K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 2 2020

1. Nhân vật Nguyễn Tri Phương.

- Nguyễn Tri Phương (1800 – 1870), quê ở làng Đường Long, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên. Ông xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo, nhờ nỗ lực học tập, đọc nhiều sách vở, nên từ sớm, Nguyễn Tri Phương đã tinh thông kinh điển, binh thư.

- Nguyễn Tri Phương bắt đầu sự nghiệp bằng chức thư lại ở một huyện, thế nhưng sau đó, bằng chí lớn và tài năng của mình, Nguyễn Tri Phương đã trở thành một vị đại thần, trụ cột của triều đình Huế.

- Năm 1872, dù đã 72 tuổi, Nguyễn Tri Phương vẫn lĩnh ấn Kinh lược sứ Bắc Kì, ra Hà Nội đương đấu với quân xâm lược Pháp. Khi giặc Pháp tấn công thành Hà Nội, Nguyễn Tri Phương chỉ huy quân sĩ anh dũng chiến đấu, song không chống lại được hỏa lực của địch, quân triều đình tan rã. Nguyễn Tri Phương bị một mảnh đại bác xuyên vào bụng, bị thương nặng. Đến phút cuối, ông đã nhờ người tắm rửa sạch sẽ, mặc quần áo chỉnh tề và ung dung nói “nghĩa làm bề tôi phải chết”, rồi ra đi một cách bình thản.

2. Nhân vật Hoàng Diệu:

- Hoàng Diệu (1829 – 1882), quê ở làng Xuân Đài, huyện Diên Phước, tỉnh Quảng Nam. Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống khoa bảng.

- Năm 1848, Hoàng Diệu đỗ cử nhân, năm 1853 đỗ Phó bảng. Bằng sự nỗ lực và tài năng hơn người, Hoàng Diệu đã nhanh chóng trở thành vị đại thần trụ cột của triều đình.

- Ngày 25/4/1882, Pháp nổ súng tấn công thành Hà Nội, Hoàng Diệu lúc này là Tổng đốc thành Hà Nội đã kiên quyết lãnh đạo quân sĩ chiến đống chống xâm lược. Mặc dù quân sĩ triều đình chiến đấu anh dũng, song không địch lại được hỏa lực của Pháp, thành Hà Nội bị Pháp chiếm. Kiên quyết không đầu hàng Pháp, Hoàng Diệu đi vào hành cung, thảo tờ di biểu gửi vua Tự Đức rồi đến Võ Miếu dùng khăn bịt đầu thắt cổ tự vẫn.

16 tháng 1 2019

3)Triều đình Huế ra sức vơ vét tiền của trong nhân dân để phục vụ cuộc sống xa hoa và bồi thường chiến phí cho Pháp: kìm hãm các ngành công nghiệp,đàn áp các phong trào đấu tranh của nhân dân,nhượng bộ thức dân Pháp và tiếp tục muốn thương lượng để chia sẻ quyền thống trị với chúng.
=> Chính sách kìm hãm sự phát triển của nhà Nguyễn,đó là một chính sách bảo thủ làm cho tình hình đất nước suy yếu,đời sống nhân dân cưcj khổ nên nhân dân nổi dậy đấu tranh khắp nơi

16 tháng 1 2019

1)

1.Về chính sách của Pháp:

Sau khi chiếm được 6 tỉnh Nam Kì, thực dân Pháp bắt tay ngay vào củng cố bộ máy cai trị và quân đội, đẩy mạnh việc bóc lột nhân dân Nam Kì bằng tô thuế, cướp đoạt ruộng đất của nhân dân, ra sức vơ vét lúa gạo để xuất khẩu, mở trường đào tạo tay sai, xuất bản báo chí nhằm chuẩn bị dư luận cho việc mở rộng đánh chiếm ra Bắc Kì.

2. Về triều đình Huế:

Triều đình Huế ngày càng đối lập sâu sắc với nhân dân. Triều đình Huế ra sức vơ vét tiền của trong nhân dân để phục vụ cho cuộc sống xa hoa và bồi thường chiến phí cho Pháp; kìm hãm các ngành công nghiệp; đàn áp các phong trào đấu tranh của nhân dân, nhượng bộ thực dân Pháp và tiếp tục muốn thương lượng để chia xẻ quyền thống trị với chúng.

Nhận xét: Chính sách kìm hãm sự phát triển của nhà Nguyễn => đó là một chính sách bảo thủ làm cho tình hình đất nước suy yếu. Đời sống nhân dân cực khổ, nhân dân dã nổi dậy đấu tranh khắp nơi.

