K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 5 2020

d.sự yêu thương 

28 tháng 5 2020

d sự yêu thương

16 tháng 10 2019

1 – b, 2 – d, 3 – a, 4 -c

24 tháng 12 2021

c

24 tháng 12 2021

C

các bạn ơi cho í kiến về bài làm của mình nhéTình mẹ, một tình cảm thiêng liêng, cao quý luôn hiện hữu trong mỗi người con dành cho đấng sinh thành của mình. "Lên non mới biết non cao, Có con mới biết công lao mẹ già!". Tình yêu của người mẹ hiền dành cho mỗi chúng ta, không thể nói hết bằng lời. Và cho dù có đi, ở đâu thì đúng thật, không ai tốt, chăm sóc, lo lắng cho chúng ta bằng chính...
Đọc tiếp

các bạn ơi cho í kiến về bài làm của mình nhé

Tình mẹ, một tình cảm thiêng liêng, cao quý luôn hiện hữu trong mỗi người con dành cho đấng sinh thành của mình. "Lên non mới biết non cao, Có con mới biết công lao mẹ già!". Tình yêu của người mẹ hiền dành cho mỗi chúng ta, không thể nói hết bằng lời. Và cho dù có đi, ở đâu thì đúng thật, không ai tốt, chăm sóc, lo lắng cho chúng ta bằng chính cha mẹ...

Cô học trò nhỏ, con gái của độc giả Trần Thị Sương, đang học lớp 10 chuyên Hóa Trường THPT chuyên Lê Qúy Đôn (Đà Nẵng) đã gửi gắm những tình cảm thiêng liêng dành cho mẹ vào trong chính bài văn của mình. Mời độc giả cùng theo dõi:

Mọi người chúng ta ai cũng được sinh ra và lớn lên trong vòng tay âu yếm của mẹ hiền. Vẫn biết bên mình có biết bao nhiêu người thân yêu - đến trường ta có bạn bè thân thương, có ngôi trường thương mến, có thầy cô kính yêu hằng ngày vỗ về, dạy dỗ ... nhưng chắc chẵn có ai không cảm nhận được tình yêu thương đầy ắp, nồng ấm của người mẹ hiền đi theo ta đến suốt cuộc đời là cao cả nhất.

Tình yêu đó cứ lớn dần theo năm tháng, đến bây giờ khi bước chân vào trường trung học phổ thông ta mới phần nào hiểu được tình yêu thiêng liêng của mẹ.

Một sớm mai thức dậy, ta đã cảm nhận được bàn tay mẹ hiền ôm ấp đêm qua, giờ đây lại chuẩn bị nắm cơm buổi sáng trước lúc ta đến trường. Khi ta vào lớp, bàn tay mẹ lại tần tảo nắng mưa ngoài nương rẫy lo cho ta buổi cơm thường nhật, từng mãnh áo ấm trong những tiết trời lập đông. Cứ thế, tình mẫu tử luôn hiện hữu, cứ mãi chở che, mơn trớn, vỗ về, yêu thương, trìu mến trên mỗi nẻo đường con đến lớp.

Tình mẹ tràn đầy, trinh trắng như mặt nước hồ thu buổi sớm mà vẫn chân chất, mộc mạc, gần gũi tinh tươm tựa trang giấy học trò. Có lẽ khi con người còn chưa biết mặt chữ thì tình mẫu tử đã thể hiện đủ đầy, lung linh như ánh trăng rằm trong những câu ca dân gian xưa. Nay trên tất cả các phương tiện trao đổi thông tin, nghệ thuật, hình ảnh người mẹ lại càng được tôn vinh hơn nhưng chắc vẫn chưa bao giờ đủ để nói lên sự hy sinh và tình yêu người mẹ dành cho ta.

Từ tấm bé, khi biết cảm nhận cuộc đời, tình mẹ luôn dần lớn lên bên con theo năm tháng...
“ Ầu ơ ... ví dầu cầu ván đóng đinh, Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi, Khó đi mẹ dắt con đi...”

Câu hát ru con bất ngờ của nhà ai hàng xóm trong đêm sâu quạnh quẽ của miền quê có lẽ cũng đủ đưa ta theo nguồn yêu thương của tình mẹ bao la! Tình mẹ thể hiện mọi nơi trên trái đất nầy với bất kỳ không gian nào. Một sớm mai trong bài giảng của Thầy ở lớp, vẫn còn nhớ như in câu hò đầm ấm, du dương mà mênh mông tình mẫu tử:

“Hò ơ! Mẹ già như chuối chín cây, Gió lay mẹ rụng... gió lay mẹ rụng ... con phải mồ côi!”

Buổi chiều về, đem cảm xúc nầy thổ lộ với Ba, con lại nghe Ba sụt sùi tiếc thương đã một lần lầm lỡ khi vô tình để mẹ buồn lúc tuổi thời cắp sách. Ba rất sợ mồ côi chăng? Có lẽ thế! Mồ côi với tình yêu thiêng liêng bất tận! mồ côi bàn tay chăm bẵm tự buổi sơ sinh! Mồ côi sự chở che từ tấm bé! Mồ côi ngay cả lúc đã là người lớn như Ba! Mồ côi sự nuông chiều trong thời thơ dại! Mồ côi cả trong buổi xế chiều!... Ba chỉ ngậm ngùi đọc câu ca dao xưa cũ:

“Công cha như núi Thái sơn.

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”.

Ta chợt rùng mình sợ hãi thật sự nếu trên đời nầy, ta hay bất kỳ ai lỡ thiếu vắng đi một tình yêu thương của mẹ hiền!

Một đêm sốt xoàng thôi ta đủ biết mẹ chẳng bao giờ yên giấc, bàn tay mẹ nhẹ nhàng sờ trán thăm khám nhiệt độ, đắp chăn, tất tả lo thuốc men, rồi mẹ nấu lá xông mà khi nhỏ ta cứ ngỡ nồi lá xông là thuốc thần để con hết bệnh!

“Con ho lòng mẹ tan tành, Con sốt lòng mẹ như bình nước sôi”.

Cơn sốt của con đã là cơn lửa đốt lòng mẹ! Cơn ho của con chắc đã làm khuôn mặt mẹ thêm hằn những vết chân chim!

Hình ảnh người mẹ luôn bên đời ấm áp, mãi hy sinh, chở che! Cất tiếng khóc đầu tiên chào đời là ta đã nằm trọn trong tình yêu thương đó. Từng bước đi chập chững trước tiên của đời người, ai đã cầm tay ta dắt đi từng bước một? khi lỡ ngã đau, ai lên tiếng xít xoa? Cảm nhận được nổi đau lúc nầy là ai ngoài mẹ? Ai mừng vui nhất khi ta cất tiếng nói bi bô? Khi bước chân vào trường, đằng sau ta không bao giờ thiếu vắng cặp mắt dõi theo đầy lo lắng của mẹ hiền! Và có ai tả được ánh mắt mừng vui của mẹ mỗi khi ta được điểm mười?

Giờ đây, khi ngồi trên ghế nhà trường với những trang sách mới thơm tho như còn phảng phất mùi hương lúa mới đồng quê và những giọt mồ hôi tảo tần của mẹ, với bộ trang phục màu xanh hôm nay đây chắc không thiếu đi niềm hy vọng cho con nên người tự miền quê xa lắc! Khi phố lên đèn ta chắc mẹ mới rời công việc đồng áng, thoăn thoắt bước chân về nhà dưới làn sương đêm mà mẹ chưa một lần ta thán!

Còn nhớ như in những lúc học bài khuya, mẹ vẫn thức cùng con và ngồi bên may vá, khâu lại từng chiếc khuy, đắp bạ từng mãnh vai áo đã sờn. Ngồi bên con, chắc mẹ sợ con thức khuya không đủ sức mai dậy sớm đến trường, mẹ lại tất tả lo cho con từng ly nước cam ngọt lịm tình yêu thương. Đến khi con chim nhạn lạc bầy kêu sương đâu đó giữa không gian miên mang của đêm miền quê xứ Quảng, con lại lo rằng để mẹ cùng thức quá khuya làm sao ngày mai mẹ tiếp tục ra đồng dưới nắng?

Cũng đã có nhiều lần phạm lỗi, sau cái nhìn nghiêm khắc của mẹ, ta vẫn nhận được sự vỗ về bằng những lời khuyên mộc mạc, chân tình nhưng lắng sâu nỗi bao dung. Mỗi lần như vậy, con như lớn thêm lên, cứng cáp hơn lên và tự hứa với lòng sẽ không bao giờ phạm lỗi. Ta có biết đâu tuổi thơ vẫn cứ êm đềm trôi đi trong lúc lưng mẹ ngày thêm còng xuống theo dấu ấn nghiệt ngã của tháng năm, lỗi lầm xưa con e rằng chưa có dịp nào chuộc lại, tóc mẹ lại trắng thêm khi ta chưa kịp nên người!

