Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Vũ Nương là một người phụ nữ thủy chung, sắc son, trọng tình nghĩa vợ chồng. Nàng tên thật là Vũ Thị Thiết, quê ở Nam Xương, cô nổi tiếng với tính nết thùy mị, nết na, tư dung tốt đẹp. Khi về nhà chồng, Vũ Nương luôn thể hiện mình là một người vợ hiền, một nàng dâu thảo khi đối đãi với gia đình chồng vô cùng tử tế. Biết Trương Sinh có tính hay ghen, nàng luôn giữ gìn khuôn phép, không bao giờ để mối quan hệ giữa vợ chồng phải thất hòa. Khi Trương Sinh đi lính, nàng rót cho chàng chén rượu rồi dặn chàng rằng: "Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi". Suốt quãng thời gian chồng ở nơi tiền tuyến xa xôi, Vũ Nương luôn là chỗ dựa cho mẹ và bé Đản. Nàng chăm sóc cho mẹ chồng vô cùng tử tế, động viên mẹ khỏi nỗi nhớ nguôi ngoai. Nhưng mẹ chồng nàng chẳng còn sống được bao lâu, trước khi mất, bà dặn dò Vũ Nương nhẹ nhàng, coi cô như là con ruột của mình. Sau khi mất, Vũ Nương đảm đang, lo ma chay, chôn cất cho mẹ. Đây là những hành động gián tiếp thể hiện cho tấm lòng thủy chung của nàng, dù không bộc lộ tình cảm trực tiếp với Trương Sinh, song những hành động đối với mẹ chồng đã nói lên tấm lòng nhân hậu, chung thủy của Vũ Nương. Trương Sinh trở về, vì tức giận và tưởng nhầm nên đã nghi oan Vũ Nương, khiến nàng đành ra bến Hoàng Giang mà tự vẫn. Vũ Nương tuy tự vẫn nhưng khi ở dưới thủy cung, nàng không thể quên được Trương Sinh và bé Đản. Cô đã xin Linh Phi xin được lên để gặp Trương Sinh lần cuối. Tình nghĩa vợ chồng thủy chung son sắt cũng được thể hiện ở chi tiết đó, lần hẹn mặt cuối cùng. Với nghệ thuật miêu tả nhân vật đặc sắc, kết hợp với những chi tiết kì ảo, Nguyễn Dữ đã làm nổi bật lên nét đặc trưng của thể loại truyện truyền kì cũng như vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương. Tóm lại, qua văn bản "Chuyện người con gái Nam Xương", ta thấy được vẻ đẹp thủy chung, son sắt của nhân vật Vũ Nương, nàng quả là một người phụ nữ hoàn hảo, đại diện cho những người phụ nữ tài sắc vẹn toàn của nước ta trong xã hội xưa.
Chú thích:
_____in nghiêng: Câu ghép
_____in đậm: câu chứa lời dẫn trực tiếp (lời dẫn trực tiếp: Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi)
Em tham khảo:
Vũ Nương là người vợ thủy chung. Thật vậy, khi Trương Sinh đi lính chỉ để lại Vũ Nương bụng mang dạ chửa với người mẹ già. Và nổi bật trong văn bản ta thấy Vũ Nương là một người vợ hết mực yêu thương chồng. Khi Trương sinh đi lính, nàng chẳng mong chàng áo gấm trở về mà chỉ muốn chồng được bình yên nơi chiến trường. Nàng lo lắng cho Trương sinh ở nơi biên ải chịu khó khăn vất vả không có người nương tựa. Một người như nàng, đáng lẽ phải xứng đáng được hạnh phúc. Khi bị Trương Sinh nghi oan nàng cũng chỉ hết mực giải thích để níu giữ hạnh phúc gia đình. Than ôi! Đến khi chết đi rồi, Vũ Nương cũng chẳng một lời trách móc, oán than Trương Sinh mà còn muốn về gặp chàng lần cuối. Qua tác phẩm này, Nguyễn Du đã vẽ ra trước mắt chúng ta là một người phụ nữ tài đức vẹn toàn.Câu thán từ+ Câu bị động: In đậm nghiêngTham khảo:
Vũ Nương là một người vợ hết lòng yêu thương và thủy chung với chồng. Thật vậy! Khi Trương Sinh đi lính, Vũ Nương một mình ở trong muôn vàn nỗi lo. Người vợ trẻ ở nhà trong đơn côi nhớ thương chồng nơi trận mạc. Nàng thủy chung vô cùng. Điều đó được nhà văn minh chứng trong những đoạn văn đầu tiên của bài. Biết Trương Sinh hay ghen, Vũ Nương hết mực gìn giữ khuôn phép. Đặc biệt trong những ngày chồng đi lính, sự thủy chung của nàng còn được tô điểm cùng những phẩm chất tốt đẹp. Từng lời nói của nàng với Trương Sinh khi bị chồng nghi ngờ làm ta thêm phần thương xót cho thân phận của nàng. Người vợ thủy chung ấy không được chồng tin tưởng dù nàng hết mực phân bua. Chua xót biết mấy cho những nghi ngờ của Trương Sinh. Nhìn Vũ Nương gieo mình xuống dòng Hoàng Giang, ta chỉ có thể nói đó là bi kịch của một kiếp người bị nghi oan, bị ruồng rẫy. Sự thủy chung của nàng được đặt vào trong một hoàn cảnh éo le và buộc nàng thử thách mình bằng việc chứng minh sự trong sạch. Tóm lại, Nguyễn Dữ đã khắc họa Vũ Nương với vẻ đẹp là sự chung thủy và để lại ấn tượng đậm sâu trong lòng bạn đọc.
