K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 11 2021

chúng ta phải bảo vệ môi trường , không dùng ma túy , học tập để cho nhân loại tồn tại và phát triển

29 tháng 11 2021

bảo vệ môi trường vì:

Các chất gây ô nhiễm sinh ra trong không khí bao gồm carbon monoxide, nitơ oxit, sulfur dioxide, ozone, chì và các hạt bụi mịn. Do đó, tác hại của ô nhiễm môi trường không khí có thể làm tăng tỷ lệ nhập viện và tử vong do bệnh tim, đặc biệt ở những bệnh nhân suy tim sung huyết và rối loạn nhịp tim.

các bạn giúp mình với mình đang cần gấp cảm ơn ạ.Câu 1: Trong văn bản tự sự, yếu tố miêu tả có vai trò và ý nghĩa như thế nào đối với sự việc được kể?A.   Làm cho sự việc được kể ngắn gọn hơn.B.   Làm cho sự việc được kể đầy đủ hơn.C.   Làm cho sự việc được kể đơn giản hơn.D.   Làm cho sự việc được kể sinh động và hiện lên như thật. Câu  2: Trong văn tự sự, yếu tố biểu cảm...
Đọc tiếp

các bạn giúp mình với mình đang cần gấp cảm ơn ạ.

Câu 1: Trong văn bản tự sự, yếu tố miêu tả có vai trò và ý nghĩa như thế nào đối với sự việc được kể?

A.   Làm cho sự việc được kể ngắn gọn hơn.

B.   Làm cho sự việc được kể đầy đủ hơn.

C.   Làm cho sự việc được kể đơn giản hơn.

D.   Làm cho sự việc được kể sinh động và hiện lên như thật.

Câu  2: Trong văn tự sự, yếu tố biểu cảm có vai trò gì ?

A.   Giúp người viết thể hiện thái độ, tình cảm sâu sắc của mình đối với sự việc

B.   Giúp người viết hiểu sâu sắc về sự việc được kể.

C.   Giúp người viết hiểu một cách toàn diện về sự việc được kể.

D.   Giúp sự việc được kể hiện lên sinh động và phong phú.

Câu 3: Trong các câu văn sau, câu nào có yếu tố miêu tả?               

A.   Những bông hoa đang nở.

B.   Những thử ruộng đã được cày xới kĩ càng.

C.   Bụi hoa hướng dương nở rộ, vàng óng bên cây dừa lớn dáng sừng sững.

D.   Những ngôi nhà cao rộng .

Câu 4: Trong các câu văn sau, câu nào chứa yếu tố biểu cảm ?

A.   Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi, … toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn ; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương ; không bao giờ ta thương.

B.   Vợ tôi không ác nhưng thị khổ quá rồi.

C.   Khi người ta khổ quá thì người chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa.

D.   Tôi biết vậy nên tôi chỉ buồn chớ không nỡ giận.

1
21 tháng 10 2021

1D

2D

3C

4A

Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 đối với các nước tư bản: * Cuộc khủng hoảng này đã diễn ra ở tất cả các ngành kinh tế như nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp, tài chính (riêng Pháp cuộc khủng hoảng kéo dài đến năm 1936). Đây là cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất và trầm trọng nhất trong lịch sử của chủ nghĩa tư bản. * Sản xuất công nghiệp: sản xuất công nghiệp của thế giới trung bình giảm 38 % (riêng Mĩ giảm 46%), Đức chịu tốc độ âm 47%, riêng ở Mĩ đã có 13 vạn công ty bị phá sản. * Tài chính: hàng nghìn nhà băng bị đóng cửa (riêng ở Mĩ 10 vạn công ngân hàng phá sản chiếm 40% tổng số ngân hàng của thế giới.) * Nông nghiệp: Hàng triệu ha cây trồng đã bị phá (riêng ở Mĩ có 75% nông trại đã bị phá sản), người ta đã giết hàng triệu con gia súc và đổ xuống biển hàng trăm triệu lít sữa. * Cuộc khủng hoảng kinh tế đã đẩy nền kinh tế tư bản bước vào tình trạng tiêu điều và gây nên những hậu quả cực kì nghiêm trọng: • Hàng chục triệu công nhân bị thất nghiệp,...

