K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 4 2016

Cuối thế kỉ XIX - đầu thế khỉ XX, xã hội Việt Nam có 2 giai cấp:

-Địa chủ phong kiến :

+ Chiếm đoạt ruộng đất

+ Tham nhũng

+ Đặt tô thuế phu dịch nặng nề

+ Coi dân như kẻ thù, đục khoét nhân dân

-Nông dân:

+ Khổ cực

+ Nạn dịch bệnh, nạn đói hoành hành, chết nhiều người

+ Sợ quan như cọp

 

6 tháng 5 2021

.

10 tháng 4 2016

Mùa hè năm ngoái, ba mẹ cho em ra Hà Nội chơi nhà cậu và được cậu dẫn đi chơi vườn bách thú. Và em đã tận mắt chứng kiến hình ảnh một chú voi khổng lồ. Em mới chỉ biết đến voi qua những bức ảnh, những bài thơ, bài hát. Hôm nay em đã có thể ngắm nhìn nó một cách đầy ngường mộ như vậy.

Chú voi này là voi cỡ vừa, thân hình cao to, được nhốt trong một chiếc chuồng rộng lớn, đủ để nó sinh hoạt và đi lại. Em chỉ dám đứng từ xa mà nhìn vào. Cặp mắt của no to và tròn, cứ chăm chăm nhìn vào những người xung quanh. Cái vòi thun thun to và dài, tưởng chừng như một con đỉa khổng lồ đang ngoe ngẩy trên thân hình to lớn của chú voi này.

Thân hình của chú voi không biết nặng bao nhiêu nhưng em có cảm chừng nó như một cái nhà thu nhỏ, đồ sộ, sừng sững. Da của nó rất dày, chắc và bóng nhẫy. Cái ngà voi màu trắng ngà, uốn cong vút lên, chắc chắn. Nó dùng để húc con mồi hoặc húc những vật xung quanh làm cản đường nó.

Đặc biệt 4 cái chân to như bốn cái cột nhà không lồ, đi đi lại lại ở trong chuồng. Những bước đi nặng nề, khập khiễng bởi trọng lượng của voi quá lớn. Bốn cái chân này sẽ dẫm nát những thứ ở xung quanh như cây cỏ hoặc những thứ mà nó không thích.

Hai cái tai cứ ve vẩy xua đuổi ruồi muỗi, thi thoảng lại nằm im lìm. Cái tai đó y hệt như chiếc mo cau của bà nội ở nhà, ra và tròn, có vẻ chắc chắn nữa. Người ta bảo tai voi rất thính, có thể nghe được những âm thanh ở rất xa.

Cái đuôi cứ quật bên này quật bên khác, dài như một cái chổi khồng lồ mà không ai dám động vào.

Voi là động vật to lớn nhưng nó không hung dũ, em vẫn thấy có nhiều người vào sờ ngà voi và vòi voi. Bởi họ thân thiết và tiếp xúc hằng ngày với nó nên không sợ.

Voi ăn thức ăn rất nhiều, vì như thế mới đủ nuôi cơ thể khổng lồ như nó. Thức ăn chủ yếu mà nó ăn là các loại cỏ, rau, củ quả. Hình như nó không chừa bất cứ loại thức ăn nào.

Nhìn chú voi đi lại thong dong ở trong chuồng em thấy mình được mở mang tầm mắt vì lần đầu tiên chứng kiến một con voi ở ngoài đời thực chứ không phải qua những tấm ảnh.

10 tháng 4 2016

Em đang cần gấp ạ!

18 tháng 4 2016

Tiết 2 của buổi học sáng thứ sáu tuần qua, cô Thu Nga cho lớp 6A viết bài kiểm tra Làm văn giữa học kì lI. Do cô đã thông báo từ trước nên chúng em chuẩn bị khá chu đáo và có thái độ bình tĩnh, tự tin trước giờ làm bài.

Tùng, tùng, tùng... tiếng trống báo hiệu giờ học bắt đầu. Sân trường vắng lặng. Chỉ có tiếng gió lao xao và tiếng chim ríu rít trong vòm lá. Nắng sớm vàng tươi toả chiếu trên nền đất mịn. Không khí thơm ngát mùi hoa cỏ, mùi lúa lên đòng thoảng vào từ cánh đồng xa.

Cô Nga thong thả bước vào lớp. Chúng em đứng nghiêm chào cô. Hôm nay, cô mặc chiếc áo dài màu xanh da trời thật đẹp. Trông cô thanh thoát, dịu dàng. Cô tươi cười gật đầu đáp lại rồi bảo chúng em lấy giấy bút ra làm bài. Cô đọc trước một lần đề bài rồi chép lên bảng. Từng dòng chữ mềm mại, rõ ràng hiện dần trên nền bảng đen: Em hãy tả lại một người thân của em. Cả lớp ồ lên mừng rỡ vì cô giáo đã cho làm nhiều bài tập về văn tả người. Hơn nữa, đây là một đề khá “tự do”, chúng em có điều kiện chọn lựa và miêu tả người mà mình yêu thích.

