Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
chiếc bàn đã gắn bó với em suốt ba năm qua , và bây giờ lại cùng em cần mẫn , miệt mài bên những bài toán khó , những đoạn văn hay những chuyện kể hấp dẫn , san sẻ cùng em những niềm vui trong học tập . Em sẽ giữ gìn và lau chùi chiếc bàn thật sạch sẽ.
Buổi sinh hoạt lớp lần nào, cô giáo chúng em cũng đều căn dặn: “Cần giữ gìn bảo vệ bàn ghế cho sạch đẹp. Không vẽ bậy, cào xước lên mặt bàn. Đó là ý thức trách nhiệm bảo vệ của công của mỗi học sinh”. Lời cô dạy thấm sâu vào trong mỗi chúng tôi. Chính vì vậy mà những bộ bàn ghế từ khi được trang bị cho lớp tôi đến giờ hơn một năm rồi vẫn còn như mới. Chúng vẫn bóng đẹp như hồi nào.
a) Viết câu văn tả bao quát cái trống : Anh chàng trống này tròn như cái chum, lúc nào cũng chễm chê trên một cái giá gỗ kê ở trước phòng bảo vệ.
b) Viết tên các bộ phận của cái trống trống được miêu tả: Mình trống, ngang lưng trống, hai đầu .
c) Những từ ngữ tả hình dáng, âm thanh của cái trống: - Hình dáng: Tròn như cái chum, mình trống được ghép bằng những mảnh gỗ dầu, ngang lưng quấn hai vành đai to như rắn cạp nong, nom rất hùng dũng ; Hai đầu trống bịt kín da trâu thuộc kĩ, căng rất phẳng.-Âm thanh : Tiếng Ồm Ồm giục giã “Tùng ! Tùng ! Tùng báo hiệu giờ vào lớp, nhịp khắc “Cắc, tùng ! Cắc, tùng !” cho học sinh tập thể dục, “xả hơi” một hồi dài là học sinh dược nghỉ.
+ Viết thêm phần mở bài: - Trực tiếp : Ở trường em có một vật mà ai cũng yêu quý, đó là chiếc trống trường.
- Gián tiếp: Có lẽ mai này khi lớn lên, rời xa mái trường, mang theo trong trái tim những kỉ niệm thân thương, mang theo tiếng trống trường gắn với tuổi thơ.
+ Viết thêm phần kết bài: - Mở rộng: Tôi biết, ngoài tôi ra còn có rất nhiều bạn bè cùng trang lứa với tôi, hay những thế hệ học trò trước tôi thậm chí là sau tôi đều không thể quên được chiếc trống trường, không thể quên được hình dáng thân thương và những âm thanh quen thuộc của nó nữa.
- Không mở rộng : Thế là hết một ngày học, chúng tôi tạm biệt mái trường, tạm biệt anh trống, chúng tôi ra về.
phần A dài lắm . Mình chỉ làm phần b thôi :
em thích nhất là hai ngăn vì nó chứa những đồ vật quan trọng . Ngăn đầu em để sách giáo khoa , vở ô li và cái bảng con . Ngăn thứ hai em để hộp bút và nhiều đồ dùng khác.
Bài làm thuyết minh về cái cặp sách
Trong tất cả các dụng cụ của học sinh, chúng tôi được xem như là anh cả, bởi lẽ chúng tôi có thân hình to lớn nhất. Các bạn có biết chúng tôi là ai không? Chúng tôi là những chiếc cặp xinh xinh giúp các bạn đựng đồ dụng học tập.
