Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Kinh thành Huế là một tòa thành rộng lớn, dài hơn 2km, nằm bên bờ sông Hương.
- Thành có 10 cửa chính ra vào. Bên trên cửa thành xây các vọng gác có mái uốn cong hình chim phượng. Cửa Nam toà thành có cột cờ cao 37m. Từ đỉnh cột cờ có thể nhìn thấy cửa biển Thuận An.
- Nằm giữa kinh thành Huế là Hoàng thành. Cửa chính vào Hoàng thành gọi là Ngọ Môn. Tiếp đến là hồ sen, ven hồ là hàng cây đại.
- Điện Thái Hoà là nơi tổ chức các cuộc lễ lớn. Quanh điện Thái Hoà là hệ thống cung điện dành riêng cho vua và hoàng tộc ở Huế.
- Các vua nhà Nguyễn còn cho xây dựng rất nhiều lăng tẩm. Đó là những khuôn viên rộng, cây cối tươi xanh bao quanh các công trình kiến trúc.
Tham khảo:
1.Nước Văn Lang được ra đời vào năm 700 TCN
2.Khoảng năm 700 TCN, nhà nước Văn Lang ra đời, vua được gọi là Hùng Vương. Dưới thời Hùng Vương, người Lạc Việt đã biết làm ruộng, ươm tơ dệt lụa, đúc đồng làm vũ khí và công cụ sản xuất. Cuộc sống ở làng bản rất giản dị. Họ sống trong những nhà sàn để tránh thú dữ. Vào những ngày lễ hội, họ cùng nhau nhảy múa, vui chơi, đua thuyền, đấu vật rất vui vẻ. Ngoài ra, họ còn có những tục lệ riêng như ăn trầu, nhuộm răng đen hay cạo trọc đầu…
3.Những tục lệ của người Lạc Việt vẫn còn tồn tại đến ngày nay là:
- Ở vùng núi cao, người dân vẫn sinh sống trong các ngôi nhà sàn để tránh thú dữ. Đồng thời, họ vẫn còn dữ các tục lệ thờ thần mặt trời, thần đất.
- Phụ nữ của các dân tộc vẫn còn đeo các đồ trang sức bằng đá, bằng đồng…
- Ở các hội làng, hội xã vẫn còn nhiều sử dụng nhiều trò chơi dân gian ngày xưa như đấu vật, đua thuyền, nhảy múa….
Tham khảo:
Lịch sử nước ta trải hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Đã có rất nhiều anh hùng trở thành tấm gương sáng trong lịch sử nước nhà. Đó là Ngô Quyền, Lê Lợi, Hai Bà Trưng...nhưng có lẽ, người mà em cảm thấy ấn tượng nhất và thích nhất đó chính là Lý Thường Kiệt.
Nhắc đến Lý Thường Kiệt, hẳn ai cũng nhớ đến một nhà quân sự, nhà chính trị thời nhà Lý của nước Đại Việt ta thời bấy giờ. Làm quan qua 3 triều vua Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông và Lý Nhân Tông, Lý Thường Kiệt đã để lại đời sau những trận đánh vô cùng oanh liệt. Tiêu biểu là trận đánh năm 1077, khi quân Tống sang xâm lược nước ta, bằng chiến thuật và tài trí của mình, ông đã lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống quân giặc và giành thắng lợi vẻ vang.
Đặc biệt, sau lần đại chiến quân Tống, bài thơ "Nam Quốc sơn hà" của ông sáng tác đã được truyền đi khắp nơi cho đến tận ngày nay. Đó được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta, có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với đất nước.
Ngày nay, khi nhắc đến Lý Thường Kiệt, không chỉ riêng em mà tất cả mọi người dân đất Việt đều nhớ đến ông - một người anh hùng kiệt xuất với bốn câu thơ ngắn gọn, gắn bó với tên tuổi của ông:
"Núi sông Nam Việt vua Nam ở,
Vằng vặc sách trời chia xứ sở.
Giặc dữ cớ sao phạm đến đây?
Chúng mày nhất định phải tan vỡ".
tham khảo
Bài làm
Lịch sử Việt Nam đã lưu danh biết bao cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm oanh liệt từ xưa đến nay, trong số đó không thể không nhắc đến chiến thắng chống quân Nam Hán vang dội trên sông Bạch Đằng năm 938. Và linh hồn của trận đánh huyền thoại ấy, cũng chính là người anh hùng dân tộc em vô cùng ngưỡng mộ, đó chính là Ngô Quyền.