31 tháng 12 2019

nguyễn xuân trợ

Chép bài sai rồi bạn ơi người ta hỏi nguyên nhân mà

Mà cái bài này có trong SGK sử rồi còn gì vào mà xem 

Còn cái câu hỏi cuối kia là suy nghĩ của Lê Mxxx Vxx tự viết đi Vd mất việc . đời sống khốn khổ , nền kt bị đi xuoongs trầm trọng vân vân

1 tháng 12 2016

Đoạn trích “Chiếc lá cuối cùng” trong tập truyện ngắn cùng tên của O.Hen-ri là một tác phẩm nổi tiếng trên toàn thế giới; trong đó, nhân vật cụ Bơ-men là nhân vật đem lại cho tôi nhiều cảm xúc cũng như dư âm nhất! Trong truyện, cụ Bơ-men là một họa sĩ nghèo sống cùng nhà với hai nhân vật chính là Xiu và Giôn-xi. Cụ thường làm người mẫu vẽ cho các họa sĩ để kiếm tiền. Mùa đông năm đó, Giôn-xi bị sưng phổi nặng rất khó chữa. Cụ rất lo lắng, quan tâm tới sức khỏe của Giôn-xi và cụ cũng hiểu chiếc lá cuối cùng trên cây thường xuân có ý nghĩa như thế nào với Giôn-xi. Sự thể hiện của cụ rất âm thầm, lặng lẽ và chỉ được thể hiện ở một đoạn văn ngắn “...họ sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ, nhìn cây thường xuân. Rồi họ nhìn nhau một lát, chẳng nói năng gì”. Đoạn văn “ Và bây giờ tôi phải xuống dưới nhà thăm một bệnh nhân khác, tên là Bơ-men, hình như là nghệ sĩ thì phải. Cũng lại chứng sưng phổi. Ông cụ là một người già yếu, bệnh tình nguy kịch. Chẳng còn hi vọng gì, nhưng hôm nay ông cụ sẽ vào nằm bệnh viện để được chăm sóc chu đáo hơn” làm người đọc băn khoăn: chẳng hiểu sao cụ Bơ-men lại ra nông nỗi này? Một người nghệ sĩ chẳng mấy khi đi ra ngoài thì làm sao có thể viêm phổi được! Đến cuối câu chuyện, khi tình trạng bệnh tình của Giôn-xi đã khá hơn nhờ “chiếc lá cuối cùng”, tác giả đã làm người đọc vô cùng ngạc nhiên và xúc động với những gì cụ làm cho Giôn-xi. Hóa ra, “chiếc lá cuối cùng” kia chính là kiệt tác cuối cùng của cụ. Trong đêm đông giá rét nhất, trời mưa bão ầm ầm, cụ đã chẳng ngại ngần trước sự khắc nghiệt của thời tiết và vẽ “nó”, vào chính cái đêm chiếc lá cuối cùng đã rụng. Cụ đã vẽ chiếc lá cuối cùng bằng tất cả tài năng, tình yêu thương của mình. Tấm lòng của cụ quả thật không thể đo đếm. Qua bức vẽ cụ đã truyền khát vọng sống, một “khởi đầu mới” cho Giôn-xi. Cụ đã hồi sinh một linh hồn, một con người. Có thể nói nhân vật cụ Bơ-men là một biểu tượng cho “tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ”

1 tháng 12 2016

O Hen-ri là một nhà văn Mĩ chuyên viết truyện ngắn. Những tác phẩm của ông thường nhẹ nhàng nhưng toát lên tinh thần nhân đạo cao cả, tình yêu thương người nghèo khổ, rất cảm động. “Chiếc lá cuối cùng” là truyện ngắn góp phần làm cho tên tuổi của O Hen- ri trở nên bất hủ. Trong câu chuyện ấy, ta thấy thấm đượm tình cảm cao đẹp giữa những người họa sĩ nghèo khổ, và đặc biệt để lại nhiều dư cảm sâu sắc nhất là nhân vật cụ Bơ-men.

