K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 8 2023

Tham khảo

- Nhận xét về Hiệp ước Giáp Tuất:

Hiệp ước Giáp Tuất đánh dấu bước trượt dài tiếp theo (sau Hiệp ước Nhâm Tuất) của nhà Nguyễn trên con đường thỏa hiệp, đầu hàng trước thực dân Pháp xâm lược.

Các điều khoản trong Hiệp ước Giáp Tuất, đặc biệt là điều khoản: nhà Nguyễn công nhận quyền cai quản của Pháp ở 6 tỉnh Nam Kì,… đã tiếp tục xâm phạm nghiêm trọng đến lãnh thổ, chủ quyền và quyền lợi của dân tộc Việt Nam.

Với Hiệp ước Giáp Tuất, thực dân Pháp tuy phải rút quân khỏi Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì, song, Pháp vẫn có điều kiện tiếp tục xây dựng cơ sở để thực hiện các bước xâm lược về sau.

Việc triều đình ngày Nguyễn kí bản Hiệp ước Giáp Tuất, cắt thêm đất dâng cho Pháp và công nhận thêm nhiều đặc quyền đặc lợi của chúng ở Việt Nam đã gây nên sự bất bình sâu sắc trong nhân dân Việt Nam. Nhiều cuộc nổi dậy chống triều đình kết hợp với chống thực dân Pháp đã bùng nổ, tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa của Trần Tuấn và Đặng Như Mai với khẩu hiệu “Dập dìu trống đánh cờ xiêu/ Phen này quyết đánh cả Triều lẫn Tây”,...

15 tháng 8 2023

Tham khảo

- Nhận xét:

+ Việc kí kết hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt đã cho thấy thái độ đầu hàng hoàn toàn của triều đình phong kiến nhà Nguyễn trước thực dân Pháp xâm lược.

+ Với Hiệp ước ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt, thực dân Pháp đã cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược Việt Nam; Việt Nam từ một quốc gia độc lập, có chủ quyền đã trở thành thuộc địa của thực dân Pháp.

15 tháng 8 2023

Tham khảo

- Hậu quả của Hiệp ước Nhâm Tuất:

+ Nền độc lập, chủ quyền quốc gia bị xâm phạm nghiêm trọng, do nhà Nguyễn thừa nhận quyền cai trị của thực dân Pháp ở 3 tỉnh Đông Nam Á và đảo Côn Lôn.

+ Kinh tế đất nước suy kiệt do nhà Nguyễn chấp nhận bồi thường 280 vạn lạng bạc cho thực dân Pháp.

+ Thực dân Pháp có nhiều điều kiện thuận lợi để thực hiện các bước xâm lược tiếp theo.

=> Như vậy, việc kí kết Hiệp ước Nhâm Tuất đã mở đầu cho quá trình hòa hoãn, đầu hàng của triều đình nhà Nguyễn trước thực dân Pháp xâm lược; đồng thời, gây nên sự bất bình sâu sắc trong nhân dân Việt Nam.

15 tháng 8 2023

Tham khảo

- Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá:

+ Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười đã làm thức tỉnh và cổ vũ hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên Trái Đất đứng lên đấu tranh để giành tự do, hòa bình và tiến bộ xã hội.

+ Cách mạng tháng Mười là cuộc cách mạng có ý nghĩa to lớn đối với tiến trình phát triển của lịch sử loài người.

Tham khảo:

- Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá:

+ Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười đã làm thức tỉnh và cổ vũ hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên Trái Đất đứng lên đấu tranh để giành tự do, hòa bình và tiến bộ xã hội.

+ Cách mạng tháng Mười là cuộc cách mạng có ý nghĩa to lớn đối với tiến trình phát triển của lịch sử loài người.

16 tháng 8 2023

Tham khảo

- Đoạn tư liệu trên cho biết 3 thông tin sau:

+ Thông tin 1: vấn đề xây đắp đê điều để chế ngự chế độ nước sông Hồng đã được các triều đại phong kiến trước đó thực hiện (thể hiện ở chi tiết: những huyện ven sông Hồng, từ trước đã đắp đê phòng lụt).

+ Thông tin 2: dưới thời Nguyễn, tình trạng lụt lội ở vùng đồng bằng sông Hồng thường xuyên diễn ra, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của cư dân (thể hiện ở chi tiết: hễ đến mùa lụt thì đê lại vỡ lở, lúa ruộng bị ngập lụt, người và vật đều bị hại)

+ Thông tin 3: chính quyền phong kiến nhà Nguyễn rất quan tâm đến vấn đề đắp đê phòng lụt ở vùng châu thổ sông Hồng. Tuy nhiên, triều đình đang lâm vào thế bối rối, cân nhắc lợi - hại của việc nên tiếp tục đắp đê hay bỏ đê (thể hiện ở chi tiết: vậy đắp đê hay bỏ đê, cách nào lợi, cách nào hại, cho được bày tỏ)

15 tháng 8 2023

Tham khảo

- Dưới tác động từ cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, đời sống của người lao động ở Việt Nam rất khổ cực:

+ Nông dân bị cướp đoạt ruộng đất, phải chịu sưu cao, thuế nặng nên lâm vào tình cảnh bần cùng hóa.

+ Công nhân: phải lao động cực nhọc trong các đồn điền, hầm mỏ, xí nghiệp, điều kiện sống tồi tàn và nhận những đồng lương rẻ mạt, lại thường xuyên bị đánh đập, cúp phạt.

