lý thị trường công bằng và đảm bảo sự minh bạch trong chuỗi cung ứng thủy sản.
Tám giải pháp đó là:
- Tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị từ sản xuất nguyên liệu đến chế biến tiêu thụ ở tất cả các lĩnh vực và đối tượng sản phẩm.
- Thực hiện hiệu quả công tác xúc tiến thương mại để củng cố và phát triển các thị trường truyền thống, thị trường lớn ở nước ngài.
- Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực thủy sản phù hợp với nhu cầu phát triển sản xuất.
- Tập trung cho nghiên cứu biển, nghiên cứu ngư trường, nguồn lợi thủy sản.
- Bảo vệ môi trường, bảo vệ tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản.
- Có cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư phát triển mô hình vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, chính sách về tăng cường quản lý chất lượng và bình ổn giá một số mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực, chính sách khuyến khích áp dụng tiến bộ kỹ thuật và các tiêu chuẩn nâng cao chất lượng sản phẩm thủy sản.
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước, hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý nhà nước ngành thủy sản từ trung ương đến địa phương.
- Tiếp tục phát triển các hình thức hợp tác, liên doanh trong các lĩnh vực khai thác, nuôi trồng, cơ khí, hậu cần dịch vụ, chế biến, thương mại thủy sản với các nước trong khu vực và quốc tế.
Sự khác biệt về tình hình phát triển kinh tế ở nông thôn vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long so với cả nước thể hiện sự tập trung vào nông nghiệp và cơ cấu kinh tế khác nhau. Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, với đặc điểm đất đai phù sa và nước ngập úng, đã phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực nông nghiệp và sản xuất thực phẩm. Nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của vùng này, với sự tập trung vào các sản phẩm như gạo, lúa mì, cây lương thực, và thủy sản.
Tuy nhiên, thu nhập trung bình của dân cư ở nông thôn vùng này thường thấp hơn so với trung bình cả nước do phần lớn dân cư làm nông dân và có sự phụ thuộc vào thời tiết và nông nghiệp truyền thống. Cơ sở hạ tầng ở một số khu vực nông thôn cũng còn kém phát triển, gây khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ và cơ hội kinh doanh.
Trong khi đó, các thành phố và trung tâm đô thị trong vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, như Cần Thơ và Hồ Chí Minh, có sự phát triển nhanh chóng và đóng góp lớn vào kinh tế vùng. Các ngành công nghiệp và dịch vụ tại đô thị đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu.
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản lượng quốc gia (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người (PCI) trong một thời gian nhất định. Sự tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào 2 quá trình: sự tích lũy tài sản (như vốn, lao động và đất đai) và đầu tư những tài sản này có năng suất hơn. Tiết kiệm và đầu tư là trọng tâm, nhưng đầu tư phải hiệu quả thì mới đẩy mạnh tăng trưởng. Chính sách chính phủ, thể chế, sự ổn định chính trị và kinh tế, đặc điểm địa lý, nguồn tài nguyên thiên nhiên, và trình độ y tế và giáo dục, tất cả đều đóng vai trò nhất định ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản lượng quốc gia (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người (PCI) trong một thời gian nhất định. Sự tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào 2 quá trình: sự tích lũy tài sản (như vốn, lao động và đất đai) và đầu tư những tài sản này có năng suất hơn. Tiết kiệm và đầu tư là trọng tâm, nhưng đầu tư phải hiệu quả thì mới đẩy mạnh tăng trưởng. Chính sách chính phủ, thể chế, sự ổn định chính trị và kinh tế, đặc điểm địa lý, nguồn tài nguyên thiên nhiên, và trình độ y tế và giáo dục, tất cả đều đóng vai trò nhất định ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế
giúp mình câu này đi
Giải thích vì sao lượng mưa Châu Phi phân bố không đồng đều :((
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp:
Lực lượng lao động đang ra tăng với tỷ lệ nhanh chóng với hơn một triệu việc làm mới mỗi năm. Tỷ lệ thất nghiệp giữa thanh niên đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng ở Việt Nam, nơi mà dân số dưới độ tuổi 24, chiếm phần lớn trong số người thất nghiệp. Tỷ lệ của những người tìm việc làm lần đầu, đa số họ là những người lao động trẻ và phụ nữ, trong tổng số người thất nghiệp đã tăng lên trong thập kỷ qua.
Việc chuyển sang nền kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa đã làm suy giảm số người lao động hiện đang làm việc tại các xí nghiệp, hợp tác xã quốc doanh. Trong vòng từ 3-5 năm tới, dự tính hơn 500.000 công nhân sẽ bị mất việc làm tại các xí nghiệp quốc doanh, đấy là chưa tính số công nhân về hưu trước tuổi. Tương tự như một số nước, việc tự do hoá nền kinh tế và cải cách cơ cấu đã khuyến khích cho các doanh nghiệp nhỏ thuộc khu vực phi chính quy và khuyến khích vuệc ký hợp đồng lao động. Những yếu này được xem là sẽ tạo ra một thị trường năng động, tích cực hơn, giảm các chi phí về lao động, năng suất cao hơn nhưng cũng là cách thức để lẩn tránh các điều luật và quy định về lao động . Điều này dẫn tới mất sự bảo đảm về nghề nghiệp, những lợi ích về kinh tế, xã hội và sự suy giảm có thể về việc làm và điều kiện lao động cho công nhân.
Các cơ hội về việc làm bị suy giảm trong khu vực quốc doanh đối với những người lao động mới và những sinh viên tốt nghiệp đại học bởi vì việc giảm quy mô của khu vực dân sự và các doanh nghiệp quốc doanh. Trong năm 2000, Nhà nước đã tuyển dụng khoảng 1,4 triệu người vào làm việc, tăng khoảng 2,5% so với năm 1999. Tuy nhiên, việc cắt giảm 15% người lao động trong khu vực dịch vụ dân sự đã có trong kế hoạch với hơn 70.000 người lao động sẽ mất việc làm vào năm 2002. Trong khi đó, 8% số người lao động trong bộ máy quản lý ở cấp trung ương cấp thành phố và cấp tỉnh 1 tỷ đồng cũng đang bị cắt giảm. Chính phủ đang bị cắt giảm và 72% số người lao động trong các tổ chức nhà nước đã có kế hoạch dành hơn 1 tỷ tỷ Đồng Việt nam cho việc cắt giảm chỗ làm việc trong khu vực dịch vụ dân sự.
Việt Nam cũng đang trong tình trạng thiếu những công nhân lành nghề và bán lành nghề. Chỉ 22% trong tổng số người lao động đã được qua đào tạo và chỉ 13,4% được đào tạo nghề. Cuộc điều tra lực lượng lao động được tiến hành năm 1999 đã chỉ ra rằng 86% trong lực lượng lao động là không có tay nghề. Ví dụ, tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT ) dự tính rằng 50% trong số lao động của Tổng công ty là những người lao động không có chuyên môn (chủ yếu những người làm công việc dịch vụ thư tín ) và họ cần được đào tạo. Hơn 100 xí nghiệp hoạt động tại miền nam có nhu cầu tuyển dụng 17.000 kỹ sư vào làm việc, tuy nhiên họ không tuyển dụng được những người lao động có trình độ và kinh nghiệm vào làm việc. Những khu công nghiệp (IPs) được thành lập ở một số tỉnh ở Việt Nam đã tạo được việc làm cho người lao động tại các khu vực tập trung, tuy nhiên thường thì họ không tuyển dụng những người dân địa phương vào làm việc vì đó là những người không có tay nghề, (Ví dụ các khu công nghiệp Bình Dương tuyển dụng hơn 35.000 người lao động Việt Nam nhưng trong số này, chỉ có 13% là người tại địa phương. Đại đa số những người lao động đến từ những tỉnh miền Bắc và miền Trung. Tỉnh Bình Dương đang đầu tư vào đất đai xây nhà cho những người lao động đến từ các địa phương khác, nhưng phần lớn họ vẫn sống ở những ngôi nhà ổ chuột. Bình Dương cũng đã đầu tư vào một trung tâm đào tạo nghề để cung cấp một lao động có tay nghề cho các khu công nghiệp). Việt Nam phải đầu tư một số lượng lớn hơn nữa vào việc dạy nghề dựa trên các nhu cầu của người sử dụng lao động đối với các lao động lành nghề để chuẩn bị những trách nhiệm mới và những việc làm mới cho người lao động. Phụ nữ thì ít được đào tạo về mặt kỹ thuật hơn và thường được tuyển dụng vào làm việc tại các xí nghiệp sản xuất, nơi tuyển dụng những người lao động không có tay nghề. Phụ nữ thường ít tham gia vào các công việc được trả lương, có nhiều phụ nữ đã tự đứng ra vận hành những doanh nghiệp gia đình.
Phần lớn lực lượng lao động của việt nam vẫn làm việc trong khu vục nông nghiệp, chiếm 62,56% trong lực lượng lao động. Trong khi đó,tỷ lệ này ở ngành công nghiệp, xây dựng là 13,15%và khu vực dịch vụ là 24,29%. Chính phủ đã đặt ra những mục tiêu mới là sẽ có 50% trong lực lượng lao động làm việc trong khu vực nông nghiệp, 23% trong lĩnh vực công nghiệp/ xây dựng và 27% trong khu vực dịch vụ. Tuy nhiên, tỷ lệ thiếu việc làm cũng khá cao trong khu vực nông thôn chiếm hơn 25%. Số lượng đất đai canh tác sẵn có không thể thu hút được nhiều lao động hơn. Theo số liệu do Viện Khoa học Lao động và các vấn đề xã hội cung cấp, với khoảng 8,1 triệu héc ta đất nông nghiệp và con số tối đa lao động trong ngành nông nghiệp cần thiết là 19 triệu. Những việc làm ngoài thời gian mùa vụ cần sớm được tạo để tránh tình trạng thất nghiệp ở vùng nông thôn đối với khoảng gần 10 triệu người. Khu vực kinh doanh ngoài quốc doanh trong nước của Việt Nam chủ yếu tập trung ở những khu vực có thu nhập như là trồng trọt hộ gia đình và những dịch vụ cửa hàng kinh doanh nhỏ, cả hai loại hình này đều không tạo ra nhiều việc làm mới.
