K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 7 2023

Tham Khảo : 

 

- Đầu thế kỉ XVI, nhà Lê lâm vào tình trạng khủng hoảng:

+ Sự tranh chấp giữa các phe phái phong kiến diễn ra quyết liệt.

+ Sản xuất đình đốn, nạn mất mùa thường xuyên diễn ra.

+ Ở nhiều nơi, dân chúng nổi dậy chống lại triều đình.

- Trong lúc tình hình đất nước bất ổn, Mạc Đăng Dung đã tiêu diệt các thế lực đối lập, dần dần thâu tóm mọi quyền hành.

- Năm 1527, Mạc Đăng Dung ép vua Lê nhường ngôi, lập ra triều Mạc, thực hiện một số chính sách về chính trị, kinh tế, xã hội nhằm ổn định và phát triển đất nước.

13 tháng 8 2023

Tham khảo

Đầu thế kỷ XVI nhà Lê sơ lâm vào khủng hoảng suy yếu.

- Các vua Lê Uy Mục, Lê Tượng Dực chỉ lo ăn chơi, sa đọa.

- Quan lại, địa chủ hoành hành, hạch sách nhân dân, chiếm đoạt ruộng đất.

- Các thế lực phong kiến nổi dậy tranh chấp quyền lực - mạnh nhất là thế lực Mạc Đăng Dung.

- Phong trào đấu tranh của nhân dân bùng nổ ở nhiều nơi.

Năm 1527, Mạc Đăng Dung phế truất vua Lê lập triều Mạc.
14 tháng 9 2023

- Nội thương: 

+ Mạng lưới chợ được hình thành

+ Nhiều đô thị xuất hiện, khởi sắc trong các thế kỉ XVII – XVIII như Thăng Long (Kẻ Chợ) với 36 phố phường

- Ngoại thương: Phát triển, hình thành nhiều trung tâm buôn bán lớn 

+ Đàng Ngoài: Phố Hiến (Hưng Yên)

+ Đàng Trong: Thanh Hà (Thừa Thiên Huế), Hội An (Quảng Nam), Gia Định (Thành phố Hồ Chí Minh),…

+ Nửa sau thế kỉ XVIII, chính quyền thi hành chính sách hạn chế ngoại thương

14 tháng 9 2023

Bối cảnh lịch sử

- Giữa thế kỉ XVIII, chính quyền phong kiến Đàng Ngoài khủng hoảng sâu sắc

+ Chúa Trịnh cho xây nhiều chùa lớn, hao tốn sức người, sức của

+ Hoạn quan trong phủ ngạo mạn, hách dịch

- Ruộng đất của nông dân bị lấn chiếm, hạn hán, lũ lụt, mất mùa, đê vỡ,… làm cho sản xuất nông nghiệp đình đốn. Thủ công nghiệp và thương nghiệp sa sút, điêu tàn

-> Bùng nổ phong trào nông dân

14 tháng 8 2023

Tham khảo

- Đầu thế kỉ XVI, nhà Lê bắt đầu suy thoái:

+ Sản xuất đình đốn, nạn mất mùa thường xuyên diễn ra.

+ Ở nhiều nơi, dân chúng nổi dậy chống lại triều đình.

- Trong lúc tình hình đất nước bất ổn, Mạc Đăng Dung đã tiêu diệt các thế lực đối lập, dần dần thâu tóm mọi quyền hành.

- Năm 1527, Mạc Đăng Dung phế truất vua Lê Cung Hoàng, lên ngôi vua, lập ra nhà Mạc (sử gọi là Bắc triều).

14 tháng 9 2023

Nguyên nhân bùng nổ

- Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền phong kiến Đàng Trong ngày càng suy yếu

+ Chính trị: Bộ máy quan lại cồng kềnh, tham nhũng

+ Kinh tế: Ruộng của nông dân bị địa chủ, cường hào lấn chiếm, chế độ tô thuế, lao dịch nặng nề

+ Xã hội: Mâu thuẫn giữa các tầng lớp xã hội với chính quyền phong kiến dâng cao

- Năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa

16 tháng 8 2023

Tham khảo

Các thế hệ người Việt từ xa xưa đã dành nhiều công sức để khai phá, xác lập và thực thi quyền, chủ quyền biển đảo nói chung và đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa nói riêng.

