K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

  • Ai ơi bưng bát cơm đầy,

Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.

  • Ai đưa con sáo sang sông,

Để cho con sáo sổ lồng bay ra.

  • Anh về học lấy chữ hương,

Chín trăng em đợi, mười thu em chờ.

  • Anh đi anh nhớ quê nhà,

Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.

Nhớ ai dãi nắng dầm sương,

Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.

  • Anh em nào phải người xa,

Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân.

Yêu nhau như thể tay chân,

Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy.

  • Anh đi anh nhớ non buồi

Nhớ sông Vị Thủy, nhớ người còn trinh

  • Áo anh sứt chỉ đường tà

Vợ anh chưa có, mẹ già chưa khâu.

  • Ai về Hà Tĩnh thì về,

Mặc lụa chợ Hạ, uống chè hương sen.

  • Ai về Tuy Phước ăn nem,

Ghé qua Hưng Thạnh mà xem Tháp Chàm.

  • Ai về đến huyện Đông Anh,

Ghé xem phong cảnh Loa Thành Thục Vương.

Cổ Loa hình ốc khác thường,

Trải qua năm tháng, nẻo đường còn đây.

  • Anh hùng là anh hùng rơm,

Ta cho mồi lửa hết cơn anh hùng.

  • Ai về tôi gửi buồng cau,

Buồng trước kính mẹ, buồng sau kính thầy.

  • Anh đi Bình Định ở lâu,

Chiều chiều em đứng vườn dâu ngó chừng.

Hai hàng nước mắt rưng rưng,

Chàng xa thiếp cách, ngang chừng muốn băng.

Phụ mẫu nhà la dức rầm rầm,

Cơm sao ngơ ngáo, làm không muốn làm.

Bởi chưng thiếp bắc chàng nam,

Giơ tay không nổi còn làm việc chi.

  • Ai về nhớ Vải Ninh Hòa,

Nhớ cau Hổ Bái, nhớ cà Đan Nê,

Nhớ dừa Quảng Hán, Lựu Khê,

Nhớ cơm chợ Bản, thịt dê Quán Lào.

  • Ai về Nhượng Bạn thì về,

Gạo nhiều, cá lắm, dễ bề làm ăn.

  • Anh ơi! Cố chí canh nông

Chín phần ta cũng dự trong tám phần

Hay gì để ruộng mà ngăn,

Làm ruộng lấy lúa,chăn tằm lấy tơ.

C[sửa]

  • Cây cao thì gió càng lay ,

Càng cao danh vọng càng dày gian nan.

D[sửa]

  • Dã tràng se cát biển đông,

Nhọc nhằn mà chẳng nên công cán gì.

  • Dù ai nói ngả nói nghiêng,

Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.

  • Dạy con từ thuở còn thơ,

Dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về.

  • Dù em con bế con bồng,

Thi đua yêu nước quyết không lơ là.

  • Dù ai đi ngược về xuôi,

Cơm nắm lá cọ là người sông Thao.

  • Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba.

  • Dao cau rọc lá trầu vàng

Mắt anh anh liếc,mắt nàng nàng đưa.

  • Ai về đến huyện Sa Pa

Nhớ xem phong cảnh nóc nhà Đông Dương

Đ[sửa]

  • Đi cho biết đó biết đây,

Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn.

  • Con gái nói có là không,

Nói yêu là ghét, nói buồn là vui.

  • Đàn ông đi biển có đôi,

Đàn bà đi biển mồ côi một mình.

  • Đời người có một gang tay,

Ai hay ngủ ngày còn có nửa gang.

  • Đường đi không khó vì ngăn sông cách núi,

Mà chỉ khó vì lòng người ngại núi e sông.

  • Đa tình thì vướng nợ tình,

Trách người đã vậy, trách mình sao đây !

  • Đã cam quấn quít má đào,

Những mong chim nhạn mai trao chỉ hồng.

  • Đêm qua ra đứng bờ ao,

Trông cá, cá lặn, trông sao, sao mờ.

Buồn trông con nhện giăng tơ

Nhện ơi, nhện hỡi, nhện chờ mối ai ?

Buồn trông chênh chếch sao Mai.

Sao ơi, sao hỡi, nhớ ai sao mờ?

  • Đôi ta bắt gặp nhau đây,

Như con bò gầy gặp bãi cỏ hoang.

  • Đôi ta như tượng mới tô,

Như chuông mới đúc, như chùa mới xây.

  • Đôi ta như lửa mới nhen,

Như trăng mới mọc, như đèn mới khêu.

  • Đôi ta như rắn liu điu,

Nước chảy mặc nước, ta dìu lấy nhau.

  • Đôi ta như ruộng năm sào,

Cách bờ ở giữa làm sao cho liền?

  • Đôi ta như thể đồng tiền,

Đồng sấp, đồng ngửa, đồng nghiêng, đồng nằm.

  • Đôi ta như thể con bài,

Đã quyểt thì đánh, đừng nài thấp cao

Đôi ta như đá với dao,

Năng siếc, năng sắc, năng chào, năng quen.

  • Đôi ta như ngãi Phan Trần,

Khi xa ngàn dặm, khi gần bên đôi.

  • Đôi ta như rượu với nem,

Đang say ngây ngất, ai dèm chớ xa.

  • Đôi ta như lúa đòng đòng,

Đẹp duyên nhưng chẳng đẹp lòng mẹ cha

Đôi ta như chỉ xe ba,

Thầy mẹ xe ít, đôi ta xe nhiều.

  • Đêm nằm lưng chẳng tới giường,

Trông cho mau sáng ra đường gặp em.

  • Đi ngang thấy ngọn đèn chong chóng,

Thấy em nho nhỏ, muốn bồng mà ru.

  • Đường dài ngựa chạy biệt tăm,

Người thương có nghĩa trăm năm cũng về.

  • Đầu năm ăn quả thanh yên,

Cuối năm ăn bưởi cho nên đèo bòng.

Vì cam cho quýt đèo bòng,

Vì em nhan sắc cho lòng nhớ thương.

  • Đêm khuya thiếp mới hỏi chàng:

Cau xanh ăn với trầu vàng xứng chăng?

Trầu vàng nhá lẫn cau xanh,

Duyên em sánh với tình anh tuyệt vời.

  • Đói lòng ăn nửa trái sim,

Uống lưng bát nước đi tìm người thương

Người thương, ơi hỡi, người thương,

Đi đâu mà để buồng hương lạnh lùng.

  • Đôi ta cùng bạn chăn trâu,

Cùng mặc áo vá nhuộm nâu một hang.

Bao giờ cho gạo bén sang,

Cho trăng bén gió, cho nàng bén anh.

  • Đường xa thì thật là xa,

Mượn mình làm mối cho ta một người.

Một người mười tám đôi mươi,

Một người vừa đẹp vừa tươi như mình.

  • Đêm đêm tưởng dải Ngân Hà,

Chuôi sao Tinh Đẩu đã ba năm tròn.

Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn,

Tào Khê nước chảy vẫn còn trơ trơ.

  • Đêm qua vật đổi sao dời,

Tiếc công gắn bó nhỡ lời giao đoan.

  • Đêm qua trời sáng trăng rằm,

Anh đi qua cửa em nằm không yên.

Mê anh chẳng phải mê tiền,

Thấy anh lịch sự có duyên dịu dàng.

Thấy anh em những mơ màng,

Tưởng rằng đây đấy phượng hoàng kết đôi.

Thấy anh chưa kịp ngỏ lời,

Ai ngờ anh đã vội dời gót loan.

Thiếp tôi mê mẩn canh tàn,

Chiêm bao như thấy anh chàng ngồi bên.

Tỉnh ra lẳng lặng yên nhiên,

Tương tư bệnh phát liên miên cả ngày.

Nghĩ rằng duyên nợ từ đây,

Xin chàng hãy lại chơi đây chút nào.

Cho thiếp tỏ thiệt thấp cao!

  • Đợi chờ trúc ở với mai,

Đợi chờ anh ở với ai chưa chồng.

  • Đi qua nghiêng nón, cúi lưng,

Anh không chào, em không hỏi, vì chưng đông người.

  • Đôi ta thương mãi nhớ lâu,

Như sông nhớ nước, như nhành dâu nhớ tằm.

  • Đấy, đây xứng đáng cũng vừa,

Xin đừng kén chọn lọc lừa nơi nao.

  • Đu đủ tía, giềng giềng cũng tía,

Khoai lang ngâm, ngọn mía cũng giâm.

Củi kia chen lẫn với trầm,

Em giữ sao cho khỏi, kẻo lầm, bớ em!

  • Đi đâu bỏ nhện giăng mùng,

Bỏ đôi chiếu lạnh, bỏ phòng quạnh hiu!

  • Đại Hoàng phong cảnh hữu tình,

Của nhiều đất rộng gái xinh trai tài.

  • Đố ai lặn xuống vực sâu,

Mà đo miệng cá, uốn câu cho vừa.

  • Đố ai bắt chạch đằng đuôi,

Bắt chim đầu cánh, bắt người trong trăng.

  • Đố ai biết đá mấy hòn,

Tua rua mấy chiếc, trăng tròn mấy đêm.

  • Đố ai lượm đá quăng trời,

Đem gầu tát biển, ghẹo người trong trăng.

  • Đom đóm bay ra, trồng cà tra đỗ,

Tua rua bằng một, cất bát cơm chăm.

Tháng tư mua nứa đan thuyền,

Tháng năm tháng sáu gặt miền ruộng chiêm.

  • Đố ai tát bể Đông Khê,

Tát sông Bồ Đề, trăng tròn mấy đêm.

  • Đông Thành là mẹ là cha,

Đói cơm rách áo thì ra Đông Thành.

  • Đường vô xứ Nghệ quanh quanh,

Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.

Ai vô xứ Nghệ thì vô!

  • Đường lên Mường Lễ bao xa?

Trăm bảy mươi thác, trăm ba mươi ghềnh.

  • Đường lên xứ Lạng bao la?

Cách một trái núi với ba quãng đồng.

Ai ơi, đứng lại mà trông,

Kìa núi thành Lạng, kìa sông Tam Cờ…

  • Đường về Kiếp Bạc bao xa?

Đường về Kiếp Bạc có cây đa Bồ Đề.

Có yêu anh cắp nón ra về,

Giàu ăn, khó chịu chớ hề thở than.

  • Đất ta bể bạc, non vàng,

Bể bạc Nam Hải, non vàng Bồng Miêu.

  • Đố ai biết lúa mấy cây,

Biết sông mấy khúc, biết cây mấy tầng.

  • Đi bộ thì khiếp Hải Vân,

Đi thuyền thì khiếp sóng Thần, hang Dơi.

Yêu nhau cho thịt cho xôi,

Ghét nhau đưa đến Kim Bôi , Hạ Bì.

  • Đò từ Đông Ba, đò qua Đập Đá,

Đò từ Vĩ Dạ thẳng ngả Ba Sình.

Lờ đờ bóng ngả trăng chênh,

Tiếng hò xa vọng, nặng tình nước non.

  • Đức Thọ gạo trắng nước trong,

Ai về Đức Thọ thong dong con người.

  • Đầm Đại Từ hoa sen thơm ngát

Giếng Đại Từ nước mát nước trong

Dòng Tô uốn khúc lượn quanh

Đất nuôi trẻ nhỏ lừng danh trong ngoài.

  • Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh

Nước Tháp Mười lóng lánh cá tôm.

  • Đố anh con rết mấy chân?

Núi Đầu Mâu mấy thước, chợ Hôm mấy người?

  • Đất Châu Thành anh ở

Xứ Cần Thơ nọ em về

Bấy lâu sông cận biển kề

Phân tay mai trúc dầm dề hột châu.

  • Đống Đa ghi để lại đây,

Bên kia thanh miếu, bên này Bộc am.

  • Đồng Nai có bốn rồng vàng,

Lộc họa Lễ phú San đàn Nghĩa thi.

  • Đời vua Thái Tổ, Thái Tông,

Con bế con bồng, con dắt, con mang.

Bò đen húc lẫn bò vàng,

Hai con húc chắc, đâm quàng xuống sông.

Thằng bé chạy về bảo ông

”Bò đen ta ngã xuống sông mất rồi”.

  • Đàn ông miệng rộng thì tài,

Đàn bà miệng rộng điếc tai láng giềng.

  • Đàn ông nông nổi giếng khơi,

Đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu.

  • Đói thì đầu gối phải bò,

Cái chân hay chạy cái giò hay đi.

  • Đồng tiền không phấn không hồ,

Sao mà khéo điểm khéo tô mặt người!

  • Đem chuông đi đấm nước người,

Chẳng kêu cũng đấm ba hồi lấy danh.

  • Đi đâu mà bỏ mẹ già,

Gối nghiêng ai sửa, tách trà ai dâng.

  • Đói lòng ăn hột chà là,

Để cơm nuôi mẹ , mẹ già yếu răng.

  • Đẻ con chẳng dạy chẳng răn,

Thà rằng nuôi lợn mà ăn lấy lòng.

  • Đã sinh ra kiếp ở đời,

Trai thời trung hiếu đôi vai cho tròn.

Gái thời trinh tịnh lòng son,

Sớm hôm gìn giữ kẻo còn chút sai.

Trai lành gái tốt ra người,

Khuyên con trong bấy nhiêu lời cho chuyên.

  • Đã rằng là nghĩa vợ chồng,

Dầu cho nghiêng núi, cạn sông chẳng rời.

  • Đắng cay cũng thể ruột rà,

Ngọt ngào cho lắm cũng là người dưng.