Cụ sống cùng Xiu và Giôn-xi trong một căn hộ thuê ở gần công viên Oa- sinh- tơn. Bốn chục năm nay cụ mơ ước vẽ một kiệt tác nhưng chưa thực hiện được, cụ thường ngồi làm mẫu vẽ cho các họa sĩ khác để kiếm tiền. Cuộc sống tuy nghèo nhưng cụ luôn giữ phẩm chất trong sạch, hoàn cảnh không thể làm cụ yếu mềm tinh thần. Chả thế mà cụ “ hay chế nhạo cay độc sự mềm yếu của bất kì ai”. Cụ Bơ-men luôn sống giàu tình thương, quan tâm tới mọi người. Cụ muốn những người xung quanh mình phải mạnh mẽ và cứng rắn. Chúng ta cảm động khi biết cụ tự coi mình có nhiệm vụ bảo vệ Xiu và Giôn-xi ở phòng vẽ tầng trên. Mùa đông năm ấy, Giôn-xi bị bệnh sưng phổi, cô tuyệt vọng, đếm từng chiếc lá còn lại trên cây thường xuân bám vào bức tường gạch đối diện cửa sổ, chờ khi nào chiếc lá cuối cùng rụng thì cô cũng lìa đời. Biết được ý nghĩ kì quặc ấy , mắt cụ Bơ- men đỏ ngầu , “ nước mắt chảy ròng ròng”. Đó là những giọt nước mắt xót xa, đầy thương cảm. Cụ “hét lên”, “quát to” rồi sau đó là lời dịu dàng, xót xa: “Chà tội nghiệp cô bé Giôn-xi”. Thật cảm động khi nghe những lời mà cụ nói với Xiu khi theo cô lên phòng vẽ mà Giôn- xi đang nằm: “ Trời đây không phải là chỗ cho một con người tốt như cô Giôn- xi nằm. Một ngày kia, tôi sẽ vẽ một tác phâm kiẹt xuất và tất cả chúng ta sẽ đi khỏi nơi này.” Vẫn là ước mơ đó nhưng nó đã gắn liền với lòng yêu thương sâu sắc. Cụ muốn sáng tạo để đem lại cuộc sống tốt đẹp cho mọi người. Cụ Bơ-men con người có đức hi sinh cao cả. Nhà văn đã tập trung miêu tả khoảnh khắc căng thẳng của cụ và Xiu: “ Họ sợ sệt ngó ra ngoài cử sổ, nhìn cây thường xuân. Rồi họ nhìn nhau một lát, chẳng nói năng gì.” Dường như trong phút giây im lặng ấy, họ đã đoán được điều gì sẽ xảy đến. Là một nhân vật chính nhưng cụ chỉ xuất hiện ở phần đầu và giữa truyện, những hành đông tiếp theo của cụ chỉ được hiện lên qua lời kể của Xiu. Sau khi ngôi làm mẫu cho Xiu vẽ, hình ảnh cụ Bơ-men bỗng biến mất. Người đọc dần lãng quên sự hiện diện của cụ mà thay vào đó chú ý tới diễn biến căng thẳng xoay quanh Xiu, Giôn- xi và chiếc lá cuối cùng. Không ai đoán biết được cụ đã làm gì trong khoảng thời gian ấy . Phải đến cuối truyện, Giôn-xi và người đọc mới hiểu rõ hành động cao cả của cụ. Chắc chắn khi đứng dưới mưa tuyết để vẽ chiếc lá lên bờ tường gạch, con người già nua ấy giá buốt lắm, hơn ai hết cụ biết rõ tính mạng mình đang gặp nguy hiểm. Nhưng lòng thương yêu Giôn-xi, ý muốn dùng cây bút và bảng màu để đem lại niềm tin, nghị lực sống cho cô dã giúp cụ vươt lên tất cả. Chiếc lá mà cụ vẽ sống động và rất thật: “ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa”, khiến cho hai cô họa sĩ của chúng ta cũng không hề nghi nghờ. Và chiếc lá ấy đã gieo vào lòng cô gái trẻ tội nghiệp hơi ấm của niềm tin, nghị lưc, kéo cô từ vực thẳm của bệnh tật vươn lên sống tiếp. Có thể nói chiếc lá là cả tấm lòng của cụ Bơ-men, là minh chứng cho sư hi sinh đến quên mình để đem lại sự sống cho người khác. Cụ đã làm được một điều mà bốn mươi năm qua hằng ao ước: vẽ một kiệt tác. Và có lẽ khi một con người nằm xuống cũng là lúc một tâm hồn dược đánh thức, sẽ tiếp tục cống hiến cho đời những sáng tác nghệ thuật. Câu chuyện kết thúc bằng lời kể của Xiu về cái đêm mà cụ Bơ-men vẽ chiếc lá mà không để cho Giôn- xi có phản ứng gì thêm n hư để lại dư âm trong lòng người đọc.