Hơn bốn mươi mái đầu xanh đăm chiêu suy nghĩ trước tờ giấy trắng. im lặng tuyệt đối. Có thể nghe rõ tiếng chú thạch sùng tắc lưỡi trên trần nhà và cánh ong bay rì rì ngoài cửa sổ. Cô giáo nhẹ nhàng nhắc nhở: “Các em đọc kĩ đề, xác định đúng yêu cầu của đề rồi lập dàn ý sơ lược trước khi viết. Hãy làm theo đúng các bước lí thuyết mà cô đã dạy”.

Em chọn tả người mẹ mà em yêu quý. Từng hình ảnh quen thuộc của mẹ lần lượt hiện lên trong tâm trí: mái tóc búi cao, gương mặt hiền từ, đôi mắt dịu dàng, độ lượng. Rồi cái dáng tảo tần, đôi tay hay lam hay làm... Đức hi sinh và lòng nhân ái của mẹ đối với chồng con, với mọi người... Em dồn tất cả tình thương yêu, kính trọng vào từng chữ, từng câu. Dần dần, bức dáng hoàn hảo của mẹ đã được em vẽ nên bằng ngôn ngữ dạt dào cảm xúc.

Bên cạnh em, bạn Hằng cũng đang cắm cúi viết. Bạn ấy tả cu Tí, đứa em trai vừa tròn năm tuổi rất đáng yêu. Thỉnh thoảng, Hằng lại bật lên một tiếng cười khẽ. Chắc là bạn ấy nhớ lại chi tiết thú vị nào đó về cậu em khôi ngô và tinh nghịch của mình.

Thời gian lặng lẽ trôi, em đã viết gần xong bài. Chà! Mỏi cổ quá! Em đưa mắt nhìn khắp lớp. các bạn vẫn cặm cụi viết. Chắc các bạn cũng có suy nghĩ và cảm xúc giống như em khi chọn tả người mình yêu quý. Chợt tiếng cô giáo vang lên: “Còn năm phút nữa. Các em hãy kiểm tra lại bài viết trước khi nộp cho cô”. Cô vừa dứt lời thì tiếng xôn xao nổi lên đây đó: “Thưa cô! Em chưa xong ạ! ”, “Thưa cô! Cô cho thêm vài phút nữa ạ! ”. Rồi tiếng hỏi nhau từ bàn nọ sang bàn kia: “Hùng ơi! Xong chưa? ” “Tớ xong rồi! Còn cậu? ” “Tớ cũng xong rồi! ”. Cô Nga gõ nhẹ thước kẻ xuống bàn, thay cho lời nhắc nhở. Trật tự được lập lại. Ai nấy cố gắng hoàn thành bài viết của mình.

Tùng, tùng, tùng... tiếng trống lại vang lên giòn giã, báo hiệu đã hết giờ. Cô bảo chúng em dừng bút rồi bạn lớp trưởng lần lượt đi thu bài từng bàn. Lớp trưởng nộp bài cho cô, cô ân cần hỏi chúng em có làm được bài không. Cả lớp đồng thanh đáp: “Có ạ! ”. Nụ cười rạng rỡ nở trên gương mặt hiền hậu của cô.

Em chưa thật thoả mãn về bài viết của mình, nhưng trong lòng vẫn nuôi hi vọng được cô cho điểm khá. Nghĩ đến lúc cầm trong tay bài văn được 7 hay 8 điểm, em vui lắm! Em sẽ đưa cho mẹ xem đầu tiên và nói thầm với mẹ rằng: “Mẹ ơi! Con có món quà nhỏ này tặng mẹ! ”. Chắc mẹ em sẽ ngạc nhiên và thích thú vô cùng!

18 tháng 4 2016

I.Mở bài

*Giới thiệu chung:Thời gian làm bài kiểm tra(tiết…,thứ…)
II.Thân bài

*Tả quang cảnh lớp học trong giờ làm bài:
+Cô giáo:
-Đọc và ghi đề lên bảng.
-Nhắc nhở học sinh chép đề chính xác và đọc kĩ đề.
+Học sinh:
-Chuẩn bị giấy làm bài sẵn ở nhà.
-Chép đề,đọc nhiều lần để xác định đúng yêu cầu của đề.
-Lập dàn ý ra nháp.
-Viết bài.
III.Kết bài

*Cảm nghĩ của em:
-Giờ kiểm tra diễn ra rất nghiêm túc.
-Em vui vì làm được bài.
-Hi vọng bài sẽ được điểm cao.

3 tháng 3 2016

Sách là thứ không thể thiếu của con người. Trong những cuốn sách mà em thích nhất là quyển Tiếng Việt 5 tập hai mà đầu năm ba mua cho em.

      Quyển sách rất đẹp, vừa cầm nó trên tay em đã mê ngay. Quyển sách hình chữ nhật có bề ngang 17cm, bề dài 24cm. Nó khá dày có tất cả 172 trang.


