K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 11 2021

THAM KHẢO:

  Mỗi lễ hội có có những đặc trưng, có nét văn hóa riêng biệt. Lễ hội Lồng Tông của dân tộc Tày Tuyên Quang là lễ hội như vậy. Lễ hội Lồng Tông “hội xuống đồng” rất phong phú cả về phần lễ và phần hội, có thể xem như một “Bảo tàng sống”, nói lên hoạt động phong phú, sinh động đời sống tâm linh của tộc Tày. Lễ hội Lồng Tông được tổ chức vào khoảng thời gian từ ngày 4 đến ngày 25 tháng Giêng, tùy theo phong tục của từng địa phương mà tổ chức khác ngày nhau và thời gian thường kéo dài trong 3 ngày và tổ chức theo trình tự: Lễ rước, lễ đặt mâm tồng, lễ dâng hương, lễ tế thần, lễ cầu mưa, lễ dâng rượu, lễ hóa dâng văn tế để thể hiện sự biết ơn đối với thánh thần xin cho dân làng được may mắn, sức khỏe, mùa màng bội thu. Phần cuối có lễ Hạ điền, cày những đường cày đầu tiên của năm mới. Phần hội diễn ra với không khí náo nhiệt, vui tươi gồm nhiều trò chơi dân gian đặc sắc: Tung còn, múa lân, hát Then, Sli lượn, biểu diễn nghệ thuật, ... 

      Lễ hội Lồng Tông của dân tộc Tày Tuyên Quang là nơi giao lưu giữa các loại hình văn hóa dân gian từ các nghi lễ, những câu truyện dân gian (huyền thoại, thần tích, các vị thần…) các làn điệu hát then, Sli, lượn, các trò chơi dân gian và các nghệ thuật trình diễn khác. Lễ hội này đã trở thành bức tranh mô tả tương đối toàn diện đời sống văn hóa cộng đồng của tộc người Tày Tuyên Quang; trở thành một nếp sinh hoạt văn hóa tinh thần không thể thiếu được sau một năm làm lụng vất vả trên ruộng đồng. Việc tổ chức Lễ hội là dịp để mọi người nghỉ ngơi và đoàn tụ gia đình; gạt bỏ đi các điều ác để hướng tới cái thiện, làm tan đi những nỗi ưu tư, phiền muộn, lo lắng trong cuộc sống hằng ngày, để có sự thanh thản; đồng thời, cũng qua đó nhắc nhở, răn dạy con cháu biết ơn và tôn kính các vị thánh hiền, tiền nhân có công khai phá, xây dựng bảo vệ bản làng quê hương .     

     Năm 2012, Lễ hội Lồng Tông của dân tộc Tày Tuyên Quang đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia .

22 tháng 11 2021

  Mỗi lễ hội có có những đặc trưng, có nét văn hóa riêng biệt. Lễ hội Lồng Tông của dân tộc Tày Tuyên Quang là lễ hội như vậy. Lễ hội Lồng Tông “hội xuống đồng” rất phong phú cả về phần lễ và phần hội, có thể xem như một “Bảo tàng sống”, nói lên hoạt động phong phú, sinh động đời sống tâm linh của tộc Tày. Lễ hội Lồng Tông được tổ chức vào khoảng thời gian từ ngày 4 đến ngày 25 tháng Giêng, tùy theo phong tục của từng địa phương mà tổ chức khác ngày nhau và thời gian thường kéo dài trong 3 ngày và tổ chức theo trình tự: Lễ rước, lễ đặt mâm tồng, lễ dâng hương, lễ tế thần, lễ cầu mưa, lễ dâng rượu, lễ hóa dâng văn tế để thể hiện sự biết ơn đối với thánh thần xin cho dân làng được may mắn, sức khỏe, mùa màng bội thu. Phần cuối có lễ Hạ điền, cày những đường cày đầu tiên của năm mới. Phần hội diễn ra với không khí náo nhiệt, vui tươi gồm nhiều trò chơi dân gian đặc sắc: Tung còn, múa lân, hát Then, Sli lượn, biểu diễn nghệ thuật, ... 

      Lễ hội Lồng Tông của dân tộc Tày Tuyên Quang là nơi giao lưu giữa các loại hình văn hóa dân gian từ các nghi lễ, những câu truyện dân gian (huyền thoại, thần tích, các vị thần…) các làn điệu hát then, Sli, lượn, các trò chơi dân gian và các nghệ thuật trình diễn khác. Lễ hội này đã trở thành bức tranh mô tả tương đối toàn diện đời sống văn hóa cộng đồng của tộc người Tày Tuyên Quang; trở thành một nếp sinh hoạt văn hóa tinh thần không thể thiếu được sau một năm làm lụng vất vả trên ruộng đồng. Việc tổ chức Lễ hội là dịp để mọi người nghỉ ngơi và đoàn tụ gia đình; gạt bỏ đi các điều ác để hướng tới cái thiện, làm tan đi những nỗi ưu tư, phiền muộn, lo lắng trong cuộc sống hằng ngày, để có sự thanh thản; đồng thời, cũng qua đó nhắc nhở, răn dạy con cháu biết ơn và tôn kính các vị thánh hiền, tiền nhân có công khai phá, xây dựng bảo vệ bản làng quê hương .     

     Năm 2012, Lễ hội Lồng Tông của dân tộc Tày Tuyên Quang đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia .