Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Tác động của các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài:
+ Buộc chúa Trịnh phải thực hiện một số chính sách như: khuyến khích khai hoang, đưa nông dân lưu tán về quê làm ăn,....
+ Đẩy chính quyền Lê - Trịnh lún sâu vào cuộc khủng hoảng sâu sắc, toàn diện; chuẩn bị "mảnh đất" thuận lợi cho phong trào Tây Sơn phát triển mạnh mẽ ra Đàng Ngoài vào cuối thế kỉ XVIII.
Tham khảo:
Các cuộc khởi nghĩa nông dân tiêu biểu ở Đàng Ngoài trong thế kỉ XVIII là: khởi nghĩa của Hoàng Công Chất, Nguyễn Hữu Cầu, Nguyễn Danh Phương...
- Khởi nghĩa của Hoàng Công Chất (1739 - 1769):
+ Năm 1739, cuộc khởi nghĩa do Hoàng Công Chất lãnh đạo nổ ra ở vùng Sơn nam.
+ Năm 1751, Hoàng Công Chất rút quân lên vùng Điện Biên xây dựng căn cứ.
+ Sau khi Hoàng Công Chất mất, con trai ông tiếp tục chỉ huy khởi nghĩa kéo dài đến năm 1769 thì bị dập tắt.
- Khởi nghĩa của Nguyễn Danh Phương (1740 - 1751):
+ Năm 1740, khởi nghĩa do Nguyễn Danh Phương lãnh đạo nổ ra ở vùng núi Tam Đảo (Vĩnh Phúc), sau đó mở rộng hoạt động sang các trấn Sơn Tây, Tuyên Quang.
+ Năm 1751, Nguyễn Danh Phương bị bắt, khởi nghĩa thất bại.
- Khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu (1741 - 1751):
+ Năm 1741, cuộc khởi nghĩa do Nguyễn Hữu Cầu lãnh đạo nổ ra ở Đồ Sơn (Hải Phòng), sau đó chóng lan rộng ra vùng Kinh Bắc, rồi mở rộng xuống vùng Sơn Nam, Thanh Hóa, Nghệ An.
+ Năm 1751, khởi nghĩa bị dập tắt.
Tham khảo
- Nét chính về các cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài:
+ Nguyên nhân bùng nổ: mâu thuẫn sâu sắc giữa các tầng lớp nhân dân (nhất là nông dân) với chính quyền phong kiến Lê - Trịnh.
+ Phạm vi, quy mô: hàng chục cuộc khởi nghĩa của nông dân đã diễn ra trên phạm vi cả Đàng Ngoài.
+ Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: khởi nghĩa của Hoàng Công Chất (1739 - 1769); Khởi nghĩa của Nguyễn Danh Phương (1740 - 1751); khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu (1741 - 1751),…
+ Kết quả: thất bại.
+ Tác động: buộc chính quyền Đàng Ngoài phải thực hiện một số chính sách nhượng bộ; làm lung lay chính quyền “vua Lê - chúa Trịnh”.
Tham khảo
- Nét chính về các cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài:
+ Nguyên nhân bùng nổ: mâu thuẫn sâu sắc giữa các tầng lớp nhân dân (nhất là nông dân) với chính quyền phong kiến Lê - Trịnh.
+ Phạm vi, quy mô: hàng chục cuộc khởi nghĩa của nông dân đã diễn ra trên phạm vi cả Đàng Ngoài.
+ Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: khởi nghĩa của Hoàng Công Chất (1739 - 1769); Khởi nghĩa của Nguyễn Danh Phương (1740 - 1751); khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu (1741 - 1751),…
+ Kết quả: thất bại.
+ Tác động: buộc chính quyền Đàng Ngoài phải thực hiện một số chính sách nhượng bộ; làm lung lay chính quyền “vua Lê - chúa Trịnh”.
- Thời gian bùng nổ: Giữa thế kỉ XVIII
- Diễn biến chính một số cuộc khởi nghĩa nông dân
Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu/Thời gian diễn ra | Diễn biến chính |
Nguyễn Hữu Cầu | - Địa bàn: Đồ Sơn, Văn Đón... - Diễn biến: Từ Đồ Sơn, Văn Đón, nghĩa quân đánh lên Kinh Bắc, uy hiếp kinh thành Thăng Long, rồi mở rộng hoạt động xuống Sơn Nam, vào Thanh Hóa, Nghệ An. - Năm 1751, quân Trịnh tấn công dồn dập, khởi nghĩa thất bại. |
Hoàng Công Chất | Hoàng Công Chất tập hợp dân nghèo ở Sơn Nam |
Nguyễn Danh Phương | - Địa bàn: Tam Đảo (Vĩnh Phúc), rồi mở rộng hoạt - Năm 1751, trước sự tấn công ồ ạt của quân Trịnh, Nguyễn Danh Phương bị bắt. Khởi nghĩa thất bại. |
Tham khảo
- Tác động của các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài:
+ Buộc chúa Trịnh phải thực hiện một số chính sách như: khuyến khích khai hoang, đưa nông dân lưu tán về quê làm ăn,....
+ Đẩy chính quyền Lê - Trịnh lún sâu vào cuộc khủng hoảng sâu sắc, toàn diện; chuẩn bị "mảnh đất" thuận lợi cho phong trào Tây Sơn phát triển mạnh mẽ ra Đàng Ngoài vào cuối thế kỉ XVIII.
