Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham Khảo (Đoạn dàn ý này tuy dài nhưng đủ điều kiện theo yêu cầu và hãy làm thành 1 bài văn hoàn chỉnh theo ý bạn nhé)
I. Mở bài: giới thiệu về tình cảm gia đình
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.”
Đây là một trong những câu ca dao nói về tình cảm gia đình hay nhất. câu ca dao nói về tình cảm cha mẹ dành cho con cái và con cái dành cho cha mẹ, nhưng tình cảm gia đình không chỉ có thế, chúng ta cùng đi tìm hiểu về tình cảm gia đình.
II. Thân bài: nghị luận về tình cảm gia đình
1. Thế nào là tình cảm gia đình:
Tình cảm của ba mẹ dành cho con cái
Tình cảm của ông bà dành cho con cháu
Tình cảm của con cái dành cho ông bà, cha mẹ
Tình cảm của anh chị em đối với nhau
2. Biểu hiện của tình cảm gia đình:
Ba mẹ thương yêu, chăm sóc con cái, luôn quan tâm và hỏi han con cái
Là cha mẹ luôn tạo điều kiện tốt nhất cho con
Là sự hi sinh cả tuổi thanh xuân của cha mẹ nuôi dạy con
Ông bà tảo tần nuôi con khôn lớn, thương yêu cháu, dạy dỗ cháu nên người
Con cái thương yêu, kính trọng, hiếu thảo với ông bà cha mẹ
Là khi con cháu học tập có thành tích tốt để ông bà cha mẹ vui
Con cháu biết trách nhiệm và vai trò của mình để tạo niềm vui cho ông bà, cha mẹ
Anh chị em trong nhà yêu thương nhau
Anh chị em không tranh đua, không ganh ghét nhau
Không vì chuyện nhỏ mà gây sứt mẻ tình cảm gia đình
3. Ý nghĩa của tình cảm gia đình:
Gia đình có tình cảm gia đình sẽ hạnh phúcĐược mọi người thương yêu, quý mến và tôn trọngÔng bà cha mẹ tự hào
4. Vai trò của em trong tình cảm gia đình:
Cố gắng học tập và rèn luyệnHiếu thảo với ông bà, cha mẹ
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về tình cảm gia đình
Đây là một tình cảm rất thiêng liêngChúng ta cần học tập tốt để đền đáp công ơn của cha mẹ
Em tham khảo !
Mỗi chúng ta, ai sinh ra và lớn lên cũng có một người mẹ. Mẹ là người có công cưu mang chín tháng mười ngày. Mẹ là người chở che, bảo vệ, dưỡng dục và nuôi ta khôn lớn. Tình yêu thương của mẹ là tình cảm cao đẹp nhất mang tên : tình mẫu tử.Tình yêu thương của mẹ là sức mạnh nuôi ta khôn lớn. Ngay từ khi còn chưa rõ hình hài, chỉ là một sinh linh bé nhỏ mới bắt đầu sự sống con người đã được đón nhận một thứ tình yêu vị tha và vô hạn: tình mẹ. Rồi từng ngày từng ngày trôi, chúng ta lớn dần lớn dần trong bụng mẹ. Chúng ta ngày càng lớn, cơ thể mẹ ngày càng nặng nề. Những tháng đầu của thai kỳ mẹ đã trải qua biết bao những khó khăn, chỉ mong bảo vệ được sinh linh bé nhỏ đang lớn dần trong bụng mẹ. Đứa con càng lớn thì mẹ càng mệt mỏi hơn, nhưng mẹ vẫn luôn vui và chờ mong đến ngày được gặp thiên thần bé nhỏ của mẹ. Con người gọi mẹ là người phụ nữ, là phái yếu, nhưng mẹ không yếu mềm, sẵn sàng trải qua cuộc vượt cạn một mình để được gặp đứa con thân yêu. Tình yêu thương của mẹ sẽ gửi vào những lời ru, những câu hát, đong đầy nơi ánh mắt mỗi khi ngắm nhìn bé con xinh đẹp của mình. Khi con ốm, mẹ sẽ thức trắng đêm trông con, săn sóc. Mỗi ngày nhìn con dần lớn khôn là hạnh phúc của những người mẹ. Đó là sức mạnh vô biên của tình mẫu tử.Mỗi một ngày con lớn hơn một chút, là mỗi một ngày mẹ lại già thêm. Từ khi có con, con đã trở thành mối quan tâm hàng đầu trong cuộc đời của mẹ. Có những người mẹ quên mình, không quản nắng mưa nhọc nhằn, làm tất thảy để cho con cái không thua bạn kém bè. Tình yêu ấy trao đi không một chút tính toan . Tình yêu ấy là cả một đức hi sinh cao cả. Có những lúc, đứa con còn ngây dại chưa hiểu được điều đó. Chúng không biết rằng mẹ chúng làm tất cả để chúng có cuộc sống tốt đẹp nhất có thể. Thậm chí có những đứa trẻ căm ghét mẹ vì mẹ chúng không đáp ứng được những điều mà chúng mong muốn. Có những đứa con lầm đường lạc lối, bị cả xã hội ruồng bỏ, nhưng đối với những người mẹ, dù có đau đớn, xót xa, nhưng chúng vẫn là những đứa con đáng thương cần được chở che và bảo vệ. Trong cuộc sống này, không có gì là miễn phí ngoài tình yêu của mẹ cha.Tình yêu thương của mẹ là thứ tình cảm thiêng liêng nhất trên đời.