Em chồng ở với chị dâu,

Coi chừng kẻo nó giết nhau có ngày.

Con cô, con cậu thì xa,

Con chú, con bác thật là anh em.

  • Đói thì ăn ngô, ăn khoai,

Đừng ở với dượng, điếc tai láng giềng.

  • Đường đi những lách cùng lau,

Cha mẹ tham giàu ép uổng duyên con.

Duyên sao cắc cớ, hỡi duyên!

Cầm gương, gương tối, cầm vàng, vàng phai.

  • Đừng nài lương giáo khác dòng,

Vốn đều con Lạc cháu Hồng khi xưa.

  • Đôi ta như cái đòng đòng,

Đẹp duyên, nhưng chẳng đẹp lòng mẹ cha.

  • Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,

Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông.

Thân em như chẽn lúa đòng đòng,

Phất phơ giữa ngọn nắng hồng ban mai.

  • Đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm,

Rượu Hồng Đào chưa nhấm đã say.

  • Đồn rằng quan tướng có danh,

Cưỡi ngựa một mình, chẳng phải vịn ai.

Ban khen rằng:"Ấy mới tài",

Ban cho cái áo với hai đồng tiền.

Đánh giặc thì chạy trước tiên

Xông vào trận tiền cởi khố giặc ra!

Giặc sợ, giặc chạy về nhà

Trở về gọi mẹ mổ gà khao quân!

  • Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa,

Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh.

  • Đèn Sài Gòn ngọn xanh ngọn đỏ

Đèn Mỹ Tho ngọn tỏ ngọn lu

Anh về học lấy chữ Nhu

Chín trăng em đợi mười thu em chờ.

  • Đèn nào sáng bằng đèn Sa Đéc,

Gái nào đẹp bằng gái Nha Mân,

Anh thả ghe câu lên xuống mấy lần,

Thương em đứt ruột, nhưng tới gần lại run.

  • Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh,

Nước Đồng Mười lóng lánh cá tôm,

Muốn ăn bôn súng mắm kho,

Thì vô Đồng Tháp ăn no đã thèm,

E - Ê[sửa]

  • Em như hoa gạo trên cây

Anh như một đám cỏ may bên đường.

Lạy trời cho cả gió sương,

Hoa gạo rụng xuống, lại luồn cỏ may.

Em liều một cái bánh bò

Còn nào chót chét,cặp giò chặt hai.

G[sửa]

  • Gió đưa cây cải về trời,

Rau răm ở lại, chịu lời đắng cay.

  • Gió đưa cành trúc la đà,

Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương

Mịt mù khói tỏa ngàn sương

Nhịp chày Yên Thái mặt gương Tây Hồ.

  • Gánh cực mà đổ lên non,

Cong lưng mà chạy, cực còn theo sau.

  • Gà nào hay bằng gà Cao Lãnh,

Gái nào bảnh bằng gái Nha Mân?

  • Gái Tầm Vu đồng xu ba đứa,

Trai Thủ Thừa cưỡi ngựa xuống mua.

  • Gái Thái Bình lòng ngay dạ thẳng,

Trai bạc tình một cẳng về quê.

  • Gắng công kén hộ cốm Vòng

Kén chồng Bạch Hạc cho lòng ai vui

  • Gà khôn gà chẳng đá lang

Gái khôn gái chẳng bỏ làng gái đi.

H[sửa]

  • Hoa thơm ai chẳng muốn đeo,

Người khôn ai nỡ cứ theo nặng lời.

  • Hoa thơm ai chẳng nâng niu,

Người khôn ai chẳng mến yêu mọi bề.

  • Hôm qua tát nước đầu đình,

Bỏ quên cái áo trên cành hoa sen.

Em được thì cho anh xin,

Hay là em (còn) để làm tin trong nhà.

  • Hòn đá đóng rong vì dòng nước chảy,

Hòn đá bạc đầu vì bởi sương sa.

Em với anh cũng muốn kết nghĩa giao hòa,

Sợ mẹ bằng biển, sợ cha bằng trời.

Em với anh cũng muốn kết tóc ở đời,

Sợ rằng mây bạc giữa trời mau tan.

  • Học trò xứ Quảng ra thi

Thấy cô gái Huế bỏ đi không đành

  • Hỡi cô tát nước bên đàng

Sao cô tát ánh trăng vàng đổ đi

I[sửa]

Ích nước lợi nhà

L[sửa]

  • Làm trai cho đáng nên trai,

Khom lưng chống gối gánh hai hạt vừng.

  • Lời nói chẳng mất tiền mua,

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

  • Làm trai lấy được vợ hiền,

Như cầm đồng tiền mua được của ngon.

  • Làm trai quyết chí tu thân,

Công danh chớ vội, nợ nần chớ lo.

  • Lên non mới biết non cao,

Nuôi con mới biết công lao mẹ hiền.

  • Lục tỉnh có hạt Ba Xuyên,

Bạc Liêu chữ đặt, bình yên dân rày.

Mậu Thìn vốn thiệt năm nay,

Một ngàn hai tám, tiếng rày nổi vang.

Phong Thạnh vốn thiệt tên làng,

Giá Rai là quận, chợ làng kêu chung.

Anh em Mười Chức công khùng,

Bị tranh điền thổ, rùng rùng thác oan...

  • Lênh đênh ba mũi thuyền kề,

Thuyền ra Kẻ Chợ, thuyền về sông Dâu.

  • Lênh đênh ba bốn thuyền kề,

Chiếc ra Hà Nội, chiếc về sông Dâu.

Vì tằm em phải hái dâu,

Vì người lịch sự em ngồi rầu bên nong.

Lênh đênh chiếc bách giữa dòng,

Thương thân góa bụa phòng không lỡ thì.

Gió đưa cây trúc ngã quỳ

Ba năm trực tiết còn gì là xuân?

  • Lênh đênh qua cửa Thần Phù

Khéo tu thì nổi, vụng tu thì chìm.

  • Làng tôi có lũy tre xanh,

Có sông Tô Lịch uốn quanh xóm làng.

Bên bờ vải nhãn hai hàng,

Dưới sông cá lội từng đàn tung tăng.

M[sửa]

  • Muốn sang thì bắc Cầu Kiều

Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy.

  • Một cây làm chẳng nên non,

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

  • Mười năm lưu lạc giang hồ,

Một ngày tu tỉnh, cơ đồ lại nên.

  • Mấy đời bánh đúc có xương,

Mấy đời dì ghẻ lại thương con chồng.

  • Mẹ già như chuối chín cây,

Gió lay mẹ rụng, con phải mồ côi.

  • Mình về có nhớ ta chăng,

Ta về ta nhớ hàm răng mình cười.

  • Một năm chia mười hai kỳ,

Thiếp ngồi, thiếp tính khó gì chẳng ra.

Tháng giêng ăn tết ở nhà,

Tháng hai rỗi rãi quay ra nuôi tằm.

Tháng ba đi bán vải thâm,

Tháng tư đi gặt, tháng năm trở về.

Tháng sáu em đi buôn bè,

Tháng bảy, tháng tám trở về đong ngô.

Chín mười cắt rạ đồng mùa,

Một, chạp vớ được anh đồ dài lưng.

Anh ăn rồi anh lại nằm,

Làm cho thiếp phải quanh năm lo phiền.

Chẳng thà lấy chú lực điền,

Gạo bồ, thóc giống còn phiền nỗi chi.

N[sửa]

  • Nhà Bè nước chảy chia hai,

Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về.

  • Nhớ ai bổi hổi bồi hồi,

Như đứng đống lửa như ngồi đống than.

  • Người đâu gặp gỡ làm chi,

Trăm năm biết có duyên đường hay không.

  • Nhiễu điều phủ lấy giá gương,

Người trong một nước phải thương nhau cùng.

  • Nực cười châu chấu đá xe,

Tưởng rằng chấu ngã ai dè xe nghiêng.

  • Ngoài miệng thì nói Nam mô,

Trong lòng thì chứa ba bồ dao găm.

  • Nghèo nhân nghèo nghĩa thì lo,

Nghèo tiền nghèo bạc chả lo là nghèo.

  • Ngó lên nuộc lạt mái nhà,

Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu

  • Nam Kì sáu tỉnh em ơi

Cửu Long chín ngọn cùng khơi một nguồn,

Sông Hương nước chảy trong luôn,

Núi Ngự danh tiếng cả muôn dặm ngoài.

  • Nước non lận đận một mình,

Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.

Ai làm cho bể kia đầy,

Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?

  • Ngang lưng thì thắt bao vàng,

Đầu đội nón dấu, vai mang súng dài.

Một tay thì cắp hỏa mai,

Một tay cắp giáo, quan sai xuống thuyền.

Tùng tùng trống đánh ngũ liên,

Chân bước xuống thuyền nước mắt như mưa.

  • Người ta rượu sớm trà trưa,

Thân em đi sớm về trưa cả đời.

Lạy trời ứng nghiệm một lời,

Cho em gặp được một người em thương.

  • Người ta bán vạn mua ngàn,

Thân em buôn bán cơ hàn vẫn vui.

  • Người ta đi đôi về đôi,

Thân em đi lẻ về côi một mình.

  • Người ta đi cấy lấy công,

Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề.

Trông trời, trông đất, trông mây,

Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm.

Trông cho chân cứng đá mềm,

Trời yên biển lặng mới yên tấm lòng.

  • Núi cao chi lắm núi ơi,

Núi che mặt trời chẳng thấy người thương!

  • Nói chín thì nên làm mười

Nói mười làm chín kẻ cười người chê.

*Người ta đi cấy lấy công

Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề

:Trong trời trông đất trông mây

Trong mưa trông nắng trông ngày trông đêm

:Trông cho chân cứng đá mềm

Trời yên biển lặng mới yên tấm lòng

O - Ô - Ơ[sửa]

  • Ở đời muôn sự của chung,

Hơn nhau một tiếng anh hùng mà thôi.

  • Ớt nào mà ớt chẳng cay,

Gái nào mà gái chẳng hay ghen chồng

Vôi nào là vôi chẳng nồng,

Gái nào là gái có chồng chẳng ghen.

  • Ở sao vừa được lòng người,

Ở rộng người cười, ở hẹp người chê

P[sửa]

  • Phượng hoàng ở chốn cheo leo,

Sa cơ lỡ vận phải theo đàn gà.

Bao giờ gió thuận mưa hòa,

Thay lông đổi cánh lại ra phượng hoàng.

  • Phải duyên phải kiếp thì theo,

Cám còn ăn được, nữa bèo như anh.

  • Phấn son tô điểm sơn hà,

Làm cho rỡ mặt đàn bà nước Nam.

  • Phong lưu là cạm ở đời,

Hồng nhan là bẫy những người tài hoa.

  • Phượng hoàng đậu nhánh vông nem,

Phải dè năm ngoái cưới em cho rồi.

Ngã tư Chợ Gạo nước hồi,

Tui chồng mình vợ còn chờ đợi ai.

Q[sửa]

  • Qua cầu ngả nón trông cầu,

Cầu bao nhiêu nhịp, ngả sầu bấy nhiêu.

  • Qua đình ngả nón trông đình,

Đình bao nhiêu ngói, thương mình bấy nhiêu.

  • Quảng Nam có núi ngũ hành,

Có sông Chợ Củi, có thành Đồng Dương.

  • Quan văn mất một đồng tiền,

Xem bằng quan võ mất quyền quận công.

  • Quả cau nho nhỏ, cái vỏ vân vân,

Nay anh học gần, mai anh học xa.

Lấy anh từ thuở mười ba,

Đến năm mười tám thiếp đà năm con.

Ra đường thiếp hãy còn son,

Về nhà thiếp đã năm con với chàng.

  • Quả cau nho nhỏ, cái vỏ vân vân,

Nay anh học gần, mai anh học xa.

  • Tiền gạo thì của mẹ cha,

Cái nghiên, cái bút thật là của em.

  • Quân tử là quân tử Tàu,

Ăn cơm thì ít, ăn rau thì nhiều.

R[sửa]

  • Ra đi là sự đã liều,

Nắng mai phố lạ, mưa chiều thôn xưa.

  • Rồng vàng tắm nước ao tù,

Người khôn ở với người ngu bực mình.

  • Rượu nhạt uống lắm cũng say,

Người khôn nói lắm dẫu hay cũng nhàm.

  • Rủ nhau đi cấy đi cày,

Bây giờ khó nhọc, có ngày phong lưu.

Trên đồng cạn, dưới đồng sâu,

Chồng cày vợ cấy, con trâu đi bừa.

  • Rủ nhau xuống bể mò cua,

Đem về nấu quả me chua trên rừng.

Em ơi chua, ngọt đã từng,

Non xanh, nước bạc ta đừng quên nhau.

  • Ruộng đồng mặc sức chim bay,

Nước sông lai láng cá bầy đua bơi.

  • Rừng có mạch, vách có tai,

Người trong chưa tỏ, người ngoài đã hay.

  • Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ,

Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn,

Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn,

Hỏi ai gây dựng nên non nước này?

  • Ra đi ngó trước ngó sau,

Ngó nhà thấy cột, ngó nhau thấy buồn.

  • Ra đường bà nọ bà kia,

Về nhà không khỏi cái nia cái sàng.

Ra đường võng lộng nghêng ngang,

Về nhà hỏi vợ cơm rang đâu rồi ?

  • Ra sông mới biết cạn sâu,

Ở trong lạch hói, biết đâu mà dò.

  • Ra về bụng nhớ người thương,

Tay vỗ thanh giường chép miệng thở than!

  • Ra về ruột nọ quặn đau

Nhơn sâm sắc uống mấy tàu cho nguôi.