* Thời tiền sử:

- Nhiều bộ lạc đã sinh sống ở các hang động ven biển Hải Phòng, Quảng Ninh, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình,...

- Các bằng chứng khảo cổ học cho thấy cư dân Việt cổ đã có những hoạt động đánh bắt hải sản cũng như giao lưu kinh tế, văn hoá giữa các vùng và trong khu vực.

* Từ khoảng thế kỉ VII trước Công nguyên đến thế kỉ X

- Hoa văn hình thuyền trang trí trên các thạp đồng, trống đồng thuộc văn hoá Đông Sơn đã chứng tỏ cư dân Việt cổ tiếp tục sinh sống và khai thác biển.

- Trong khoảng hơn một nghìn năm Bắc thuộc, người Việt ở phía bắc vừa đấu tranh giành độc lập, vừa duy trì và thực thi chủ quyền thông qua khai thác biển đảo.

- Với vị trí ven biển, thuận lợi cho giao thương nên Vương quốc Chăm-pa đã sớm trở thành nơi thu hút nhiều thương nhân nước ngoài đến buôn bán. Còn Óc Eo (An Giang) cũng là một thương cảng nổi tiếng của Vương quốc Phù Nam trong giao thương với thương nhân nước ngoài.

* Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV: Biển trở thành tuyến đường giao thông thuỷ quan trọng, kết nối Đại Việt và các nước xung quanh.

- Thế kỉ X: cư dân ven biển tiếp tục khai thác biển, lập nghiệp và góp phần trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm.

- Thế kỉ XI - XIV:

+ Cảng biển Vân Đồn (Quảng Ninh) thuộc vùng quần đảo phía đông bắc, đã trở thành thương cảng quốc tế quan trọng từ thời Lý - Trần, các vua  Trần cử các tướng lĩnh tin cậy trấn thủ.

+ Các cửa biển khác như: Hội Triều (Thanh Hoá), Hội Thống (Hà Tĩnh) cũng  trở thành những trung tâm buôn bán lớn với người nước ngoài.

 - Thế kỉ XV:

+ Triều Lê sơ tiếp tục mở rộng khai phá vùng đất phía nam, duy trì việc  buôn bán với thương nhân nước ngoài qua các thương cảng và giữ vững chủ quyền cả trên đất liền, vùng biển, các đảo lớn.

 + Vương triều Vi-giay-a (Vương quốc Chăm-pa) cũng tiếp tục phát triển  thương mại đường biển thông qua các thương cảng như Đại Chiêm, Hải Khẩu (Quảng Nam), Tân Châu (Bình Định),...

- Từ thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XIX:

+ Các cảng thị, đô thị cổ ở cả Đàng Ngoài và Đàng Trong đều hướng ra biển, thúc đẩy việc mở rộng giao thương không chỉ với các nước trong khu vực mà cả với các nước châu Âu.

+ Nửa đầu thế kỉ XVI, chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong khuyến khích quan lại, địa chủ mộ dân phiêu tán vào khai khẩn, lập xã thôn ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Vì vậy, các đảo như: Côn Lôn (Bà Rịa - Vũng Tàu), Phú Quốc (Kiên Giang),... đều có dân cư đến khai phá, lập nghiệp.

- Bên cạnh việc tổ chức khai phá đất đai, các chúa Nguyễn còn xây dựng thành trì, đắp lũy trên đất liền, bố trí việc phòng thủ ở ven biển, thành lập các đội quân canh giữ biển đảo.

- Thế kỉ XVIII, tiếp nối các chúa Nguyễn, triều Tây Sơn cũng luôn quan tâm đến việc duy trì, tổ chức việc khai thác quần đảo Hoàng Sa, thực hiện chủ quyền của mình đối với biển đảo.

- Từ năm 1802 - 1884: Các vua triều Nguyễn ra sức củng cố chủ quyền biển đảo qua việc tổ chức khảo sát, thăm dò, khai thác, đo đạc thủy trình, vẽ bản đồ và cắm cờ trên quần đảo Hoàng Sa để khẳng định chủ quyền của Việt Nam.

