Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Giữa năm 1911: Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước tại cảng Nhà Rồng. Cuộc hành trình kéo dài 6 năm qua nhiều nước ở châu Phi, châu Mĩ và châu Âu.
- Năm 1917: Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp. Tại đây, Người làm rất nhiều nghề, học tập, rèn luyện trong quần chúng và giai cấp công nhân Pháp, tham gia hội những người Việt Nam yêu nước, viết báo cáo tuyên truyền cho cách mạng Việt Nam và tố cáo thực dân Pháp, tiếp nhận ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga... Những hoạt động bước đầu này của người đã xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.
#Tham_khảo!
Ví dụ:
Tóm tắt hành trình tìm dường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc.
– Từ năm 1911, Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước, hướng tới phương Tây, đến nước Pháp; rồi qua nhiều nước, nhiều châu lục khác nhau. Nguyễn Ái Quốc đã nhận thấy ở đâu bọn đế quốc, thực dân cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu những người lao động cũng bị áp bức, bóc lột dã man.
– Cuối năm 1917, Nguyễn Ái Quốc từ Anh trở lại Pháp, hoạt động trong Hội những người Việt Nam yêu nước ở Pari; viết báo, truyền đơn, tham gia các buổi mít tinh…; gia nhập Đảng Xã hội Pháp (1919).
– Tháng 6 – 1919, Người gửi đến Hội nghị Vecxai Bản yêu sách của nhân dân An Nam, đòi thừa nhận các quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng và quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam.
– Giữa năm 1920, Người đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I. Lênin, khẳng định con đường giành độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam.
– Tháng 12 – 1920, tại Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp (Đại hội Tua), Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp.
– Nguyễn Ái Quốc khẳng định, muốn cứu nước và giải phóng dân tộc phải theo con đường cách mạng vô sản.
Hình ảnh tiêu biểu:
Nhiều chí sĩ yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh đã xuất từng tìm đường cứu nước nhưng vẫn không tìm ra một con đường mang lại hiệu quả đích thực. Trước thực tế ấy, Nguyễn Tất Thành, người con xứ Nghệ, mới 21 tuổi, đã quyết định ra đi tìm đường cứu nước, bởi trong Người đang nung nấu một quyết tâm cháy bỏng: “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn, đây là tất cả những điều tôi hiểu
Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước vì:
- Sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước nhà rơi vào tay thực dân Pháp, nên ông đã ý thức được lòng yêu nước từ khi còn bé.
- Trên cả nước, nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào đấu tranh liên tiếp nổ ra nhưng đều thất bại.
- Đau xót trước cảnh nước mất, nhà tan, đồng thời nhìn thấy những mặt hạn chế của các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX, đã thôi thúc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc.
tham khảo :)
. Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước trong hoàn cảnh nào?
=> Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước mới vì: - Sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước nhà rơi vào tay thực dân Pháp, nên ông đã ý thức được lòng yêu nước từ khi còn bé. - Trên cả nước, nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào đấu tranh liên tiếp nổ ra nhưng đều thất bại.
Trình bày những hoạt động của Nguyễn Tất Thành từ khi ra đi tìm đường cứu nước đến năm 1917?
=> - Sau hành trình kéo dài 6 năm, qua nhiều nước ở châu Phi, châu Mĩ, châu Âu,... đến năm 1917, Người từ Anh trở về Pháp, tham gia hoạt động trong Hội những người Việt Nam yêu nước ở Pa-ri. - Từ khảo sát thực tiễn, Người đã đúc kết thành kinh nghiệm rồi quyết định đi theo chủ nghĩa Mác - Lê-nin.
TK : - Ngày 5/6/1911, Người ra đi tìm đường cứu nước. - Từ 1911 đến 1917: Người bôn ba qua nhiều nước trên thế giới. Qua đó, rút ra kết luận: ở đâu bọn đế quốc thực dân cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu người lao động cũng bị bóc lột nặng nề. - Từ cuối năm 1917, dưới ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Mười Nga, Nguyễn Ái Quốc về Pháp, gia nhập Đảng Xã hội Pháp, hoạt động trong phong trào yêu nước của Việt kiều và phong trào công nhân Pháp. -> Những nhận thức và hoạt động của Nguyễn Ái Quốc tuy mới bước đầu nhưng đã là điều kiện cần thiết để Người đến với Chủ nghĩa Mác – Lênin và con đường cách mạng đúng đắn ở giai đoạn sau.
Tham khảo:
Câu 2: (gồm câu hỏi 1 ở câu 3)
- Sinh ra và lớn lên trong cảnh mất nước, được tiếp thu truyền thống yêu nước bất khuất từ gia đình, quê hương nên Nguyễn Tất Thành đã sớm có một lòng nồng nàn yêu nước, thương dân. Có ý chí đánh đuổi thực dân, giải phóng dân tộc.