Ngô Quyền hay còn gọi với tên Ngô chúa, là vị vua đầu tiên trong lịch sử nhà Ngô cũng là vị anh hùng dân tộc đã lãnh đạo nhân dân ta giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán. Ông xuất thân từ dòng họ hào trưởng ở Đường Lâm (tức Hà Nội ngày nay), cha làm châu mục, bản thân Ngô Quyền từ nhỏ đã có trí dũng hơn người, khôi ngô sáng sủa. Tục truyền khi ông mới sinh ra, xung quanh nhà liền tỏa ra thứ ánh sáng khác lạ, lại có 3 nốt ruồi phía sau lưng, thầy xem tướng nói chắc chắn sau này sẽ làm nên sự nghiệp lớn. Lớn lên, Ngô Quyền lại càng tỏ rõ sự hơn người của mình, mắt sáng, dáng đi thong dong, sức vóc phi thường. Nhưng cũng vào lúc đó, quân Nam Hán do Kiều Công Tiễn cầu cứu kéo quân sang xâm lược nước ta. Khi nhận được tin, Ngô Quyền đã bày binh bố trận trên sông Bạch Đằng, dùng kế vót nhọn cọc gỗ cắm ở dưới đáy sông, chờ thủy triều lên che kín, thuyền giặc không nhìn thấy; khi nước thủy triều rút thuyền giặc bị mắc vào cọc gỗ và chìm. Nhờ có kế đánh đầy khôn khéo, thông minh của ông mà quá nửa quân giặc bị chết đuối, tướng Nam Hán là Lưu Hoằng Thao bị Ngô Quyền giết chết, đất nước sạch bóng quân thù. Trận đánh này không chỉ mang lại độc lập cho dân tộc mà còn là trận đánh mang ý nghĩa quan trọng khi chấm dứt hơn 100 năm Bắc thuộc, mở ra kỉ nguyên độc lập cho dân tộc ta. Sau chiến thắng Bạch Đằng lịch sử, năm 939, Ngô Quyền lên ngôi vua, xây dựng nhà nước tự trị, lập ra nhà Ngô.
Em vô cùng ngưỡng mộ và tự hào về tài trí, mưu lược đánh trận của người anh hùng dân tộc, "vị vua của các vua" Ngô Quyền. Em tự nhủ với lòng mình sẽ học tập tốt, tu dưỡng đạo đức tốt để trở thành người công dân có ích, góp phần xây dựng nước nhà ngày càng phồn vinh hơn và bảo vệ thành quả mà ông cha ta đã vất vả gây dựng trong hàng ngàn năm qua.
-Thời các vua Hùng, nghề chính của lạc dân là làm ruộng. Họ trồng lúa, khoai, đỗ, cây ăn quả, rau và dưa hấu. Họ cũng biết nấu xôi, gói bánh chưng, làm bánh giầy, làm mắm,...
-Người dân biết đúc đồng làm vũ khí, đồ trang sức, làm gốm, đan rổ, dụng cụ gia đình,...
-Đời sống tinh thần của nhân dân Văn Lang phong phú với nhiều phong tục như ăn trầu, nhuộm răng,...
- Từ buổi đầu dựng nước và giữ nước: khoảng năm 700 TCN trên địa phận Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, nhà nước Văn Lang ra đời. Nối tiếp Văn Lang là nước Âu Lạc, đay là thời đại Hùng Vương – An Dương Vương. Đến năm 179 TCN, nước Âu Lạc bị thôn tính và bi đô hộ trong vòng gần một nghìn năm. Năm 40, khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra, nhân dân giành được độc lập 3 năm. Năm 938 Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, kết thúc hoàn toàn thời kì đô hộ phong kiến phương Bắc. Năm 968 Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước. Năm 981 Lê Hoàn lên ngôi vua và đánh thắng quân Tống xâm lược. Năm 1009 Lý Công Uẩn phế truất Lê Long Đĩnh lên làm vua. Năm 1010 rời đo ra Thăng Long. Năm 1077 đánh thắng sự xâm lược quân Tống. Năm 1226 nhà Trần được thành lập và 3 lần đánh thắng quân Mông Nguyên. Năm 1400 Hồ Quý Ly truất ngôi vua Trần, năm 1406 nước ta bị quân Minh đô hộ. Năm 1428 Lê Lợi đánh thắng quân Minh, lập nên nhà Hậu Lê. Từ đầu thế kỉ XVI – XVIII nhà Hậu Lê suy yếu, xảy ra tình cảnh chia cắt đất nước, Trịnh – Nguyễn phân tranh. Năm 1786 Quang Trung thống nhất đất nước, 3 năm sau đánh thắng quân Thanh xâm lược. Năm 1802 nhà Nguyễn thành lập.
- Hội An là thành phố cảng lớn nhất ở Đàng Trong. Các nhà buôn Nhật Bản cùng với một sô cư dân địa phương đã dựng nên thành phố này.