* Từ cuối thế kỉ XIX - hiện hay:

- Từ năm 1884 - 1945: Sau khi kí Hiệp ước Pa-tơ-nốt với triều Nguyễn, Pháp đại diện quyền lợi trong quan hệ đối ngoại và việc bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, tiếp tục thực thi chủ quyền trên Biển Đông, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

- Từ năm 1945 đến nay: Nhà nước Việt Nam qua các thời kì lịch sử tiếp tục có hoạt động đấu tranh kiên quyết nhằm thực thi chủ quyền biển đảo cũng như chủ quyền ở quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa.

13 tháng 8 2023

Tham khảo

Nguyên nhân bùng nổ: Những mâu thuẫn về kinh tế, chính trị, xã hội trong lòng chế độ phong kiến Pháp.

Kết quả:

- Lật đổ chế độ phong kiến, thành lập chế độ công hòa.
- Đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền, xóa bỏ nhiều trở ngại trên con đường phát triển của chủ nghĩa tư bản.

Tính chất: 

- Được coi là cuộc cách mạng dân chủ tư sản điển hình và triệt để nhất:
- Thiết lập chế độ cộng hòa cùng các quyền tự do, dân chủ;
- Giải quyết vấn đề ruộng đất cho người nông dân;
- Xóa bỏ chế độ đẳng cấp và quan hệ sản xuất phong kiến.

Đặc điểm chính: Diễn ra dưới hình thức cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt do giai cấp tư sản lãnh đạo, lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế bảo vệ Tổ quốc.

Ý nghĩa: 

- Đối với nước Pháp:

Lật đổ chế độ phong kiến, mọi tàn dư của chế độ phong kiến bị thủ tiêu.Người nông dân được giải phóng, vấn đề ruộng đất được giải quyết.Những cản trở đối với công thương nghiệp bị xóa bỏ tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

- Đối với thế giới:

Mở ra thời kì thắng lợi và củng cố của chủ nghĩa tư bản ở những nước tiên tiến Âu - Mĩ.Ảnh hưởng đến nhiều nước để lại dấu ấn sâu sắc trong lịch sử thế giới, thúc đẩy lực lượng tiến bộ đứng lên chống phong kiến.

13 tháng 9 2023

tham khảo

Những nét chính về quá trình hình thành chủ nghĩa đế quốc vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX:
Cuối thế kỉ XIX, kinh tế tư bản phát triển nhanh chóng, những phát minh khoa học, kĩ thuật nở rộ đã tạo ra động lực cho những chuyển biến lớn trong sản xuất và đời sống xã hội ở Tây Âu và Bắc Mỹ.
Sự cạnh tranh gay gắt dẫn tới việc hình thành các công ty độc quyền lớn dưới những hình thức khác nhau. Các công ti độc quyền đã lũng đoạn thị trường và nền kinh tế, chi phối đời sống chính trị và xã hội ở mỗi nước.
Tư bản công nghiệp và tư bản ngân hàng đã có sự dung hợp, hình thành nên tư bản tài chính. Mặt khác, các nước tư bản phương Tây đều đẩy mạnh xâm lược, khai thác và bóc lột thuộc địa.
=> Chủ nghĩa đế quốc ra đời.

-Vào khoảng 30 năm cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản dần chuyển sang chủ nghĩa đế quốc. Quá trình này gắn liền với sự ra đời của thị trường tư bản độc quyền và quá trình xâm chiếm thuộc địa

+Thị trường tư bản độc quyền: nền kinh tế của các nước này phát triển mạnh.

=>Những tổ chức độc quyền kinh tế ra đời, làm lũng đoạn sự phát triển đất nước

+Mở rộng thị trường, xâm chiếm thuộc địa: Các nước này dần đẩy mạnh các cuộc xâm chiếm thuộc địa vào nhiều khu vực khác nhau trên thế giới, nhất là châu Á, châu Phi và Mỹ La Tinh

14 tháng 8 2023

Tham khảo

* Tình hình chính trị Việt Nam thời Nguyễn:

- Về hành chính:

+ Nhà Nguyễn xây dựng nhà nước quân chủ tập quyền trên toàn lãnh thổ, nối liền một dải từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau.