Họ hàng chúng tôi có tự bao giờ không rõ lắm, nhưng chắc chắn là từ rất xa xưa, khi con người có nhu cầu đi học. Cha ông chúng tôi trước kia được làm rất đơn giản, thân hình chỉ gồm những mảnh da lớn được may lại, nắp cặp có khóa sắt hoặc có day kéo để đóng mở cặp. Còn ngày nay, với công nghệ tiên tiến và hiện đại, chúng tôi được thiết kế với nhiều kiểu mẫu đẹp hơn, đa dạng hơn. Họ hàng chúng tôi có nhiều loại: cặp đeo, cặp mang trên vai, cặp xách. Chất liệu để làm ra chúng tôi cũng phong phú hơn xưa. Có loại làm bằng da mềm, có loại làm bằng vải dù, vải gin, vải bố… Riêng tôi, tôi có một thân hình tương đối đẹp, được làm bằng một loại vải da tốt. Bên ngoài có trang trí nhiều hình vẽ và màu sắc nổi bật. Tôi thích nhất là hình chú chó Pikachu ngộ nghĩnh, đáng yêu ở phía trước mặt cặp. Bên trên là nắp cặp với một cái khóa bằng sắt bóng loáng để đóng, mở. Mỗi khi đóng, mở cặp, những âm thanh vang lên lách cách rất vui tai. Bên dưới nắp cặp là một cái túi phụ có dây kéo để các cô, cậu học trò đựng các đồ vật nhỏ cần thiết. Bên hông là một cái túi lưới để đựng những chai nước mà các cô, cậu thường hay mang đến lớp. Tôi không chỉ có quai đeo mà còn có một cái quai nhỏ để xách. Bên trong quai có lót xốp nên sử dụng rất êm. Quan trọng nhất là bên trong cơ thể tôi. Nơi ấy có ba ngăn chính dùng để đựng sách vở. Ngoài ba ngàn chính tôi còn có một ngăn phụ để đựng bút, thước, compa. Mỗi ngăn cặp được ngăn bởi một miếng vải mỏng và bền.
Tuy thân hình chúng tôi cấu tạo chỉ như thế nhưng chúng tôi rất có ích. Nhờ có chúng tôi, các cô, cậu chủ cảm thấy tiện lợi hơn, thoải mái hơn khi đến trường. Chúng tôi che nắng cho sách, vở. Và chúng tôi chũng lấy làm vinh dự với chức năng bảo vệ nguồn tri thức của các cô, cậu học trò. Có chúng tôi, nguồn tri thức ấy sẽ không bị mất đi, không bị mai một đi khi trải qua mọi sự thay đổi của thời tiết.
Để chúng tôi phát huy hết vai trò của mình thì cần phải có sự bảo quản của con người. Cách bảo quản chúng tôi cũng dễ thôi: Khi đi học về, các cô, cậu chủ nhớ treo chúng tôi lên móc, để ở nơi sạch sẽ. Khi chúng tôi bị ướt, các cô, cậu chỉ cần dùng khăn lau khô rồi phơi lên. Chúng tôi cũng cần được giặt sạch rồi phơi khô để vải không bị mục hoặc mốc. Khi có bụi bám vào, cần lau chùi cho chúng tôi sạch sẽ, nhìn vào sẽ trông đẹp hơn, mới hơn. Đặc biệt, để dây kéo hoặc ổ khóa được bền thì cần sử dụng nhẹ nhàng, cẩn thận. Nếu không cẩn thận thì các bộ phận này dễ bị hỏng.
Chúng tôi cũng không tầm thường chút nào đấy chứ! Chúng tôi là những người bạn tốt của các bạn học sinh, luôn đồng hành cùng các bạn, giúp các bạn mang theo mình nhiều tri thức để sau này trở thành những người tài đức vẹn toàn, giúp ích chó đất nước và mở ra cho mình một tương lai mới.
Bài làm thuyết minh về cái cặp sách
Trong tất cả các dụng cụ của học sinh, chúng tôi được xem như là anh cả, bởi lẽ chúng tôi có thân hình to lớn nhất. Các bạn có biết chúng tôi là ai không? Chúng tôi là những chiếc cặp xinh xinh giúp các bạn đựng đồ dụng học tập.