Tham khảo: Giới thiệu về cuộc khởi nghĩa của Hoàng Công Chất (1739 - 1769)
Năm 1739, Hoàng Công Chất phất cờ khởi nghĩa tại vùng Sơn Nam (Nam Định, Thái Bình, Hưng Yên). Nghĩa quân ngày một lớn mạnh đã liên kết với một số cuộc khởi nghĩa khác của Nguyễn Tuyển, Nguyễn Cừ, Nguyễn Hữu Cầu… gây không ít khó khăn cho triều đình Lê - Trịnh. Năm 1748, khi quân Trịnh tấn công, do tương quan lực lượng quá chênh lệch, Hoàng Công Chất lui tạm vào vùng thượng du Thanh Hoá, rồi tiến sang vùng thượng Lào hoạt động.
Cùng thời điểm đó, ở Mường Thanh có hai người Thái là Lò Văn Ngải, Lò Văn Khanh đứng lên tập hợp, lãnh đạo nhân dân các dân tộc chống lại giặc Phẻ (một tộc người trong nhóm Tày - Thái ở Thượng Lào và Vân Nam, Trung Quốc). Vì lực yếu, nghĩa quân của hai ông đã liên kết với nghĩa quân của Hoàng Công Chất. Cuối năm 1751, nghĩa quân của Hoàng Công Chất tiến vào Tây Bắc. Đến năm 1754, ông cùng các tướng người Thái lãnh đạo nhân dân đánh tan giặc Phẻ, đem lại cuộc sống ấm no cho dân Mường Thanh.
Sau chiến thắng giặc Phẻ, Hoàng Công Chất chiêu dụ dân chúng ổn định sản xuất, củng cố lực lượng, xây dựng thành Bản Phủ vào năm 1758. Nghĩa quân đẩy mạnh hoạt động ra khắp 10 châu của phủ An Tây và giành quyền kiểm soát toàn bộ đất đai vùng Tây Bắc. Mường Thanh trở thành trung tâm văn hóa, chính trị của đất Tây Bắc. Hoàng Công Chất là người có công trong việc truyền bá những kiến thức, kỹ thuật trồng trọt của người miền xuôi cho đồng bào các dân tộc nơi đây, là nhân tố chính đoàn kết cộng đồng các dân tộc, trở thành đức Thánh của lòng dân.
Ngày 25/2/1767, Hoàng Công Chất qua đời, con trai ông tiếp tục chỉ huy, cuộc khởi nghĩa kéo dài đến năm 1769 thì bị chính quyền Lê - Trịnh dập tắt.
Giới thiệu di tích Thành Bản Phủ - Đền thờ Hoàng Công Chất
Di tích Thành Bản Phủ thuộc xã Noong Hẹt, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên được xây dựng vào những năm 1758 đến 1762, cách thành phố Điện Biên Phủ 12km về phía Nam. Thành là chứng tích ghi dấu mốc lịch sử về công cuộc đánh đuổi ngoại xâm, giải phóng Mường Thanh do tướng Hoàng Công Chất lãnh đạo vào thế kỷ 18. Sau khi lãnh đạo cuộc khởi nghĩa nông dân chống lại triều định Lê - Trịnh tại vùng đất thuộc Thái Bình ngày nay, ông đã đưa nghĩa quân lên vùng Tây Bắc, liên kết, phối hợp với 2 tướng địa phương là tướng Ngải, tướng Khanh lãnh đạo nhân dân đánh bại cuộc xâm lược của giặc Phẻ, giải phóng hoàn toàn Mường Thanh. Để tưởng nhớ công lao to lớn của ông, tại thành Bản Phủ, người dân đã lập đền thờ vị thủ lĩnh nông dân Hoàng Công Chất, người có công lao to lớn trong cuộc đấu tranh đánh đuổi giặc Phẻ, bảo vệ bản Mường.
Tham khảo
Lĩnh vực | Thành tựu |
Kĩ thuật | - Lĩnh vực luyện kim: phương pháp luyện gang thành sắt, phương pháp luyện sắt thành thép,… - Lĩnh vực giao thông vận tải: tàu thuỷ của R, Phơn-tơn… - Lĩnh vực nông nghiệp: máy thu hoạch lúa mì… - Lĩnh vực quân sự: đại bác, súng trường,... - Lĩnh vực thông tin liên lạc: máy điện thoại,… |
Khoa học tự nhiên | - Năm 1859, Sác-lơ Đác-uyn công bố thuyết tiến hóa; - Năm 1860, G. Men-đen công bố các nghiên cứu về di truyền. - Năm 1869, Đ.I.Men-đê-lê-ép công bố Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học. - Năm 1898, Pi-e Quy-ri, Ma-ri Quy-ri tìm ra năng lượng phóng xạ. |
Khoa học xã hội và hành vi | - Tâm lý học với hai nhà tiên phong là I. Páp-lốp và S. Phroi. - Học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học của C.Mác, Ph.Ăng-ghen |
Văn học | - Các tác phẩm tiêu biểu: Đông Gioăng của Lo Bai-rơn; Tấn trò đời của Ban-dắc; vở kịch thơ Phao của G. Gớt; Những người khốn khổ của Vích-to Huy-gô; Chiến tranh và hoà bình của Lép Tôn-xtôi,… |
Nghệ thuật | - Xuất hiện các nhà soạn nhạc thiên tài: V.A.Mô-da, L.Bét-tôven, Trai-cốp-xki,… - Trường phái hội họa Ấn tượng ra đời. |
Tham khảo