+ Năm 1804, vua Gia Long đổi tên nước thành Việt Nam. Cả nước được chia làm 3 vùng là: Bắc thành; Gia Định thành và 4 trấn,7 doanh (ở khu vực miền Trung)

+ Đến thời Minh Mạng, cả nước được chia thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên.

=> Bộ máy nhà nước quân chủ hoàn thiện từ trung ương đến địa phương.

- Về luật pháp:

+ Năm 1815, nhà Nguyễn ban hành Hoàng Việt luật lệ, còn gọi là Luật Gia Long.

+ Nội dung của Luật Gia Long bao quát hầu hết các lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội thời Nguyễn.

- Về quân đội: chia thành 3 bộ phận:

+ Thân binh (bảo vệ nhà vua)

+ Cấm binh (phòng thủ hoàng thành)

+ Tinh binh (ở kinh đô và các địa phương).

- Về đối ngoại:

+ Thực thi “bang giao triều cống” với nhà Thanh; đối đầu với Xiêm; buộc Lào, Chân Lạp thần phục;

+ Thiết lập ngoại giao, buôn bán với Ấn Độ và các nước Đông Nam Á.

+ Thời Gia Long, quan hệ với Pháp khá cởi mở. Thời Minh Mạng, nhà Nguyễn khước từ tất cả yêu cầu bang giao của các nước phương Tây.

* So sánh cơ cấu hành chính Việt Nam thời Gia Long và Minh Mạng:

- Thời vua Gia Long: cả nước được chia làm 3 vùng là:

+ Bắc thành (gồm các trấn thuộc Bắc bộ ngày nay);

+ Gia định thành (gồm các trấn thuộc Nam Bộ ngày nay).

+ 4 trấn và 7 doanh do nhà vua trực tiếp quản lí (thuộc khu vực Trung Bộ ngày nay).

- Thời vua Minh Mạng:

+ Cả nước được chia thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên.

+ Đứng đầu liên tỉnh là Tổng đốc, đứng đầu tỉnh là Tuần phủ.

14 tháng 8 2023

Tham khảo:

* Tình hình chính trị Việt Nam thời Nguyễn:

- Về hành chính:

+ Nhà Nguyễn xây dựng nhà nước quân chủ tập quyền trên toàn lãnh thổ, nối liền một dải từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau.

+ Năm 1804, vua Gia Long đổi tên nước thành Việt Nam. Cả nước được chia làm 3 vùng là: Bắc thành; Gia Định thành và 4 trấn,7 doanh (ở khu vực miền Trung)

+ Đến thời Minh Mạng, cả nước được chia thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên.

=> Bộ máy nhà nước quân chủ hoàn thiện từ trung ương đến địa phương.

- Về luật pháp:

+ Năm 1815, nhà Nguyễn ban hành Hoàng Việt luật lệ, còn gọi là Luật Gia Long.

+ Nội dung của Luật Gia Long bao quát hầu hết các lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội thời Nguyễn.

- Về quân đội: chia thành 3 bộ phận:

+ Thân binh (bảo vệ nhà vua)

+ Cấm binh (phòng thủ hoàng thành)

+ Tinh binh (ở kinh đô và các địa phương).

- Về đối ngoại:

+ Thực thi “bang giao triều cống” với nhà Thanh; đối đầu với Xiêm; buộc Lào, Chân Lạp thần phục;

+ Thiết lập ngoại giao, buôn bán với Ấn Độ và các nước Đông Nam Á.

+ Thời Gia Long, quan hệ với Pháp khá cởi mở. Thời Minh Mạng, nhà Nguyễn khước từ tất cả yêu cầu bang giao của các nước phương Tây.

* So sánh cơ cấu hành chính Việt Nam thời Gia Long và Minh Mạng:

- Thời vua Gia Long: cả nước được chia làm 3 vùng là:

+ Bắc thành (gồm các trấn thuộc Bắc bộ ngày nay);

+ Gia định thành (gồm các trấn thuộc Nam Bộ ngày nay).

+ 4 trấn và 7 doanh do nhà vua trực tiếp quản lí (thuộc khu vực Trung Bộ ngày nay).

- Thời vua Minh Mạng:

+ Cả nước được chia thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên.

+ Đứng đầu liên tỉnh là Tổng đốc, đứng đầu tỉnh là Tuần phủ.