26 tháng 3 2021

triều đình nhà nguyễn đã kí tất cả 4  bản hiệp ước 

1. hiệp ước Bắc Kinh ( 25-10-1860)

2. hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862)

3. hiệp ước Giap Tuất (15-3-1874)

4. hiệp ước Hác -Măng(25-8-1883)

Pháp xâm lược nước ta vì nước ta ko chấp nhận cho tôn giáo của nước Pháp phát triển ở nước ta

 

26 tháng 3 2021

?

24 tháng 8 2019

- Giữa năm 1911: Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước tại cảng Nhà Rồng. Cuộc hành trình kéo dài 6 năm qua nhiều nước ở châu Phi, châu Mĩ và châu Âu.

- Năm 1917: Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp. Tại đây, Người làm rất nhiều nghề, học tập, rèn luyện trong quần chúng và giai cấp công nhân Pháp, tham gia hội những người Việt Nam yêu nước, viết báo cáo tuyên truyền cho cách mạng Việt Nam và tố cáo thực dân Pháp, tiếp nhận ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga... Những hoạt động bước đầu này của người đã xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.

12 tháng 6 2021

Tham khảo

 

- Nguyễn Tất Thành sinh ra trong một gia đình trí thức yêu nước; vùng quê có truyền thống đấu tranh; trước cảnh nước mất, nhà tan, các cuộc đấu tranh đều thất bại, bế tắc.

- Cuối năm 1904, Người theo cha vào Huế lần thứ hai, vào học tại trường Tiểu học Đông Ba (1905 – 1907).

- Tháng 5 – 1908, khi đang học trường Quốc học Huế, Người tham gia cuộc đấu tranh chống thuế của nông dân ở đây nên bị đuổi học. Người đi vào các tỉnh phía Nam, có một thời gian với tên gọi Nguyễn Tất Thành, Người dạy học ở trường Dục Thanh tại Phan Thiết (1910).

-  Ngày 5-6-1911, tại bến cảng Nhà Rồng, trên tàu L’Admiral Latouche Tréville Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. 

- Cuối năm 1912, Nguyễn Tất Thành đến Mĩ. Trong thời gian ở Mĩ, Người tham gia đều đặn các cuộc họp của UNIP ( Hội tin tưởng cải thiện người da đen của thế giới ). 

Người luôn tỏ thái độ ủng hộ nhiệt tình và chân thành cuộc đấu tranh chính nghĩa của những người Mỹ da đen và luôn quan tâm đến phong trào đấu tranh của nhiều dân tộc khác, từ đó đã góp phần vào “cuộc chiến đấu cho người Mỹ, đặc biệt là người Mỹ da đen” Cũng trong thời gian này, Người có điều kiện tìm hiểu về lịch sử - xã hội Mỹ, tìm hiểu cuộc Cách mạng Mỹ thế kỷ XVIII (1775 – 1783), nghiên cứu truyền thống văn hoá Mỹ, đặc biệt là tìm hiểu Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ do Th. Jefferson khởi thảo.

Nguyễn Ái Quốc vẫn luôn có sự phân biệt rất rõ giữa cách mạng Mỹ, nhân dân tiến bộ Mỹ và chủ nghĩa đế quốc Mỹ. Người luôn trân trọng những đóng góp của nhân dân Mỹ vào nền văn minh của nhân loại. 

- Cuối năm 1913, Nguyễn Tất Thành đã đến nước Anh. Thời gian sống ở Anh, Người không chỉ tìm hiểu học tập mà còn tham gia các hoạt động thực tiễn trong phong trào đấu tranh của công nhân Anh. Đây là thời kì là tiên đề cho những hoạt động của Người trên đất Pháp. 

 

- Năm 1917, Nguyễn Ái Quốc trở lại Pháp. Khi Cách mạng tháng Mười Nga thành công, Người tham gia những hoạt động chính trị sôi nổi ngay trên đất Pháp như: tham gia hoạt động trong phong trào công nhân Pháp. Năm 1919, Người tham gia Đảng Xã hội Pháp. 

