K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 5 2019

1)

Điểm khác nhau cơ bản của hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn là: Hoa tự thụ phấn là hoa lưỡng tính có nhị và nhụy chín cùng một lúc. Còn hoa giao phấn là những hoa đơn tính hoặc những hoa lưỡng tính, nhị và nhụy không chín cùng một lúc

___G-Dragon___

9 tháng 5 2019

thanks

2 tháng 4 2020

Câu 3 :

Các bộ phận của hoa là :đài , tràng , nhị , nhuỵ. 

Đài và tràng làm thành bao hoa bảo vệ nhị và nhuỵ

Nhị có nhiều hạt phấn mang tế bào sinh dục đực.

Nhuỵ có bầu chứa noãn mang tế bào sinh dục cái.

Nhị và nhuỵ là bộ phận quan trọng nhất của hoa vì chúng là bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa.

Câu 4 :

- Hoa lưỡng tính: hoa có cả nhị và nhụy trên cùng 1 hoa.

VD: hoa bưởi, hoa cải,...

- Hoa đơn tính: hoa có nhị hoặc nhụy trên 1 hoa.

VD: hoa mướp, hoa bí,..

Câu 5 :

- Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy.

- Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ:

* Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ là: hoa thường có màu sặc sỡ, có hương thơm, mật ngọt, hạt phấn to và có gai, đầu nhụy có chất dính.

VD: hoa bí ngô, hoa mướp, hoa vừng...

Câu 6 :

2 cành hoa màu trắng vào 2 cốc nước.
- Cốc A: nước có pha mực đỏ.
- Cốc B: nước trong
- Để ra chỗ thoáng gió.

Kết quả:

-Cốc A: Cánh hoa chuyển sang màu đỏ.

-Cốc B: Cánh hoa không đổi màu.
Câu 7 :

 

Chuẩn bị: Cây xanh con, chậu cây, đất tơi xốp, nước và phân bón.

Tiến hành thí nghiệm:

Đầu tiên đo chiều dài thân cây xanh con là bao nhiêu cm rồi ghi vào một quyển tập , sau đó trồng cây xanh con và chậu cây đã bỏ đất tơi xốp vào, đặt cây ở nhiệt độ ánh sáng thích hợp, hằng ngày chăm bón và tưới nước cho cây. Sau một thời gian ( 1 tuần lễ chẳng hạn), đo lại chiều dài của cây.

Kết quả thí nghiệm:

Chiều dài thân cây đã dài hơn so với khi mới trồng. Chứng tỏ có sự dài ra của thân cây sau một thời gian chăm bón tốt.

Ghi kết quả báo cáo trình bày lên thầy cô.

Câu 8 :

Bước 1: Đỗ xanh ngâm nước lạnh qua đêm từ 6 - 8 tiếng

Bước 2: Cho đỗ xanh đã ngâm vào rổ, dùng khăn phủ lên, lấy 1 chiếc đĩa đặt lên trên sau đó cho cả rổ vào trong nồi hoặc chậu để ủ trong bóng tối. Mỗi ngày sáng, tối nhúng cả rổ vào chậu nước khoảng 5 phút rồi vớt ra để hết nước và lại cho vào chỗ tối.

Bước 3: Thu hoạch giá đỗ sau 2 - 3 ngày. Dùng kéo cắt hết các lớp rễ đâm ra ngoài chiếc khăn để dễ thu hoạch và vệ sinh, chuẩn bị cho mẻ ủ mới.

Giá đỗ ủ bằng rổ nhựa hoặc rổ tre sẽ cho những mầm chắc, to và mập. Khi ủ các bạn nên để chỗ tối, sạch sẽ để có mẻ giá trắng và đẹp.

8 tháng 2 2018

Mình đã có ý định đăng một bài về vấn đề “Viết hoa tên riêng trong tiếng Việt” từ lâu.  Nhân hôm nay trao đổi với một bạn trẻ và một bạn già về vấn đề viết hoa tên riêng trong tiếng Việt, mình nhận thấy nên viết để làm rõ vấn đề, ngõ hầu cùng mọi người có nhận thức chung thống nhất về vấn đề viết hoa tên riêng trong tiếng Việt.

Để các bạn dễ hình dung, mình xin nêu lại ví dụ với “bạn trẻ – bạn già”.

Bạn trẻ gửi mình một văn bản trong đó viết:

Viện Ngoại Ngữ – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Mình khuyến nghị bạn trẻ sửa thành:

Viện Ngoại ngữ – Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Bạn trẻ: ‘Em chẳng thấy chỗ nào viết như anh gợi ý’.

Bạn già: ‘Viện Ngoại ngữ – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội’

Cả bạn trẻ và bạn già đều có căn cứ qua hàng loạt các văn bản, trang web, tài liệu… trong và ngoài trường để minh chứng và phản biện.

Mình thử cố đưa ra căn cứ, gắng thuyết phục hai bạn một lần, rồi… im lặng về nhà viết bài này!!!

Chắc chắn về vấn đề “viết hoa” mình chưa phải là chuyên gia, song mình biết mình đang nói gì khi đề cập tới vấn đề “viết hoa tên riêng trong tiếng Việt” vì đơn giản là mình biết và làm chủ những gì mình đang nói!!!

“Viết hoa” đúng chuẩn là một câu chuyện không đơn giản. Chẳng thế mà đến Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng chỉ mới dừng lại ở “Quy định tạm thời về viết hoa tên riêng trong sách giáo khoa”, và tính tới thời điểm này (11/2014) Bộ cũng chưa có quyết định cuối cùng nào trên vấn đề quen thuộc nhưng phức tạp này.