      Ngay trang bìa là bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp. Nổi bật nhất là các bạn học sinh ở các vùng miền, dân tộc khác nhau ngồi trò chuyện rất vui vẻ trên thảm cỏ xanh mượt. Một bạn nam chỉ tay về biển khơi, đàn hải âu với bộ áo trắng bay lượn cùng những con tàu vượt trùng dương. Trước mặt các bạn là những bác nông dân đang cấy cày chăm chỉ trên cánh đồng bao la. Xa xa là đồng bằng là đồi núi cùng thôn xóm lấp ló sau hàng cây xanh. Phía trên là hàng chữ in hoa "BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO". Ở dưới là hai chữ "Tiếng Việt" màu xanh đậm. Ngay sát dưới con số 5 màu đỏ là chữ "TẬP HAI". Còn phía dưới là lô gô và tên nhà xuất bản Giáo Dục.
      Mở quyển sách ra em thấy thoải mái bởi nét chữ rõ ràng trang giấy trắng tinh còn thơm mùi giấy mới. Quyển sách bắt đầu là tuần 19, đến nay em đang học tuần 25 rồi. Từ đầu đến cuối cuốn sách em thấy có các chủ điểm: Người công dân. - Vì cuộc sống thanh bình. - Nhớ nguồn. - Nam và nữ. - Những chủ nhân tương lai. Mỗi tuần, mỗi chủ điểm vẫn đầy đủ các môn như: Tập đọc, chính tả, tập làm văn, kể chuyện, luyện từ và câu. Mỗi bài học lại có một bức tranh minh họa giúp em hiểu bài hơn. Trong số các bài tập đọc đã học em thích nhất là bài "Người công dân số một", bài tập đọc đã nói lên sự dũng cảm của thanh niên Nguyễn Tất Thành ra nước ngoài tìm đường để cứu dân, cứu nước thể hiện qua câu tục ngữ "Dám nghĩ, dám làm". Các bài luyện từ và câu giúp em biết thêm về ngữ pháp và câu ghép. Còn tập làm văn giúp em tả người, tả đồ vật hay hơn. Sách còn cho em thêm hiểu, thêm yêu thiên nhiên đất nước mình và biết nhiều về phong tục tập quán của các nước trên thế giới.
      Sách Tiếng Việt 5 là một cuốn sách hay. Em rất yêu quý cuốn sách này. Em đã bọc lại và giữ gìn nó thật cẩn thận. Sách không chỉ giúp em học mà còn truyền lại cho các bạn lớp sau.

3 tháng 3 2016

Bài làm 1

Em không ham những thứ đồ chơi ngộ nghĩnh, cũng không thích những bộ quần áo lòe loẹt. Em chỉ yêu quyển sách Tiếng Việt của em.

Mỗi khi bắt đầu một học kì mới, mỗi năm học mới, cái đợi trông của em chính là quyển sách Tiếng Việt. Nó hấp dẫn em lạ lùng. Cầm nó trong tay, em không muốn rời, em cảm thấy nó gắn bó với em như một người bạn thân. Em vội vàng lật giở từng trang và xem nhanh một lượt. Rồi vào năm học mới, ngày nào em cũng đọc không biết bao nhiêu lần quyển Tiếng Việt này. Trước khi đi học, em đọc lại bài một lượt. Rồi trưa về, thì chiều và tối em lại làm bài tập, lại làm bạn với nó.

Cuốn sách không dày lắm chỉ khoảng hơn trăm trang nhưng chứa đựng biết bao điều mà em chưa biết. Bìa sách giày, láng bóng kính và in hình rất đẹp. Ngay ngắn chính giữa bìa là dòng chữ in đậm và to Tiếng Việt 4. Bìa không phải là một màu đâu nhé mà rất nhiều màu nên trong sách thật mát mắt và sinh động. Đâu phải chỉ có thế, bên trong sách dường như trang nào cũng có hình vẽ. Chỗ là tranh chân dung, chỗ là trang phong cảnh, chỗ lại là tranh con vật, cây cối… Tranh nào trông cũng sống động phù hợp với nội dung các bài tập đọc trong sách. Tất cả học sinh lớp em, ai cầm cuốn sách Tiếng Việt lên cũng cảm thấy thích thú và hấp dẫn.

Ôi! Quyển sách Tiếng Việt của em, em yêu quý nó biết mấy. Sách là nguồn tri thức không bao giờ vơi cạn đối với chúng em. Sách dắt dẫn em hành trình đến với những xứ sở xa xôi, đến với châu Âu, châu Mĩ, đến với những thiên tài trong nước và trên thế giới. Em còn được học cách nói năng, cách ứng xử, cách giao tiếp với bạn bè, với bố mẹ, với người thân qua cuốn sách Tiếng Việt này. Sách cho em biết thế nào là chữ nghĩa, thế nào là văn chương, là ngôn từ. Em học được bao điều hay lẽ phải trong cuốn sách Tiếng Việt.

Ôi quyển sách Tiếng Việt! Em cảm ơn sách rất nhiều, rất nhiều!

Bài làm 2

Quyển sách Tiếng Việt lớp 5, tập II là quyển sách rất quan trọng đối với em. Quyển sách này nằm trong kế hoạch giúp em hoàn tất chương trình bậc tiểu học.

