K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 6 2020

                                                                                        Bài làm

(1)Thời chiến tranh, trẻ em đã tham gia chiến đấu, góp phần không nhỏ cho công cuộc đấu tranh giải phóng. (2)Thời hòa bình, trẻ em cũng đã thể hiện trách nhiệm của mình đối với sự nghiệp xây dựng nước nhà.(3)Thật vậy , hiện nay , tuy không thể hiện  trách nhiệm của mình với sự nghiệp xây dựng nước nhà bằng những việc to lớn như thời chiến tranh , trẻ em  thời nay vẫn thể hiện được trách nhiệm của mình qua những công việc như học tập.(4)Thật vậy , học tập để tiếp thêm kiến thức  , để bảo vệ và xây dựng nước nhà giàu, đẹp và mạnh.(5) Bác Hồ cũng đã nói :''Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không , dân tộc Việt Nam có được sánh vai với các cường quốc năm châu  hay  không ,  chính là nhờ công lao học tập của các cháu.'' , câu nói ấy đã khẳng định rằng  thời bình này , trẻ em ngày  nay phải cố gắng học để đất nước ta sánh vai với các nước khác.(6)Nhưng lại  có một  bộ phận nhỏ trong xã hội thì dường như trí óc của họ đã không còn đủ chỗ để chứa đựng những kiến thức học hành để giúp ích cho đất nước , tổ quốc mà thay vào đó, là những đam mê, cám dỗ từ những trò chơi trực tuyến .(7)Vậy để phát triển đất nước , chúng ta cần làm gì ?(8)Để làm được điều đó, mỗi một con người, mỗi một thanh niên, mỗi một tuổi trẻ phải luôn rèn luyện về tri thức, tôi luyện về nhân phẩm, phải luôn quan tâm, chú ý đến những sự kiện, sự việc trong nước nhà và quan trọng hơn hết, phải biết yêu thương người thân, bạn bè, quê hướng, đất nước,…

23 tháng 3 2019

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, thiếu nhi Việt Nam hăng hái làm theo lời dạy của Bác Hồ: Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, Tùy theo sức của mình. Nhiều bạn đã hi sinh tuổi thơ trong sáng cho sự nghiệp đấu tranh bảo vệ chủ quyền độc lập, tự do của dân tộc. Hình ảnh chú bé liên lạc hồn nhiên, dũng cảm trong bài thơ Lượm của Tố Hữu đã để lại trong em niềm cảm phục sâu sắc.

Lượm theo bộ đội làm liên lạc hồi đầu kháng chiến (cuối năm 1946). Lúc này, Pháp chưa đánh rộng ra. Quân ta đóng ở đồn Mang Cá một cứ điểm quan trọng của Huế. Trong một trận tấn công vào đồn giặc, Lượm hi sinh. Tác giả biết tin, vô cùng xúc động và đã sáng tác nên bài thơ này (1949). 
Bằng cách kết hợp miêu tả với kể chuyện và biểu hiện cảm xúc, nhà thơ đã khắc họa sinh động hình ảnh chú bé Lượm hồn nhiên, vui tươi, hăng hái và dũng cảm.

Thể thơ bốn chữ cùng với nhiều từ láy có giá trị gợi hình và giàu âm điệu đã góp phần tạo nên thành công trong nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật.
Mở đầu bài thơ, tác giả dựng lại khung cảnh buổi gặp gỡ đáng nhớ giữa hai chú cháu:

Ngày Huế đổ máu 
Chú Hà Nội về 
Tình cờ chú cháu 
Gặp nhau Hàng Bè.

Cuộc gặp gỡ đáng nhớ bởi nó diễn ra trong thời gian, không gian đặc biệt: Ngày Huế đổ máu. Huế đổ máu, Huế chiến đấu ác liệt để ngăn chặn bàn chân xâm lược của giặc Pháp vì chúng muốn chiếm lại nước ta. Ngày ấy là ngày mọi người không thể nào quên. Hoàn cảnh điển hình đó càng tô đậm thêm tính cách của nhân vật Lượm.

Trang phục của Lượm giống như trang phục của các chiến sĩ Vệ quốc bởi Lượm cũng là một chiến sĩ thực sự. Nhưng Lượm còn rất bé nên cái xắc đeo bên mình cùng chỉ xinh xinh. Chiếc mũ ca lô đội lệch bộc lộ vẻ tinh nghịch và hiếu động.
Lượm được nhà thơ miêu tả với tấm lòng yêu mến chân thành:

Chú bé loắt choắt 
Cái xắc xinh xinh 
Cái chân thoăn thoắt 
Cái đầu nghênh nghênh 
Ca lô đội lệch 
Mồm huýt sáo vang 
Như con chim chích 
Nhảy trên đường vàng…

Dáng Lượm loắt choắt, đã nhỏ lại gầy nhưng nhanh nhẹn và tinh nghịch. Chân thì thoăn thoắt, rất nhanh và rất nhẹ. Đầu nghênh nghênh, lúc nghiêng bên này, lúc nghiêng bên kia. Nhịp thơ nhanh gợi lên hình ảnh chú bé vui tươi, nhí nhảnh, yêu đời.

Đặc điểm bên ngoài phần nào đã thể hiện tính cách bên trong của Lượm. Ca lô không chịu đội thẳng mà đội lệch. Miệng luôn huýt sáo vang. Lượm chẳng khác nào như con chim chích bé nhỏ nhảy trên đường vàng.