Tham khảo:
Câu bị động: in đậm
Lời dẫn trực tiếp: in nghiêng
Vũ nương là người vợ thủy chung. Và nổi bật trong văn bản ta thấy Vũ Nương là một người vợ hết mực yêu thương chồng. Khi Trương sinh đi lính, nàng chẳng mong chàng áo gấm trở về mà chỉ muốn chồng được bình yên nơi chiến trường. Nàng lo lắng cho Trương sinh ở nơi biên ải chịu khó khăn vất vả không có người nương tựa. Khi bị Trương Sinh nghi oan nàng cũng chỉ hết mực giải thích để níu giữ hạnh phúc gia đình. Đến khi chết đi rồi, Vũ Nương cũng chẳng một lời trách móc, oán than Trương Sinh mà còn nói với Phan Lang: "Có lẽ không thể gửi hình ẩn bóng ở đây được mãi, để mang tiếng xấu xa. Và chăng, ngựa Hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam. Cảm vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày”, ý muốn về gặp chàng lần cuối. Phải chăng trăm năm mới có một người như nàng? Qua tác phẩm này, Nguyễn Du đã vẽ ra trước mắt chúng ta là một người phụ nữ tài đức vẹn toàn.
Chị Dậu là một người yêu thương chồng con tha thiết, đảm đang, hiền dịu và tháo vát nhưng có sức sống mạnh mẽ, có tinh thần phản kháng tiềm tàng. Sau khi a Dậu bị trói và cùm kẹp ở ngoài đình làng , bị bọn người nhà Hào Lí khiêng về. Chị đã nấu cháo, quạt cho nguội cháo rồi đi rón rén, ngồi xem chồng ăn có ngon miệng không. Qua đó, thể hiện chị Dậu là người phụ nữ đảm đang, dịu dàng và tận tụy hết lòng yêu thương chăm sóc chồng. Anh Dậu vừa được cứu, chưa tỉnh lại, bưng bát cháo được đưa lên miệng chưa kịp húp thì bọn cai lệ và người nhà lý trưởng từ ngoài sầm sập xông vào. Lúc đầu chị đã hết sức lễ phép, nhã nhặn vì chị biết chúng là “người nhà nước” còn chồng chị là kẻ cung đinh có tội. Chị ” run run” xin khất rồi vẫn tha thiết van nài. Đến lúc cai lệ sầm sập đến chỗ anh Dậu định trói, chị xám mặt chạy đến đỡ tay hắn và năn nỉ ” cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc ông tha cho”, nhưng đến khi chính mình bị đánh , chị Dậu tức quá không thể chịu được, liều mạng cự lại bằng lí xưng hô ngang hàng, chị đứng lên và nói: ” chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ”. Cai lệ tát vào mặt chị rồi hắn cứ nhảy vào chói anh Dậu, chị nghiền hai hàm răng: ” mày trói ngay chồng bà đi, mà cho mày xem”. chị đã đứng lên với niềm căm phẫn ngùn ngụt tư thế đứng trên đầu kẻ thù đè bẹp đối phương đấu lực với chúng, bằng tất cả sức mạnh của lòng căm thù tức giận ấy, chị Dậu đã túm lấy cổ tên cai lệ ấn dúi ra cửa, lần lượt, người đàn bà lực điền này đã quật ngã tên cai lệ và người nhà lý trưởng. Trước những hành động hung bạo, độc ác, đểu cáng của bọn hào lý tham lam hống hách chị Dậu đã vùng dậy đứng lên đấu tranh để bảo vệ mạng sống cho chồng. Chị Dậu mang vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam, tiêu biểu cho tầng lớp phụ nữ nông dân giàu sức sống dưới ách áp bức của chếđộ nửa thực dân nửa phong kiến khi chưa bắt gặp ánh sáng Đảng.
Em tham khảo:
Vũ nương là người vợ thủy chung. Và nổi bật trong văn bản ta thấy Vũ Nương là một người vợ hết mực yêu thương chồng. Khi Trương sinh đi lính, nàng chẳng mong chàng áo gấm trở về mà chỉ muốn chồng được bình yên nơi chiến trường. Nàng lo lắng cho Trương sinh ở nơi biên ải chịu khó khăn vất vả không có người nương tựa. Khi bị Trương Sinh nghi oan nàng cũng chỉ hết mực giải thích để níu giữ hạnh phúc gia đình. Đến khi chết đi rồi, Vũ Nương cũng chẳng một lời trách móc, oán than Trương Sinh mà còn muốn về gặp chàng lần cuối. Phải chăng trăm năm mới có một người như nàng? Qua tác phẩm này, Nguyễn Du đã vẽ ra trước mắt chúng ta là một người phụ nữ tài đức vẹn toàn.
Câu hỏi tu từ: In đậm nghiêng