Quyển sách có hình chữ nhật, khổ giấy 17x24cm, gồm 176 trang( kể cả trang bìa). Nền bìa phiá trước màu xanh da trời làm mát dịu người đọc, trang bìa là bức tranh tả cảnh đồng quê vào một buổi sáng khi các bạn ngồi nghỉ chân trên bãi cỏ, tâm hồn nhìn về hướng xa xăm. Người lớn đang cày cấy dưới ruộng. Phía trên cùng in dòng chữ: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO màu đen làm yên lòng người đọc( bộ sách của Bộ Giáo Dục), dòng kế tiếp là " Tiếng Việt" cỡ chữ lớp màu xanh đậm, số 5 đỏ thẫm và dòng chữ tập hai được in tách ra.
Lật tiếp vào trang trong, không thấy có lời giới thiệu như các cuốn sách thông thường khác, thay vào đó là một trang có in dòng chữ ( Tái bản lần thứ sáu) và NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM. Phần mục lục ở cuối sách được mô tả chi tiết bài học theo tuần từ tuần 19 đến tuần 34. Mỗi tuần ứng với chủ điểm được gợi ý trước.Phần mục lục được liệt kê, trình bày rất rõ ràng dễ dàng cho mọi người sử dụng sách.
Từng trang sách, từng bài học làm cho em rất phấn khởi mỗi khi học. Tuy nhiên có những từ khó, câu khó làm cho em có lúc muốn chinh phục, có khi nản lòng. Có những bài văn ở thời kỳ mà không mấy gần gũi với em.

Em yêu quý quyển sách Tiếng Việt của em biết bao! Mỗi bài học giúp em trưởng thành hẳn lên. Em cần phải yêu quí và gìn giữ quyển sách sạch đẹp để mai sau em của em có thể dùng được.

Bài làm 3

Trước ngày khai giảng , mẹ mua cho em bộ sách giáo khoa lớp 5 , trong đó có cuốn tiếng việt 5 , tập 2 .
Quyển sách rất đẹp , thơm mùi mực in , mùi giấy mới . Bìa sách làm bằng giấy cứng và bóng . Ruột sách dày 176 trang bằng giấy trắng tinh , nổi bật những hàng chữ đen đều tăm tắp .
Từ xa nhìn lại , quyển sách giống như một bức tranh dân gian đầy màu sắc . Xa xa , những dãy núi hiện lên mở ra một vùng sông nước mênh mông _ nơi những cánh thuyền đang chuẩn bị ra khơi để chào đón một mùa cá mới . Trên bờ là cảnh các bạn học sinh ngồi chơi vui vẻ , cảnh các bác nông dân đang làm lúa hay cảnh những xóm làng trù phú , tốt tươi . Nội dung cuốn sách gồm các môn như : Tập đọc , tập làm văn , luyện từ và câu , chính tả và kể chuyện xếp xen kẽ với nhau theo từng chủ đề . Các bài thơ , bài văn trong từng chủ đề đều rất hay . Từng bài có kèm theo tranh minh họa hấp dẫn khiến chúng em tiếp thu bài nhanh hơn .
Em rất thích quyển sách này . Nghe lời mẹ dặn , em không bao giờ vẽ bậy viết bậy hay giây mực vào sách . Ngày ngày , sách cùng em vui bước đến trường . Em coi sách như người bạn thân thiết của em .

12 tháng 4 2016

 

Trong lớp em có hai bạn gái ngồi chung một bàn, đó là Phương Thanh và Hà Thanh. Hai bạn tuy tên giống nhau nhưng tính tình của mỗi người có nhiều nét khác nhau.

Bạn Phương Thanh và Hà Thanh có sức học tập ngang nhau. Cô giáo chủ nhiệm lớp đã chọn bạn Phương Thanh là lớp phó văn thể mĩ, còn bạn Hà Thanh là lớp phó học tập. Bạn Phương Thanh và Hà Thanh đều có mái tóc dài thon thả. Phương Thanh có khuôn mặt trái xoan, da mặt tráng nõn, hồng hào. Đặc biệt là lúm đồng tiền sâu hút, mỗi khi bạn ấy cười. Bạn có đôi môi đỏ thắm luôn he hé để lộ hai hàm răng trắng đều đặn. Đôi mắt lúc nào cũng chớp chớp và dường như trong đôi mắt ấy có một thứ ánh sáng êm đềm làm thanh thản những người đang tiếp xúc với bạn. Hằng ngày, bạn đi học thường mặc quần đen áo trắng trông rất giản dị.