Rau muống bắt cuống rau răm,

Làm chi đến nỗi chàng cầm cổ tay.

  • Rau răm đất cứng dễ bứng khó trồng,

Dù thương cho lắm cũng chồng người ta.

  • Rau răm hái ngọn còn tươi,

Lạng nghe anh nói mấy lời mà cay.

Kể chi những chuyện trước đây,

Lòng em tưởng những núi này, non kia.

  • Rèm xưa ba bức mành manh,

Mắt cô thế ấy tu hành được đâu.

  • Rồng chầu ngoài Huế, ngựa tế Đồng Nai,

Nước sông trong chảy lộn sông ngoài,

Thương người quân tử lạc loài tới đây.

  • Rồng nằm bể cạn phơi râu,

Mấy lời anh nói giấu đầu hở đuôi.

  • Ru con con ngủ cho rồi,

Mẹ ra chỗ vắng, mẹ ngồi than thân.

  • Ruộng ai thì nấy đắp bờ,

Duyên ai nấy gặp, đừng chờ uổng công.

  • Rủ nhau đi cấy đi cày,

Bây giờ khó nhọc, có ngày phong lưu.

Trên đồng cạn, dưới đồng sâu,

Chồng cày vợ cấy, con trâu đi bừa.

  • Rượu lạt uống lắm cũng say,

Người khôn nói lắm, dẫu hay cũng nhàm.

  • Rượu nằm trong nhạo chờ nem,

Qua nằm thuyền vắng chờ em một mình.

  • Rừng như biển thánh khôn dò,

Nhỏ mà không học, lớn mò sao ra.

S[sửa]

  • Số giàu đem đến dửng dưng,

Lọ là con mắt tráo trưng mới giàu.

  • Số giàu tay trắng cũng giàu,

Số nghèo chín đụn mười trâu cũng nghèo.

  • Sông sâu có thể bắc cầu,

Lòng người nham hiểm biết đâu mà mò.

  • Sông sâu còn có kẻ dò,

Lòng người nham hiểm ai đo cho tường.

  • Sông dài cá lội biệt tăm,

Phải duyên chồng vợ ngàn năm cũng chờ.

Ruộng ai thì nấy đắp bờ,

Duyên ai nấy gặp đừng chờ uổng công.

  • Số cô chẳng giàu thì nghèo

Ngày ba mươi Tết thịt treo trong nhà.

Số cô có mẹ có cha

Mẹ cô đàn bà, cha cô đàn ông.

Số cô có vợ có chồng,

Sinh con đầu lòng, chẳng gái thì trai.

  • Sông Vàm Cỏ nước trong thấy đáy,

Dòng Cửu Long xuôi chảy dịu dàng,

Ai về Mỹ Thuận, Tiền Giang,

Có thương nhớ gã đánh đàn năm xưa?

  • Sài Gòn có bến Chương Dương,

Có dinh Độc Lập có đường Tự Do.

T[sửa]

  • Thời giờ ngựa chạy, tên bay,

Hết trưa lại tối, hết ngày lại đêm.

Đông qua Xuân lại đến liền,

Hè về rực rỡ, êm đềm Thu sang.

Giờ con chăm học, chăm làm,

Thì mai sau sẽ giỏi dang giúp đời.

Nước nhà mong đợi con ơi,

Hãy luôn ghi nhớ những lời thầy khuyên.

  • Trăm năm đành lỗi hẹn hò,

Cây đa bến cũ, con đò khác đưa.

  • Trăm năm bia đá thì mòn,

Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ.

  • Tốt gỗ hơn tốt nước sơn,

Xấu người đẹp nết, còn hơn đẹp người.

  • Trong đầm gì đẹp bằng sen,

Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng.

Nhị vàng bông trắng lá xanh,

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

  • Ta về ta tắm ao ta,

Dù trong dù đục, ao nhà vẫn hơn.

  • Trứng rồng lại nở ra rồng,

Liu điu lại nở ra dòng liu điu.

  • Tay bưng dĩa muối chấm gừng,

Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau.

  • Thân em như hạt mưa rào,

Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa.

Thân em như hạt mưa sa,

Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.

  • Thân em như hạt mưa sa,

Hạt xuống giếng ngọc, hạt ra ruộng cày.

  • Thôi thà đừng biết cho xong,

Biết bao nhiêu lại đau lòng bấy nhiêu.

  • Tròng trành như nón không quay,

Như thuyền không lái như ai không chồng.

Gái có chồng như gông đeo cổ,

Gái không chồng như mảnh gỗ long đinh.

Gỗ long đinh anh còn chữa được,

Chớ không chồng chạy ngược chạy xuôi,

Không chồng khổ lắm chị em ơi!

  • Thuyền ơi có nhớ bến chăng

Bến thì một dạ khăng khăng nhớ thuyền. (khăng khăng đợi thuyền.)

  • Tiếc thay hột gạo trắng ngần,

Đã vo nước đục, lại vần than rơm.

  • Tiếc thay hạt gạo tám xoan,

Thổi nồi đồng điếu lại chan nước cà.

  • Tóc mai sợi vắn sợi dài,

Lấy nhau chẳng đặng thương hoài ngàn năm.

  • Trách ai tính chuyện đa đoan,

Đã hái được mận lại toan bẻ đào.

  • Trách người quân tử vô danh,

Chơi hoa xong lại bẻ cành bán rao.

  • Trúc xinh trúc mọc đầu đình,

Em xinh em đứng một mình cũng xinh.

  • Thân tui thui thủi một mình,

Đêm đêm lạnh lẽo buồn tình lang thang.

Nếu ai nghĩ chuyện đá vàng,

Tôi xin được dạo cung đàn tình chung.

  • Thức khuya mới biết đêm dài,

Ở lâu mới biết lòng người có nhân.

  • Trèo lên cây bưởi hái hoa,

Bước xuống vườn cà, hái nụ tầm xuân.

Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc,

Em đã có chồng, anh tiếc lắm thay.

Ba đồng một mớ trầu cay,

Sao anh không hỏi những ngày còn không.

Bây giờ em đã có chồng,

Như chim vào lồng, như cá cắn câu.

Cá cắn câu biết đâu mà gỡ,

Chim vào lồng biết thuở nào ra.

  • Thương thay thân phận con tằm,

Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.

Thương thay lũ kiến li ti,

Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.

Thương thay hạc lánh đường mây,

Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.

Thương thay con cuốc giữa trời,

Dầu kêu ra máu co người nào nghe.

  • Thân em như trái bần trôi,

Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.

  • Thân em như củ ấu gai,

Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen.

Ai ơi, nếm thử mà xem

Nếm ra, mới biết rằng em ngọt bùi.

  • Thân em như tấm lụa đào,

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.

  • Thân em như cá giữa rào,

Kẻ chài, người lưới biết vào tay ai?

  • Thân em như cam quýt bưởi bòng

Ngoài tuy cay đắng trong lòng ngọt ngon.

  • Thân em như con hạc đầu đình,

Muốn bay chẳng cất nổi mình mà bay.

  • Thân em như ớt chín cây,

Càng tươi ngoài vỏ càng cay trong lòng.

  • Thân em như giếng giữa đàng,

Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân.

  • Thân em như miếng cau khô,

Người thanh tham mỏng, kẻ thô tham dày.

  • Thân em như chiếc chổi đầu hè,

Để anh khuya sớm đi về chùi chân.

  • Thân em như cái cọc rào,

Mọt thì anh đổi, cớ sao anh phiền.

  • Thân em như cái sập vàng,

Anh như manh chiếu rách giữa đàng bỏ quên.

Lạy trời cho gió cả lên,

Cho manh chiếu rách trải trên sập vàng.

  • Thân em như trái xoài trên cây,

Gió đông, gió tây, gió nam, gió bắc,

Nó đánh lúc la lúc lắc trên cành,

Một mai rơi xuống biết đành vào tay ai?

  • Thân em như rau muống dưới hồ,

Nay chìm mai nổi biết ngày mô cho thành?

  • Thân em như đóa hoa rơi,

Phải chăng chàng thật là người yêu hoa?

  • Thân em như cánh hoa hồng,

Lấy phải thằng chồng như đống cỏ khô.

  • Thân em như cá trong lờ,

Hết phương vùng vẫy biết nhờ nơi đâu.

  • Thân em đi lấy chồng chung,

Khác nào như cái bung xung chui đầu.

  • Thân em như quả dưa tây,

Lâu lâu anh bóp cho lây nỗi buồn.

  • Thân em như thể cánh bèo,

Ngược xuôi xuôi ngược theo chiều nước trôi.

  • Thân em vất vả trăm bề,

Sớm đi ruộng lúa, tối về ruộng dâu.

Có lược chẳng kịp chải đầu,

Có cau chẳng kịp têm trầu mà ăn.

  • Thân em như cột đình trung,

Tay dơ cũng quẹt, tay phung cũng chùi.

  • Thân em như cúc mọc bờ rào,

Kẻ qua ngắt nhụy, người vào bẻ bông.

  • Thân em như miếng bánh xèo,

Nằm trong chạn bếp... biết mèo nào tha.

  • Thân em như tấm lụa điều,

Đã đông nơi chuộng lại nhiều nơi thương.

  • Thân em như cá trong bồn,

Không ăn có chịu, tiếng đồn oan chưa!

  • Thân em như cái chuông vàng,

Để trong thành nội có ngàn quân canh.

Thân anh như thể cái chày,

Bỏ lăn bỏ lóc chờ ngày dộng chuông.

  • Thân em chẳng đáng mấy tiền,

Vì tình em nặng, mấy nghìn cũng mua.

  • Thân em như mấy củ khoai,

Sáng sáng anh đói, anh nhai đỡ lòng.

  • Thân em như cỏ ngoài đồng,

Buồn thì anh nhổ, anh trồng rau răm.

  • Thân em như cánh chuồn chuồn,

Khi vui nó đậu, khi buồn nó bay.

  • Thân em như giọt nắng xuân,

Mơ vào cửa phủ thấm vần thơ anh.

  • Thanh Trì có bánh cuốn ngon,

Có gò Ngũ Nhạc có con sông Hồng.

Thanh Trì cảnh đẹp người đông,

Có cây sáo trúc bên đồng lúa xanh.

  • Trầu Bà Điểm xé ra nửa lá,

Thuốc Gò Vấp hút đã một hơi,

Buồn tình gá nghĩa mà chơi,

Hay là anh quyết ở đời với em?

  • Thương thay thân phận con rùa,

Lên đình đội hạc xuống chùa đội bia.

  • Thương thay cây quê giữa rừng,

Cay nồng ai biết, ngát lừng ai hay.

  • Thương thay thân phận đàn bà,

Hơn hai, ba tuổi vẫn là đàn em.

  • Trầu Đồng Nai trầu ăn nhả bã,

Thuốc Đồng Môn thuốc hút phà hơi.

Trầu nồng thuốc thắm ai ơi,

Gá duyên chồng vợ ở đời trăm năm.

  • Tháng chạp là tháng trồng khoai,

Tháng giêng trồng đậu, tháng hai trồng cà.

Tháng ba cày vỡ ruộng ra,

Tháng tư làm mạ mưa sa đầy đồng.

Ai ai cùng vợ cùng chồng,

Chồng cày vợ cấy trong lòng vui thay.

Tháng năm gặt hái đã xong,

Nhờ trời một mẫu năm nong thóc đầy.

Năm nong đầy em xay em giã,

Trấu ủ phân, cám bã nuôi heo.

Sang năm lúa tốt tiền nhiều,

Em đem đóng thuế, đóng sưu cho chồng.

Đói no có thiếp có chàng,

Còn hơn chung đỉnh giàu sang một mình.

  • Tháng giêng là tháng ăn chơi,

Tháng hai trồng đậu, trồng khoai, trồng cà.

Tháng ba thì đậu đã già,

Ta đi, ta hái về nhà phơi khô.

Tháng tư đi tậu trâu bò,

Để ta sắp sửa làm mùa tháng năm.

Sớm ngày đem lúa ra ngâm,

Bao giờ mọc mầm ta sẽ vớt ra.

Gánh đi, ta ném ruộng ta,

Đến khi nên mạ, thì ta nhổ về.

Lấy tiền mượn kẻ cấy thuê,

Cấy xong rồi mới trở về nghỉ ngơi.

Cỏ lúa dọn đã sạch rồi,

Nước ruộng vơi mười, còn độ một hai.

Ruộng thấp đóng một gàu giai,

Ruộng cao thì phải đóng hai gàu sòng.

Chờ cho lúa có đòng đòng,

Bây giờ ta sẽ trả công cho người.

Bao giờ cho đến tháng mười,

Ta đem liềm hái ra ngoài ruộng ta.

Gặt hái ta đem về nhà,

Phơi khô quạt sạch ấy là xong công.

  • Tháng giêng chân bước đi cày,

Tháng hai vãi lúa ngày ngày siêng năng.

Thuận mưa lúa tốt đằng đằng,

Tháng mười gặt lúa ta ăn đầy nhà.G

  • Tháng giêng ăn tết ở nhà,

Tháng hai cờ bạc, tháng ba hội hè.

Tháng tư đong đậu nấu chè,

Ăn tết đoan ngọ trở về tháng năm.

Tháng sáu buôn nhãn bán trăm,

Tháng bảy hôm rằm, xá tội vong nhân.

Tháng tám chơi đèn kéo quân,

Trở về tháng chín chung chân buôn hồng.

Tháng mười buôn thóc, bán bông,

Tháng một tháng chạp nên công hoàn thành.

  • Trời cho cày cấy đầy đồng,

Xứ nào xứ nấy trong lòng vui ghê.