15 tháng 8 2023

Tham khảo

- Đoạn tư liệu 2 phản ánh về những biểu hiện cho thấy: ở thời điểm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Nhật Bản đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Cụ thể là:

+ Giới cầm quyền Nhật Bản tăng cường việc chạy đua vũ trang và bành trướng ảnh hưởng, xâm chiếm thị trường thế giới (thể hiện ở chi tiết: công nghiệp đóng tàu, sản xuất vũ khí trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, nhằm xây dựng lực lượng quân sự mạnh để cạnh tranh và bành trướng ảnh hưởng).

+ Ở Nhật Bản đã xuất hiện một số công ty độc quyền trong lĩnh vực công nghiệp gang thép và công nghiệp điện.

+ Nhật Bản đẩu mạnh xuất khẩu tư bản dưới hình thức đầu tư sản xuất, kinh doanh trực tiếp tại các nước: Trung Quốc, Triều Tiên,…

15 tháng 8 2023

Tham khảo

 

- Đoạn tư liệu 2 phản ánh về những biểu hiện cho thấy: ở thời điểm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Nhật Bản đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Cụ thể là:

+ Giới cầm quyền Nhật Bản tăng cường việc chạy đua vũ trang và bành trướng ảnh hưởng, xâm chiếm thị trường thế giới (thể hiện ở chi tiết: công nghiệp đóng tàu, sản xuất vũ khí trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, nhằm xây dựng lực lượng quân sự mạnh để cạnh tranh và bành trướng ảnh hưởng).

+ Ở Nhật Bản đã xuất hiện một số công ty độc quyền trong lĩnh vực công nghiệp gang thép và công nghiệp điện.

+ Nhật Bản đẩu mạnh xuất khẩu tư bản dưới hình thức đầu tư sản xuất, kinh doanh trực tiếp tại các nước: Trung Quốc, Triều Tiên,…

 
20 tháng 7 2023

Tham Khảo : 

 

- Đầu thế kỉ XVI, nhà Lê lâm vào tình trạng khủng hoảng:

+ Sự tranh chấp giữa các phe phái phong kiến diễn ra quyết liệt.

+ Sản xuất đình đốn, nạn mất mùa thường xuyên diễn ra.

+ Ở nhiều nơi, dân chúng nổi dậy chống lại triều đình.

- Trong lúc tình hình đất nước bất ổn, Mạc Đăng Dung đã tiêu diệt các thế lực đối lập, dần dần thâu tóm mọi quyền hành.

- Năm 1527, Mạc Đăng Dung ép vua Lê nhường ngôi, lập ra triều Mạc, thực hiện một số chính sách về chính trị, kinh tế, xã hội nhằm ổn định và phát triển đất nước.

14 tháng 8 2023

Tham khảo

- Tác động của phong trào nông dân Đàng Ngoài:

+ Buộc chính quyền Đàng Ngoài phải thực hiện một số chính sách như khuyến khích khai hoang, cho nông dân lưu tán trở về quê,…

+ Làm lung lay chính quyền “vua Lê - chúa Trịnh”, chuẩn bị “mảnh đất” thuận lợi cho phong trào Tây Sơn phát triển mạnh mẽ ra Đàng Ngoài vào cuối thế kỉ XVIII.

14 tháng 8 2023

THam khảo

Phong trào nông dân Đàng Ngoài phát triển rộng khắp và kéo dài hàng chục năm buộc chính quyền Đàng Ngoài phải thực hiện một số chính sách như khuyến khích khai hoang, cho nông dân lưu tán trở về quê,...Mặc dù các cuộc khởi nghĩa đều thất bại nhưng ý chí đấu tranh của nghĩa quân đã làm lung lay chính quyền “vua Lê - chúa Trịnh”.
14 tháng 9 2023

* Mô tả quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của người Việt Nam trong các thế kỉ XVII – XVIII.

- Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa được ghi chép trong Bản đồ do Đỗ Bá vẽ vào thế kỉ XVII dưới tên là Bãi Cát Vàng

- Thực hiện có tổ chức, hệ thống và liên tục thông qua đội Hoàng Sa và Bắc Hải

+ Tổ chức dân binh vừa có chức năng kinh tế vừa có chức năng kiểm soát, quản lí biển đảo

+ Nhiệm vụ: thu lượm hàng hóa của tàu bị đắm, thu lượm hải sản quý,…

+ Hai Hải đội tiếp tục duy trì hoạt động ở thời Tây Sơn (cuối thế kỉ XVIII)

* Ý nghĩa: Khẳng định quá trình khai thác, thực thi chủ quyền từ rất sớm của người Việt với hai quần đảo

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
14 tháng 9 2023

* Mô tả quá trình thực thi chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa:

- Hoạt động khai thác và xác lập chủ quyền của chúa Nguyễn tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa được thực hiện có tổ chức, hệ thống và liên tục thông qua đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải.

+ Đội Hoàng Sa và Bắc Hải là hai tổ chức dân binh độc đáo vừa có chức năng kinh tế (khai thác tài nguyên biển) vừa có chức năng kiểm soát, quản lí biển, đảo.

  

+ Nhiệm vụ của họ là: thu lượm hàng hoá của những con tàu bị đắm; thu lượm các hải sản quý; từng bước xác lập chủ quyền đối với hai quần đảo này.

- Hải đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải tiếp tục duy trì hoạt động ở thời Tây Sơn (cuối thế kỉ XVIII).

* Ý nghĩa: Sự quan tâm của các chính quyền phong kiến và hoạt động liên tục của các đội dân binh này trong suốt các thế kỉ XVII - XVIII đã khẳng định quá trình khai thác, thực thi chủ quyền từ rất sớm của người Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. => Đây là một trong những cơ sở lịch sử để nhân dân Việt Nam đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong giai đoạn hiện nay.