Hầu như ai cũng ý thức được tầm quan trọng của việc viết hoa tên riêng và luôn cố gắng viết đúng chuẩn mực, viết đúng quy định. Song khó khăn chính lại không nằm ở tự thân vấn đề “viết hoa” mà lại nằm ở việc hiểu và định nghĩa tên riêng một cách đúng đắn thì mới có thể viết hoa đúng được.

“Tên riêng là gì?” lại là câu hỏi lớn, thậm chí còn lớn hơn vấn đề viết hoa.

Mình sẽ trở lại vấn đề “tên riêng – tên chung” trong một dịp khác.

Bài viết dưới đây được biên tập từ hai nguồn chính sau:

  1. Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19 tháng 01 năm 2011 của Bộ Nội vụ về việc “Hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính” (phần “Viết hoa trong văn bản hành chính”)
  2. Quyết định số 07/2003/QĐ-BGDĐT ngày 13/3/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về “Quy định tạm thời về viết hoa tên riêng trong sách giáo khoa”

Ngoài ra, bài viết cũng tham khảo tài liệu hướng dẫn “Viết hoa trong văn bản hành chính” do Đại học Đà Nẵng ban hành ngày 02 tháng 06 năm 2011 (Số: 2588/ĐHĐN-TTPCTĐ, tài liệu nội bộ). Đặc biệt, các ý kiến của GS. Nguyễn Văn Khang về vấn đề viết hoa tên riêng được bài viết trân trọng và đồng thuận ở mức độ cao.

***

QUY TẮC VIẾT HOA TRONG TIẾNG VIỆT

(trong văn bản hành chính và sách giáo khoa)

I. VIẾT HOA TRÊN CƠ SỞ CÚ PHÁP

1. Viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất của một câu hoàn chỉnh:

Sau dấu chấm câu (.); sau dấu chấm hỏi (?); sau dấu chấm than (!); sau dấu chấm lửng (…); sau dấu hai chấm (:); sau dấu hai chấm trong ngoặc kép (: “…”) và khi xuống dòng.

Nói chung, phần lớn những người có trình độ THPT trở lên đều hiểu và áp dụng đúng các quy tắc cụ thể này.

2. Viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất của mệnh đề sau dấu chấm phẩy (;) và dấu phẩu (,) khi xuống dòng:

đg cần gấp ! ai nhanh mk k nha !

14 tháng 1 2020

* Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy.

*Thụ tinh là hiện tượng tế bào sinh dục đực kết hợp với tế bào sinh dục cái tại tế bào noãn tạo thành một tế bào mới là hợp tử.

+ Quan hệ giữa thụ phấn và thụ tinh: thụ tinh chỉ xảy ra sau khi thụ phấn. Để có thể xảy ra quá trình thụ tinh thì hạt phấn phải được tiếp xúc với đầu nhụy và nảy mầm, giải phóng tinh trùng để kết hợp với noãn trong quá trình thụ. Nếu không có thụ phấn thì không có thụ tinh.

HỌC TỐT !

16 tháng 3 2019

- Hoa tự thụ phấn: hoa lạc, hoa đỗ đen

- Hoa giao phấn: hoa bí ngô, hoa mướp

học tốt !

Câu 1 Nêu những bộ phận của hạt ? Các điều kiện nảy mầm của hạt ?Câu 2 Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ ?Câu 3 Tảo, rêu, dương xỉ thực vật nào sống ở cạn đầu tiên ? Nêu cấu tạo cơ quan sinh dưỡng, cơ quan sinh sản của cây rêuCâu 4 Lớp 1 lá mầm và lớp 2 lá mầm có kiểu rễ và gân lá như thế nào ?Câu 5 Thế nào là quang hợp ? Viết tóm tắt sơ đò quá trình quang hợp ?Câu 6...
Đọc tiếp

Câu 1 Nêu những bộ phận của hạt ? Các điều kiện nảy mầm của hạt ?

Câu 2 Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ ?

Câu 3 Tảo, rêu, dương xỉ thực vật nào sống ở cạn đầu tiên ? Nêu cấu tạo cơ quan sinh dưỡng, cơ quan sinh sản của cây rêu

Câu 4 Lớp 1 lá mầm và lớp 2 lá mầm có kiểu rễ và gân lá như thế nào ?

Câu 5 Thế nào là quang hợp ? Viết tóm tắt sơ đò quá trình quang hợp ?

Câu 6 Vai trò của vi khuẩn trong đời sống công nghiệp, nông nghiệp và đời sống con người ?

Câu 7 Thế nào là thực vật quý hiếm ? Vai trò thực vật đối với đời sống con người ?

Câu 8 Nguyên nhân dẫn đến suy giảm thực vật ở Việt Nam ? Biện pháp bảo vệ ?

Câu 9 Hút thuốc lá, thuốc phiện có hại như thế nào ? Em phải làm gì trước tệ nạn đó ?

1
19 tháng 4 2019

bạn search Google ik!

p/s: mik hok lớp 7 r nên hok nhớ j về kiến thức lớp 6 ấy đâu nhoa!:))

Những hoa nhỏ thường có mùi thơm không rõ ràng nên khó thu hút côn trùng. trong quá trình chọn lọc tự nhiên, chúng được chọn lọc ủng hộ khiến cho chúng tập trung lại với nhau tạo nên múi thơm mạnh hơn để dễ dàng thu hút côn trùng đến thụ phấn. Điều này cũng giúp sâu bọ có thể thu được nhiều mật hơn, và không mất nhiều thời gian đểt đi tìm hoa khác.