Một mai gặt lúa đem về,

Thờ cha kính mẹ nhiều bề hiếu trung.

  • Trâu ơi ta bảo trâu này,

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.

Cấy cày vốn nghiệp nông gia,

Ta đây trâu đấy ai mà quản công.

Thằng Sang nói chuyện lung tung

Thằng Trung nói chuyện mọi người dễ nghe

thằng Sang như con chó đẻ

Nó ngu hơn cả thằng điên giữa đường

U[sửa]

  • Uốn cây từ thuở còn non

Dạy con từ thuở con còn ngây thơ

  • Ước gì sông rộng một gang,

Bắc cầu dải yếm để chàng sang chơi.

  • Ước gì anh hóa ra gương,

Để cho em cứ ngày thường em soi.

Ước gì anh hóa ra cơi,

Để cho em đựng cau tươi trầu vàng.

  • Uốn tre uốn thuở còn măng,

Dạy vợ dạy thuở băn khoăn mới về.

  • Ước gì sông hẹp một gang,

Bắc cầu trải gấm cho chàng sang chơi.

V[sửa]

  • Về ăn bánh đúc lá đa,

Người ơi người hỡi công cha ngày ngày.

  • Văn chương đựng không đầy lá mít,

Võ thì đá không bể nổi mảnh sành,

Nghe vua treo bảng cũng xòng xành ra thi.

Bảng đề không biết chữ chi,

Mài nghiên, mút bút có khi hết ngày.

  • Ví dầu dượng cháu người dưng,

Cháu cho dượng lấy dượng cưng suốt đời.

  • Văn chương phú lục chẳng hay,

Trở về làng cũ, học cày cho xong.

Sớm ngày vác cuốc thăm đồng,

Hết nước thì lấy gàu sòng tát lên.

Hết mạ ta lại quảy thêm,

Hết lúa ta lại mang tiền đi đong.

Nữa mai lúa chín đầy đồng,

Gặp về đập sảy bõ công cấy cày.

X[sửa]

  • Xa xôi em chớ ngại ngùng,

Xa người, xa tiếng nhưng lòng không xa.

  • Xấu xa cũng thế chồng ta,

Dù cho tốt đẹp cũng ra chồng người.

Y[sửa]

  • Yêu nhau yêu cả đường đi,

Ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng.

  • Yêu nhau mấy núi cũng trèo,

Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua.

  • Yêu nhau cởi áo trao nhau,

Về nhà mẹ hỏi, qua cầu gió bay.

  • Yêu nhau củ ấu cũng tròn,

Ghét nhau thì củ bồ hòn cũng vuông.

  • Yêu nhau cau bảy bổ ba,

Ghét nhau cau sáu bổ ra làm mười.

Những bài ca dao khác[sửa]

  • Tiền trao cháo múc

Không tiền cháo trút trở ra

Tin nhau buôn bán cùng phịch nhau

Thiệt hơn, hơn thiệt, trước sau như lời

Thay gì lừa đảo kiếm lời

Một nhà ăn uống, tội trời riêng mang

Theo chi những thói gian tham

Pha phôi thực giả tìm đường dối nhau

Của phi nghĩa có giàu đâu

Ở cho ngay thật giàu sau mới bền

  • Mẹ già như chuối ba hương,

Như cơm nếp mật, như đường mía lau.

Đường mía lau càng lâu càng ngát,

Cơm nếp mật ngào ngạt hương say.

Ba hương lây lất tháng ngày,

Gió đưa mẹ rụng, con rày mồ côi.

Mẹ già như áng mây trôi,

Như sương trên cỏ, như lời hát ru.

Lời hát ru vi vu trong gió,

Sương trên cỏ khó vỡ dễ tan.

Mây trôi lãng đãng trên ngàn,

Gió đưa tan, hợp, hợp, tan, nao lòng.

Xem tiếp[sửa]

  • Ca dao Việt Nam châm biếm, hài hước
  • Ca dao Việt Nam về tình yêu quê hương, đất nước, con người
  • Ca dao Việt Nam về quan hệ xã hội
  • Ca dao Việt Nam về tình cảm gia đình
9 tháng 9 2018
  • Cần Thơ là tỉnh,

Cao Lãnh là quê,

Anh đi lục tỉnh bốn bề,

Mải đi buôn bán chẳng về thăm em.

  • Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Xà No,

Anh có thương em, xin sắm một con đò, Để em qua lại mua cò gởi thơ.

  • Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Phong Điền,

Anh có thương em, cho bạc cho tiền,

Đừng cho lúa gạo xóm giềng cười chê.

  • Con trai trong Quảng ra thi,

Thấy con gái Huế chân đi không đành.

  • Cúc mọc bờ ao kêu bằng cúc thủy,

Chợ Sài Gòn xa, chợ Mỹ cũng xa.

Viết thư thăm hết mọi nhà,

Trước thăm phụ mẫu sau là thăm em.

  • Chỉ điều xe tám, đậu tư,

Anh đi Gia Định thư từ cho em.

  • Chị Hươu đi chợ Đồng Nai

Bước qua Bến Nghé ngồi nhai thịt bò.

  • Chợ Sài Gòn cẩn đá

Chợ Rạch Giá cẩn xi măng

Giã em xứ sở vuông tròn

Anh về xứ sở không còn ra vô.

9 tháng 9 2018

Truyền thống dựng nước và giữ nước trong buổi bình minh lịch sử - nước Văn Lang - Âu Lạc (3000 - 179 TCN) 
 
 Trở về thời đại các vua Hùng dựng nước, ngày nay còn tìm thấy các di chỉ văn hóa Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun, Đông Sơn... (có niên đại xa nhất cách đây 4000-3500 năm), rất nhiều công cụ bằng đồng, cùng những vũ khí thô sơ để tự vệ: lưỡi cày, lưỡi búa, mũi tên, lưỡi dao, giáo, rìu, dao găm và những mảnh giáp che thân bằng đồng... 
 
 Sự phát triển của đồ đồng đã chấm dứt thời kỳ tồn tại hàng vạn năm của công xã nguyên thủy trước đó, thời kỳ mà con người sống hoàn toàn còn phụ thuộc vào tự nhiên để đi vào thời kỳ mới: thời kỳ con người bắt đầu có ý thức với cuộc sống, với cộng đồng, với sản xuất. Việc con người biết trồng trọt, chăn nuôi, biết dùng súc vật để kéo cày, biết làm lúa nước, làm thủy lợi, cùng với việc xuất hiện một số ngành nghề mới (thủ công, trồng dâu nuôi tằm, luyện đồng, rèn sắt...) đã tạo ra tiền đề ổn định cộng đồng, nhờ đó cũng kéo theo cả sự phát triển của văn hóa... 
 
 Có thể nói sức mạnh của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc, với cơ sở cộng đồng đoàn kết, quốc gia thống nhất của nền văn minh bản địa, đã tạo cho cộng đồng người Việt có sức mạnh để chiến thắng giặc ngoại xâm và chinh phục thiên nhiên trong suốt quá trình lịch sử. 
 
 Lược bỏ màu sắc thần thoại, Sơn Tinh chiến thắng Thủy Tinh là thiên anh hùng ca về cuộc chiến đấu của cư dân Việt với lũ lụt, giành lấy những mảnh đất màu mỡ ven sông để sinh sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước. Người Việt biết trồng lúa nước vào loại sớm nhất thế giới, đến thời Hùng Vương thì nghề này đã đạt đến trình độ khá cao. Nghề trồng lúa, trồng dâu chăn tằm, chăn nuôi gia súc ngày càng phát triển thì thủ công nghiệp cũng phát triển theo (nghề gốm, nghề dệt, nghề mộc, nghề luyện kim đồng thau, khai mỏ đồng, mỏ thiếc, mỏ chì, nấu quặng...). Giao thông vận tải phát triển, giao lưu kinh tế văn hóa trong cư dân Việt Nam cũng đạt trình độ phát triển khá. Đồ đồng Đông Sơn rất phong phú, nhiều hình vẻ, bao gồm công cụ, vũ khí, đồ đựng, đồ trang sức. Đồ đồng Đông Sơn thấy cả ở miền xuôi và miền núi. Từ Việt Nam, trống đồng được truyền lên phía Bắc, tới đất Điền (Vân Nam), đất Thục (Tứ Xuyên), và đưa xuống phía Nam, tới Malaixia, tới đất nước đảo Dừa (Inđônêxia). Một số lượng cực kỳ lớn và phong phú các loại vũ khí bằng đồng thau được tìm thấy trong các di chỉ văn hóa. Tất cả những điều đó đã nói lên rằng trong thời kỳ này, chẳng những sản xuất phát triển, mà chiến tranh cũng đã xẩy ra thường xuyên. Vì vậy việc dựng nước và giữ nước nhất thiết phải gắn bó với nhau. Trên cơ sở một nền kinh tế văn hóa phát triển, các vua Hùng và cư dân Việt đã nhiều lần chiến thắng các cuộc chiến tranh chống bọn xâm lược, mà truyền thuyết gọi là giặc "Man", giặc "Mũi đỏ", giặc "Ân". 
 
 Cậu bé làng Gióng ba năm nằm trên chõng chẳng nói, chẳng cười, nhưng vừa nghe tiếng mõ rao cầu hiền tài đi đánh giặc ngoại xâm thì đã vụt lớn như thổi, ăn hết bẩy nong cơm, với mấy vại cà, rồi lên đường ra trận. Theo Ông Gióng ra trận còn có người dân cày đang cầm vồ đập đất, người câu cá, người đi săn, đoàn trẻ chăn trâu..., nghĩa là ông Gióng cùng toàn dân ra trận. 
 
 Câu truyện Thánh Gióng biểu hiện tinh thần chiến đấu bất khuất chống giặc ngoại xâm của dân cư Việt thời cổ, người anh hùng làng Gióng là hình ảnh của dân tộc Việt Nam thời thơ ấu, sớm trưởng thành trong gian lao, trước nạn lớn của dân tộc. Đất nước ta, nhân dân ta, như cậu bé làng Gióng, mới ra đời thì hai vai đã nặng trĩu hai nhiệm vụ dựng nước và đánh giặc để giữ nước. Cộng đồng người Việt ngay từ đầu đã cố kết lại trong tư thế vừa sản xuất, vừa chiến đấu. Đó là hai mặt cơ bản nhất trong nội dung của đời sống xã hội cư dân Việt kể từ ngày lập quốc. 
 
 Nước Văn Lang bước vào thế kỷ III trước công nguyên là thời kỳ những đời cuối cùng của thời đại Hùng Vương. Đây là lúc sản xuất và văn hóa đang trên đà phát triển. Đồ đồng thau phát triển cực thịnh tạo điều kiện quá độ sang thời kỳ đồ sắt. Nông nghiệp, thủ công nghiệp đều phát triển hơn trước. Diện tích đất đai được khai phá mở rộng ở miền núi và trung du, đồng bằng, dân số đông thêm. Trung tâm văn hóa và kinh tế có xu thế dời từ vùng trung du xuống miền đồng bằng. Đó cũng là lúc mà phương Bắc đang có những biến đổi lớn. Thời Chiến quốc kết thúc, nhà Tần thống nhất Trung Quốc (221 trước công nguyên). Tần Thủy Hoàng lên ngôi hoàng đế với tư tưởng "bình thiên hạ" và chủ nghĩa bành trướng bắt đầu được đẩy mạnh. Nhà Tần liên tục phát quân xâm lược phương Nam. 
 
 Đối với đất Việt phương Nam thời đó, chống ngoại xâm và xây dựng đất nước là một nhu cầu cấp bách. Trên cơ sở nền kinh tế đã phát triển hơn và trước nguy cơ xâm lược từ phương Bắc, xuất hiện nhu cầu hợp nhất những bộ tộc gần nhau về địa vực, huyết thống, trình độ phát triển kinh tế và văn hóa. Đó là cơ sở dẫn tới sự hợp nhất giữa hai bộ tộc Lạc Việt và Âu Việt và sự ra đời nước Âu Lạc vững mạnh hơn. 
 
 An Dương Vương dựng nước Âu Lạc, dời đô xuống miền Cổ Loa. Việc dời đô từ vùng trung du xuống đồng bằng là một biểu hiện của nhu cầu phát triển đất nước lớn mạnh. Với việc sử dụng công cụ sản xuất bằng kim loại, miền đồng bằng đã được khai thác nhiều hơn. Với việc lập đô ở Cổ Loa, miền đồng bằng của đất nước, thuận lợi cho sự phát triển kinh tế và văn hóa, cư dân Âu Lạc tỏ rõ ý chí mạnh mẽ, tự tin vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Hai thành phần cư dân Lạc Việt và Âu Việt hợp nhất, miền xuôi và miền núi nối liền. Sự thống nhất đó làm cho nước Âu Lạc mạnh lên. Đó là một quốc gia kế tục và phát triển trên một trình độ cao hơn nước Văn Lang, trên cơ sở nền kinh tế và văn hóa phát triển thêm một bước. Nền văn hóa Đông Sơn càng tỏ rõ sức sống mãnh liệt, độc đáo, lan tỏa ảnh hưởng của nó đến nhiều vùng ở Đông Nam á. Thủ công nghiệp có những tiến bộ hơn, trước hết là nghề luyện kim. Trên cơ sở kỹ thuật đồ đồng thau phát triển, người Âu Lạc đã nắm được kỹ thuật rèn sắt. Một bước tiến mới của Âu Lạc trong kỹ thuật quốc phòng, người Âu Lạc đã chế tạo được loại nỏ bắn nhiều phát một lần, với mũi tên bằng đồng có ba cạnh sắc. Thành Cổ Loa được xây dựng. Đây là công trình huy động hàng vạn nhân công xây dựng thành chiến luỹ chống xâm lược. Với thành Cổ Loa và nỏ máy, cư dân Âu Lạc thể hiện rõ tài năng sáng tạo của mình. Nhà Tần và sau đó Triệu Đà hàng chục năm liền đưa quân đánh phá Âu Lạc, song An Dương Vương cùng cư dân Âu Lạc đã nhiều lần kháng chiến thắng lợi. Sự thất bại của đội quân xâm lược nhà Tần và những đợt xâm lược đầu tiên của Triệu Đà chứng tỏ tinh thần đoàn kết, ý thức tự chủ của cư dân Âu Lạc đã phát triển trên cơ sở nền văn hóa Đông Sơn rực rỡ. Nhưng cũng chính thời kỳ này lịch sử đã để lại cho hậu thế một tấn bi kịch: mất nước để rồi con cháu Lạc Hồng phải chịu sống dưới ách nô lệ trong hơn một nghìn năm Bắc thuộc. 
 