23 tháng 3 2019

Bạn tra mạng sẽ có ngay !!!

nói thật !!!

29 tháng 3 2021

đây là 1 đoạn để tham khảo nhé

Có thể nói hình ảnh những tấm gương thiếu nhi anh dũng trong chiến tranh như Lượm, Kim Đồng, Lê Văn Tám đã đem lại cho em lòng biết ơn và cảm phục sâu sắc. Lượm, Kim Đồng, Lê Văn Tám và rất nhiều những bạn nhỏ khác đã dũng cảm tham gia kháng chiến với lòng yêu quê hương, đất nước. Dẫu phải đối mặt với hiểm nguy, gian khổ nhưng các bạn vẫn luôn lạc quan, yêu đời, yêu thích công việc cách mạng. Các bạn ấy đã hi sinh cho đất nước được độc lập, các bạn ấy xứng đáng là những anh hùng nhỏ tuổi. Chính bởi vậy, hình ảnh các bạn luôn sống mãi trong trái tim nhân dân. Hình ảnh các bạn nhắn nhủ tới thiếu nhi Việt Nam ngày hôm nay: Cần phải nỗ lực học tập và rèn luyện để có thể góp công bảo vệ và xây dựng đất nước…

7 tháng 11 2021

Sau khi đọc truyện “Thánh Gióng”, em  rất tự hàovề truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Là học sinh, kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước của cha ông,  chúng ta phải nổ lực học tập để trở thành người tài giỏi sau này phụng sự tổ quốc, phục vụ nhân dân. Chăm lo rèn luyện sức khỏe, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, sẵn sàng đáp lời non nước khi đất nước cần.

2 tháng 11

tui la gayyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyy

 

 

 

 

26 tháng 4 2021

Nhà thơ hình dung chuyến đi công tác cuối cùng của Lượm rất nguy hiểm, khó khăn: mặt trận, đạn bay vèo vèo, nhiệm vụ cấp bách, Lượm rất bình tĩnh vượt qua khó khăn:

"Vụt qua mặt trận

Sợ chi hiểm nghèo?"

sự hi sinh đó gợi cho em những suy nghĩ,tình cảm: bọn giặc đã giết hại Lượm, đã bắn trúng em trên đồng quê vắng vẻ. Lượm đã ngã xuống như một thiên thần bé nhỏ, tay năm chặt bông mà hồn bay giữa đòng ngào ngạt mùi thơm sữa lúa:

 

=> Hình ảnh Lượm thật dũng cảm khiến cho mọi người thương mến, cảm phục.

Những câu, khổ thơ có cấu tạo đặc biệt:

"Ra thế

Lượm ơi !..."

=> Biểu hiện sự đau đớn, sửng sốt đến lặng người.

"Thôi rồi, Lượm ơi !"

=> Là một lời cảm thán. Tác giả như đang hồi hộp theo dõi chuyến đi của Lượm, tác giả nhìn thấy chớp đỏ từ họng súng kẻ thù và tuyệt vọng biết rằng Lượm không thoát được cái chết.

"Lượm ơi, còn không ?"

=> Một câu thơ được tách thành một khổ. Ta đọc chậm rãi để biểu hiện sự thảng thốt nghẹn ngào, không tin được dù đó là sự thật . Thực tế thì Lượm đã chết, người chú đã nghe kể tỉ mỉ. Nhưng vì thương và khâm phục cháu, vì ấn tượng sống động của lần gặp gỡ, vì hiểu rằng Lượm chết cho Tổ quốc là bất tử, cho nên người chú tin Lượm vẫn còn.

26 tháng 4 2021

Nhà thơ hình dung chuyến đi công tác cuối cùng của Lượm rất nguy hiểm, khó khăn: mặt trận, đạn bay vèo vèo, nhiệm vụ cấp bách, Lượm rất bình tĩnh vượt qua khó khăn:

"Vụt qua mặt trận

Sợ chi hiểm nghèo?"

sự hi sinh đó gợi cho em những suy nghĩ,tình cảm: bọn giặc đã giết hại Lượm, đã bắn trúng em trên đồng quê vắng vẻ. Lượm đã ngã xuống như một thiên thần bé nhỏ, tay năm chặt bông mà hồn bay giữa đòng ngào ngạt mùi thơm sữa lúa:

 

=> Hình ảnh Lượm thật dũng cảm khiến cho mọi người thương mến, cảm phục.

Những câu, khổ thơ có cấu tạo đặc biệt:

"Ra thế

Lượm ơi !..."

=> Biểu hiện sự đau đớn, sửng sốt đến lặng người.

"Thôi rồi, Lượm ơi !"

=> Là một lời cảm thán. Tác giả như đang hồi hộp theo dõi chuyến đi của Lượm, tác giả nhìn thấy chớp đỏ từ họng súng kẻ thù và tuyệt vọng biết rằng Lượm không thoát được cái chết.

"Lượm ơi, còn không ?"

=> Một câu thơ được tách thành một khổ. Ta đọc chậm rãi để biểu hiện sự thảng thốt nghẹn ngào, không tin được dù đó là sự thật . Thực tế thì Lượm đã chết, người chú đã nghe kể tỉ mỉ. Nhưng vì thương và khâm phục cháu, vì ấn tượng sống động của lần gặp gỡ, vì hiểu rằng Lượm chết cho Tổ quốc là bất tử, cho nên người chú tin Lượm vẫn còn.