Ngày tựu trường phổ thông trung học chuyên, hai mẹ con rụt rè trên phố như không khí “ngày tựu trường đầu tiên” của Thanh Tịnh. Trong trang phục của quê nghèo lạ lẩm tại góc phố phồn hoa nhưng con vẫn cảm nhận được sự rắn rỏi, cứng cáp của mẹ để con vững tin mà tiếp xúc môi trường mới mẽ. Có ai đó thì thầm xót xa, ái ngại nhưng có gì đâu? Người ta có thể có nhiều thứ hơn nhưng con vẫn tin rằng con đã có một gia sản quí nhất trên đời chưa chắc ai sánh kịp đó là tình mẹ của con!

Hôm nay trên chiếc xe đạp mẹ mua cho con vẫn còn thơm mùi sơn mới, con đến trường trong niềm hân hoan như đang trong vòng tay mẹ, con đã tiếp cận môi trường mới, Thầy cô mới, bạn bè mới trong veo tuổi thơ học trò, con chắc vẫn không bao giờ thiếu sự lo lắng, nhớ thương của người mẹ hiền tần tảo.

Cuộc đời mẹ là cả một đời mãi hy sinh cho con, tình yêu của mẹ dành cho con mênh mông như trời biển vẫn như câu ca dao xưa đó thôi: “Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”, và nước trong nguồn vẫn luôn chảy mãi như để tình mẹ luôn tồn tại vĩnh hằng!

Giờ đây, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, tưởng như báo đáp công ơn trời biển của mẹ bằng cả sự quyết tâm học hành của con! Con hứa với mẹ con sẽ giữ mãi màu xanh đồng phục của con bên cạnh bạn bè con, của trường con luôn trong sáng như niềm tự hào của chính con, như niềm hy vọng ngọt ngào vô tư của mẹ hiền dành cho con.

Mẹ ơi! Tình mẹ thật bao la! Con chỉ là đứa bé thích luôn được nằm trong vòng tay âu yếm, trìu mến của mẹ, của gia đình! Con nguyện sẽ gắng học thật tốt để rèn luyện bản thân con nên người, góp một phần nhỏ bé cho xã hội, đem lại nguồn vui, niềm hy vọng cho mẹ, cho gia đình thương yêu của mình

0
30 tháng 11 2019

A. Mở bài:

- Bài thơ “khúc hát ru..” của Nguyễn Khoa Điềm ra đời ngay tại chiến khu Trị - Thiên, trong những ngày kháng chiến chống Mĩ đang dần đến thắng lợi nhưng vẫn còn vô cùng gian khổ. Nhà thơ đã tận mắt chứng kiến hình ảnh những bà mẹ Tà ôi giã gạo nuôi bộ đội đánh Mĩ, để cảm xúc từ hiện thực thăng hoa thành những vần thơ có sức lay động mãnh liệt. Bài thơ “thể hiện tình yêu thương con gắn với lòng yêu nước, với tinh thần chiến đấu của người mẹ miền tây Thừa Thiên bằng những khúc ru nhịp nhàng, mang giọng điệu ngọt ngào, trìu mến.

B. Thân bài:

1. Phân tích tình cảm của người mẹ Tà Ôi trong khúc hát ru thứ nhất

a. Người mẹ Tà Ôi là một người mẹ giàu tình thương con và giàu lòng yêu nước.

- Người mẹ ấy luôn địu con trên lưng trong lúc làm việc, dù cho công việc có nặng nhọc, dù mẹ có vất vả thì em Cu Tai vẫn luôn bên mẹ:

“Mẹ giã gạo, mẹ nuôi bộ độiNhịp chày nghiêng, giấc ngủ em nghiêngMồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi”

Sự sóng đôi của từ “nghiêng” trong câu thơ giàu chất tạo hình đã vẽ lên hình ảnh người mẹ đang giã gạo chày tay trong khi đứa con nhỏ đang ngủ trên lưng, nhịp chày nghiêng, kéo theo giấc ngủ con nghiêng. Nhịp chày giã gạo thực ra nó không nghiêng nhưng vì giấc ngủ của em bé không được ngay ngắn như đặt trên giường mà phải dựa vào tấm lưng người mẹ lúc lên xuống phải chao đảo, dập dờn nên nghiêng lệch hẳn đi. Người mẹ ấy vẫn để Cu Tai có giấc ngủ trọn vẹn trên lưng mẹ. Tưởng như trong từng động tác của nhịp chày giã gạo cũng đã ngân lên nhịp điệu ru ngọt ngào và nhịp đưa em đều đặn an bình như trên một cánh võng êm.

