Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Từ lớp 1 đến lớp 5, em được học rất nhiều thầy, cô. Mỗi thầy, cô đều có cách giảng khác riêng, hấp dẫn học sinh, không ai giống ai. Nhưng có lẽ cô giáo mà để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc nhất là cô Thủy - cô giáo dạy em năm lớp 3.
Năm nay, cô đã ngoài 30 tuổi. Dáng người cô thon thả, cân đối. Mái tóc cô để xoăn ôm lấy khuôn mặt trái xoan. Mái tóc ấy rất hợp với thời trang và phù hợp với lứa tuổi của cô. Đôi mắt cô tròn, đen láy luôn ánh len vẻ dịu dàng, ấm áp. Miệng cô cười rất tươi. Mỗi khi cô cười để lộ hàm răng trắng đều tăm tắp. Giongj cô nhẹ nhàng, truyền cảm. Lớp chúng em được cô dạy dỗ từng li từng tí. Mỗi khi chúng em có bài khó, cô đều giảng đi giảng lại cho chúng em hiểu bài. Cô muốn cho học sinh phát huy khả năng chủ động, sáng tạo nên những câu hỏi cô đặt ra luôn tạo sự hấp dẫn.
Bạn nào còn đọc sai, cô đọc đi đọc lại để các bạn đọc theo. Chẳng bao giờ cô la mắng chúng em. Cô Thủy dạy chúng em bằng chính năng lực của mình. Giờ ra chơi, cô không nghỉ ngơi mà còn ngồi lại để rèn các bạn học kém. Khi có tiết phụ, cô cũng không ngơi tay mà ngồi chấm bài cho chúng em. Tuy thương yêu chúng em là thế ngưng cô cũng rất nghiêm khắc. Cô rất ghét tính lười biếng và ham chơi của học sinh. Đối với những bạn như vậy, cô cũng nghiêm khắc phê bình và kèm cặp các bạn. Bởi vậy, lớp em ai cũng cố gắng học tốt để cô vui lòng. Kết thúc mỗi buổi học, cô luôn dặn dò các em kỹ càng, chu đáo chuẩn bị bài ngày hôm sau. Nhìn cô, chúng em càng yêu mến và quý trọng cô. Cô đúng là người mẹ thứ hai của em.
Bây giờ, em đã lên lớp năm. Tuy không được cô dạy dỗ nữa nhưng những cử chỉ, ánh mắt của cô làm em ghi nhớ mãi. Em thầm hứa: Em mãi là học sinh ngoan của cô.
Đã lâu rồi từ ngày tôi xa quê hương lên thành phố để tiếp tục việc học của mình tôi mới có dịp gặp lại thầy.
Thầy vẫn vậy, vẫn cái nét đơn sơ giản dị không có gì thay đổi. Nhớ lại lúc trước ở quê tôi, việc có con đậu được vào đại học là niềm vinh hạnh không gì tả nổi đối với người ấy và gia đình họ. Vì vậy ba mẹ luôn khuyên chúng tôi phải cố gắng học tập, cũng chính vì điều đó việc thi đậu vào khối A đối với tôi đã bắt đầu trở thành 1 mơ ước. Nhưng hỡi ôi, để thi được vào khối A thì phải chuyên toán, lý, hoá. Mà môn lý và hoá tôi học rất tốt, chỉ riêng môn toán, do ham chơi mà tôi đã bị mất căn bản từ khi lên lớp 6.