Bạn Hà Thanh có nước da ngăm ngăm, đôi môi chẻ như hình trái tim, luôn khép miệng dường như không bao giờ chúng em thấy bạn ấy cười. Bạn ấy luôn kẹp tóc cao bằng chiếc kẹp trắng trông rất giản dị. Nhưng mớ tóc dày và đen như một áng mun của bạn nhờ thế mà tự nhiên và đẹp hơn. Mái tóc mượt ấy như được chuốt bằng ánh sáng, khi nào cũng có những sợi trắng ánh, loang loáng với chiếc kẹp nhỏ. Tóc bạn Hà Thanh thường thắt bím một bên và thắt bằng sợi ru-ban màu đỏ óng ánh. Hai bạn Thanh luôn đi chung với nhau. Họ thường rượt nhau trên sân trường hoang vắng. Cái bím tóc dày, mượt mà và bông hoa đỏ nắng cứ chấp chới phía trước, còn cài dáng tròn chắc và tiếng cười ré lên từng hồi của Phương Thanh thì đuổi theo sau. Không hiểu trên khuôn mặt lấm tấm mồ hôi ấy, hai lúm đồng tiền duyên ấy sẽ như thế nào nhỉ? Hôm nào trực nhật hai bạn cũng đi học sớm để lau bảng, quét lớp tuỵ một bạn không chung tổ làm trực nhật. Bạn Phương Thanh rất vui vẻ và rất chịu "quậy". Trong lớp cứ rộn rã tiếng vui cười và không khí thân mật nhờ có bạn, Mỗi khi tổ chức văn nghệ nhà trường có tiết mục đánh đàn là bạn không bỏ cuộc. Bạn đã được giải nhất khi chơi đàn Oc-gan. Trái ngược với Phương Thanh, Hà Thanh không thích vui chơi, Có lần chúng em hỏi bạn vì sao không thích cười đùa, bạn chỉ lắc đầu không nói mà bỏ đi. Chúng em chi nghe phớt qua hai tiếng "hổng biết". Bạn suốt ngày ở trong lớp ngồi im lặng, chốc chốc lại lấy truyện Đô-rê-mon ra đọc rồi ngồi như ưu buồn chuyện gì.

Hai bạn rất thân nhau, đi đâu làm gì cũng có nhau

Cô giáo lớp em thương hai bạn ấy hết mức. Hai bạn ấy tuy khác nhau ở tính tình nhưng rất thân vì nhà hai bạn ở sát nhau. Hai bạn luôn giúp đỡ nhau và nhiệt tành với chúng em. Hai bạn học rất giỏi rất xứng đáng là học sinh gương mẫu. Em mong rằng tình bạn giữa chúng em và các bạn ấy luôn bền lâu, và sẽ không bao giờ phai nhòa, khi sau này do những điều kiện riêng, có thể mỗi kẻ đi mỗi nơi.



 

12 tháng 4 2016

BÀI LÀM 2 

Năm nay em vào lớp sáu. Thế là mình đã lớn thêm một tuổi. Vào buổi học đầu tiên em làm quen với một đôi bạn ngồi bên cạnh. Đó là Lan Hương và Hồng Hoa.

Hai bông hoa quý ấy thật đẹp cũng như tình bạn tốt đẹp của họ. Qua tiếp xúc hằng ngày em mới biết rõ, tính nết của Hoa và Hương hoàn toàn khác nhau. Lan Hương hoạt bát, lanh lẹ, còn Hồng Hoa trầm tĩnh và cẩn thận. Đồng thời tính tình của hai bạn cũng thể hiện nhiều qua sở thích của mỗi người. Trong những giờ ra chơi Hương và Hoa thường ngồi dưới tàn cây me già cùng nhau trò chuyện. Hương luôn đưa ra những thắc mắc: "Vì sao trời xanh?", "Do đâu mà chim biết hót?…" Còn Hoa thì thích thú ngắm nhìn cảnh vật thiên nhiên nào trời xanh mây trắng, nào gió thổi chim reo. coi như đo là không cần phải giải thích mà chỉ cần nhìn, cần lắng nghe thì tự những sự vật ấy sẽ nói hộ bao điều. Hương nhiều lúc cáu gắt với bạn: "Tớ thấy càng nhìn, càng nghe nó lại càng bí hiểm và kì quặc, sao chưa bao giờ nó nói gì cả… Còn cậu thì đã nghe đám mây xanh trắng ấy nói những điều gì?” Hoa lẳng lặng, tủm tỉm cười. Hương cứ gạn hỏi hoài, Hoa đành nói: "Chính mình nghe được chúng trong các bài văn của mình đấy!". 

Hương ngẫm nghĩ một chút rồi "ờ" lên như phát hiện ra điều bí mật:

- Mình cũng ngờ ngợ không hiểu sao mà bạn lại giỏi văn đến thế. Hèn chi… Rồi hai bạn nhìn nhau cười.

Tuy thế Hương vẫn cứ nhìn lên trời, mắt chói nắng và nhíu mày lại, còn Hoa thì lại mơ màng nhìn hàng cây xanh thẫm phía xa, bạn lại lắng nghe tiếng rì rào của hàng dương… Vì vậy cũng không có gì khó hiểu khi Hương luôn nhất nhì môn Toán, còn Hoa thì đứng đầu môn Văn. Nhưng không vì lẽ đó mà họ ganh tị lẫn nhau, ngược lại còn biết nhường nhịn giúp đỡ nhau, nên tình bạn luôn bền vững. Hương rất giản dị còn Hoa thì đâu phải ra đó, đàng hoàng, đầy đủ. Ngay đến cách học của họ cũng chẳng giống nhau. Hương học nhanh chóng trong khi Hoa thận trọng từng chi tiết một. Tuy nhiên cả hai đều học một cách hăng say và tập trung tối đa nên bài mau thuộc, bài tập chóng xong. Một bạn tháo vát nhanh nhẹn, một bạn thì cần cù nhẫn nại, hai tính này lúc nào cũng đi đôi với nhau. Do dó trong mọi việc làm, họ đều đạt kết quả toàn diện. Có một hôm trời mưa, đường về trơn trợt nên chẳng may Hương trượt chân té ngã, máu ra rất nhiều. Hoa vội đỡ bạn dậy dìu Hương vào quán bên đường. Rồi mặt mày xanh lét cắt không còn hột máu. Hoa chạy ngay vào lớp lắp bắp báo cho cô với ánh mắt như van xin sự giúp đỡ. Nét mặt lo âu thực sự và giọng nói run rẩy ấy về chuyện xảy ra với Hương đã làm em cảm động về tình bạn của hai người.