Nhà văn O Hen-ri đã rất khéo léo khi xây dựng nghệ thuật đảo ngược tình huống hai lần. Lần đảo ngược thứ nhất, Giôn-xi như đang tiến dần đến cái chết bỗng khỏe lại, yêu đời và chiến thắng bệnh tật. Lần đảo ngược thứ hai liền tiếp sau đó, cụ Bơ-men từ môt người khỏe mạnh đến cuối truyện mắc bệnh và qua đời. Một con người đi từ sự sống đến cái chết, một con người người từ cái chết tìm lại sự sống. Tất cả đã được nhà văn kể lại thật tự nhiên và cảm động. Truyện ngắn làm cho chúng ta không khỏi rung cảm trước tình yêu thương cao cả giữa những người nghèo khổ. Câu chuyện còn giàu tính nhân văn , ẩn chứa bức thông điệp trong cuộc sống: dù gặp phải hoàn cảnh khó khăn nhất cũng đừng bao giờ bi quan, tuyệt vọng, hãy mạnh mẽ tin tưởng vào ngày mai tươi sáng, ta sẽ vượt qua tất cả.

 

6 tháng 12 2021

Em tham khảo:

Tôi là một người cao lênh khênh, gầy nhẳng, trông như một bộ xương biết đi. Tôi mặc áo giáp, đầu đội mũ sắt, vai vác giáo dài, cưỡi trên lưng con ngựa già còm nhom, hăng hái lên đường lập chiến công. Đang đi, chợt hai thầy trò phát hiện ra ba bốn chục chiếc cối xay gió giữa đồng và tôi vừa nhìn thấy liền nói với giám mã bằng giọng tràn đầy khí thế: Vận may run rủi khiến cho sự nghiệp của chúng ta tốt đẹp quá sự mong muốn, vì kia kìa, anh bạn Xan-chô Pan-xa ơi, có đến ba chục hoặc trên ba chục tên khổng lồ ghê gớm, ta quyết giao chiến giết hết bọn chúng.

Tôi háo hức tưởng tượng ra kết quả của cuộc giao chiến này là vừa thoả chí bình sinh, vừa thu được chiến lợi phẩm, vừa hành động hợp với ý Chúa: Những chiến lợi phẩm thu được, chúng ta sẽ bắt đầu giàu có. Bởi đây là một cuộc chiến đấu chính đáng và quét sạch cái giống xấu xa này ra khỏi mặt đất là phụng sự ý Chúa đấy.

Đầu óc tôi bị ám ảnh thường xuyên bởi những truyện kiếm hiệp rẻ tiền trong tủ sách của lão nên đâm ra mê muội, điên rồ. Thế mới sinh ra chuyện tôi nhìn những chiếc cối xay gió hiền lành, quen thuộc thành bọn khổng lồ hung ác, xa lạ. Mặc cho Xan-chô hết lời giải thích, tôi vẫn khăng khăng không chấp nhận sự thật. Tôi muốn ra tay tiêu trừ lũ khổng lồ xấu xa ấy. Mục đích của tôi rất tốt, chỉ tiếc rằng cái đầu óc hoang tưởng kia đã làm cho nó trở nên hão huyền. Tôi hay cao giọng phê phán bác giám mã Xan-chô: Xem ra anh chẳng thành thạo gì về những chuyện phiêu lưu… Đấy là những tên khổng lồ, và nếu anh sợ thì hãy lánh xa ra mà cầu kinh trong lúc ta sẽ đương đầu với chúng trong cuộc giao tranh điên cuồng và không cân sức.