Họ hàng chúng tôi có tự bao giờ không rõ lắm, nhưng chắc chắn là từ rất xa xưa, khi con người có nhu cầu đi học. Cha ông chúng tôi trước kia được làm rất đơn giản, thân hình chỉ gồm những mảnh da lớn được may lại, nắp cặp có khóa sắt hoặc có day kéo để đóng mở cặp. Còn ngày nay, với công nghệ tiên tiến và hiện đại, chúng tôi được
ok nha | |
Bài làm
Cái trống có mặt ở trường em không biết đã bao năm rồi; bác bảo vệ ở trường ít nhất đã làm mười hai năm, thế mà trống vẫn còn tốt
Trống cao gần bằng cậu học trò lớp bốn. Trống khum khum hình bầu dục, hai đầu thon lại, thân to, ba học sinh nối tay nhau mới ôm đủ vòng quanh trống.
Hai bề mặt trống là hai lớp da trâu hoặc bò dày, nhẵn thín màu vàng ngà hơi cũ. Mặt trống nhìn tựa như bề mặt nồi tráng bánh cuốn của bà Hai cạnh nhà em. Bao quanh mặt trống là thanh gỗ dẹt mỏng, sơn viên đỏ vàng, được đóng đinh tre gắn liền với thân trống.
Thân trống được ghép bằng những mảnh gỗ chắc chắn, sơn màu đỏ thẫm, phình to ở giữa. Chỗ ấy được gọi là bụng trống. Bao quanh bụng là một vành đai do hai cây mây bệnh xoắn vào nhau lớn bằng nón tay cái. Nhìn từ xa trống như được mang chiếc thắt lưng giản dị, dân dã.
Thường lệ, trước giờ vào học, bác bảo vệ cầm chiếc đùi trống bằng gỗ dài bằng cả cánh tay em để nện lên mặt trống. Lúc đầu bác đánh chậm, nhỏ, càng về sau nhịp tay bác càng nhanh, càng mạnh và dồn dập. Ấy là lúc trống rung lên và toả vào không trung những âm thanh kỳ lạ: Tùng! Tùng! Tùng!
Trống trường chỉ vang lên vào những giờ phút đáng ghi nhớ: bước vào năm học, bắt đầu mỗi tiết học, giờ nghỉ học, giờ ra chơi, giờ ra về và lúc bế giảng. Những lúc đi học trẻ, nghe tiếng trống trường dồn dập, em rảo bước nhanh hơn. Có khi đang bí bài, nghe trống báo hết tiết học, em mừng vui hể hả. Ngược lại, đôi khi đang nhảy hả hê, trống lại báo hết giờ chơi, ai nấy đều tiếc rẻ. Mỗi lần hè đến, nghe trống trường báo hiệu bế giảng năm học, lòng chúng em xao xuyến bâng khuâng, buồn vui lẫn lộn.
Trống trường thật sự là bạn đồng hành của đời học sinh chúng em. Mai đây, chúng em lớn lên, có thể đi đến bất cứ nơi nào trên Tổ quốc song mãi mãi tiếng trống trường vẫn bập bùng trong kỷ niệm.
Bài làm
Từ năm học lớp một đến nay, không ai trong chúng tôi lại không biết rõ về cái trống trường.
Anh chàng trống này thân tròn như cái chum, lúc nào cũng trên một cái giá giỗ kê ở trước phòng bảo vệ. Mình anh ta được ghép bằng những mảnh gỗ đều chằn chặn, nở ở giữa, khum nhỏ lại ở hai đầu. Quanh lưng quấn hai vành đai to bằng con rắn cạp nong, nom rất hùng dũng. Hai đầu trống buộc kín bằng da trâu thuộc kĩ, căng rất phẳng. Sáng sáng đi học tới gần trường, nghe thấy tiếng trống ồm ồm giục giã “ tùng! Tùng! Tùng!” là chúng tôi rảo bước cho kịp giờ học. Vào những lúc tập thể dục, anh trống lại “ cầm càng “ cho chúng tôi theo nhịp “ cắc, tùng! Cắc, tùng! “ đều đặn. Khi anh ta “ xả hơi ” một hồi dài là lúc chúng tôi cũng được “ xả hơi ” sau buổi học.