- Phong trào cách mạng Việt Nam diễn ra mạnh mẽ nhưng đều thất bại cho thấy tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước của cách mạng Việt Nam. Hoàn cảnh đó đã thúc đẩy những người Việt Nam yêu nước tìm một con đường cứu nước mới, giải phóng dân tộc, trong đó có Nguyễn Tất Thành.
- Không tán thành quan điểm cứu nước của các bậc tiền bối đi trước. Người đã từng nhận xét rằng: con đường cứu nước của Phan Bội Châu là “đuổi hùm cửa trước, rước beo cửa sau”, còn Phan Châu Trinh chẳng khác nào “xin giặc rủ lòng thương”.
- Nguyễn Tất Thành muốn sang Phương Tây tìm hiểu các nước khác làm như thế nào rồi sẽ về giúp đồng bào mình và đích đến của Người là nước Pháp - kẻ thù của dân tộc mình và nơi có khẩu hiệu "Tự do - Bình đẳng - Bác ái".
=> Nguyễn Tất Thành quyết định sang phương Tây tìm đường cứu nước.
Câu 3: (Trl câu hỏi 2 ở câu 3)
- Người chọn cho mình con đường sang phương Tây, sang chính đất nước đang kìm hãm, đô hộ đất nước mình, nơi có nền kinh tế, khoa học - kĩ thuật phát triển, nơi có tư tưởng “Tự do - Bình đẳng - Bác ái”
- Đó là một con đường đúng đắn, sáng suốt. Nó không mang tính chủ quan hay cải lương mà nó mang tính chất thời đại, chỉ có đi sâu vào tìm hiểu chính kẻ thù của mình để tìm ra điểm yếu, đúng sai, tìm ra bản chất thì mới nhận diện kẻ thù một cách chính xác nhất.
Những hoạt động yêu nước của Nguyễn Tât Thành trong những năm 1911-1918 tuy mới chỉ là bước đầu nhưng đúng hướng. Nó là cơ sở quan trọng để sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Người đến được với chủ nghĩa Mác- Lênin, xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.
Đáp án cần chọn là: D
tham khảo
-Hoạt động của Nguyễn Tất Thành từ giữa năm 1911-1917:
+Ngày 5/6/1911, Người ra đi tìm đường cứu nước.
+Từ 1911 đến 1917: Người bôn ba qua nhiều nước trên thế giới. Qua đó, rút ra kết luận: ở đâu bọn đế quốc thực dân cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu người lao động cũng bị bóc lột nặng nề.
+Từ cuối năm 1917, dưới ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Mười Nga, Nguyễn Ái Quốc về Pháp, gia nhập Đảng Xã hội Pháp, hoạt động trong phong trào yêu nước của Việt kiều và phong trào công nhân Pháp.
-> Những nhận thức và hoạt động của Nguyễn Ái Quốc tuy mới bước đầu nhưng đã là điều kiện cần thiết để Người đến với Chủ nghĩa Mác – Lênin và con đường cách mạng đúng đắn ở giai đoạn sau.
- Hướng đi của Nguyễn Tất Thành so với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó có tiến bộ hơn :
+Khác với kiếp người đi trước,Nguyễn Ái Quốc không tìm đường cứu nước ở các nước phương Đông như các cụ Phan Bội Châu,Phan Châu Trinh mà người quyết định qua các nước phương Tây đặc biệt là Pháp để học hỏi và đồng thời tìm kiếm phương hướng đấu tranh hợp lý.Đó là một con đường đúng đắn, sáng tạo, sáng suốt không mang tính chủ quan hay cải lương mà mang tính chất thời đại, chỉ có đi sâu vào tìm hiểu chính kẻ thù của mình để tìm ra điểm yếu, đúng sai, tìm ra bản chất thì mới nhận diện kẻ thù một cách chính xác nhất...
+Nguyễn Ái Quốc không nhờ vả vào bất kì nước nào mà tự mình nghiên cứu thực tiễn
+Kết quả là Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường cứu nước mới cho dân tộc Việt Nam đó là cách mạng vô sản
tham khảo
-Hoạt động của Nguyễn Tất Thành từ giữa năm 1911-1917:
+Ngày 5/6/1911, Người ra đi tìm đường cứu nước.
+Từ 1911 đến 1917: Người bôn ba qua nhiều nước trên thế giới. Qua đó, rút ra kết luận: ở đâu bọn đế quốc thực dân cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu người lao động cũng bị bóc lột nặng nề.
+Từ cuối năm 1917, dưới ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Mười Nga, Nguyễn Ái Quốc về Pháp, gia nhập Đảng Xã hội Pháp, hoạt động trong phong trào yêu nước của Việt kiều và phong trào công nhân Pháp.