 

Chẳng biết sợ là gì, tôi hung hăng vung giáo xông vào đánh. Nếu đối thủ của tôi thật sự là quân gian ác cần tiêu diệt thì hành động của tôi là dũng cảm, đáng khen, nhưng tôi lại đánh nhau với những cối xay gió vô tri vô giác cho nên hành động ấy hóa nực cười: tôi thúc con Rô-xi-nan-tê xông lên chẳng thèm để ý tới giám mã Xan-chô đang hét bảo là rõ ràng xông vào đánh những cối xay gió chứ không phải là bọn khổng lồ.

Trước mắt tôi là đám cối xay gió nhưng trong bụng vốn đinh ninh phía trước là những tên khổng lồ nên tôi chẳng những không nghe lời can ngăn của giám mã Xan-chô, mà khi đã tới gần cũng chẳng nhận ra đấy là những chiếc cối xay; đã thế, tôi còn thét lớn: “Chớ có chạy trốn, lũ hèn mạt nhát gan kia, bởi duy nhất chỉ có một hiệp sĩ tấn công bọn mi đây”. Vừa lúc đó nổi lên một làn gió nhẹ và các cánh quạt lớn của những chiếc cối xay gió bắt đầu chuyển động; thấy thế, tôi liền nói: "Dù cho bọn ngươi có vung nhiều cánh tay hơn cả gã khổng lồ Bri-a-rô-ô, các ngươi cũng sắp phải đền tội”. Nói xong, tôi nhiệt tình thành tâm niệm cầu mong nàng Đuyn-xi-nê-a của mình cứu giúp cho trong lúc nguy nan này; rồi lấy khiên che kín thân, tay lăm lăm ngọn giáo, lão thúc con Rô-xi-nan-tê phi thẳng tới chiếc cối xay gió gần nhất ở trước mặt, và đâm mũi giáo vào cánh quạt; gió làm cánh quạt quay tít khiến ngọn giáo gãy tan tành, kéo theo cả người và ngựa ngã văng ra xa.

 

Thấy tình cảnh của tôi như vậy, Xan-chô Pan-xa vội thúc lừa chạy đến cứu, và khi tới nơi thì thấy chủ nằm không cựa quậy. “Giúp tôi với, lạy Chúa, Xan-chô nói, tôi đã chẳng bảo ngài rằng phải coi chừng cẩn thận đấy ư, rằng đó chi là những chiếc cối xay gió, ai chẳng biết thế, trừ kẻ nào đầu óc cũng quay cuồng như cối xay”. Giám mã Xan-chô nói rất đúng tâm trạng của tôi lúc này. Nhưng trong tình thế dở cười dở khóc ấy, tôi vẫn ngoan cố cho rằng việc làm của mình là đúng và vẫn tự lừa dối bằng những lời lẽ hoa mĩ hoang đường, bịa đặt: Thôi im đi, anh bạn Xan-chô… chuyện chinh chiến thưởng biến hoá khôn lường chứ không như các chuyện khác; bởi lẽ, ta cho rằng, và đúng là như thế, chính lão pháp sư Phơ-re-xtôn trước đây đã đánh cắp thư phòng và sách vở của ta, bây giờ lại biến những tên khổng lồ kia thành cối xay gió để tước đi của ta niềm vinh quang đánh bại chúng, vì tôi thâm thù ta lắm cơ; nhưng rồi các pháp thuật xấu xa của tôi cũng sẽ không thể nào đối chọi với thanh kiếm lợi hại của ta. Đến nước này thì giám mã Xan-chô chi còn biết lắc đầu và cầu Chúa hết sức phù hộ cho và nâng tôi dậy, đỡ tôi ngồi tại trên lưng con Rô-xi-nan-tê cũng bị toạc nửa vai!