Có thể sau này tôi sẽ rời xa mái trường này để lên học ở một ngôi trường to lớn hơn với tiếng chuông báo giờ hiện đại hơn. Nhưng dù vậy, tôi sẽ không bao giờ quên hình dáng cục mịch và âm thanh rộn rã của cái trống trường cùng bao kỉ niệm ấu thơ.
# Chúc bạn học tốt #
a. Bài làm:
E rất thik chiếc bút đó và e hứa sẽ luôn giữu gìn để nó luôn mới và đẹp !!!
b. Bài làm:
Cây bút của e như bác nông giân đi cày thì phải mang chiếc cày vậy. Nó đã gắn bó vs e trong quãng đường đi học. E sẽ giữ nó và coi nó như một vật ko thể xa rời trên trang giấy tuổi thơ.
Cách A: Cây bút này đã gắn bó với em rất lâu rồi nên em coi nó như người bạn của mình.
Cách B: Cây bút này là món quà cuối cùng mà ông ngoại tặng em nên em sẽ giữ gìn nó thật cẩn thận bởi vì mỗi lần nhìn thấy cây bút lá sẽ thấy hình ảnh ông đứng bên cổ vũ để em luôn bước tiếp trong vấn đề học tập
Tham khảo:
Đối với em, cây thước rất quan trọng trong việc học tập mỗi ngày, nó là đồ dùng học tập gắn bó và quan trọng không thể thiếu với em. Em sẽ luôn giữ gìn cây thước thật cẩn thận mỗi khi dùng xong để nó luôn bền đẹp và song hành với em trong suốt quá trình học tập, góp phần giúp em tiến bộ hơn.
mẫu 1
Cái thước kẻ là dụng cụ học tập không thể thiếu của học sinh. Ngoài việc giúp em vẽ đường ngay, kẻ thẳng, cái thước kẻ như nhắc nhở em phải nghiêm túc trong học tập, làm bài chuẩn xác như từng vạch mi-li-mét của thước. Tương lai mai sau của em dường như được tính bằng từng vạch thước kẻ của thời gian học tập hôm nay.
mẫu 2
Cái thước đã trở thành người bạn thân yêu của mình từ bao giờ, mình không còn nhớ nữa. Nó luôn ở cạnh mình mỗi khi học bài, làm bài. Cái thước nho nhỏ, xinh xinh mà rất hữu ích. Nó giúp mình kẻ những đường lề thẳng tắp, đóng khung những đáp số, gạch dưới những câu văn hay, những từ ngữ gợi hình, gợi tả…. mà mình cần chú ý để vận dụng trong viết văn. Cái thước thật quý đối với mình.
Bạn kham khảo nhé
Cây dừa xanh toả nhiều tàu
Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng
Thân dừa bạc phếch tháng năm
Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao…
Đó là những câu thơ vô cùng ngộ nghĩnh, đáng yêu mà nhà thơ Trần Đăng Khoa viết về loài cây em yêu thích nhất: cây dừa.
Những cây dừa thường rất cao lớn, vượt lên cả những mái nhà. Thân cây trơn tuột, được chia thành nhiều khấc. Khách nơi khác thường bảo sao mà khó trèo. Nhưng đối với người dân lớn lên từ cây dừa như em thì chẳng mấy khó khăn. Những tàu lá dừa mọc tít ở trên ngọn, hình dáng như chiếc lá chuối bị gió quật tả tơi. Những nhánh lá đu đưa theo gió, tạo ra tiếng xào xạc vui tai, vỗ về bao đứa trẻ vào giấc ngủ say nồng. Dưới nách lá, là nơi trái dừa sinh ra và phát triển. Những trái dừa kết thành từng chùm, trông hệt như chùm chuông của ông già nô en. Quả dừa nào cũng to tròn, có nhiều nước ngọt mát cùng phần cơm dày dặn. Thật ngon lành làm sao.
Ở vùng đất cát, gió lớn như quê em, dừa là loại cây hiếm hoi phát triển tốt đến như thế. Từng hàng, từng hàng dừa xanh mọc dày đặc. Chúng cắm rễ sâu xuống lòng đất, không chỉ giúp giữ đất, giữ cát hay đem lại cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp. Mà còn đem lại nguồn kinh tế, thức ăn cho người dân. Người ta uống nước dừa, ăn cùi dừa. Lá dừa dùng làm vỏ cuốn bánh, hay xay ra tạo thuốc màu. Thân dừa, lá dừa, vỏ dừa khô thì để đun nấu, chẳng thiếu gì.
Tả cây hoa hồng
Nếu như mùa xuân là mùa của muôn hoa thì mùa đông mới là mùa của hoa hồng.
Hoa hồng nhung là "nữ chúa các loài hoa". Hoa hồng nhung không mọc xùm xòa thành bụi, thành khóm tự nhiên mà được trồng riêng lẻ. Rễ cây nhỏ và dài, ngày đêm tận tụy hút chất dinh dưỡng từ lòng đất mẹ nuôi cây. Thân cây mảnh mai, trông có vẻ yếu ớt nhưng thật ra lại rất cứng cáp, chẳng thế mà nó có thể đỡ trên mình cả một thảm hoa dày đặc. Những chiếc lá xanh bóng khỏe được mẹ thiên nhiên ban cho những đường răng cưa làm hoa càng thêm kiêu sa. Những nụ hoa như những bàn tay nhỏ xíu vẫy vẫy trong nắng sớm. Hồng cần mẫn chắt chiu từng giọt nắng của ba mùa xuân, hạ, thu để sang đông đâm bông hồng đỏ thắm. Đầu tiên là một nụ hoa, sau đó như gọi nhau, từng tầng lớp hoa đồng loạt bung ra khoe sắc đỏ thắm dịu dàng. Một bông hồng nhung nở ra có vài tầng lớp hoa, kết tròn khum khum lại như e ấp, thẹn thùng. Dưới nắng sớm mùa đông, bông hồng nhung nào cũng có vẻ kiêu hãnh vì chúng là loài hoa duy nhất đọng những giọt sương đêm mát lành trong mùa lạnh giá này.
Hồng đâm bông mang đến sự ngọt ngào cho mùa đông. Nói đến hoa không thể không nhắc đến hoa hồng. Hoa hồng không những là chúa tể các loài hoa mà còn được rất nhiều người yêu thích. Hoa hồng còn được tôn làm sứ giả của tình yêu trên toàn thế giới. Hoa hồng nhung đỏ thắm như màu máu được tượng trưng cho sự nồng nàn, son sắt trong tình yêu. Hoa hồng có thật nhiều màu nhưng có lẽ màu đỏ là màu duy nhất được dùng để diễn tả tình yêu.
Cám ơn thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta một loài hoa đẹp kiêu sa như hồng nhung. Em yêu hoa hồng nhung không chỉ vì nó đẹp mà nó còn là sứ giả của tình yêu, một sự son sắt vững bền.
Cây chổi rơm của hương đồng gió nội, của bàn tay bà tay mẹ tảo tần; của dãi dầu một nắng hai sương. Màu chổi vàng ươm như nắng thu và từ trong màu quê thân thương ấy, chợt hiện về trong nắng chiều dáng ngoại ngồi tết từng cây chổi nhỏ cho đời …
Cái chổi thật tuyệt .Em rất thích nó vì nhà em đã sạch sẽ hơn.
k mik nha thề kko chép mạng luôn