Thật khó để ước mơ đó trở thành sự thật. Bước vào lớp 8, thầy được phân công dạy môn toán cho lớp tôi. Ngay từ buổi đầu nhận lớp, bản thân tôi đã cảm nhận được cái nét giản dị ở nơi thầy. Thầy mặc một cái áo đã bạc cả hai vai, tóc thầy đã ngả dần sang màu trắng, ở cái tuổi người ta có thể gọi là xế chiều của đời người. Nhưng ngày nào cũng vậy, mỗi lần thầy lên lớp, điều đầu tiên chúng tôi thấy được là một nụ cười trên gương mặt thầy, một nụ cười của sự hạnh phúc, thầy không giống như những người khác, không để tuổi già lấy đi cái khuôn mặt tươi trẻ và đầy sức sống ấy. Thầy ân cần dạy bảo chúng tôi một cách tận tình như một người cha đang dạy những đứa con của mình. Chính nhờ những tính cách đó của thầy mà khiến tôi không còn rụt rè và cảm thấy yêu những con số hơn. Tôi mạnh dạn hỏi thầy những kiến thức cũ mà tôi đã quên hết, không còn lưu lại một tí gì trong trí nhớ. Thầy nhìn tôi và mỉm cười, thầy không chỉ giảng riêng cho mình tôi, mà thầy còn giảng cho cả lớp bằng những cách rất hay mà cho mãi đến giờ này chúng tôi không sao quên được. Và thật đáng ngạc nhiên khi điểm tổng kết môn toán của tôi ở những lớp dưới chỉ khoảng 6.4 vậy mà bây giờ tôi đã được 8.5 môn toán. Thật đáng khích lệ đúng không? Khi tôi sắp sửa bước vào kì thi đại học, tôi cảm thấy rất tự tin vì đã có một kiến thức vững vàng, tôi muốn cảm ơn thầy rất nhiều vì chính thầy đã mang lại cho tôi sự tự tin đó.
Giờ đây tuy ở xa quê, nhưng tôi tin chắc một điều rằng ở quê nhà thầy vẫn đang đứng trên bục giảng và dạy tận tình cho những đứa học trò như tôi. Và trên mặt vẫn với một nụ cười giản dị mà đầy sức sống. Thầy ơi! Em xin cảm ơn thầy....
Khác với cấp tiểu học nhiều môn nhưng chỉ có 1-2 thầy cô phụ trách, sang cấp trung học mỗi một môn đều do một thầy hoặc cô giáo phụ trách riêng. Chính vì vậy chúng em được học rất nhiều thầy cô, trong số đó em đặc biệt rất quý mến cô giáo dạy Văn của em.
Cô giáo của em tên là Hoa, một người giáo viên trẻ khi mới tốt nghiệp đại học được hai năm và công tác tại trường em được một năm. Cô là một cô giáo xinh xắn, trẻ trung và còn dễ mến, có thể nói tuổi của cô cũng gần với tuổi của anh chị của em nên em coi cô như một người chị cả. Cô có mái tóc dài nhuộm màu nâu sẫm, cô có vẻ ngoài giản dị, khi đi dạy thường mặc quần áo chứ không diện váy vóc, cô cũng chỉ tô chút son bởi cô sẵn có làn da trắng hồng. Cô Hoa là một người giáo viên yêu nghề, cô tâm huyết trong từng bài giảng và năng nổ trong mọi hoạt động. Trong những tiết học của cô chúng em luôn sôi nổi và rất nhiệt tình xây dựng bài, cô có cách giảng bài vừa dễ hiểu lại rất cuốn hút không bị nhàm chán. Cô cũng rất thoải mái với học sinh, thấu hiểu tâm sinh lý của lứa tuổi chúng em và rồi luôn mang lại cho chúng em sự gần gũi, đồng cảm và được sẻ chia. Cô Hoa là cô giáo đầu tiên em chia sẻ những chuyện buồn trong cuộc sống của mình và em luôn nhận được sự động viên, khích lệ từ cô.
Cô Hoa đối với em không chỉ là một cô giáo mà hơn thế là người bạn, người chị, người thầy đáng ngưỡng mộ và kính mến.
Trong nhà trường, thầy, cô giáo nào em cũng kính yêu nhưng cô Hạnh là người đã để lại cho em nhiều ấn tượng đẹp đẽ nhất.