Từ khi học lớp một đến hết lớp sáu em chưa gặp một đôi bạn nào thân nhau như thế. Hơn nữa lại là hai người có tính khác nhau. Đối với em thì tình bạn ấy thật cao quý vì nó đã bổ sung cho nhau và nhiều lúc vượt qua những sự khác biệt để cùng tiến tới.



 

28 tháng 4 2016

1/ Khi bị người khác xâm phạm đến chỗ ở của em, em sẽ gọi điện thoại báo cho bố mẹ hoặc báo cho công an xã, phường, dùng biện pháp ngăn không cho người là xâm nhập vào nhà,...Vì nếu để người lạ xâm nhập vào nhà thì họ sẽ biết thông tin cá nhân của bố mẹ hoặc em. Họ sẽ cướp của cũng có khi giết người.

2/ Theo em, Nam đã quy phạm quyền. Nếu học cùng lớp với Nam, em sẽ không để Nam chặn đánh bạn lớp trưởng, bào cho bố mẹ Nam biết để đề phòng Nam và giúp Nam sửa lại lỗi lầm, báo cho thầy/ cô giáo chủ nhiệm để căn dặn Nam một số điều mà Nam đã gây ra. Giúp Nam khắc phục sai phạm là điều dĩ nhiên mà học sinh chúng ta nên làm.

(khog hay tkjj tkojj nka bn, có tkac mắc j cứ hoj, chúc bn hc tốt)banhqua

25 tháng 3 2016

Vd: Cây tre gắn liền với quê hương, đất nước và con người Việt Nam trong quá khứ, hiện tại và kể cả trong tương lai, tre vẫn là bạn đồng hành thuỷ chung của nước Việt ta. Trẻ đã có từ lâu đời, gắn bó với người lao động Việt Nam qua hàng nghìn năm lịch sử. Tre xuất hiện cùng bản làng trên khắp đất Việt, đồng bằng hay miền núi đều có hình bóng thân thuộc của loại cây này. Có rất nhiều loại tre như tre Đồng Nai, nứa, mai, vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn,... Tre không kén chọn đất đai, thời tiết, mọc thành từng lũy, khóm bụi. Tre rất có ích trong sinh hoạt hàng ngày, trong lao động và trong các cuộc chiến tranh khốc liệt thời xưa.

           Nhóm của mình làm như thế đó!

31 tháng 3 2016

Một câu sao nhiều thế?

31 tháng 3 2016

trời ạ hai bài giống hệt nhau như đúc chỉ thay mỗi cái tên !!!!!!!!!hum

30 tháng 3 2016

Nếu ai hỏi tôi rằng người bạn thân nhất của bạn là ai? Tôi sẽ không ngần ngại mà trả lời rằng đó chính là Liên – Cô bạn lớp trưởng lớp tôi.

Liên năm nay 11 tuổi, bằng tuổi tôi. Bạn có dáng người cân đối, khỏe mạnh cùng với cách ăn mặc trang nhã, gọn gàng cộng với tác phong nhanh nhẹn, hoạt bát nên trông bạn thật xứng đáng là con chim đầu đàn của lớp.

Liên thật xinh đẹp, luôn nổi bật trong đám bạn gái lớp tôi bởi bạn có khuân mặt trái xoan, nước da trắng hồng cùng với mái tóc dài đen nhánh. Đôi mắt tròn, đen lộ rõ vẻ thông minh. Cái mũi dọc dừa xinh xắn càng làm cho khuân mặt của bạn thêm thanh tú. Mỗi lúc vui đùa hay nói chuyện Liên luôn nở ra nụ cười rất tươi, để lộ hai hàm răng trắng đều như hạt bắp. Ai gặp Liên cũng phải trầm trồ khen ngợi vì vẻ đẹp dịu dàng, ít ai có được.

Còn tính tình của Liên thì khỏi phải nói. Tuy bằng tuổi tôi nhưng bạn chính chắn hơn tôi rất nhiều. Liên sống chan hòa, cởi mở với bạn bè. Về học tập Liên luôn đứng đầu lớp, không những thế bạn còn luôn đi đầu trong các hoạt động của lớp cũng như của trường. Con người bạn thật mẫu mực. Vừa xinh đẹp lại giỏi giang nhưng bạn không hề kiêu căng mà sống hết mình về tập thể. Ở lớp, có việc gì khúc mắc, bạn bình tĩnh khéo léo giải quyết. Đối với những bạn học yếu bạn tận tâm giúp đỡ, chỉ bảo đến nơi, đến chốn. Nhờ có bạn mà lớp tôi luôn luôn đi đầu trong các hoạt động của liên đội. Vì thế trong trường thầy cô nào cũng yêu quý Liên.