 Kẻ địch xâm lược hùng mạnh không thể thắng ta về mặt quân sự, nhưng chúng không từ bỏ ý đồ thôn tính nước ta. Thất bại về quân sự, chúng chuyển sang chiến lược giả vờ cầu hòa, dùng gián điệp phá ta từ bên trong. Triệu Đà cử con là Trọng Thủy sang hàng phục An Dương Vương, lấy công chúa Mỵ Châu, ở rể tại thành Cổ Loa, để dò xét tình hình Âu Lạc, học phép chế nỏ của người Âu Lạc rồi trốn về nước báo cho Triệu Đà. Do chủ quan, mất cảnh giác, Thục An Dương Vương và Mỵ Châu nhẹ dạ cả tin, mắc mưu kẻ địch. Kết hợp dùng quân sự và dùng gián điệp, Triệu Đà đã thôn tính được Âu Lạc vào năm 179 trước công nguyên. An Dương Vương thua trận phải tự tử. Nước ta bị mất độc lập tự do. 
 
 Cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ, tiến tới xây dựng quốc gia phong kiến độc lập (từ cuối thế kỷ II trước công nguyên đến đầu thế kỷ X) 
 
 Triệu Đà sáp nhật đất Âu lạc vào Nam Việt, chia Âu Lạc thành hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân. Năm 111 trước công nguyên, nhà Hán chiếm được Nam Việt, đổi vùng đất Âu lạc thành Giao Châu có 7 quận với chức quan đầu châu là thứ sử, đầu quận là thái thú. Đế chế Hán áp đặt ách thống trị và bóc lột tàn bạo, nặng nề lên dân Âu Lạc. Đặc biệt nguy hiểm là chủ trương Hán hóa dân Việt và biến đất Việt thành đất Hán. Song các cư dân Việt không chịu khuất phục. Từ đây cho đến đầu thế kỷ X, mặc dầu tương quan lực lượng rất chênh lệch, nhân dân ta vẫn không ngừng đấu tranh giành quyền tự chủ của dân tộc. 
 
 Trước hết, nhân dân ta phải đấu tranh với kẻ thống trị để giữ vững bản sắc văn hóa, để giữ gìn tiếng nói, phong tục tập quán của mình, đồng thời tranh thủ tiếp thụ những yếu tố tiến bộ, hợp lý của văn hóa Hán nhằm hoàn thiện và nâng cao nền văn hóa, văn minh của người Việt, củng cố tinh thần tự lực tự cường, tăng thêm ý chí đấu tranh giành độc lập tự chủ. Đây là giá trị to lớn nhất của sự nghiệp chuẩn bị cho công cuộc dựng nước sau khi giành được quyền tự chủ. Chẳng những thế, nhân dân lao động không ngừng cố gắng, bền bỉ phát triển sản xuất. Lực lượng sản xuất của dân ta ngày càng phát triển trong điều kiện thống trị của phong kiến phương Bắc. Trong nông nghiệp do phát hiện ra sắt, nghề rèn sắt thành công cụ sản xuất phát triển; kỹ thuật nông nghiệp tiến bộ, đã sử dụng trâu bò cày kéo. Các hệ thống đê điều ngăn lũ lụt, các sông đào, mương ngòi được tu sửa... Các cây trồng và vật nuôi ngày một phong phú. Trong thủ công nghiệp, các nghề khai mỏ vàng, đúc đồng, rèn sắt, trồng dâu nuôi tằm cũng phát triển. Hệ thống giao thông thủy bộ phát triển. Các tầng lớp, giai cấp xuất hiện trong đó có tầng lớp giai cấp phong kiến quý tộc Việt Nam dần dần tiêu biểu cho lực lượng phát triển xã hội, tập hợp lực lượng nhân dân Việt Nam đấu tranh cho nền độc lập tự chủ, thoát khỏi sự thống trị của phương Bắc. 
 
 Trên cơ sở đó, nhân dân ta liên tiếp đứng lên đấu tranh, xác lập dần nền tự chủ. Mở đầu là cuộc khởi nghĩa oanh liệt của Hai Bà Trưng có tính chất quần chúng rộng rãi, giành được thắng lợi trong cả nước với 65 huyện thành. Hai Bà Trưng và nhân dân ta giữ vững quyền tự chủ trong 3 năm. Tiếp đó là những cuộc khởi nghĩa lớn như: của Lương Long (178-181); của Triệu Thị Trinh (248); của Lý Bí với sự thành lập nước Vạn Xuân (544); của Triệu Quang Phục (546-550); của Mai Thúc Loan (722); của Phùng Hưng (766-791); của Dương Thanh (819-820)... Nhân dân ta đã trưởng thành trong cuộc đấu tranh để bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc và không ngừng tiếp thu tinh hoa văn hóa Hán nhằm phát triển sức mạnh của cộng đồng. Chính các cuộc nổi dậy ấy chuẩn bị tiền đề vật chất và tinh thần cho công cuộc giành lại quyền tự chủ hoàn toàn vào đầu thế kỷ X. Năm 906, Khúc Thừa Dụ, nhân chính quyền nhà Đường suy yếu, đã đứng lên cùng nhân dân giành được quyền tự chủ. Năm 938, chiến thắng Bạch Đằng oanh liệt của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Ngô Quyền đã đánh bại ý chí xâm lược của nhà Nam Hán, kết thúc hoàn toàn thời kỳ mất nước, kéo dài trên một ngàn năm. Một thời kỳ độc lập, xây dựng đất nước vững mạnh bắt đầu. 
 
 Sở dĩ một quốc gia bị nước ngoài thống trị và âm mưu đồng hóa trên một ngàn năm đã vùng lên và giành lại được quyền tự chủ đó chính là nhờ có ý chí độc lập tự do của cư dân người Việt sớm được khẳng định trên cơ sở những thành tựu vật chất và tinh thần ngày càng phát triển trong quá trình dựng nước và giữ nước trước đó. ý chí đó ngày càng được bồi đắp vững chắc và phát triển trong quá trình bị nô dịch. Truyền thống dựng nước và giữ nước thấm sâu trong nhân dân như mạch nước ngầm trong lòng đất, nó bắt nguồn từ mỗi con người, từ mỗi làng xóm, lặng lẽ đổ vào biển cả tạo thành truyền thống của cả cộng đồng người Việt. Truyền thống đó lại được nuôi dưỡng bởi nền văn hóa, văn minh của người Việt định hình và phát triển trong thời kỳ Văn Lang - Âu lạc. Trong sự cọ sát với nền văn hóa Hán, nền văn hóa Đông Sơn chẳng những không bị mai một mà lại được bổ sung, làm phong phú bởi biết tiếp thu cái hay, cái tiến bộ, cái hợp lý của nền văn hóa bên ngoài nhằm tăng sức mạnh, hun đúc sức sống mãnh liệt của cộng đồng người Việt. Đây cũng là điều kiện hết sức quan trọng để đất nước vươn lên giữ vững nền tự chủ, dựng nước thịnh trị trong thời kỳ văn hóa - văn minh Đại Việt về sau này. 
 
 Công cuộc dựng nước và giữ nước trong thời kỳ phong kiến tập quyền thịnh trị của dân tộc (từ thế kỷ X đến thế kỷ XV) 
 
 Sau chiến thắng Bạch Đằng (938), Ngô Quyền quyết định bỏ chức Tiết độ sứ của phương Bắc, tự xưng vương, lập nên nước độc lập ngang hàng với phương Bắc. Cổ Loa (kinh đô của nước Âu Lạc thời An Dương Vương) được chọn lại làm kinh đô. Điều đó càng chứng tỏ ý chí lưu giữ truyền thống dựng nước và giữ nước lâu đời của tổ tiên ta. 
 
 Nhưng sự nghiệp củng cố nền độc lập và thúc đẩy chế độ phong kiến phát triển từ sau Ngô Quyền vẫn ở trong tình trạng bị ngoại xâm đe dọa. Trong thư gửi Đinh Toàn (con nối ngôi Đinh Tiên Hoàng), vua Tống đã nói rõ việc "lấy lại Giao Châu bị mất" vì cuối đời Đường "nhiều khó khăn chưa kịp khu xử". Đất nước ta lại bị đe dọa. Đã vậy Đinh Toàn lại còn nhỏ. Trước tình hình đó, Thái hậu Dương Vân Nga đã biết đặt quyền lợi quốc gia, quyền lợi cộng đồng lên trên quyền lợi dòng họ, trao ngôi vua cho Thập đạo tướng quân Lê Hoàn, vì mục đích giữ vững và bảo toàn chủ quyền quốc gia. 
 
 Đầu năm 981, quân Tống do Hầu Nhân Bảo hùng hổ kéo vào nước ta. Theo gương Ngô Quyền lúc trước, quân dân ta đã đóng cọc trên sông Bạch Đằng và mai phục đường bộ. Cuối mùa xuân 981, quân xâm lược Tống bị đại bại. Lại một lần nữa truyền thống giữ nước được phát huy. 
 
 Sau nhà Đinh, nhà Tiền Lê đánh giặc giữ nước, phát huy truyền thống của cha ông, rồi đến nhà Lý. Năm 1010, Lý Thái Tổ dời đô từ vùng núi non hiểm trở (Ninh Bình) địa thế chật hẹp ở Hoa Lư về Đại La (Hà Nội) và đổi tên là thành Thăng Long. Điều này chứng tỏ thế mới của một quốc gia độc lập mà Lý Công Uẩn đã nêu trong Chiếu dời đô: "Đóng nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế lâu dài cho con cháu mai sau". 
 
 Nhà Lý bắt tay vào xây dựng đất nước với quy mô lớn. Năm 1042, Lý Thái Tông cho ban hành bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta: Bộ Hình thư. Năm 1054, nhà Lý đặt tên nước là Đại Việt. Năm 1070 lập Quốc Tử Giám, năm 1075 mở khoa thi đầu tiên chọn nhân tài. Từ đây là thời kỳ củng cố nền độc lập, vừa chống giặc ngoại xâm, vừa xây dựng đất nước thành một nhà nước phong kiến tập quyền ngày càng vững mạnh, thời kỳ phát triển của dân tộc Việt Nam cả về kinh tế, chính trị, văn hóa, quân sự... Thời kỳ văn hóa văn minh Đại Việt bắt đầu. 
 
 Sự kết hợp chặt chẽ giữa dựng nước và giữ nước được thể hiện trong nhiều chủ trương của nhà Lý. Chính sách "ngụ binh ư nông" (gửi quân lính ở nhà nông) nhằm vừa đảm bảo yêu cầu quốc phòng, vừa duy trì lực lượng lao động cần thiết cho sản xuất nông nghiệp, xây dựng đất nước. Chế độ đăng ký quân dịch và ngụ binh ư nông cho phép nhà Lý khắc phục được điều kiện dân số ít, mà vẫn có lực lượng quân sự hùng hậu có thể huy động nhanh chóng khi có giặc ngoại xâm. Dựng nước kết hợp với giữ nước đã thấm sâu trong ý thức cảnh giác đề phòng của nhà Lý. Biết rõ nhà Tống chưa chịu từ bỏ tham vọng xâm lược nước ta, nhà Lý thường xuyên theo dõi chặt chẽ âm mưu của chúng và chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống Tống với một tinh thần chủ động, trong đó chính sách đại đoàn kết dân tộc đã được vận dụng một cách đúng đắn và có hiệu quả. Biết nhà Tống chuẩn bị lương thảo, khí giới, quân lính để xâm lược Việt Nam, Lý Thường Kiệt chủ trương "ngồi đợi giặc không bằng đem quân ra trước để ngăn chặn mũi nhọn của giặc"(1) và đưa 110 vạn quân thủy bộ bất ngờ tấn công thành Ung Châu, chặn mũi nhọn của giặc. 
 