Dáng người cô cân đối, làn da ngăm ngăm trông gợi lên ở cô một sự khỏe mạnh, chất phác. Khuôn mặt tròn, phúc hậu. Nhìn mái tóc điểm bạc và những vết nhăn trên khuôn mặt ấy em đoán cô đã ngoàì bốn mươi tuổi. Cô rất thích mặc những bộ trang phục sẫm màu. Tuy giản dị nhưng cũng thật đep, thật trang nhã. Cô thường đeo kính trắng. Ẩn trong đôi mắt kính trong suốt ấy là cặp mắt sâu và sáng của cô. Đôi mắt thật hiền từ, thường nhìn chúng em bằng cái nhìn trìu mên. Khi cô mỉm cười hàm răng trắng nõn lộ ra ánh mát long lanh và dịu hiền khó tả. Em thích nhất là đôi bàn tay cô. Tuy bàn tay xương xương nhưng cô chấm bài nhanh thoăn thoắt. Mỗi con điểm mười trên trang vở của chúng em là liều thuốc hiệu nghiệm giúp cô quên hêt nhọc nhằn. Mỗi khi cô viêt bài trên bảng lớp, những đường gân rắn rỏi nổi lên. Nhìn đôi bàn tay cỏ em hình dung cô là một kiến trúc sư đang vẽ nên những nền móng của những tòa nhà vững chắc. Nói cho đúng hơn, cô là một kĩ sư tâm hồn đã dìu dắt rất nhiểu thế hệ.
Cô rất yêu chúng em và quan tâm đặc biệt đến các bạn học yếu, các bạn có hoàn cảnh khó khăn. Cô đã không ngần ngại mua cho chúng em những bút, những vở để học tập. Những lúc ấy em hình dung cô như người mẹ thứ hai của mình. Tuy bây giờ em không còn học cô nữa nhưng em luôn nhớ về hình ảnh của cô, luôn biêt ơn cô đã dìu dắt chúng em khôn lớn nên người.
Trong nhà trường, thầy, cô giáo nào em cũng kính yêu. Nhưng cô Hạnh là người đã để lại cho em nhiều ấn tượng đẹp đẽ nhất.
Dáng người cô cân đối, làn da ngăm ngăm trông gợi lên ở cô một sự khỏe mạnh, chất phác. Khuôn mặt tròn, phúc hậu. Nhìn mái tóc điểm bạc và những vết nhăn trên khuôn mặt ấy em đoán cô đã ngoài bốn mươi tuổi. Cô rất thích mặc những bộ trang phục sẫm màu. Tuy giản dị nhưng cũng thật đẹp, thật trang nhã. Cô thường đeo kính trắng. Ẩn trong đôi mắt kính trong suốt ấy là cặp mắt sâu và sáng của cô. Đôi mắt thật hiền từ, thường nhìn chúng em bằng cái nhìn trìu mến. Khi cô mỉm cười hàm răng trắng nõn lộ ra ánh mắt long lanh và dịu hiền khó tả. Em thích nhất là đôi bàn tay cô. Tuy bàn tay xương xương nhưng cô chấm bài nhanh thoăn thoắt. Mỗi con điểm mười trên trang vở của chúng em là liều thuốc hiệu nghiệm giúp cô quên hết nhọc nhằn. Mỗi khi cô viết bài trên bảng lớp, những đường gân rắn rỏi nổi lên. Nhìn đôi bàn tay cỏ em hình dung cô là một kiến trúc sư đang vẽ nên những nền móng của những tòa nhà vững chắc. Nói cho đúng hơn, cô là một kĩ sư tâm hồn đã dìu dắt rất nhiều thế hệ.
Cô rất yêu chúng em và quan tâm đặc biệt đến các bạn học yếu, các bạn có hoàn cảnh khó khăn. Cô đã không ngần ngại mua cho chúng em những bút, những vở để học tập. Những lúc ấy em hình dung cô như người mẹ thứ hai của mình. Tuy bây giờ em không còn học cô nữa nhưng em luôn nhớ về hình ảnh của cô, luôn biết ơn cô đã dìu dắt chúng em khôn lớn nên người.
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa”
Đó chính là những câu thơ nói về nghề giáo, nghề mà luôn được yêu quý, kính trọng. Tôi rất yêu mến các thầy cô giáo của mình, nhưng người để lại cho tôi những ấn tượng sâu sắc nhất chính là cô Kim Anh- cô giáo chủ nhiệm của chúng tôi.