Ở lớp Liên như vậy đấy còn về nhà Liên lại càng tuyệt vời hơn. Ngoài giờ học, Liên còn rất chăm chỉ làm việc nhà. Đối với ông bà cha mẹ Liên còn là một đứa cháu hiếu thảo, một người con ngoan ngoãn. Đối với mọi người xung quanh Liên luôn kính trọng, lễ phép. Vì thế mọi người đã đặt cho Liên một cái tên thật thân mật: ”Cô Tấm chăm làm”. Tình bạn giữa tôi và Liên ngày càng thân thiết. Tôi và Liên cùng vui chơi, truy bài, học nhóm. Nhiều lần tôi chưa hiểu bài Liên đến tận nhà giảng bài cho tôi. Tôi thật ngưỡng mộ bạn. Không chỉ với tôi mà tất cả các bạn trong lớp, trong trường đều ngưỡng mộ bạn.

Chơi với Liên tôi thấy rất thỏa mái. Tôi thật tự hào khi có một người bạn như vậy. Tôi mong ước sẽ được học cùng bạn để học tập những phẩm chất tốt của Liên.

1 tháng 2 2016

          Cổ nhân có câu: Vi nhân nan, tức là làm người khó. Quả là khó thật vì trên đời không ai toàn vẹn cả (Nhân vô thập toàn). Tuy vậy, trong sử sách nước ta vẫn cố những gương sáng muôn đời về phẩm chất cao quý, xứng đáng để mọi thế hệ suy ngẫm và học tập. Các tác giả của cuốn Đại Việt sử lược đã dành những bài viết ca ngợi Thái phó Tô Hiến Thành và Thái Sư Trần Thủ Độ, hai vị quan thuộc hàng trụ triều đình nổi tiếng là thanh liêm, cương trực.

 

          Tô Hiến Thành giữ chức Tể tướng dưới triều vua Lí Anh Tông, kiêm chức Thái phó giúp việc cho Thái tử Lí Cao Tông. Năm sinh của ông chưa được xác định rõ, còn năm mất là 1179. ông là người có nhân cách lớn, một lòng vì dân vì nước.

 

          Có một câu chuyện kể rằng trước khi băng hà, vua Lí Anh Tông dặn dò Tồ Hiến Thành hãy phò tá Long Cán – hoàng tử thứ sáu – lên nối ngôi. Lúc đó Long Cán mới ba tuổi, cho nên mọi việc lớn nhỏ trong triều đều giao cho Thái phó Tô Hiến Thành đảm nhiệm. Thái hậu (mẹ vua) lại muốn phế Long Cán để lập Long Sương (thái tử đã bị truất quyền nối ngôi) làm vua nên nhân lúc Tô Hiến Thành đi sứ, bèn sai người mang vàng lụa đến nhà gặp bà vợ, nhờ nói lại ý đó với ông. Nghe vợ hói xong, Tô Hiến Thành khảng khái trả lời: Ta ở ngôi Tể tướng, nhận lời cố thác của Tiên vương để phò ấu chúa. Nay nhận đồ hối lộ của người mà mưu phế lập, thiên hạ sẽ nói ta như thế nào? Giá như mọi người đều là kẻ bưng tai bịt mắt không biết, thì ta biết lấy tời lể nào để trả lời Tiên Vương ở dưới suối vàng?

 

          Lời đáp của Thái phó Tô Hiến Thành chứa đựng bài học về lòng trung thành tuyệt đối. Vua Lí Anh Tông đã hoàn toàn tin tưởng ở ông nên mới giao trọng trách cho ông. Nay dù Tiên Vương đã mất, nhưng Tô Hiến Thành vẫn không thể phụ lòng tin ấy, muối mặt nhận hối lộ để người đời phỉ nhổ, bêu riếu và đắc tội với anh hồn Tiên Vương.

 

          Dùng cách hối lộ không được, Thái hậu chuyển sang dùng áp lực. Bà mời Tô Hiến Thành đến và bảo rằng: ông đối với nước nhà, có thể gọi là trung đấy! Song, tuổi ông đã xế chiều mà thờ ấu chúa thì việc làm của ông ai người biết đến? Chi bằng, lập vua trưởng thành thì người đó sẽ đem ơn đức mà ban cho. ông giữ được phú quý lâu dài há chẳng nên ư? Như vậy là miếng mồi phú quý lâu dài đã được bà tung ra nhằm lung lạc lòng trung của Tô Hiến Thành. Nhưng ông đã dám phủ nhận ý kiến của Thái hậu, giữ vững sự trung tín của mình: Bất nghĩa mà được phú và quý, đó không phải là điều người trung thần nghĩa sĩ vui làm. Huống chi, lời di chúc của Tiên vương còn ở bên tai. Đối với công luận sẽ như thế nào? Thần không dám vâng lời. Rồi ông phản ứng gay gắt bằng hành động rảo bước ra ngoài.