- Năm 1618, một giáo sĩ người Pháp đã nhận xét Hội An “là hải cảng đẹp nhất, nơi mà thương nhân ngoại quốc thường lui tới buôn bán”.
- Ngày 5 - 12 – 1999, phố cổ Hội An được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá thế giới.
-Chùa Một Cột ở quận Ba Đình, Hà Nội. Chùa được xây dựng vào năm 1955, đài Liên Hoa có kết cấu hình vuông, lợp ngói ta, mỗi chiều dài 3m, bốn mái cong, bốn đầu đao được đắp hình đầu rồng.
-Trong đài tôn trí tượng Bồ tát Quan Thế Âm. Nhìn toàn bộ đài Liên Hoa như một đóa sen lớn vươn khỏi mặt nước. Toàn bộ đài đặt trên trụ đá cao hơn 4m. Trụ đá gồm 2 khối gắn rất khéo thoạt nhìn như một khối đá liền.
-Tầng trên đỡ một hệ thống những thanh gỗ tạo thành bộ khung sườn kiên cố đỡ cho ngôi chùa dựng bên trên, khác nào một đóa hoa sen vươn thẳng lên từ mặt hồ nhỏ hình vuôn, có xây lan can bằng gạch xung quanh. Một chiếc thang xây dẫn lên chùa.
-Nét độc đáo của kiến trúc chùa Một Cột là toàn bộ ngôi chùa được đặt trên một cột đá. Ngay nay, đây là điểm du lịch của nhiều du khách khi đến Hà Nội tham quan.
Lý Thái Tổ - Lý Công Uẩn(1010 - 1028)
Người khởi dựng triều Lý là Lý Công Uẩn người làng Cổ Pháp (Từ Sơn, Hà Bắc).Công Uẩn sinh năm Giáp Tuất (974), là con nuôi của thiền sư Lý Khánh Văn từ năm ba tuổi và truyền thuyết vẫn cho rằng ông là con của Vạn Hạnh, anh ruột Khánh Văn.
Một đêm, khu tam quan của chùa sáng rực lên, hương thơm ngào ngạt lan tỏa. Nhà sư cùng bà hộ chùa ra xem thì thấy người đàn bà ấy đã sinh một con trai, hai bàn tay có bốn chữ son "sơn hà xã tắc". Sau đó, trời bỗng nổi trận mưa to gió lớn, mẹ chú bé chết ngay sau khi sinh con và chú bé được nhà chùa nuôi nấng. Khi 8,9 tuổi nhà sư cho chú bé theo học sư Vạn Hạnh ở chùa Tiên Sơn. Chú bé đó là Lý Công Uẩn.
Công Uẩn lớn lên tỏ rõ chí khí lớn khác thường. Ông đến Hoa Lư làm quan cho nhà Tiền Lê đến chức Tả thân vệ điện tiền chỉ huy sứ. Khi vua Thiếu Đế bị giết, ông ôm thây vua khóc. Vua Ngoạ Triều khen là trung, cử ông làm Tư tướng quân chế chỉ huy sứ, thống lĩnh hết quân túc vệ.
Khi Lê Long Đĩnh mất, Lý Công Uẩn đã ngoài 35 tuổi. Vua kế tục Long Đĩnh còn nhỏ, Lý Công Uẩn chỉ huy quân túc vệ trong chốn cung cấm. Bấy giờ lòng người đã oán giận nhà Tiền Lê nên quan Chi hậu là Đào Cam Mộc cùng các quan trong triều tôn Lý Công Uẩn lên ngôi hoàng đế tức Thái Tổ nhà Lý. Vua Thái Tổ thấy Hoa Lư hẹp liền dời đô về La Thành. Thái Tổ lấy cớ có điềm trông thấy rồng vàng bay lên liền đổi Đại La thành Thăng Long thành (tức Hà Nội bây giờ), đổi Hoa Lư thành phủ Tràng An và Cổ Pháp thành phủ Thiên Đức. Vua Thaí Tổ chỉnh đốn việc cai trị, chia nước ra làm 24 lộ, gọi Hoan Châu và ái Châu là trại.
Vốn thông minh bẩm sinh, lại được nhập thân văn hóa một vùng đất văn minh, văn hiến, là con đẻ con nuôi của những vị cao tăng xuất chúng, Lý Công Uẩn thực sự là người con ưu tú của dân tộc. Ông đã cùng triều Lý làm rạng danh nước Đại Việt, viết nên những trang sử oanh liệt dựng nước và giữ nước.
Chùa ứng Tâm nơi ông sinh ra bây giờ có tên là chùa Dặn.