Cô có mái tóc rất dài, mượt mà, đen nhánh và luôn phảng phất hương thơm. Đôi mắt cô to tròn, đen láy, vô cùng cương nghị nhưng cũng không kém phần dịu dàng. Khi chúng tôi đạt thành tích cao trong học tập, cô luôn nhìn chúng tôi với ánh mắt trìu mến. Còn mỗi khi chúng tôi mắc lỗi, đôi mắt cương nghị của cô lại đượm buồn. Đôi bàn tay cô thon dài, luôn viết ra những mạch văn giàu cảm xúc để chuyển tải bài học đến với chúng tôi. Cô còn giúp chúng tôi nhớ bài lâu hơn bằng giọng nói của mình. Giọng nói của cô thật truyền cảm, khi thì dịu dàng, ấm áp, lúc lại dí dỏm, vui tươi khiến cho chúng tôi luôn tập trung vào bài học, quên cả thời gian. Tính cách cô hiền lành, chính trực, cô luôn nghiêm túc với công việc của mình. Hàng ngày, cô rất hay vui đùa với chúng tôi nhưng khi đã vào tiết học, cô cũng rất nghiêm khắc. Với cô dạy học không chỉ là một nghề, mà còn là một niềm đam mê. Cô luôn chuẩn bị rất kỹ cho bài giảng của mình, nhiều khi cô còn sử dụng cả những đoạn clip ngắn về bài học, giúp chúng tôi có thể tiếp thu bài nhanh nhất. Dù cô đã là một giáo viên nhưng cô vẫn học, đó là sở thích của cô. Cô luôn thức đến ba, bốn giờ sáng mới đi ngủ vì sau khi soạn giáo án, cô lại tiếp tục học bài. “Học như một con đò ngược dòng vậy, các con ạ!” Lời cô nói thấm thía lòng chúng tôi.
Tôi nhớ nhất là khi cô đi thăm quan với lớp chúng tôi. Lúc ấy, trên nét mặt cũng như trong đôi mắt của cô thể hiện sự lo lắng, bồn chồn không yên. Sau đó, chúng tôi mới vỡ lẽ, ra là hôm ấy, cô có bài thi môn triết học nhưng cô đã nghỉ thi để đi cùng với lớp chúng tôi vì cô sợ rằng có vấn đề gì không hay với chúng tôi, cô sẽ ân hận cả đời.
Một kỉ niệm đáng nhớ khác là khi tôi học hè. Khi ấy, tôi khá lo sợ do tôi đã nghỉ mất hai tuần. Tôi bước vào lớp với tâm trạng lo lắng. Cô biết là tôi đã nghỉ học, cô bèn giảng lại cho tôi những chỗ tôi chưa biết, chưa hiểu, rồi nhờ bạn cho tôi mượn vở để chép bù bài. Lúc đó tôi thấy mình nhẹ nhõm, thầm cảm ơn cô và các bạn.
Quả thật, nghề giáo thật là cao quý, giống như câu ví: “Nghề giáo là người lái đò tri thức qua sông”. Đó cũng là nghề mà tôi mong ước sau này khi trưởng thành. Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, tôi muốn gửi lời chúc tới cô rằng: “Con chúc cô luôn mạnh khỏe! Con yêu cô nhiều lắm!”
mot bong hong em danh tang co mot bai ca em hat rieng tang thay khi hat nhung cau hat do lam em lai nho den co giao chu niem em nam lop 1 do la co nhung
co co mot dang nguoi thon tha doi mat den lay mai toc mem muot.co co hang rang trang nhu bap.Gio tieng viet coan can huonh dan chung em lam bai Gio toan co ca lop chamchu nghe co giang bai .Em nho nhat la nu cuoi cua co nhu mat tia nang am ap truyen cho chung em them hung khoi hoc tap khi em va cac ban mac loi co an can nhac nho chung em bang giong truyen cam va am ap.
em rat quy va kinh trong co .Em coi co nhu nguoi me thu 2cua minh
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa”
Đó chính là những câu thơ nói về nghề giáo, nghề mà luôn được yêu quý, kính trọng. Tôi rất yêu mến các thầy cô giáo của mình, nhưng người để lại cho tôi những ấn tượng sâu sắc nhất chính là cô Kim Anh- cô giáo chủ nhiệm của chúng tôi.