- Năm 1919 khi đang hoạt động ở Paris, Nguyễn Ái Quốc đã biết tới chương trình 14 điểm nổi tiếng của Tổng thống Mỹ Wilson được lấy làm cơ sở cho hội nghị hoà bình Paris (1 - 1919) sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918). Chính điểm thứ 5 của chương trình 14 điểm hứa sẽ “giải quyết rộng rãi, tự do và hoàn toàn vô tư tất cả các yêu sách về thuộc địa. Trong khi giải quyết các vấn đề chủ quyền thì phải chiếu cố đến quyền lợi của nhân dân bản xứ, nhưng cũng phải chiếu cố đến đòi hỏi hợp lý của chính phủ…”. Nội dung này thu hút sự chú ý của người thanh niên Nguyễn Ái Quốc, Người hy vọng và “chờ đợi quyền dân tộc tự quyết thiêng liêng ấy thực hiện được công nhận thật sự”. Lần đầu tiên vấn đề Việt Nam được đặt ra trước công luận thế giới, nó có ý nghĩa to lớn đối với nhân dân các nước thuộc địa nhân dân Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc đã “gieo hạt giống cho cách mạng khắp bốn phương trời.” 

 

 

12 tháng 6 2021

#Tham_khảo

 

- Nguyễn Tất Thành sinh ra trong một gia đình trí thức yêu nước; vùng quê có truyền thống đấu tranh; trước cảnh nước mất, nhà tan, các cuộc đấu tranh đều thất bại, bế tắc.

- Cuối năm 1904, Người theo cha vào Huế lần thứ hai, vào học tại trường Tiểu học Đông Ba (1905 – 1907).

- Tháng 5 – 1908, khi đang học trường Quốc học Huế, Người tham gia cuộc đấu tranh chống thuế của nông dân ở đây nên bị đuổi học. Người đi vào các tỉnh phía Nam, có một thời gian với tên gọi Nguyễn Tất Thành, Người dạy học ở trường Dục Thanh tại Phan Thiết (1910).

-  Ngày 5-6-1911, tại bến cảng Nhà Rồng, trên tàu L’Admiral Latouche Tréville Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. 

- Cuối năm 1912, Nguyễn Tất Thành đến Mĩ. Trong thời gian ở Mĩ, Người tham gia đều đặn các cuộc họp của UNIP ( Hội tin tưởng cải thiện người da đen của thế giới ). 

Người luôn tỏ thái độ ủng hộ nhiệt tình và chân thành cuộc đấu tranh chính nghĩa của những người Mỹ da đen và luôn quan tâm đến phong trào đấu tranh của nhiều dân tộc khác, từ đó đã góp phần vào “cuộc chiến đấu cho người Mỹ, đặc biệt là người Mỹ da đen” Cũng trong thời gian này, Người có điều kiện tìm hiểu về lịch sử - xã hội Mỹ, tìm hiểu cuộc Cách mạng Mỹ thế kỷ XVIII (1775 – 1783), nghiên cứu truyền thống văn hoá Mỹ, đặc biệt là tìm hiểu Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ do Th. Jefferson khởi thảo.

Nguyễn Ái Quốc vẫn luôn có sự phân biệt rất rõ giữa cách mạng Mỹ, nhân dân tiến bộ Mỹ và chủ nghĩa đế quốc Mỹ. Người luôn trân trọng những đóng góp của nhân dân Mỹ vào nền văn minh của nhân loại. 

- Cuối năm 1913, Nguyễn Tất Thành đã đến nước Anh. Thời gian sống ở Anh, Người không chỉ tìm hiểu học tập mà còn tham gia các hoạt động thực tiễn trong phong trào đấu tranh của công nhân Anh. Đây là thời kì là tiên đề cho những hoạt động của Người trên đất Pháp. 

 

- Năm 1917, Nguyễn Ái Quốc trở lại Pháp. Khi Cách mạng tháng Mười Nga thành công, Người tham gia những hoạt động chính trị sôi nổi ngay trên đất Pháp như: tham gia hoạt động trong phong trào công nhân Pháp. Năm 1919, Người tham gia Đảng Xã hội Pháp. 

- Năm 1919 khi đang hoạt động ở Paris, Nguyễn Ái Quốc đã biết tới chương trình 14 điểm nổi tiếng của Tổng thống Mỹ Wilson được lấy làm cơ sở cho hội nghị hoà bình Paris (1 - 1919) sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918). Chính điểm thứ 5 của chương trình 14 điểm hứa sẽ “giải quyết rộng rãi, tự do và hoàn toàn vô tư tất cả các yêu sách về thuộc địa. Trong khi giải quyết các vấn đề chủ quyền thì phải chiếu cố đến quyền lợi của nhân dân bản xứ, nhưng cũng phải chiếu cố đến đòi hỏi hợp lý của chính phủ…”. Nội dung này thu hút sự chú ý của người thanh niên Nguyễn Ái Quốc, Người hy vọng và “chờ đợi quyền dân tộc tự quyết thiêng liêng ấy thực hiện được công nhận thật sự”. Lần đầu tiên vấn đề Việt Nam được đặt ra trước công luận thế giới, nó có ý nghĩa to lớn đối với nhân dân các nước thuộc địa nhân dân Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc đã “gieo hạt giống cho cách mạng khắp bốn phương trời.” 

