Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo!
Tác hại của hiệu ứng nhà kính lên môi trường và trái đất:
- Biến đổi khí hậu: Mùa đông càng ẩm, mùa hè càng khô, hạn hán nặng, lượng mưa tăng,….
- Hiện tượng băng tan làm nước biển dâng khiến đất đai bị nhiễm mặn, chất lượng và số lượng nguồn nước ngọt dùng cho sinh hoạt của con người, cho nông nghiệp, công nghiệp bị ảnh hưởng, …..
- Nóng lên toàn cầu: Sa mạc ngày càng mở rộng, hệ sinh thái bị biến đổi, ….
Sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu đã kéo theo những hậu quả vô cùng nghiêm trọng đến khí hậu và môi trường tự nhiên như những hiện tượng thời tiết cực đoan (lũ lụt, hạn hán, cháy rừng, bão, lốc xoáy,…).
Sự nóng lên toàn cầu đã thay đổi hoàn toàn điều kiện sống của các loại sinh vật trên Trái đất, một số loại không thể thích nghi để phát triển được sẽ bị thu hẹp về số lượng hoặc tệ hơn là bị xóa sổ hoàn toàn.
Hiệu ứng nhà kính còn khiến mực nước biển dâng cao, khiến đất đai bị nhiễm mặn, dẫn đến chất lượng và số lượng nguồn nước ngọt dùng cho sinh hoạt của con người, cho nông nghiệp, công nghiệp bị ảnh hưởng. Ở một số nơi mưa nhiều gây ra lụt lội thường xuyên, khiến việc trồng trọt và nuôi trồng thủy sản gặp nhiều khó khăn.
Nhiều loại bệnh tật mới đối với con người xuất hiện, các loại dịch bệnh lan tràn, sức khoẻ của con người bị suy giảm. Số người chết vì nóng có thể tăng do nhiệt độ cao trong những chu kì dài hơn trước. Sự thay đổi lượng mưa và nhiệt độ có thể đẩy mạnh các bệnh truyền nhiễm.
Tham khảo!
- Năng lượng nhiệt có thể truyền được trong các môi trường: chất rắn, chất lỏng, chất khí, chân không.
- Ví dụ:
+ Năng lượng nhiệt truyền trong chất rắn: Khi ta nung một đầu thanh sắt trên ngọn lửa thì một lúc sau ta thấy ở đầu kia của thanh sắt (phía tay cầm) cũng nóng lên.
+ Năng lượng nhiệt truyền trong chất lỏng: Ta dùng ngọn lửa đun nóng một nồi nước từ phía đáy nồi, một thời gian sau ta thấy toàn bộ lượng nước trong nồi đều nóng lên.
+ Năng lượng nhiệt truyền trong chất khí: Khi đặt tay bên ngọn lửa, một lúc sau ta thấy tay nóng lên.
+ Năng lượng nhiệt truyền trong chân không: Để một vật dưới ánh nắng Mặt Trời, một khoảng thời gian sau ta thấy vật nóng lên.
Tham khảo!
Các giai đoạn hình thành lỗ sâu răng:
- Giai đoạn 1: Men răng bị ăn mòn, có thể xuất hiện những đốm mờ đục, sau đó, dần ăn mòn men răng.
- Giai đoạn 2: Xoang sâu lan đến ngà răng, xuất hiện những lỗ sâu răng màu đen.
- Giai đoạn 3: Viêm tủy răng. Tủy răng sẽ bị vi khuẩn tấn công khi mất đi 2 lớp bảo vệ bên ngoài là men răng và ngà răng, dẫn đến nhiễm khuẩn và viêm tủy răng.
a. Trước phản ứng, có các chất là C, H, O.
- Những nguyên tử H đã liên kết với nguyên tử C, nguyên tử O liên kết với nguyên tử O.
b. Sau phản ứng, có các chất được tào thành là CO2, H2O.
- Những nguyên tử O đã liên kết với nguyên tử C, những nguyên tử H đã liên kết với những nguyên tử O.
c. Số nguyên tử C, H, O trước phản ứng và sau phản ứng đều bằng nhau
Tham khảo!
1. Cấu tạo nguyên tử gồm có hạt nhân và lớp vỏ electron. Trong đó:
Hạt nhân nằm ở tâm nguyên tử, gồm các hạt proton và nơtron.
Vỏ nguyên tử bao gồm các electron chuyển động trong không gian xung quanh hạt nhân.
=> Nguyên tử được cấu tạo bởi 3 loại hạt cơ bản là: electron, proton và nơtron.
2. Electron trong nguyên tử có thể dịch chuyển rời khỏi nguyên tử và di chuyển sang nơi khác.
Để biết được lượng chất có bao nhiêu phân tử, nguyên tử ta cần sử dụng khái niệm mol.
1) Nguyên nhân :
Người dân xả rác bừa bãi ở các nơi công cộng
Nước thải chưa được qua xử lí được thải trực tiếp xuống ao - hồ
Khai thác tài nguyên thiên nhiên quá mức ( gỗ , khoáng sản ,..)
khí thải được thải ra từ khác nhà máy công nghiệp , giao thông vận tại
Khói bụi từ các phương tiện giao thông
...
2 Biện pháp
Trông nhiều cây xanh
Bỏ rác đung nơi quy định
Giảm lượng xe lưu thông trong thành phố , khuyến khích người dân nên đi bộ hoặc xe đạp
Kiểm soát lượng khí được thải ra không khí
Xử lí nước sinh hoạt và sản xuất trước khi thải ra môi trường
Nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường không khí - môi trường nước để duy trì cân bằng tự nhiên
Tham khảo!
1. Mặt Trời truyền năng lượng nhiệt xuống Trái Đất dưới hình thức bức xạ nhiệt. Trái Đất hấp thụ một phần năng lượng này, đồng thời phản xạ lại một phần dưới hình thức bức xạ nhiệt của Trái Đất. Bầu khí quyển bao quanh Trái Đất có tác dụng giống như một nhà lợp kính, giữ lại bức xạ nhiệt của Trái Đất làm cho bề mặt của Trái Đất và không khí bao quanh nóng lên.
2.
Nguyên nhân làm tăng nhanh hàm lượng CO2 trong khí quyển:
+ Hoạt động sản xuất gia tăng, mở rộng.
+ Quá trình khai thác tài nguyên thiên nhiên.
+ Sự phát triển của các phương tiện giao thông vận tải.
+ Diện tích rừng, diện tích trồng cây xanh giảm.
- Những biện pháp có thể làm giảm sự tăng hàm lượng CO2 trong khí quyển:
+ Trồng thêm nhiều rừng, nhiều cây xanh.
+ Sử dụng các nguồn năng lượng mới, hạn chế tạo ra khí thải độc hại, và khí CO2 trong sản xuất và giao thông, sinh hoạt như: năng lượng gió, mặt trời, nước, ...
+ Chuyển từ phương tiện giao thông chạy bằng xăng, dầu sang các phương tiện giao thông chạy bằng điện: xe máy điện, xe ô tô điện, …
3.
Em và các bạn có thể làm gì để góp phần cụ thể vào việc làm giảm hiệu ứng nhà kính để góp phần ổn định nhiệt độ bề mặt Trái Đất.
- Tham gia các hoạt động trồng cây xanh.
- Hạn chế đi lại bằng máy bay, các phương tiện cá nhân (ô tô, xe máy) sử dụng xăng dầu.