- Bằng ngòi bút tả thực, tác giả giúp người đọc nhận ra mồ hôi mẹ rơi “nóng hổi”, vai mẹ gầy – bao vất vả như đọng cả trên đôi vai mẹ, nhận ra tấm lòng mẹ mênh mông trong hình ảnh mẹ con không cách xa:

“Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gốiLưng đưa nôi và tim hát thành lời”

- Nghệ thuật nhân hoá đã diễn tả sâu sắc và cảm động tình mẹ yêu con. Người mẹ Tà ôi lấy thân mình làm nôi, vai gầy làm gối và ru con không chỉ bằng lời ru thông thường như mọi lời ru của cuộc sống thanh bình mà ru con bằng lời ru thầm từ trái tim, từ tình yêu con tha thiết sâu thẳm trong lòng mẹ. Âm vang lòng mẹ cất thành lời ru đầy xúc cảm..

- Lòng yêu con gắn liền với tình thương bộ đội: “Mẹ thương A -Kay, mẹ thương bộ đội”

Điệp ngữ “mẹ thương” xuất hiện trong câu thơ ngắt hai vế đều đặn đã cho thấy người mẹ thương con như thương bộ đội, lòng yêu con gắn liền với tình yêu người kháng chiến.

- Vì thế nên trong những lời mẹ ru con ta thấy được những ước mơ của mẹ:

“Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngầnMai sau con lớn vung chày lún sân”

→ Người mẹ Tà Ôi mong có gạo để nuôi bộ đội, mong con khôn lớn để làm ra lúa gạo góp phần nuôi bộ đội bởi cuộc sống của những người Tà ôi những năm chống Mĩ còn bao cơ cực, thiếu thốn. -> Điều ước ấy thật chân thật và cao quý vì đó là điều mong mỏi của người mẹ lao động nghèo cho kháng chiến.

2. Phân tích khúc hát ru thứ 2.

Hình ảnh người mẹ Tà Ôi với công việc lao động sản xuất trên chiến khu.

“Mẹ tỉa bắp trên núi Ka -lưi”Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ”

- Sự tương phản giữa “lưng núi” và “lưng mẹ” gợi ra rất rõ sự nhọc nhằn, vất vả của người mẹ lao động giữa núi rừng mênh mông.

- Đặc biệt trong đoạn này có hai câu thơ rất gợi cảm:

“Mặt trời của bắp thì nằm trên đồiMặt trời của mẹ em nằm trên lưng”

“Mặt trời của mẹ” là một ẩn dụ độc đáo, có ý nghĩa sâu sắc. Nếu như mặt trời của bắp đem lại hạt mảy hạt chắc thì em Cu Tai là mặt trời của mẹ. Cu Tai là nguồn hạnh phúc ấm áp vừa gần gũi vừa thiêng liêng của đời mẹ. Chính em đã góp phần sưởi ấm lòng mẹ, đã nuôi giữ lòng tin yêu, hy vọng và ý chí của mẹ trong cuộc sống.

- Sự sống của A -Kay cũng là sự sống của buôn làng. Bởi thế cũng rất tự nhiên khi: “ mẹ thương A-kay, mẹ thương làng đói”. Dân làng đang đói khổ - cuộc sống của người Tà ôi những năm chống Mĩ còn bao cơ cực, thiếu thốn, mẹ muốn cưu mang, chia sẻ. Sức mạnh của tình thương yêu cộng đồng sẽ giúp mẹ vượt lên tất cả. Bàn tay mẹ cần mẫn “trỉa bắp”, gieo mầm sự sống với niềm mong mỏi thật bình dị:

“con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều.Mai sau con lớn phát mười ka-lưi”.

Tình cảm thương yêu ấy đã thăng hoa trong những ước mơ về sự sống buôn làng – mong được mùa và chứa đựng niềm mong ước về tương lai của con- có sức khoẻ làm nương giỏi. Đó là một điều ước giản dị, chân thật, chính đáng của người mẹ Tà Ôi.

⇒ Tình thương gắn liền với những điều ước đó đã nói với ta về một người mẹ giàu tình thương người và luôn biết sống vì người khác.