 Sau khi hạ được thành, quân ta rút hết về nước và dốc sức vào chuẩn bị đối phó với cuộc xâm lược mới của nhà Tống mà Lý Thường Kiệt biết là không thể nào tránh được. Sau hai lần tiến công hùng hổ sang nước ta, đạo quân Quách Quỳ đã bị thất bại. Chiến thắng trên sông Như Nguyệt đã trở thành nét son trong lịch sử chống ngoại xâm của nhân dân ta. Từ đó và mãi 200 năm sau, "Thiên triều" không dám đụng đến bờ cõi nước ta. Và năm 1164, không thể khác được, nhà Tống phải công nhận cả trên danh nghĩa lẫn thực tế mối quan hệ bang giao với nước ta và thừa nhận nước ta là nước độc lập (An Nam Quốc), trước đây chúng chỉ gọi là quận Giao Chỉ. Nhà Lý đã có chính sách đoàn kết dân tộc đúng đắn, tranh thủ các tù trưởng thuộc các sắc tộc phía bắc và đông bắc, có chính sách củng cố phên giậu nước ta, làm thất bại âm mưu liên kết của nhà Tống với vương quốc Chămpa trước khi bước vào cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077). Tư tưởng chính trị, chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng của nhân dân ta, của dân tộc ta thể hiện rõ trong bài thơ “Nam quốc sơn hà”, được coi là bản Tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất của dân tộc: 
 
 "Nam quốc sơn hà Nam đế cư 
 
 Tiệt nhiên định phận tại thiên thư, 
 
 Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm 
 
 Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư". 
 
 Tạm dịch: 
 
 "Sông núi nước Nam, Nam đế ở 
 
 Rành rành định phận tại sách trời 
 
 Cớ sao lũ giặc đến xâm phạm 
 
 Kết cục rành rành: chuốc bại nhơ! 
 
 Trong bài thơ này, nhận thức về nền độc lập, chủ quyền và lãnh thổ của dân tộc ta được khẳng định và tuyên bố công khai. Đó là sự khẳng định về ý thức dân tộc, ý chí của dân tộc Việt Nam quyết tâm bảo vệ độc lập chủ quyền dân tộc mà bao thế hệ đã hy sinh xương máu và đấu tranh bền bỉ mới tạo lập được. 
 
 Vào những năm cuối đời Lý, nền kinh tế của nước nhà sa sút, đời sống nhân dân xuống thấp. Nhà Trần thay thế nhà Lý. Trong đời Trần, do những cải cách của Trần Thủ Độ, sức sản xuất được khôi phục nhanh chóng và tiếp tục phát triển. Việc kết hợp dựng nước và giữ nước lại có những thành công lớn. Những cuộc khẩn hoang và công trình thủy lợi mới được mở mang, góp phần thúc đẩy nông nghiệp phát triển hơn. Công thương nghiệp cũng có những bước tiến mới, nhiều làng nghề, phường thủ công, chợ và phố xá buôn bán tấp nập. Các đường giao thông thủy bộ, thương cảng được sửa sang, mở rộng thêm. Những tiến bộ mới trong phát triển kinh tế của đất nước đã nâng cao thêm đời sống của nhân dân, góp phần củng cố quốc phòng. ý thức bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn nền độc lập dân tộc ngày một củng cố thêm trên cơ sở chính sách đại đoàn kết toàn dân cùng dựng nước và giữ nước. Đúng như Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn tổng kết: "Vua tôi đồng tâm, anh em hòa thuận, cả nước góp sức", và "khoan thư sức dân để làm kế bền gốc, sâu rễ, đó là thượng sách giữ nước". 
 
 Dưới thời Trần, ba lần quân Nguyên - Mông sang xâm lược. Kẻ thù đã từng khua vó ngựa từ Đông sang Tây, từ á sang Âu, đánh đâu được đấy nhưng xâm lược Đại Việt thì cả ba lần đều bị đánh bại. Các chiến thắng Đông Bộ Đầu, Hàm Tử Quan, Bạch Đằng vào các năm 1258, 1285, 1288 đã được ghi vào trang sử vàng chói lọi chống ngoại xâm của dân tộc như những chiến công hiển hách. Từ đó đất nước được thanh bình, nhân dân có điều kiện sinh sống, làm ăn, đất nước phát triển... Song, từ giữa thế kỷ XIV, triều Trần lún sâu vào con đường ăn chơi vô độ, lòng dân phân tán. Trong đời sống chính trị, kinh tế và xã hội của đất nước, nhiều mặt đòi hỏi phải cải cách, phải thay đổi, nhưng nhà Trần đã tỏ ra bất lực. Trong khi đó nhà Minh lại có ý đồ xâm lược nước ta. Hồ Quý Ly lập ra triều Hồ năm 1400 để thay thế nhà Trần. Sau khi xưng đế, ông có chú trọng đến việc xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện nhiều cải cách trong đời sống xã hội... ra sức chuẩn bị lực lượng để chống nguy cơ xâm lược của nhà Minh. 
 
 Nhưng đến cuối năm 1406, khi nhà Minh xâm lược nước ta, trong khi tiến hành chiến tranh, nhà Hồ chỉ trông cậy vào quân đội thường trực và các tuyến phòng thủ cố định. Họ đã không phát động được một cuộc chiến tranh nhân dân, không kế thừa và phát huy được truyền thống chống ngoại xâm hết sức oanh liệt của dân tộc cùng với những kinh nghiệm vô cùng phong phú sáng tạo trong nghệ thuật quân sự dân tộc. Hơn nữa, cuộc cải cách xã hội của họ Hồ mới bắt đầu đã bị chiến tranh cản trở, thời gian chưa đủ để những thành quả bước đầu của sự nghiệp đổi mới của Hồ Quý Ly trở thành hiện thực. Do vậy, nhà Hồ nhanh chóng thất bại và thất bại này đưa đến thảm họa mất nước sau hơn 5 thế kỷ giành và giữ vững nền độc lập. 
 
 Song lòng tự tin dân tộc, ý chí quyết tâm bảo vệ độc lập và chủ quyền của dân tộc Việt Nam không bao giờ mất. Truyền thống dựng nước và giữ nước đã tạo nên sức sống mãnh liệt trong nhân dân, và mùa xuân 1418, Lê Lợi người tiêu biểu cho ý chí đó của nhân dân đã dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, Thanh Hóa. Cuộc khởi nghĩa nhanh chóng trở thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc trên quy mô cả nước. Sau những năm tháng chiến đấu hy sinh của cả dân tộc, các chiến thắng Tốt Động, Chúc Động, Chi Lăng, Xương Giang đã ghi vào truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc ta những trang vàng chói lọi. 
 
 Thắng lợi oanh liệt của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc đầu thế kỷ XV lại một lần nữa chứng minh tinh thần quật khởi, sức sống mãnh liệt và năng lực sáng tạo phi thường của dân tộc ta. "Bình Ngô đại cáo", bản Tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc lại dõng dạc vang lên: 
 
 "Như nước Đại Việt ta từ trước, 
 
 Vốn xưng nền văn hiến đã lâu. 
 
 Cõi bờ sông núi đã riêng, 
 
 Phong tục Bắc Nam cũng khác. 
 
 Trải Đinh, Lê, Lý, Trần nối đời dựng nước 
 
 Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên đều chủ một phương, 
 
 Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau, 
 
 Mà hào kiệt không bao giờ thiếu". 
 
 (Nguyễn Trãi: Bình Ngô đại cáo) 
 
 Công cuộc dựng nước và giữ nước từ thế kỷ XV đến cách mạng tháng Tám thành công (tháng 8-1945) 
 
 1. Từ thế kỷ XV đến trước khi Pháp xâm lược Việt Nam (1858) 
 
 Vào khoảng nửa sau thế kỷ XV, chế độ phong kiến tập quyền Việt Nam phát triển mạnh mẽ vào thời Lê Thánh Tông. Sự phát triển ấy có mặt tích cực là đã khẳng định và củng cố những thành quả của sự nghiệp dựng nước và giữ nước lâu dài của dân tộc. 
 
 Bộ máy hành chính các cấp được cải tổ theo hướng tăng cường sự chi phối của triều đình và hạn chế quyền lực của địa phương, nhằm phát triển chế độ trung ương tập quyền. Năm 1483, bộ luật Hồng Đức ra đời. 
 
 Về kinh tế, bộ luật Hồng Đức bảo vệ chế độ sở hữu ruộng đất tư, nhờ đó từ thế kỷ XV, bộ phận ruộng đất tư đã phát triển mạnh mẽ, chế độ điền trang thái ấp dần dần bị thủ tiêu, ruộng công bị co hẹp. Bộ luật Hồng Đức khuyến khích khai hoang, tăng vụ, do vậy chế độ đồn điền ra đời... Đến thời kỳ nhà Nguyễn thì chính sách khai hoang và chính sách ruộng đất tiến bộ đã tạo được những vùng đất mới và xóm làng mới. Diện tích ruộng đất canh tác của quốc gia mở rộng nhất từ trước tới lúc bấy giờ. 
 
 Tuy vậy, sang thế kỷ XIX chế độ phong kiến Việt Nam trong giai đoạn suy vong đã để đất nước tụt hậu rất xa so với thế giới. Những xu hướng cải cách và những đề án canh tân đất nước bị vua tôi nhà Nguyễn bác bỏ. Đất nước chìm đắm trong các mối quan hệ xã hội phong kiến trì trệ, hủ lậu, thối nát. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến mất nước khi chủ nghĩa thực dân xâm lược. 
 
 Về văn hóa, trong thời kỳ này nền văn học phát triển rực rỡ với hàng loạt tác phẩm nổi tiếng bằng chữ Nôm, chữ Hán, có giá trị cả về nội dung và nghệ thuật (Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc, thơ Hồ Xuân Hương, thơ bà Huyện Thanh Quan, Truyện Kiều,...) đặc biệt là dân ca, hò vè,... của quần chúng nhân dân. Các làn điệu chèo, tuồng ả đào, trống quân... cũng phát triển phong phú. Các công trình sử học, y học, dược học, địa lý với những tác giả nổi tiếng như Lê Quý Đôn, Lê Hữu Trác,... xuất hiện. Một nền văn hóa gắn liền với cuộc đấu tranh của quần chúng, mang tính chiến đấu sắc bén, có nội dung xã hội tiến bộ, đậm đà phong cách dân gian đã được xây dựng. 
 
 Mặc dù về mặt chính sự quốc gia, giai đoạn này đầy biến động, song những thành quả trong sự nghiệp xây dựng kinh tế và văn hóa đạt được đã chứng tỏ sức sống mạnh mẽ của dân tộc và tạo nên tiền đề để dân tộc giữ được cốt cách của mình, vượt được những thăng trầm, thử thách về sau. Trở lại lịch sử, chúng ta nhớ rằng đầu thế kỷ XVI, nhà Lê suy yếu, các cuộc thoán đoạt, tranh giành giữa các phe nhóm phong kiến nổ ra. Năm 1527, Mạc Đăng Dung cầm đầu một thế lực phong kiến đã phế truất vua Lê, lập ra triều Mạc. Không thuần phục nhà Mạc, dưới danh nghĩa khôi phục triều đại chính thống, nhiều thế lực phong kiến đã nổi lên. Nguyễn Kim (một viên tướng cũ của nhà Lê) đã tôn phò một tôn thất nhà Lê lập ra một chính quyền riêng là triều Lê Trung Hưng, chiếm giữ Thanh Hóa. Năm 1545, Nguyễn Kim chết, quyền hành rơi vào tay Trịnh Kiểm. Ngoài Bắc do họ Mạc thống trị (Bắc triều), từ Thanh - Nghệ trở vào họ Trịnh thống trị (Nam Triều). Năm 1592 Nam triều thắng Bắc triều, chiếm được Thăng Long. Ngay khi Nam - Bắc triều còn tranh giành quyền lực thì xuất hiện một cơ sở cát cứ mới do Nguyễn Hoàng chiếm giữ ở vùng Thuận Hóa (1558). Cuộc chiến tranh giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài với 7 lần vũ trang tấn công nhau đã kéo dài từ 1627 đến 1672. Cuộc nội chiến Trịnh - Nguyễn kéo dài đã không phân thắng bại, kết cục sông Gianh trở thành giới tuyến chia đôi đất nước. 
 
 Mục tiêu độc lập dân tộc không tách rời với thống nhất đất nước cũng là truyền thống của dân tộc Việt Nam. Yêu cầu thống nhất quốc gia trở nên vô cùng bức xúc, phong trào nông dân Tây Sơn bùng nổ mãnh liệt ở Bình Định (1771). Sau khi dẹp xong thế lực cát cứ họ Nguyễn Đàng Trong (1783), nghĩa quân Tây Sơn đã vươn lên làm nhiệm vụ giải phóng dân tộc, thống nhất quốc gia. Thất bại thảm hại, Nguyễn ánh rước quân Xiêm vào giày mả tổ. Nghĩa quân Tây Sơn với truyền thống giữ nước oanh liệt đã lập nên chiến công ở Rạch Gầm - Xoài Mút, đuổi 5 vạn quân Xiêm ra khỏi bờ cõi nước ta. 
 
 Năm 1788, tên vua bù nhìn Lê Chiêu Thống đã "cõng rắn cắn gà nhà" rước 20 vạn quân Thanh vào xâm lược nước ta. ý chí độc lập dân tộc và truyền thống chống giặc giữ nước thôi thúc, nghĩa quân Tây Sơn lại "thần tốc" tiến công ra Bắc lập nên những chiến công ở Hạ Hồi, Ngọc Hồi, Khương Thượng, Gò Đống Đa với sức mạnh kỳ diệu, quét sạch 20 vạn quân Thanh ra khỏi bờ cõi nước ta. 
 
 Đây là một trong những chiến công hiển hách vào bậc nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Truyền thống giữ nước Việt Nam một lần nữa được viết tiếp một trang oai hùng mới. 
 