Cô có mái tóc rất dài, mượt mà, đen nhánh và luôn phảng phất hương thơm. Đôi mắt cô to tròn, đen láy, vô cùng cương nghị nhưng cũng không kém phần dịu dàng. Khi chúng tôi đạt thành tích cao trong học tập, cô luôn nhìn chúng tôi với ánh mắt trìu mến. Còn mỗi khi chúng tôi mắc lỗi, đôi mắt cương nghị của cô lại đượm buồn. Đôi bàn tay cô thon dài, luôn viết ra những mạch văn giàu cảm xúc để chuyển tải bài học đến với chúng tôi. Cô còn giúp chúng tôi nhớ bài lâu hơn bằng giọng nói của mình. Giọng nói của cô thật truyền cảm, khi thì dịu dàng, ấm áp, lúc lại dí dỏm, vui tươi khiến cho chúng tôi luôn tập trung vào bài học, quên cả thời gian. Tính cách cô hiền lành, chính trực, cô luôn nghiêm túc với công việc của mình. Hàng ngày, cô rất hay vui đùa với chúng tôi nhưng khi đã vào tiết học, cô cũng rất nghiêm khắc. Với cô dạy học không chỉ là một nghề, mà còn là một niềm đam mê. Cô luôn chuẩn bị rất kỹ cho bài giảng của mình, nhiều khi cô còn sử dụng cả những đoạn clip ngắn về bài học, giúp chúng tôi có thể tiếp thu bài nhanh nhất. Dù cô đã là một giáo viên nhưng cô vẫn học, đó là sở thích của cô. Cô luôn thức đến ba, bốn giờ sáng mới đi ngủ vì sau khi soạn giáo án, cô lại tiếp tục học bài. “Học như một con đò ngược dòng vậy, các con ạ!” Lời cô nói thấm thía lòng chúng tôi.
Tôi nhớ nhất là khi cô đi thăm quan với lớp chúng tôi. Lúc ấy, trên nét mặt cũng như trong đôi mắt của cô thể hiện sự lo lắng, bồn chồn không yên. Sau đó, chúng tôi mới vỡ lẽ, ra là hôm ấy, cô có bài thi môn triết học nhưng cô đã nghỉ thi để đi cùng với lớp chúng tôi vì cô sợ rằng có vấn đề gì không hay với chúng tôi, cô sẽ ân hận cả đời.
Một kỉ niệm đáng nhớ khác là khi tôi học hè. Khi ấy, tôi khá lo sợ do tôi đã nghỉ mất hai tuần. Tôi bước vào lớp với tâm trạng lo lắng. Cô biết là tôi đã nghỉ học, cô bèn giảng lại cho tôi những chỗ tôi chưa biết, chưa hiểu, rồi nhờ bạn cho tôi mượn vở để chép bù bài. Lúc đó tôi thấy mình nhẹ nhõm, thầm cảm ơn cô và các bạn.Quả thật, nghề giáo thật là cao quý, giống như câu ví: “Nghề giáo là người lái đò tri thức qua sông”. Đó cũng là nghề mà tôi mong ước sau này khi trưởng thành. Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, tôi muốn gửi lời chúc tới cô rằng: “Con chúc cô luôn mạnh khỏe! Con yêu cô nhiều lắm ”
Gợi ý
1. Nội dung:
a) Ví dụ về truyện ca ngợi truyền thống hiếu học : ông tổ nghề thêu (Tiếng Việt 3, tập hai), Văn hay chữ tốt (Tiếng Việt 4, tập một), Bông sen trong giếng ngọc (Truyện đọc lớp 4).
b) Ví dụ về truyện ca ngợi truyền thống đoàn kết : Câu chuyện bó đũa (Tiếng Việt 2, tập một), Đôi bạn (Tiếng Việt 3, tập một), Vì muôn dân (Tiếng Việt 5, tập hai).
2. Tìm câu chuyện ở đâu ?
- Những câu chuyện em đã được nghe.
- Báo, truyện đọc xưa và nay. Chú ý truyện của Nhà xuất bản Kim Đồng, sách Truyện đọc lớp 5 của Nhà xuất bản Giáo dục.
3. Giới thiệu tên câu chuyện và kể lại nội dung câu chuyện đã nghe (hoặc đã đọc) .
- Mở đầu câu chuyện thế nào ?
- Diễn biến của câu chuyện ra sao ? (Kể rõ trình tự các việc xảy ra, hành động của nhân vật ; chú ý nhấn mạnh những chi tiết liên quan đến đức tính hiếu học hoặc tinh thần đoàn kết.)
4. Trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện.
Từ xa xưa, nhân dân ta đã coi trọng tinh thần đoàn kết, đại đoàn kết. Đoàn kết để sống, để tồn tại và vượt qua mọi thử thách to lớn trong cuộc đời. Đoàn kết đã trở thành niềm tin và đạo lí của nhân dân ta từ bao đời nay. Chính vì thế, ông bà, cha mẹ luôn nhắc nhở con cháu ghi nhớ câu tục ngữ:
"Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao".
Tôi sẽ kể cho các bạn nghe chuyện có tựa đề là "Câu chuyện bó đũa", ca ngợi về sức manh của tinh thần đoàn kết. Chuyện như sau:
"Ngày xưa ở một gia đình, có hai anh em. Lúc còn nhỏ hai anh em rất thương yêu nhau, có cái gì ngon, anh em thường nhường nhịn cho nhau, nhưng khi lớn lên anh có vợ, em có chồng, tuy mỗi người một nhà nhưng vẫn thường hay va chạm.
Thấy các con không thương yêu nhau, người cha rất buồn phiền. Một hôm, ồng đặt một bó đũa và một túi tiền trên bàn, rồi gọi các con, cả trai, gái, dâu, rể lại và bảo:
- Ai bẻ gãy được bó đũa này thì cha thưởng cho túi tiền. Bốn người con lần lượt bẻ bó đũa. Ai cũng cố gắng hết sức mà không sao bẻ gãy được. Người cha bèn cởi bó đũa ra rồi thong thả bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng.
Thấy vậy, bốn người con cùng nói:
- Thưa cha, lấy từng chiếc mà bẻ thì có khó gì!
Người cha liền bảo:
- Đúng. Như thế là các con đều thấy rằng chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh. Vậy các con phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Có đoàn kết thì mới có sức mạnh”.
Câu chuyện khuyên chúng ta: anh chị em trong gia đình phải biết yêu thương, giúp đỡ, cưu mang nhau. Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh.
-Dàn ý đâu bạn?
-Trên mạng có rất nhiều bài văn hay để chúng ta đọc tham khảo,bạn có thể lên đó tra rồi đọc thử. Sau đó lựa chọn những ý văn hay vào bài làm của mình chứ đừng chép hết nhé.
Tham khaor
Năm nay là năm cuối cùng của bậc Tiểu học. Vì hoàn cảnh gia đình nên em phải chuyển trường về Thành phố Hồ Chí Minh. Sống giữa thầy bạn mới với bao ngỡ ngàng, xa lạ, em lại càng nhớ đến cô Mai, cô giáo dạy em năm lớp Bốn vừa rồi tại thị xã Bến Tre.
Cô Mai còn rất trẻ. Cô vừa tốt nghiệp Cao đẳng Tiểu học vài năm nay. Dáng cô thon thả, cao cao nhưng không gầy, mái tóc buông xõa ngang lưng, lại được trời phú cho những gợn sóng tự nhiên càng tôn thêm vẻ mềm mại, duyên dáng của một thiếu nữ trong độ xuân xanh. Trên gương mặt trái xoan trắng hồng nổi bật đôi mắt bồ câu trong và sáng, pha lẫn vẻ hiền dịu, ấm áp và hồn nhiên. Đôi môi hình trái tim lúc nào cũng ươn ướt đỏ tươi như được thoa một lớp son mỏng Mỗi khi cô cười, chiếc răng khểnh bên phải nhú ra tạo cho nụ cười một nét duyên thầm đến dễ thương.