-> Những nhận thức và hoạt động của Nguyễn Ái Quốc tuy mới bước đầu nhưng đã là điều kiện cần thiết để Người đến với Chủ nghĩa Mác – Lênin và con đường cách mạng đúng đắn ở giai đoạn sau.
- Hướng đi của Nguyễn Tất Thành so với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó có tiến bộ hơn :
+Khác với kiếp người đi trước,Nguyễn Ái Quốc không tìm đường cứu nước ở các nước phương Đông như các cụ Phan Bội Châu,Phan Châu Trinh mà người quyết định qua các nước phương Tây đặc biệt là Pháp để học hỏi và đồng thời tìm kiếm phương hướng đấu tranh hợp lý.Đó là một con đường đúng đắn, sáng tạo, sáng suốt không mang tính chủ quan hay cải lương mà mang tính chất thời đại, chỉ có đi sâu vào tìm hiểu chính kẻ thù của mình để tìm ra điểm yếu, đúng sai, tìm ra bản chất thì mới nhận diện kẻ thù một cách chính xác nhất...
+Nguyễn Ái Quốc không nhờ vả vào bất kì nước nào mà tự mình nghiên cứu thực tiễn
+Kết quả là Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường cứu nước mới cho dân tộc Việt Nam đó là cách mạng vô sản
Tham khảo
- Nguyễn Tất Thành sinh ra trong một gia đình trí thức yêu nước; vùng quê có truyền thống đấu tranh; trước cảnh nước mất, nhà tan, các cuộc đấu tranh đều thất bại, bế tắc.
- Cuối năm 1904, Người theo cha vào Huế lần thứ hai, vào học tại trường Tiểu học Đông Ba (1905 – 1907).
- Tháng 5 – 1908, khi đang học trường Quốc học Huế, Người tham gia cuộc đấu tranh chống thuế của nông dân ở đây nên bị đuổi học. Người đi vào các tỉnh phía Nam, có một thời gian với tên gọi Nguyễn Tất Thành, Người dạy học ở trường Dục Thanh tại Phan Thiết (1910).
- Ngày 5-6-1911, tại bến cảng Nhà Rồng, trên tàu L’Admiral Latouche Tréville Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.
- Cuối năm 1912, Nguyễn Tất Thành đến Mĩ. Trong thời gian ở Mĩ, Người tham gia đều đặn các cuộc họp của UNIP ( Hội tin tưởng cải thiện người da đen của thế giới ).
Người luôn tỏ thái độ ủng hộ nhiệt tình và chân thành cuộc đấu tranh chính nghĩa của những người Mỹ da đen và luôn quan tâm đến phong trào đấu tranh của nhiều dân tộc khác, từ đó đã góp phần vào “cuộc chiến đấu cho người Mỹ, đặc biệt là người Mỹ da đen” Cũng trong thời gian này, Người có điều kiện tìm hiểu về lịch sử - xã hội Mỹ, tìm hiểu cuộc Cách mạng Mỹ thế kỷ XVIII (1775 – 1783), nghiên cứu truyền thống văn hoá Mỹ, đặc biệt là tìm hiểu Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ do Th. Jefferson khởi thảo.
Nguyễn Ái Quốc vẫn luôn có sự phân biệt rất rõ giữa cách mạng Mỹ, nhân dân tiến bộ Mỹ và chủ nghĩa đế quốc Mỹ. Người luôn trân trọng những đóng góp của nhân dân Mỹ vào nền văn minh của nhân loại.
- Cuối năm 1913, Nguyễn Tất Thành đã đến nước Anh. Thời gian sống ở Anh, Người không chỉ tìm hiểu học tập mà còn tham gia các hoạt động thực tiễn trong phong trào đấu tranh của công nhân Anh. Đây là thời kì là tiên đề cho những hoạt động của Người trên đất Pháp.
- Năm 1917, Nguyễn Ái Quốc trở lại Pháp. Khi Cách mạng tháng Mười Nga thành công, Người tham gia những hoạt động chính trị sôi nổi ngay trên đất Pháp như: tham gia hoạt động trong phong trào công nhân Pháp. Năm 1919, Người tham gia Đảng Xã hội Pháp.