Ngôi huyệt chỗ giếng nước ở rừng Báng năm xưa, những gò ở xung quanh trông giống như hoa sen nở 8 cánh nên nhà Lý truyền ngôi được 8 đời.
Vua Lý Thái Tổ trị vì 19 năm thì mất, thọ 55 tuổi.
Tháng 9/1984 Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi chính thức được thành lập với tên gọi Trường Phổ thông Năng khiếu Hải Hưng đặt tại khi Trường Trung học phổ thông Hồng Quang cũ trên đường Nguyễn Văn Tố, với các lớp chuyên Toán, chuyên Văn, chuyên Nga, chuyên Lý... và một số lớp chuyên cấp 2.
Trong những năm đầu thành lập, các lớp khối chuyên phải học ghép. Nhiều tiết, học sinh phải di chuyển sang trường Hồng Quang để học nhờ do cơ sở vật chất của trường còn quá khó khăn. Thời kì đầu, đội ngũ giáo viên chủ yếu từ Hồng Quang chuyển về. Sau đó dần dần hình thành đội ngũ giáo viên mới, một số là từ trường khác chuyển tới, một số là học sinh cũ của trường đã tốt nghiệp Đại học nối nghiệp thầy cô xây dựng tiếp sự nghiệp trồng người, một số thầy cô giáo của trường đã đạt trình độ Thạc sĩ. Về học sinh, số lượng lúc đầu còn khiêm tốn, căn bản được kế thừa từ các lớp chuyên Toán. Ban đầu, trường chỉ có các lớp chuyên Toán, Văn, Lý và Tiếng Nga.
Năm 1994 trường được chuyển sang địa điểm mới nằm trên đường Thanh Niên. Đây là cơ ngơi rộng rãi, thoáng mát hơn rất nhiều so với ngôi trường cũ, và ngôi trường mới này cũng là nơi đánh dấu một bước trưởng thành vượt bậc của nhà trường trong công tác giáo dục và đào tạo. Do nhu cầu giáo dục đa dạng, toàn diện, mô hình các lớp chuyên ngày càng được mở rộng và hoàn thiện. Năm học 1995-1996 nhà trường đã có 28 lớp với 556 học sinh bao gồm các lớp chuyên Toán, Tin, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Anh, Nga, Pháp. Giáo viên trực tiếp dạy là 45 thầy cô trong đó có 13 Thạc sĩ. Tập thể nhà trường đã được nhận Huân chương Lao động hạng Ba do nhà nước trao tặng và trước đó nhà trường đã vinh dự được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Đặc biệt, tháng 4/1994 nhà trường đã vinh dự được đón Chủ tịch nước Lê Đức Anh về thăm trường. Trong thời kì này, đồng chí Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Trần Hồng Quân, Giáo sư – Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu, Giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn cũng đã về thăm và động viên thầy và trò nhà trường.
- Thăng Long có thể so với nhiều thành thị ở Á châu, nhưng lại đông dân hơn.
- Những ngày phiên chợ, dân ở các làng lân cận kĩu kịt gánh hàng hoá đến đông không thể tưởng tượng được.
- Các con đường rộng bây giờ đều trở thành chật chội.
- Phường Hàng Ngang và phường Hàng Đào là nơi bán áo, bán các thứ tơ, lụa, vóc, nhiễu,... Hàng Buồm cũng là một phố buôn bán rất huyên náo.
Cửa Ngọ Môn
Không chỉ có được kiến trúc độc đáo, Ngọ Môn còn là nơi khiến du khách gợi nhớ về một bề dày lịch sử phong kiến qua sự giới thiệu ngọt ngào của cô hướng dẫn viên. Tòa lầu này có địa thế rất đặc biệt. Đứng trên lầu Ngũ Phụng là một nơi rất thuận lợi để du khách chiêm ngưỡng khung cảnh xung quanh kinh thành Huế. Hướng mắt ra phía trước, giữa một khoảng không rộng lớn là lá cờ đỏ sao vàng bay phất phới trên ngọn Kỳ Đài. Đây là một công trình kiến trúc tương đối lớn, là nơi chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử quan trọng. Ngày 23/8/1945, lá cờ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lần đầu tiên được tung bay tại đây, báo hiệu sự chấm dứt chế độ quân chủ. Kỳ Đài không chỉ là công trình kiến trúc đặc sắc, mà còn là một biểu tượng của cố đô Huế. Khoảng giữa Kỳ Đài và Ngọ Môn là Quảng trường Ngọ Môn. Nhìn vào phía trong là Điện Thái Hòa được dẫn vào bằng chiếc cầu Trung Đạo bắc ngang hồ Thái Dịch, tiến đến sân Đại Triều.