 

 

4 tháng 5 2022

Cứu nó đi mng ơi:))

4 tháng 5 2022

đúng rồi đó, mai thi nay mới làm TvT

12 tháng 6 2021

THAM KHẢO :

Giai thoại:  Stalin bàn về việc trồng chanh

Stalin (1879-1953) là lãnh tụ tối cao của Liên Xô trong những năm 1925 đến 1953. Trong suốt gần 20 năm cầm quyền của mình, Stalin lãnh đạo nhân dân và đất nước Liên Xô vượt qua nhiều giông tố, thử thách.

Có một giai thoại kể rằng: năm 1930, phái đoàn của Gruzia (nước Cộng hòa phía Nam Liên Xô) do A.I. Mgeladze đến thăm Mát-xcơ-va.  Stalin đi cùng với Mgeladze dọc theo con đường trong nhà nghỉ ngoại ô Kunsevsk và đãi ông này những quả chanh mà chính tay Stalin tự tay trồng trong vườn của mình:

- Mgeladze, đồng chí hãy nếm thử đi, chanh ngon lắm, nó được trồng tại Matxcova đấy!

Cứ như thế, nguyên soái Stalin tiếp tục lặp đi lặp lại vài lần câu mời trên giữa các câu chuyện về chủ đề khác.

- Mgeladze, đồng chí hãy nếm thử đi, chanh ngon lắm, nó được trồng tại Matxcova đấy!

Cuối cùng thì Mgeladze cũng hiểu ra mong muốn của Stalin. Mgeladze trả lời đầy kiên quyết:

- Thưa đồng chí Stalin, tôi xin hứa với đồng chí là sau 7 năm nữa Gruzia sẽ đảm bảo đủ chanh cho đất nước, và chúng ta sẽ không phải nhập khẩu chanh nữa.

Stalin mỉm cười vui vẻ:

- Ơn chúa, cuối cùng thì đồng chí cũng đã đoán ra!


 

5 tháng 9 2019

Đang biên soạn...

24 tháng 3 2020

Câu 1: Việc triều đình nhà nguyễn kí hiệp ước đầu hàng là sự bạc nhược yếu đuuói, vì lợi ích cá nhân mà cúi đầu trước kẻ thù phản bội lại dân tộc, nhân dân để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng: Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp trong gần 1 thế kỉ. Từ đó chúng ta có thể rút ra bài học trong việc bảo vệ độc lập chủ quyền thiêng liêng của đát nước ngày nay: khi bất cứ kẻ thù nào đến xâm lăng, nền độc lập dân tộc bị đe dọa thì phải kiên quyết đấu tranh đến cùng, không vì lợi ích cá nhân mà phản bội lợi ích dân tộc trong thời điểm cam go của đất nước để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền dân tộc.

Câu 2:

Nguyễn Tri Phương: https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_Tri_Ph%C6%B0%C6%A1ng

Hoàng Diệu: https://vi.wikipedia.org/wiki/Ho%C3%A0ng_Di%E1%BB%87u

Nguyễn Trung Trực: https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_Trung_Tr%E1%BB%B1c

25 tháng 3 2020

Câu 1:

Em nhận thấy, việc triều đình nhà Nguyễn kí các hiệp ước đầu hàng thực dân Pháp chẳng khác nào tự tay dâng đất nước trao cho giặc. Đó là hành động ngu muội, thiếu trách nhiệm của triều đình nhà Nguyễn đối với đất nước, với nhân dân.

Từ hành động đó, em rút ra bài học: Là một học sinh, một công dân của đất nước, mình nền cố gắng học tập thật tốt, làm việc tốt để đóng góp một phần công sức vào nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc. Bởi Tổ quốc là quê hương, là nơi nuôi ta khôn lớn, nên dù trong hoàn cảnh nào cũng phải yêu tổ quốc, bảo vệ tổ quốc và thậm chí có thể sẵn sàng hi sinh vì tổ quốc.