- Năm 1919 khi đang hoạt động ở Paris, Nguyễn Ái Quốc đã biết tới chương trình 14 điểm nổi tiếng của Tổng thống Mỹ Wilson được lấy làm cơ sở cho hội nghị hoà bình Paris (1 - 1919) sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918). Chính điểm thứ 5 của chương trình 14 điểm hứa sẽ “giải quyết rộng rãi, tự do và hoàn toàn vô tư tất cả các yêu sách về thuộc địa. Trong khi giải quyết các vấn đề chủ quyền thì phải chiếu cố đến quyền lợi của nhân dân bản xứ, nhưng cũng phải chiếu cố đến đòi hỏi hợp lý của chính phủ…”. Nội dung này thu hút sự chú ý của người thanh niên Nguyễn Ái Quốc, Người hy vọng và “chờ đợi quyền dân tộc tự quyết thiêng liêng ấy thực hiện được công nhận thật sự”. Lần đầu tiên vấn đề Việt Nam được đặt ra trước công luận thế giới, nó có ý nghĩa to lớn đối với nhân dân các nước thuộc địa nhân dân Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc đã “gieo hạt giống cho cách mạng khắp bốn phương trời.”
#Tham_khảo
- Nguyễn Tất Thành sinh ra trong một gia đình trí thức yêu nước; vùng quê có truyền thống đấu tranh; trước cảnh nước mất, nhà tan, các cuộc đấu tranh đều thất bại, bế tắc.
- Cuối năm 1904, Người theo cha vào Huế lần thứ hai, vào học tại trường Tiểu học Đông Ba (1905 – 1907).
- Tháng 5 – 1908, khi đang học trường Quốc học Huế, Người tham gia cuộc đấu tranh chống thuế của nông dân ở đây nên bị đuổi học. Người đi vào các tỉnh phía Nam, có một thời gian với tên gọi Nguyễn Tất Thành, Người dạy học ở trường Dục Thanh tại Phan Thiết (1910).
- Ngày 5-6-1911, tại bến cảng Nhà Rồng, trên tàu L’Admiral Latouche Tréville Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.
- Cuối năm 1912, Nguyễn Tất Thành đến Mĩ. Trong thời gian ở Mĩ, Người tham gia đều đặn các cuộc họp của UNIP ( Hội tin tưởng cải thiện người da đen của thế giới ).
Người luôn tỏ thái độ ủng hộ nhiệt tình và chân thành cuộc đấu tranh chính nghĩa của những người Mỹ da đen và luôn quan tâm đến phong trào đấu tranh của nhiều dân tộc khác, từ đó đã góp phần vào “cuộc chiến đấu cho người Mỹ, đặc biệt là người Mỹ da đen” Cũng trong thời gian này, Người có điều kiện tìm hiểu về lịch sử - xã hội Mỹ, tìm hiểu cuộc Cách mạng Mỹ thế kỷ XVIII (1775 – 1783), nghiên cứu truyền thống văn hoá Mỹ, đặc biệt là tìm hiểu Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ do Th. Jefferson khởi thảo.
Nguyễn Ái Quốc vẫn luôn có sự phân biệt rất rõ giữa cách mạng Mỹ, nhân dân tiến bộ Mỹ và chủ nghĩa đế quốc Mỹ. Người luôn trân trọng những đóng góp của nhân dân Mỹ vào nền văn minh của nhân loại.
- Cuối năm 1913, Nguyễn Tất Thành đã đến nước Anh. Thời gian sống ở Anh, Người không chỉ tìm hiểu học tập mà còn tham gia các hoạt động thực tiễn trong phong trào đấu tranh của công nhân Anh. Đây là thời kì là tiên đề cho những hoạt động của Người trên đất Pháp.
- Năm 1917, Nguyễn Ái Quốc trở lại Pháp. Khi Cách mạng tháng Mười Nga thành công, Người tham gia những hoạt động chính trị sôi nổi ngay trên đất Pháp như: tham gia hoạt động trong phong trào công nhân Pháp. Năm 1919, Người tham gia Đảng Xã hội Pháp.
- Năm 1919 khi đang hoạt động ở Paris, Nguyễn Ái Quốc đã biết tới chương trình 14 điểm nổi tiếng của Tổng thống Mỹ Wilson được lấy làm cơ sở cho hội nghị hoà bình Paris (1 - 1919) sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918). Chính điểm thứ 5 của chương trình 14 điểm hứa sẽ “giải quyết rộng rãi, tự do và hoàn toàn vô tư tất cả các yêu sách về thuộc địa. Trong khi giải quyết các vấn đề chủ quyền thì phải chiếu cố đến quyền lợi của nhân dân bản xứ, nhưng cũng phải chiếu cố đến đòi hỏi hợp lý của chính phủ…”. Nội dung này thu hút sự chú ý của người thanh niên Nguyễn Ái Quốc, Người hy vọng và “chờ đợi quyền dân tộc tự quyết thiêng liêng ấy thực hiện được công nhận thật sự”. Lần đầu tiên vấn đề Việt Nam được đặt ra trước công luận thế giới, nó có ý nghĩa to lớn đối với nhân dân các nước thuộc địa nhân dân Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc đã “gieo hạt giống cho cách mạng khắp bốn phương trời.”