Nhà cô Mai ở ngã ba Tân Thành, cách trường học vài cây số. Cô di dạy bằng chiếc Dream II mà anh cô để lại trước lúc lên đường làm nghĩa vụ quân sự. Mùa nắng hay mùa mưa, hễ nghe thấy trống điểm báo giờ học thì đã thấy cô trong bộ áo dài màu thiên thanh bước vào lớp với nụ cười tươi trẻ chào đón chúng em. Tiếp xúc với cô, cái cảm giác đầu tiên theo em nghĩ có lẽ là sự thiện cảm và sau đó là sự cảm mến thân thương. Cho nên tụi nhỏ chúng em thường ríu rít xung quanh cô như một bầy chim non sum vầy quanh mẹ. Em thích nhất là giờ Tập đọc, Dù đã được đọc bài thơ, bài văn nhiều lần ở nhà nhưng em vẫn chưa thấy được cái hay cái đẹp của nó. Ấy vậy mà đến lớp nghe cô đọc, cô giảng bài em mới thấy hấp dẫn làm sao. Giọng đọc của cô thật truyền cảm, lúc thì trầm trầm ấm như tiếng mẹ ru con, lúc thì thánh thót ngân vang như tiếng chim họa mi buổi sớm, đưa chúng em vào thế giới huyền ảo của ngôn từ lúc nào không biết. Cô đã biến một giờ Tập đọc thành một giờ đi tìm cái hay, cái đẹp của cuộc sống, đến nỗi trống báo hiệu giờ chơi rồi mà tụi em cứ như muốn nán lại học thêm ít phút nữa.
Trong suốt cả năm học, em chưa bao giờ thấy cô trách mắng một học sinh nào. Nếu ai đó không thuộc bài, cô nhẹ nhàng góp ý, khuyên bảo chân tình như một người mẹ, người chị của chúng em. Em còn nhớ có một lần bạn Huy lớp em bị xỉu ở trong lớp khi ngoài trời lại đang mưa tầm tã, cô vội vàng lấy áo mưa của mình mặc vào cho Huy rồi nhờ một cô giáo dạy ở lớp kế bên bế ra xe, còn cô thì chạy lấy xe chở Huy đến bệnh viện tỉnh cấp cứu. Cô thương chúng em như những đứa em ruột của mình: bảo bọc, che chở, bao dung, độ lượng nên cả lớp em, trong ngày tổng kết năm học đứa nào đứa nấy khóc sướt mướt trước lúc chia tay cô về nghỉ hè.
Cô Mai là vậy đó. Em ước có một ngày nào đó trở lại Bến Tre và nơi mà em đến đầu tiên là nhà cô giáo Mai của em.
bn thay tên cô vào nha
Chúc học tốt
Trong năm năm học dưới mái trường tiểu học thân thương, tôi đã có biết bao kỷ niệm tuổi thơ không thể quên. Có những người bạn thân thiết cùng nhau chia sẻ tình cảm buồn vui, những hình ảnh in đậm nhất trong tâm trí tôi vẫn là cô giáo Ngoc Anh – người dạy tôi năm cuối của bậc tiểu học.
Cô Ngọc Anh kém tuổi mẹ tôi, trông cô rất trẻ. Dáng người cô hơi thấp nhưng khuôn mặt cô rất xinh. Cô có làn da rám nắng, mái tóc đen nhánh luôn được cặp gọn sau gáy bằng một chiếc cặp tóc nhỏ. Cô có đôi mặt sắc sảo, to và sáng, pha lẫn những ánh mắt ấm áp dịu hiền. Mũi cô cao, thanh tú. Cô luôn nở nụ cười thân thiện với mọi người. Mỗi khi cô cười lại để lộ hàm răng trắng muốt.
Cô coi chúng tôi như chính những đứa con cưng của mình. Cô Ngoc Anh còn cố gắng rèn luyện cho những bạn học kém, động viên, giúp các bạn ấy vươn lên trong học tập. Đối với chúng tôi học đội tuyển, cô luôn dành sự quan tâm đặc biệt. Nhiều bài toán khó cô luôn tìm ra phương pháp giảng ngắn gọn dễ hiểu nhất để chúng tôi tiếp thu tốt và nhớ lâu. Cô đã làm cho chúng tôi say mê học toán, làm văn. Nhờ vậy, trong kỳ thi học sinh giỏi cấp thành phố năm ấy, sáu đứa chúng tôi đi thì thì cả sáu đều đạt giải rất cao: ba giải nhất, ba giải nhì. Cô nói với chúng tôi rằng cô rất hạnh phúc.
Đối với tôi, cô Thuận không chỉ là một giáo viên. Mà còn còn giống như một người mẹ thứ hai. Tôi cảm thấy vô cùng yêu quý cô.