Trong thời đại hiện nay, giới trẻ đang phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có sự hủy hoại bản thân. Nhiều người trẻ hiện nay đã quá chú trọng đến việc thể hiện bề ngoài hơn là chăm sóc bản thân từ bên trong. Họ dành quá nhiều thời gian cho việc trang điểm, thời trang, tập thể dục để có một thân hình hoàn hảo, nhưng không quan tâm đến sức khỏe tinh thần của mình.
Thêm vào đó, việc sử dụng các sản phẩm công nghệ như điện thoại di động, máy tính, trò chơi điện tử cũng đang gây ra nhiều hại cho sức khỏe của giới trẻ. Họ dành quá nhiều thời gian cho việc sử dụng các thiết bị này, không chỉ ảnh hưởng đến tầm nhìn và thị lực của họ mà còn gây ra các vấn đề về thần kinh và giấc ngủ.
Sự hủy hoại bản thân của giới trẻ hiện nay là một vấn đề đáng lo ngại và cần được chú ý để giải quyết. Chúng ta cần thay đổi suy nghĩ, tập trung vào việc chăm sóc sức khỏe và tinh thần của mình để có thể sống một cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc
tham khảo nha:
Con đường phái trước của chúng ta còn dài và lắm những thử thách chông gai, đừng lãng phí thời gian để tương lai trôi qua mọt cách vô vị. Hỡi những ai đang lãng phí thời gian, hãy dừng lại đôi chút trong cuộc đùa vui với số phận của mình, hãy dừng lại và tự suy ngẫm về những gì mình đã làm trước khi quá muộn để kịp quay đầu lại với cuộc sống đích thực, tự hỏi mình đã thực sự sống giây phút nào chưa khi đối diện với những tấm gương sáng trong cuộc đời, và tự hỏi mình có đáng được sinh ra và ban tặng món quà thời gian? Còn những người mãi lặng thinh trong cái bóng của mình với những sai lầm trong quá khứ, hãy lau sạch hết những giọt nước mắt đau khổ và mỉm cười đứng dậy đi tiếp vì nếu cứ hoài niệm mãi về thời xa xưa thì khi ngoảnh lại tương lai đã bỏ đi thật xa. Cách nhìn sự việc quan trọng hơn những gì đã và đang xảy ra, bản chất của cuộc sống là luôn thay đổi và việc của chúng ta chỉ là tìm cách bước qua mà thôi. Nên nhớ rằng: dù tình hình có tồi tệ đến mức nào sẽ không có sự bất đầu lại nào tốt hơn là ngay từ bây giờ.
Tham khảo
Có trách nhiệm và vô trách nhiệm là hai mặt đối lập thuộc phạm trù đạo đức, thể hiện lối sống, cách sống của mỗi người trong mối quan hệ cộng đồng.
Trách nhiệm là phần việc được giao cho phải gánh chịu, phải bảo đảm làm tròn; là sự ràng buộc đối với lời nói, hành vi của mình trước sự việc, công việc.