 Sau khi đại phá quân Thanh, Tây Sơn thống nhất quốc gia, những tiền đề quan trọng nhất cho việc thiết lập một quốc gia độc lập tự chủ, thống nhất và hùng mạnh được hình thành. Quang Trung có đề ra một số chính sách tích cực. Nhưng đáng tiếc ông mất sớm, và sau đó đến thời kỳ Quang Toản thì cuộc đấu tranh giữa Nguyễn Ánh và Tây Sơn đã chuyển hóa, có lợi cho tập đoàn Nguyễn Ánh. Kết quả là Nguyễn Ánh đã lên ngôi Hoàng đế và triều Nguyễn thành lập (1802). 
 
 Triều Nguyễn xuất hiện có những mặt hạn chế của nó phải phê phán, song cũng có những mặt tích cực cần được khẳng định. Tuy nhiên, so với yêu cầu của lịch sử, nhà Nguyễn ngày càng trở nên bất cập, thậm chí nhà Nguyễn lại không chấp nhận xu hướng cải cách và những đề án của Đặng Huy Trứ, của Nguyễn Lộ Trạch, của Nguyễn Trường Tộ..., những đề án canh tân đất nước rất có hệ thống và tiến bộ. Lúc ấy muốn giữ nước, giữ vững nền độc lập thì phải cải cách, đổi mới đất nước và mở rộng giao lưu với bên ngoài, khép kín là tự sát. Song nhà Nguyễn lại không chấp nhận cải cách ở bên trong, bế quan tỏa cảng với bên ngoài, làm hủy hoại các tiềm lực bên trong, dẫn tới trì trệ, khủng hoảng, không bắt nhập được xu thế tiến bộ của thời cuộc, và vì vậy không có đủ sức mạnh để giữ vững nền độc lập. 
 
 2. Từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 
 
 Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược nước ta. Sau những cuộc chiến đấu rời rạc, yếu kém, thiếu tự tin, bọn phản động trong giới cầm quyền nhà Nguyễn đã vứt bỏ ngọn cờ dân tộc, lần lượt ký những điều ước, hòa ước đầu hàng, rồi cam tâm làm tay sai cho thực dân Pháp. Nhân dân ta lại bị chủ nghĩa thực dân Pháp nô dịch. 
 
 Ngay từ khi thực dân Pháp xâm lược cho đến khi giới cầm quyền phản động nhà Nguyễn đầu hàng, với truyền thống yêu nước, rất nhiều lực lượng gồm các văn thân, sĩ phu yêu nước và các tầng lớp nhân dân đã lần lượt đứng lên đấu tranh chống lại sự xâm lược của thực dân Pháp. 
 
 Đây là một chặng đường đầy gian nan của dân tộc. Lực lượng chủ yếu của dân tộc lúc bấy giờ là giai cấp nông dân bị mòn mỏi và kiệt quệ bởi các cuộc chiến tranh liên miên từ thời Nam - Bắc triều, rồi Đàng Trong - Đàng Ngoài, bởi chính sách bóc lột kinh tế, đàn áp xã hội của nhà Nguyễn. Trong khi đó thì kẻ thù lại là một lực lượng mạnh thuộc một phương thức sản xuất cao hơn hẳn phương thức sản xuất phong kiến Việt Nam đương thời, và giới cầm quyền thống trị nhanh chóng vứt bỏ ngọn cờ dân tộc, đầu hàng Pháp. Trong hoàn cảnh đó, các lực lượng chống Pháp trên cơ sở một tinh thần yêu nước mãnh liệt đã tự mình chiến đấu rất kiên cường, song cuối cùng các cuộc đấu tranh đều bị nhấn chìm trong bể máu. Song truyền thống yêu nước của dân tộc mà họ tiếp nối vẫn mãi mãi sống động, sự kiên cường dũng cảm của các anh hùng nghĩa sĩ mãi mãi lưu truyền. 
 
 Các cuộc khởi nghĩa của Trương Định ở Gò Công; của Nguyễn Trung Trực ở Rạch Giá, Hà Tiên; rồi đến phong trào Cần Vương của Tôn Thất Thuyết; khởi nghĩa Ba Đình ở Thanh Hóa; khởi nghĩa Bãi Sậy ở Hưng Yên; khởi nghĩa Hương Khê của Phan Đình Phùng... nhân dân cả nước đứng lên chống Pháp. 
 
 Bước vào những năm cuối thế kỷ XIX, phong trào đấu tranh vũ trang dưới sự chỉ huy của các văn thân sĩ phu yêu nước chống Pháp đã thất bại. Nhưng kẻ trước ngã xuống đã có người sau nối bước. Hoàng Hoa Thám cầm đầu cuộc khởi nghĩa của nông dân Yên Thế - Bắc Giang (1887-1913), làm cho kẻ thù thất điên bát đảo. Rồi khởi nghĩa của Trịnh Văn Cấn ở Thái Nguyên, của Việt Nam quốc dân đảng do Nguyễn Thái Học và Nguyễn Khắc Nhu... khởi xướng ở Yên Bái. 
 
 Vượt qua muôn vàn khó khăn gian khổ do kẻ thù gây nên, phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta sau đó vẫn tiếp tục sôi nổi, từ phong trào Đông Du, vận động cứu nước của Phan Bội Châu và phong trào cải cách của Phan Chu Trinh, đến các cuộc khởi nghĩa của đồng bào các dân tộc thiểu số anh em trên mọi miền đất nước... 
 
 Các cuộc khởi nghĩa và các phong trào đó đều bị dìm trong biển máu, song nhân dân ta, dân tộc ta quyết không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. Truyền thống dựng nước và giữ nước không ngừng được phát huy và tô thắm thêm, đã góp phần vào việc tìm ra con đường cách mạng đúng đắn mà Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương về sau này. 
 
 Trong Báo cáo chính trị tại Đại hội II của Đảng lao động Việt Nam (2-1951) Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước"(1). Chính nhờ kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước trên cơ sở tiếp thu và vận dụng sáng tạo những tinh hoa của triết học và văn hóa phương Đông và phương Tây mà Nguyễn ái Quốc (Hồ Chí Minh) đã ra đi tìm đường cứu nước (1911) và đã đến với chủ nghĩa Mác - Lênin (1920). Con đường cứu nước đúng đắn đã được tìm thấy. Đó là con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Con đường cứu nước bắt đúng xu thế của lịch sử, nhờ đó Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã tập hợp được sức mạnh của dân tộc và của thời đại. 
 
 Ngay sau khi ra đời (1930), Đảng ta đã tuyên truyền, giác ngộ, xây dựng lực lượng cho cuộc cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam. Qua các phong trào 1930-1931, 1936-1939, Đảng ta đã tập hợp quần chúng, tôi luyện họ trong cuộc đấu tranh cách mạng, phát triển lực lượng mọi mặt của nhân dân ta, chuẩn bị đón thời cơ giành lại độc lập tự do cho Tổ quốc. 
 
 Với đường lối chiến lược đúng đắn, với những chính sách kịp thời và linh hoạt, nhất là từ sau Hội nghị Trung ương lần thứ tám (5-1941), cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 đã thành công. Cách mạng tháng Tám (1945) ở Việt Nam là cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân điển hình ở một nước thuộc địa nửa phong kiến do giai cấp công nhân lãnh đạo. Thắng lợi ấy đã đưa dân tộc Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội. Đó là thắng lợi của đường lối giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc, dân chủ của giai cấp công nhân, kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến. Đó là thắng lợi của đường lối phát huy truyền thống dân tộc với sức mạnh của thời đại, tài tình tạo thời cơ, nắm vững thời cơ, khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. 
 
 Ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại vườn hoa Ba Đình (Hà Nội), khai sinh ra nước Cộng hòa dân chủ Việt Nam. Người trịnh trọng tuyên bố: "Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để xây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ dân chủ cộng hòa". 
 
 "Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy". 
 
 Bản Tuyên ngôn độc lập là một trang vẻ vang trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Nó chấm dứt chính thể quân chủ và chế độ thực dân áp bức. Nó mở ra một kỷ nguyên mới dân chủ cộng hòa. Đó là bản Tuyên ngôn độc lập thứ ba của dân tộc sau bản Tuyên ngôn độc lập thời Lý và Bình Ngô đại cáo thời Lê Lợi - Nguyễn Trãi. 
 
 Phát huy truyền thống dựng nước và giữ nước trong thời kỳ từ cách mạng tháng Tám thành công đến nay 
 
 Ngay sau khi giành được chính quyền, chúng ta chưa có thời gian để tổ chức và củng cố lực lượng thì tai họa đã dồn dập kéo đến. ở miền Bắc, 18 vạn quân Tưởng (Trung Quốc) kéo vào mượn cớ tước vũ khí quân Nhật, kỳ thật là thực hiện âm mưu tiêu diệt Đảng ta, lật đổ chính quyền cách mạng, giúp bọn phản động tay sai như "Việt Nam quốc dân Đảng", "Việt Nam cách mệnh đồng minh hội"... lên nắm chính quyền. ở miền Nam, được quân Anh che chở, quân Pháp quay trở lại đánh chiếm nước ta một lần nữa. 
 
 Trong khi đó, đất nước vừa trải qua nạn đói khủng khiếp do thực dân Pháp và phát xít Nhật gây ra vào đầu năm 1945. Nạn lụt lội cũng vừa xẩy ra ở miền Bắc; kinh tế, tài chính nước ta kiệt quệ. Đất nước còn bị bao vây bốn phía. 
 
 Hơn lúc nào hết, lúc này dựng nước và giữ nước phải gắn bó chặt chẽ với nhau. Chính phủ đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra những nhiệm vụ quan trọng để xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân; phát động chiến dịch tăng gia sản xuất chống giặc đói, xóa nạn mù chữ, chống giặc dốt; củng cố lực lượng vũ trang chống giặc ngoại xâm. 
 
 Về đối ngoại, chính quyền cách mạng vận dụng chính sách, sách lược khôn khéo, mềm dẻo, thêm bạn bớt thù, tranh thủ thời gian để chuẩn bị kháng chiến lâu dài. Chính nhờ đó mà đất nước có thể vượt được thời kỳ cực kỳ khó khăn "ngàn cân treo sợi tóc", chuẩn bị lực lượng để tiến hành cuộc kháng chiến tất yếu sẽ xẩy ra. 
 
 19-12-1946, cuộc kháng chiến toàn quốc bắt đầu. Nhân dân cả nước nhất tề đứng dậy đánh giặc cứu nước trong chín năm kháng chiến trường kỳ với hàng trăm trận đánh, nhân dân ta đã đẩy kẻ địch từ thế mạnh với âm mưu đánh nhanh, sang thế yếu buộc phải đánh lâu dài với ta và cuối cùng đã thất bại hoàn toàn ở Điện Biên Phủ (1954). Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ được ghi vào lịch sử dân tộc ta và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công chói lọi. 
 
 Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ (1946-1954), Đảng lãnh đạo nhân dân ta thực hiện chủ trương vừa kháng chiến vừa kiến quốc, xây dựng nhà nước dân chủ tiến bộ, dần dần xóa bỏ những tàn tích của chế độ phong kiến; hoàn thiện từng bước nhà nước của dân, do dân và vì dân bằng cách phát huy hiệu lực của Hiến pháp 1946; xây dựng dần đời sống kinh tế văn hóa, phát triển khoa học kỹ thuật, tạo cơ sở vật chất kỹ thuật cho một xã hội tiến bộ. 
 
 Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, đế quốc Mỹ đưa bè lũ tay sai Ngô Đình Diệm, thay chân thực dân Pháp về miền Nam lập ra chính phủ tay sai, rồi chính thức xâm lược nước ta. Dưới ngọn cờ của Đảng, nhân dân ta đã phát huy cao độ truyền thống yêu nước bất khuất, đứng lên đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ và bè lũ tay sai. 
 
 Sức mạnh Việt Nam là kết quả tổng hợp của sự hy sinh phấn đấu trực tiếp của đồng bào miền Nam, cộng với sự hy sinh phấn đấu của nhân dân miền Bắc trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và chi viện mọi mặt cho cuộc đấu tranh anh dũng của đồng bào miền Nam. Dưới ngọn cờ của Đảng hơn bao giờ hết truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc từng bước được bồi đắp qua hàng ngàn năm lịch sử nay càng được phát huy mạnh mẽ, phong phú và sáng tạo, đã lập được những kỳ tích vĩ đại, vẻ vang vào bậc nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Từ phong trào Đồng Khởi Bến Tre, chiến thắng ấp Bắc, qua chiến thắng Vạn Tường, chiến thắng hai mùa khô 1965-1966, 1966-1967, chiến thắng Mậu Thân 1968, chiến thắng Điện Biên Phủ trên không Truyền thống dựng nước và giữ nước trong buổi bình minh lịch sử - nước Văn Lang - Âu Lạc (3000 - 179 TCN) 

 
 Trở về thời đại các vua Hùng dựng nước, ngày nay còn tìm thấy các di chỉ văn hóa Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun, Đông Sơn... (có niên đại xa nhất cách đây 4000-3500 năm), rất nhiều công cụ bằng đồng, cùng những vũ khí thô sơ để tự vệ: lưỡi cày, lưỡi búa, mũi tên, lưỡi dao, giáo, rìu, dao găm và những mảnh giáp che thân bằng đồng... 
 
 Sự phát triển của đồ đồng đã chấm dứt thời kỳ tồn tại hàng vạn năm của công xã nguyên thủy trước đó, thời kỳ mà con người sống hoàn toàn còn phụ thuộc vào tự nhiên để đi vào thời kỳ mới: thời kỳ con người bắt đầu có ý thức với cuộc sống, với cộng đồng, với sản xuất. Việc con người biết trồng trọt, chăn nuôi, biết dùng súc vật để kéo cày, biết làm lúa nước, làm thủy lợi, cùng với việc xuất hiện một số ngành nghề mới (thủ công, trồng dâu nuôi tằm, luyện đồng, rèn sắt...) đã tạo ra tiền đề ổn định cộng đồng, nhờ đó cũng kéo theo cả sự phát triển của văn hóa... 
 