3. Phân tích khúc hát ru thứ 3.

- Cảm hứng của khúc hát ru cuối gắn liền với hiện thực khốc liệt và khẩn trương của cuộc kháng chiến chống Mĩ, với nhịp sống ở chiến khu Trị - Thiên. Hình ảnh người mẹ Tà Ôi trong đoạn thơ này có một sự thay đổi, không chỉ yêu thương con mà còn hành động vì tình yêu một cách dứt khoát mạnh mẽ:

“Mẹ đi chuyển lán mẹ đi đạp rừng.Mẹ địu em đi để giành trận cuốiTừ trên lưng mẹ em tới chiến trường”

- Hai động từ “đi” đã gợi tả tư thế chủ động với những công việc tiếp sức chiến đấu: “chuyển lán, đạp rừng”. Con người trong tư thế đối mặt với kẻ thù, quyết tâm chiến đấu giữ đất, giữ rừng. Người mẹ thật can đảm và dũng cảm cùng với “anh trai cầm súng, chị gái cầm chông” và “em Cu -Tai cũng theo mẹ vào trận cuối”.Những câu thơ hừng hực tinh thần bất khuất của người dân tộc miền Tây Thừa Thiên, đem lại cảm hứng lạc quan của cuộc chiến đấu chống Mĩ. Sự trưởng thành từ nhận thức đến hành động của mỗi con người đã được khẳng định bằng hai câu thơ thật khoẻ khoắn:

“Từ trên lưng mẹ, em đến chiến trườngTừ trong đói khổ, em vào Trường Sơn”

- Người mẹ Tà-Ôi muốn góp công sức của mình vào việc bảo vệ Tổ Quốc bởi giặc Mĩ với dã tâm “đuổi ta phải dời con suối”- không để cho gia đình, bản làng của mẹ được sống bình yên.

⇒ Từ tình thương con, thương bộ đội đến tình thương làng, thương đất nước, ta thấy tình thương của mẹ ngày càng rộng mở, người mẹ thật giàu đức hi sinh.

- Đó là cơ sở cho những ước mơ thật đẹp:

“Con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ.Mai sau con lớn làm người Tự do”

Trong tình cảm của người Tà -ôi cũng như của những người con Miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ thì Bác Hồ - người cha của dân tộc luôn là nguồn động viên, là biểu tượng của chiến thắng, là hình ảnh của đất nước tự do. Bởi vậy mong được gặp Bác là cảm xúc thường trực,dù cho lúc này Bác đã mất, bởi lẽ chỉ có thống nhất mẹ mới được ra với Bác. Giấc mơ đẹp gắn liền với ước mơ giành trọn vẹn non sông, thoả lòng Bác mong. Lời ru kết lại cùng hình ảnh em Cu -Tai của tương lai là “người Tự do” của một đất nước hoà bình. Đó cũng là mong ước chung của nhân dân, của những người Việt Nam yêu nước.

⇒ Người mẹ Tà Ôi quả là một người mẹ yêu nước nồng nà và luôn tha thiết với độc lập tự do của Tổ Quốc.

C. Kết luận:

- Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm đã tạo ra được những cảm xúc đồng điệu với bao người con miền Nam anh dũng thời chống Mĩ, nói lên trọn vẹn vẻ đẹp và tâm tư của người dân tộc miền Tây Thừa Thiên trung dũng kiên cường, thuỷ chung với cách mạng. Cảm xúc bình dị trong sáng với hình tượng người mẹ đã làm nên sức hấp dẫn riêng của tác phẩm. Từ ngôn ngữ đến hình ảnh thơ đều đậm chất dân tộc, đem đến cho người đọc những cảm nhận đặc biệt thương mến cùng hoà theo lời ru cho giấc ngủ thanh bình của em bé Tà ôi.

- Bài thơ toát lên tinh thần lạc quan cách mạng, kết đọng những ân tình sâu lắng của nhà thơ về nhân dân đất nước cũng như niềm tin vào thắng lợi cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Mĩ.

17 tháng 2 2018

Chọn đáp án: D

28 tháng 5 2017

Trong nhận thức đầu đời của con, tình cảm nồng nàn đầy yêu thương của mẹ đã được ấp ủ và gửi gắm qua những lời hát ru nhẹ nhàng sâu lắng. Trẻ con đón nhận bằng trực giác tình yêu và sự che chở bao dung của mẹ. Nhà thơ đã gợi cho chúng ta những hình ảnh quen thuộc: cánh cò, cổng phủ, Đồng Đăng... của làng quê Việt Nam thanh bình, yên ả. Không chỉ thế, ông còn gợi lên thân phận vất vả của người phụ nữ xưa lam lũ, vất vả đêm ngày gồng gánh nuôi chồng, chăm con. Từ đó, ông ngầm khẳng định hình ảnh cò chính là hình ảnh mẹ, người đã hy sinh cả tuổi xuân, hy sinh cả cuộc đời vì con.