Tinh thần trách nhiệm là ý thức, tính tự giác và sự nỗ lực nhầm làm tròn, làm tốt phận sự của mình trong mọi công việc được giao. Trong lời nói hành vi cụ thể. Tinh thần trách nhiệm biểu hiện tư cách, đạo đức của mỗi người trong các mối quan hệ gia đình, tập thể và xã hội. Các khái niệm như: có tinh thần trách nhiệm cao, hoàn thành tốt trách nhiệm, vô trách nhiệm là sự đánh giá khen hoặc chẽ đối với con người nào đó trong công việc. Một học sinh đến phiên trực nhật đã lo đi sớm, quét sạch lớp, kê lại bàn ghế ngay ngắn, giặt giẻ, lau bảng thật sạch,… là một học trò tốt, có tinh thần trách nhiệm, hoàn thành công việc trực nhật đã được giao trong lớp học.
Trái với tinh thần trách nhiệm là thói vô trách nhiệm. Con người vô đạo đức, nhân cách méo mó thì từ lời nói đến cử chỉ, việc làm đều vô trách nhiệm, không hề quan tâm tới lợi ích của mọi người. Họ sống dửng dưng trước đồng loại, sống bàng quan “cháy nhà hàng xóm bình chân như vại”, dửng dưng cho rằng: “Trời lụt thì lụt cả làng”, v.v… Cái thói vô trách nhiệm rất đáng sợ, nó tha hóa con người, nó là nguyên nhân sâu xa của mọi hiện tượng tiêu cực, phi đạo lí trong xã hội. Thói vô trách nhiệm bị xã hội phê phán, lên án; kẻ vô trách nhiệm bị cộng đồng chê trách và coi khinh. Vứt rác bừa bãi, đại, tiểu tiện, khạc nhổ bất cứ đâu, chặt phá cây xanh, làm ỗ nhiễm môi trường,… đều là những hành động vô trách nhiệm phải lên án, phải xử phạt. Hiện tượng hứa với dân rồi không thực thi là thói vô trách nhiệm, dẫn đến mất lòng dân đã từng bị báo chí lên tiếng, dư luận phê phán! Tác hại của thói vô trách nhiệm rất ghê gớm! Đúng như ý kiến cho rằng: “Như một thứ A-xit vô hình, thói vô trách nhiệm ở mỗi cá nhân có thể ăn mòn cả một xã hội”.
Bố mẹ thương yêu, chăm sóc, dạy bảo con cái nên con ngoan, trò giỏi. Con cái phải chăm học, chăm làm, hiếu thảo, lễ phép… Anh em phải biết kính nhường, thương yêu chăm sóc lẫn nhau. Có được như thế thì mới có hạnh phúc. Xây dựng gia đình văn hóa mới là trách nhiệm của ông bà, cha mẹ, con cái, anh chị em, của tất cả mọi thành viên trong gia đình. Nêu cao nghĩa vụ công dân đối với Tổ quốc, ông bà thường nhắc nhở con cháu: “Quốc gia hưng vong thất phu hữu trách”. Khẩu hiệu: “Mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người” là bài học sâu sắc nêu cao đạo lí và tinh thần trách nhiệm công dân. Tố Hữu có câu thơ rất hay ca ngợi tình người, ca ngợi tinh thần trách nhiệm: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. Cho là hiến dâng, là phục vụ.
Trong những năm kháng chiến chống Mĩ, thanh niên Việt Nam đã nêu cao ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ công dân, tích cực tham gia các phong trào “‘ba sẵn sàng, ba đảm đang”, dám chấp nhận mọi khó khăn, thử thách “đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”. Ngày nay, hàng vạn, hàng triệu thanh niên đã tích cực tham gia các “chương trình hành động”, “phong trào hiến máu nhân đạo”, … Tất cả đều thể hiện ý thức và trách nhiệm cao đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam đối với Tổ quốc và nhân dân. Giữa những cao trào ấy, kẻ vô trách nhiệm, thói vô trách nhiệm không còn đất để tồn tại! Rèn luyện đạo đức, tư cách phải thường xuyên tu dưỡng ý thức và trách nhiệm trong lời nói và hành động. Đó là điều tuổi trẻ chúng ta cần nhớ và ghi lòng.