 

          Ông không chỉ bảo vệ ấu chúa Lí Cao Tông (tức Long Cán) bằng lí lẽ mà còn bằng hành động quyết liệt là ra lệnh cho quan lại cấp dưới hãy hết sức vì vương thất, không ăn ở hai lòng và tuyên bố: kẻ nào trái lệnh ta sẽ bị giết phơi ngoài chợ.

 

          Lúc lâm bệnh nặng, quan Thái phó Tô Hiến Thành được quan Tham tri chính sự Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ bên cạnh. Trong khi đó thì Gián nghị đại phu Trần Trung Tá bận bịu nhiều việc, không lúc nào rảnh rang để đến thăm. Thái hậu hỏi Tô Hiến Thành: Nếu có mệnh hệ nào, ai thay ông? ông trả lời không do dự: Người mà ngày thường thần biết, chỉ có Trung Tá mà thôi. Thái hậu trách ông sao không nghĩ đến công lao hầu hạ của Vũ Tán Đường mà tiến cử ông ta, thì Tô Hiến Thành vẫn một mực khẳng định: Thái hậu hỏi người thay thần, nên thần nói tới Trung Tá; nếu hỏi người hầu hạ, phụng dưỡng thần thì phi Tán Đường còn ai nữa? Điều đó cho thấy thái độ của Tô Hiến

 

          Thành về việc công, việc tư rất rõ ràng và theo quan điểm của ông thì người gánh vác trọng trách của đất nước dứt khoát phải thực sự có tài, có đức.

 

          Suy nghĩ và lời nói của Tô Hiến Thành đã đạt đến mức độ cặn kẽ, thấu đáo, có lí, có tình. Với ông, bề tôi phải đặt chữ trung lên hàng đầu, sau đó là chữ tín. Bất trung, bất tín thì không xứng là bậc chính nhân quân tử, mà chỉ là hạng giá áo túi cơm hèn hạ mà thôi.

 

          Nếu ở nhà Lý có Tô Hiến Thành kiên trung, thì ở nhà Trần có Trần Thử Độ cương trực, thao lược.

 

          Trần Thủ Độ tuy ít học nhưng thông minh, sáng suốt hơn người. Nhờ có công lớn lập ra nhà Trần nên ông được phong chức Thái sư – chức quan cao nhất trong triều, có quyền tham gia ý kiến trong mọi việc chính sự. ở ông, nổi bật nhất là tính cách thẳng thắn, trung thực và không vụ lợi. về quyền lực mà nói, thì Thái Sư hơn cả vua Trần Thái Tông thời bấy giờ.

 

          Có người tâu lên nhà vua trẻ tuổi rằng Trần Thủ Độ lấn lướt, lạm quyền. Vua hỏi, Thái sư không chối mà khẳng định là đúng như lời người ấy nói. Sau đó còn ban thưởng tiền bạc, gấm vóc cho anh ta. Vua Trần Thái Tông coi Trần Thủ Độ (chú ruột) như cha nên vô cùng tin tưởng, cho rằng nếu Thái sư có làm như vậy thì cũng chỉ vì lo cho dân, cho nước mà thôi.

 

          Thói thường, một người làm quan, cả họ được nhờ nhưng Trần Thủ Độ thì không như thế. Bà vợ ông xin cho một người cháu họ chức câu đương (chức dịch nhỏ ở xã, chuyên lo việc bắt giữ và áp giải phạm nhân), Trần Thủ Độ phản đối khéo bằng cách ra điều kiện phải chặt một ngón chân để phân biệt với các câu đương khác, khiến anh ta sợ hãi xin thôi, ông làm thế để răn đe những kẻ hay nhờ vả. Đặc biệt hơn, khi vua Thái Tông ngỏ ý muốn cho người anh của Thủ Độ là An Quốc làm tướng, Thủ Độ chân thành đáp: An Quốc là anh thần, nếu là người hiền thì thần xin nghĩ việc, còn như cho thần là hiền hơn An Quốc thì không nên cử An Quốc. Nếu anh em cùng là tướng thì việc trong triều sẽ ra sao ?

 

          Câu nói ấy đã phản ánh nhân cách cao đẹp và tầm nhìn xa rộng của Thái sư – người có tài kỉnh bang tế thế. Trần Thủ Độ đã lường trước được tất cả những điều không hay sẽ xảy ra khiến nhà vua lâm vào tình cảnh khó xử, nếu như cả hai anh em ông đều giữ những chức vụ trọng yếu trong triều đình. Can ngăn nhà vua bằng lời lẽ tâm huyết, chính trực như thế, Thái sư Trần Thủ Độ đã thể hiện đạo đức chí công vô tư của một vị quan liêm khiết, xứng đáng là bậc trung thần hiếm có trong lịch sử.

 

          Từ những gương sáng như Tô Hiến Thành, Trần Thủ Độ... chúng ta có thể rút ra những bài học quý giá trong quá trình tu dưỡng, rèn luyện nhân cách. Chính lí tưởng vì nước vì dân là cơ sở nền tảng chi phối tư tưởng, đạo đức, suy nghĩ và hành động của hai danh nhân đó. Tên tuổi, sự nghiệp và phẩm giá cao đẹp của các ông được lưu truyền muôn thuở trong sự kính phục và yêu mến của nhiều thế hệ người Việt.