Tình trạng thất nghiệp ở thành thị cũng nảy sinh như là một vấn đề chính, vì nhiều công nhân đã di chuyển ra các vùng đô thị để tìm việc làm. Việt Nam dự đoán rằng dân số thành thị sẽ tăng lên từ 20% đến 45% vào cuối năm 2020 so với mức hiện nay (Con số dự đoán của ILO), và điều này có nghĩa là hơn 30 triệu người từ các vùng nông thôn chuyển đến các thành phố để tìm việc làm. Vấn đề này đang gây áp lực đối với các thành phố trong việc tạo thêm những việc làm mới cho họ. Tỷ lệ thất nghiệp ở đô thị đã tăng từ 6,5% năm 1999 lên 8% năm 2000. Tỷ lệ thất nghiệp trong thanh niên đang ở mức cao nguy hiểm ở một số khu vực ở đô thị (tỷ lệ này là 52% đối với những người trong độ tuổi từ 15- 24 ). Ngày càng nhiều thanh niên di chuyển đến các thành phố với hy vọng tìm được việc làm và đôi khi họ làm nghề bán hàng rong trên đường phố, bán bưu thiếp, đánh giày hoặc bán thuốc lá để kiếm kế sinh nhai và gửi tiền về hỗ trợ gia đình.
Chiến lược về việc làm ở Việt Nam cũng phụ thuộc vào số công nhân đi lao động ở nước ngoài. Việt Nam đã thành công trong lĩnh vực đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài. Trong khoảng thời gian từ 1995- 2000, hơn 95.000 người lao động đã được đưa đi làm việc ở các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Li bi. Những người lao động này đã gửi tiền lương của họ về để giúp đỡ thân nhân trong nước với số tiền từ 80 triệu đến 220 triệu đồng mỗi người mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế là cũng có nhiều nước khác sẵn sàng đưa lao động đi làm việc tại nước ngoài, do đó cũng chưa thể biết được liệu các nước nhập khẩu lao động trong tương lai sẽ cần bao nhiêu lao động nước ngoài.
Việc sắp xếp lại ngành công nghiệp và tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới cũng cần nhiều thời gian, vì thế, tỷ lệ thất nghiệp số học cũng gia tăng. Sự phát triển nhanh của đầu tư tư nhân là cần thiết cho việc tạo việc làm. Sự tăng trưởng về đầu tư tư nhân cũng đang ở dưới mức cần thiết để tạo ra số việc làm cần thiết ỏ Việt Nam nhằm đáp ứng được nhu cầu của những người mới bước vào lực lượng lao động mỗi năm. Cần có một khoảng thời gian đối với một người tìm việc cho tới khi tìm thấy một việc làm thích hợp. Việt Nam vẫn cần phải bắt đầu sự chuyển đổi từ các ngành công nghiệp cần nhiều lao động sang một nền công nghiệp có tay nghề chuyên môn cao.
Thiên tai có thể ảnh hưởng đến một bộ phận lớn trong lực lượng lao động tại những vùng bị thiệt hại bị mất việc làm cho tới khi họ có thể khắc và xây dựng cuộc sống và kế sinh nhai của họ
Bảo hiểm thất nghiệp không thể giải quyết tất cả về nguyên nhân thất nghiệp nói trên. Tuy nhiên, nó có thể góp vào việc làm giảm đi những tác động của thất nghiệp đối với công nhân và cũng đóng góp được cho chế độ bảo hiểm xã hội. Các hình thức khác của trợ cấp thất nghiệp có thể được sử dụng như là một phần của chiến lược việc làm hội nhập để hỗ trợ cơ bản về thu nhập và đào tạo tay nghề để tạo cơ hội tốt hơn cho người lao động tìm được việc làm. Các chính sách đều nhằm vào việc cải thiện chất lượng của lực lượng lao động, thông qua đào tạo nghề và giáo dục, dường như sẽ làm giảm đi số lượng người lao động có tay nghề kém trong thời gian tới. Mục đích của chế độ trợ cấp thất nghiệp thường được xem như là biện pháp để tạo điều kiện cho những người bị mất việc làm, không phải do lỗi của bản thân họ, một khoản bồi thường đủ để đáp ứng được nhũng nhu cầu ngay lập tức của họ và khoản thu nhập tương tự này sẽ giúp họ chi trả được những chi phí cần thiết cho đến khi tìm được việc làm mới.