Tuy bị trọng thương nhưng tôi không hề rên rỉ. Tinh thần chịu đựng kiên cường ấy cũng đáng khen nhưng rất tiếc đấy lại là do tôi cố bắt chước đúng như các hiệp sĩ giang hồ… trong sách: Ta không kêu đau là vì hiệp sĩ giang hồ có bị thương thế nào cũng không được rên rỉ, dù xổ cả gan ruột ra ngoài.

21 tháng 4 2020

Uchiha mình sẽ cho bạn 1 vài luận điểm để triển khai trong bài viết

Những luận điểm chính cần triển khai:

- Thế hệ trẻ, với đặc điểm trẻ trung, cởi mở của mình, luôn là nét tươi sáng, tích cực của bức tranh muôn màu ; muôn vẻ cuộc sống.

- Nói tới thế hệ trẻ là nói tới những hành trình đầy niềm vui,niềm hăng say làm việc với tinh thần trách nhiệm rất cao.

- Thế hệ trẻ cần dấn bước vào đời với quyết tâm lớn, với những hành động quyết liệt, vì mục đích đưa đất nước bước lên tầm cao mới, khẳng định được tự thể tồn tại đường hoàng của mình trước thế giới, nhân loại.

- Thế hệ trẻ phải biết không ngừng khám phá, sáng tạo, “đi con đường của các thế hệ  trước đã đi/ bằng rất nhiều lối mới”.

1 tháng 8 2021

Tham khảo:

“Tôi đi học” của Thanh Tịnh như một bản tự vấn tâm trạng, cảm xúc của chính tác giả khi mùa thu về, hồi tưởng lại khoảnh khắc ngày xưa ấy. Ngày đầu tiên đi học. Là ngày đầu tiên cắp sách tới trường với bao nhiêu dòng cảm xúc bâng khuâng, xa lạ. Trong dòng hoài tưởng, “tôi” đã lâng lâng với khung cảnh của mùa thu “một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học”. Có lẽ ít ai có thể quên đi được giây phút đầu tiên nép sau lưng mẹ đến trường, và nhân vật “tôi” cũng vậy. Cảm xúc tuôn trào một cách tự nhiên và đầy xúc động, gieo vào lòng người đọc những bồi hồi khó quên. Có một sự thay đổi lớn trong chính suy nghĩ và hành động “Tôi không lội qua sông thả diều như thằng Quí và không ra đồng nô hò như thằng Sơn nữa”. Điều này chứng tỏ nhận thức của nhân vật “tôi” đã thực sự trưởng thành và lớn lên nhờ việc: Hôm nay tôi đi học. Thanh Tịnh như một con người chèo lái con thuyền cảm xúc, đưa người đọc trở về với những kí ức của ngày đầu tiên đi học. Lời văn mượt mà, nhẹ nhàng và sâu sắc đã khiến người đọc không thể quên được năm tháng đó.

“Tôi đi học” của Thanh Tịnh như một bản tự vấn tâm trạng, cảm xúc của chính tác giả khi mùa thu về, hồi tưởng lại khoảnh khắc ngày xưa ấy. Là ngày đầu tiên cắp sách tới trường với bao nhiêu dòng cảm xúc bâng khuâng, xa lạ. Trong dòng hoài tưởng, “tôi” đã lâng lâng với khung cảnh của mùa thu “một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học”. Có lẽ ít ai có thể quên đi được giây phút đầu tiên nép sau lưng mẹ đến trường, và nhân vật “tôi” cũng vậy. Cảm xúc tuôn trào một cách tự nhiên và đầy xúc động, gieo vào lòng người đọc những bồi hồi khó quên. Có một sự thay đổi lớn trong chính suy nghĩ và hành động “Tôi không lội qua sông thả diều như thằng Quí và không ra đồng nô hò như thằng Sơn nữa”. Điều này chứng tỏ nhận thức của nhân vật “tôi” đã thực sự trưởng thành và lớn lên nhờ việc: Hôm nay tôi đi học. Thanh Tịnh như một con người chèo lái con thuyền cảm xúc, đưa người đọc trở về với những kí ức của ngày đầu tiên đi học. Lời văn mượt mà, nhẹ nhàng và sâu sắc đã khiến người đọc không thể quên được năm tháng đó.