 Có thể nói sức mạnh của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc, với cơ sở cộng đồng đoàn kết, quốc gia thống nhất của nền văn minh bản địa, đã tạo cho cộng đồng người Việt có sức mạnh để chiến thắng giặc ngoại xâm và chinh phục thiên nhiên trong suốt quá trình lịch sử. 
 
 Lược bỏ màu sắc thần thoại, Sơn Tinh chiến thắng Thủy Tinh là thiên anh hùng ca về cuộc chiến đấu của cư dân Việt với lũ lụt, giành lấy những mảnh đất màu mỡ ven sông để sinh sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước. Người Việt biết trồng lúa nước vào loại sớm nhất thế giới, đến thời Hùng Vương thì nghề này đã đạt đến trình độ khá cao. Nghề trồng lúa, trồng dâu chăn tằm, chăn nuôi gia súc ngày càng phát triển thì thủ công nghiệp cũng phát triển theo (nghề gốm, nghề dệt, nghề mộc, nghề luyện kim đồng thau, khai mỏ đồng, mỏ thiếc, mỏ chì, nấu quặng...). Giao thông vận tải phát triển, giao lưu kinh tế văn hóa trong cư dân Việt Nam cũng đạt trình độ phát triển khá. Đồ đồng Đông Sơn rất phong phú, nhiều hình vẻ, bao gồm công cụ, vũ khí, đồ đựng, đồ trang sức. Đồ đồng Đông Sơn thấy cả ở miền xuôi và miền núi. Từ Việt Nam, trống đồng được truyền lên phía Bắc, tới đất Điền (Vân Nam), đất Thục (Tứ Xuyên), và đưa xuống phía Nam, tới Malaixia, tới đất nước đảo Dừa (Inđônêxia). Một số lượng cực kỳ lớn và phong phú các loại vũ khí bằng đồng thau được tìm thấy trong các di chỉ văn hóa. Tất cả những điều đó đã nói lên rằng trong thời kỳ này, chẳng những sản xuất phát triển, mà chiến tranh cũng đã xẩy ra thường xuyên. Vì vậy việc dựng nước và giữ nước nhất thiết phải gắn bó với nhau. Trên cơ sở một nền kinh tế văn hóa phát triển, các vua Hùng và cư dân Việt đã nhiều lần chiến thắng các cuộc chiến tranh chống bọn xâm lược, mà truyền thuyết gọi là giặc "Man", giặc "Mũi đỏ", giặc "Ân". 
 
 Cậu bé làng Gióng ba năm nằm trên chõng chẳng nói, chẳng cười, nhưng vừa nghe tiếng mõ rao cầu hiền tài đi đánh giặc ngoại xâm thì đã vụt lớn như thổi, ăn hết bẩy nong cơm, với mấy vại cà, rồi lên đường ra trận. Theo Ông Gióng ra trận còn có người dân cày đang cầm vồ đập đất, người câu cá, người đi săn, đoàn trẻ chăn trâu..., nghĩa là ông Gióng cùng toàn dân ra trận. 
 
 Câu truyện Thánh Gióng biểu hiện tinh thần chiến đấu bất khuất chống giặc ngoại xâm của dân cư Việt thời cổ, người anh hùng làng Gióng là hình ảnh của dân tộc Việt Nam thời thơ ấu, sớm trưởng thành trong gian lao, trước nạn lớn của dân tộc. Đất nước ta, nhân dân ta, như cậu bé làng Gióng, mới ra đời thì hai vai đã nặng trĩu hai nhiệm vụ dựng nước và đánh giặc để giữ nước. Cộng đồng người Việt ngay từ đầu đã cố kết lại trong tư thế vừa sản xuất, vừa chiến đấu. Đó là hai mặt cơ bản nhất trong nội dung của đời sống xã hội cư dân Việt kể từ ngày lập quốc. 
 
 Nước Văn Lang bước vào thế kỷ III trước công nguyên là thời kỳ những đời cuối cùng của thời đại Hùng Vương. Đây là lúc sản xuất và văn hóa đang trên đà phát triển. Đồ đồng thau phát triển cực thịnh tạo điều kiện quá độ sang thời kỳ đồ sắt. Nông nghiệp, thủ công nghiệp đều phát triển hơn trước. Diện tích đất đai được khai phá mở rộng ở miền núi và trung du, đồng bằng, dân số đông thêm. Trung tâm văn hóa và kinh tế có xu thế dời từ vùng trung du xuống miền đồng bằng. Đó cũng là lúc mà phương Bắc đang có những biến đổi lớn. Thời Chiến quốc kết thúc, nhà Tần thống nhất Trung Quốc (221 trước công nguyên). Tần Thủy Hoàng lên ngôi hoàng đế với tư tưởng "bình thiên hạ" và chủ nghĩa bành trướng bắt đầu được đẩy mạnh. Nhà Tần liên tục phát quân xâm lược phương Nam. 
 
 Đối với đất Việt phương Nam thời đó, chống ngoại xâm và xây dựng đất nước là một nhu cầu cấp bách. Trên cơ sở nền kinh tế đã phát triển hơn và trước nguy cơ xâm lược từ phương Bắc, xuất hiện nhu cầu hợp nhất những bộ tộc gần nhau về địa vực, huyết thống, trình độ phát triển kinh tế và văn hóa. Đó là cơ sở dẫn tới sự hợp nhất giữa hai bộ tộc Lạc Việt và Âu Việt và sự ra đời nước Âu Lạc vững mạnh hơn. 
 
 An Dương Vương dựng nước Âu Lạc, dời đô xuống miền Cổ Loa. Việc dời đô từ vùng trung du xuống đồng bằng là một biểu hiện của nhu cầu phát triển đất nước lớn mạnh. Với việc sử dụng công cụ sản xuất bằng kim loại, miền đồng bằng đã được khai thác nhiều hơn. Với việc lập đô ở Cổ Loa, miền đồng bằng của đất nước, thuận lợi cho sự phát triển kinh tế và văn hóa, cư dân Âu Lạc tỏ rõ ý chí mạnh mẽ, tự tin vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Hai thành phần cư dân Lạc Việt và Âu Việt hợp nhất, miền xuôi và miền núi nối liền. Sự thống nhất đó làm cho nước Âu Lạc mạnh lên. Đó là một quốc gia kế tục và phát triển trên một trình độ cao hơn nước Văn Lang, trên cơ sở nền kinh tế và văn hóa phát triển thêm một bước. Nền văn hóa Đông Sơn càng tỏ rõ sức sống mãnh liệt, độc đáo, lan tỏa ảnh hưởng của nó đến nhiều vùng ở Đông Nam á. Thủ công nghiệp có những tiến bộ hơn, trước hết là nghề luyện kim. Trên cơ sở kỹ thuật đồ đồng thau phát triển, người Âu Lạc đã nắm được kỹ thuật rèn sắt. Một bước tiến mới của Âu Lạc trong kỹ thuật quốc phòng, người Âu Lạc đã chế tạo được loại nỏ bắn nhiều phát một lần, với mũi tên bằng đồng có ba cạnh sắc. Thành Cổ Loa được xây dựng. Đây là công trình huy động hàng vạn nhân công xây dựng thành chiến luỹ chống xâm lược. Với thành Cổ Loa và nỏ máy, cư dân Âu Lạc thể hiện rõ tài năng sáng tạo của mình. Nhà Tần và sau đó Triệu Đà hàng chục năm liền đưa quân đánh phá Âu Lạc, song An Dương Vương cùng cư dân Âu Lạc đã nhiều lần kháng chiến thắng lợi. Sự thất bại của đội quân xâm lược nhà Tần và những đợt xâm lược đầu tiên của Triệu Đà chứng tỏ tinh thần đoàn kết, ý thức tự chủ của cư dân Âu Lạc đã phát triển trên cơ sở nền văn hóa Đông Sơn rực rỡ. Nhưng cũng chính thời kỳ này lịch sử đã để lại cho hậu thế một tấn bi kịch: mất nước để rồi con cháu Lạc Hồng phải chịu sống dưới ách nô lệ trong hơn một nghìn năm Bắc thuộc. 
 
 Kẻ địch xâm lược hùng mạnh không thể thắng ta về mặt quân sự, nhưng chúng không từ bỏ ý đồ thôn tính nước ta. Thất bại về quân sự, chúng chuyển sang chiến lược giả vờ cầu hòa, dùng gián điệp phá ta từ bên trong. Triệu Đà cử con là Trọng Thủy sang hàng phục An Dương Vương, lấy công chúa Mỵ Châu, ở rể tại thành Cổ Loa, để dò xét tình hình Âu Lạc, học phép chế nỏ của người Âu Lạc rồi trốn về nước báo cho Triệu Đà. Do chủ quan, mất cảnh giác, Thục An Dương Vương và Mỵ Châu nhẹ dạ cả tin, mắc mưu kẻ địch. Kết hợp dùng quân sự và dùng gián điệp, Triệu Đà đã thôn tính được Âu Lạc vào năm 179 trước công nguyên. An Dương Vương thua trận phải tự tử. Nước ta bị mất độc lập tự do. 
 
 Cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ, tiến tới xây dựng quốc gia phong kiến độc lập (từ cuối thế kỷ II trước công nguyên đến đầu thế kỷ X) 
 
 Triệu Đà sáp nhật đất Âu lạc vào Nam Việt, chia Âu Lạc thành hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân. Năm 111 trước công nguyên, nhà Hán chiếm được Nam Việt, đổi vùng đất Âu lạc thành Giao Châu có 7 quận với chức quan đầu châu là thứ sử, đầu quận là thái thú. Đế chế Hán áp đặt ách thống trị và bóc lột tàn bạo, nặng nề lên dân Âu Lạc. Đặc biệt nguy hiểm là chủ trương Hán hóa dân Việt và biến đất Việt thành đất Hán. Song các cư dân Việt không chịu khuất phục. Từ đây cho đến đầu thế kỷ X, mặc dầu tương quan lực lượng rất chênh lệch, nhân dân ta vẫn không ngừng đấu tranh giành quyền tự chủ của dân tộc. 
 
 Trước hết, nhân dân ta phải đấu tranh với kẻ thống trị để giữ vững bản sắc văn hóa, để giữ gìn tiếng nói, phong tục tập quán của mình, đồng thời tranh thủ tiếp thụ những yếu tố tiến bộ, hợp lý của văn hóa Hán nhằm hoàn thiện và nâng cao nền văn hóa, văn minh của người Việt, củng cố tinh thần tự lực tự cường, tăng thêm ý chí đấu tranh giành độc lập tự chủ. Đây là giá trị to lớn nhất của sự nghiệp chuẩn bị cho công cuộc dựng nước sau khi giành được quyền tự chủ. Chẳng những thế, nhân dân lao động không ngừng cố gắng, bền bỉ phát triển sản xuất. Lực lượng sản xuất của dân ta ngày càng phát triển trong điều kiện thống trị của phong kiến phương Bắc. Trong nông nghiệp do phát hiện ra sắt, nghề rèn sắt thành công cụ sản xuất phát triển; kỹ thuật nông nghiệp tiến bộ, đã sử dụng trâu bò cày kéo. Các hệ thống đê điều ngăn lũ lụt, các sông đào, mương ngòi được tu sửa... Các cây trồng và vật nuôi ngày một phong phú. Trong thủ công nghiệp, các nghề khai mỏ vàng, đúc đồng, rèn sắt, trồng dâu nuôi tằm cũng phát triển. Hệ thống giao thông thủy bộ phát triển. Các tầng lớp, giai cấp xuất hiện trong đó có tầng lớp giai cấp phong kiến quý tộc Việt Nam dần dần tiêu biểu cho lực lượng phát triển xã hội, tập hợp lực lượng nhân dân Việt Nam đấu tranh cho nền độc lập tự chủ, thoát khỏi sự thống trị của phương Bắc. 
 
 Trên cơ sở đó, nhân dân ta liên tiếp đứng lên đấu tranh, xác lập dần nền tự chủ. Mở đầu là cuộc khởi nghĩa oanh liệt của Hai Bà Trưng có tính chất quần chúng rộng rãi, giành được thắng lợi trong cả nước với 65 huyện thành. Hai Bà Trưng và nhân dân ta giữ vững quyền tự chủ trong 3 năm. Tiếp đó là những cuộc khởi nghĩa lớn như: của Lương Long (178-181); của Triệu Thị Trinh (248); của Lý Bí với sự thành lập nước Vạn Xuân (544); của Triệu Quang Phục (546-550); của Mai Thúc Loan (722); của Phùng Hưng (766-791); của Dương Thanh (819-820)... Nhân dân ta đã trưởng thành trong cuộc đấu tranh để bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc và không ngừng tiếp thu tinh hoa văn hóa Hán nhằm phát triển sức mạnh của cộng đồng. Chính các cuộc nổi dậy ấy chuẩn bị tiền đề vật chất và tinh thần cho công cuộc giành lại quyền tự chủ hoàn toàn vào đầu thế kỷ X. Năm 906, Khúc Thừa Dụ, nhân chính quyền nhà Đường suy yếu, đã đứng lên cùng nhân dân giành được quyền tự chủ. Năm 938, chiến thắng Bạch Đằng oanh liệt của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Ngô Quyền đã đánh bại ý chí xâm lược của nhà Nam Hán, kết thúc hoàn toàn thời kỳ mất nước, kéo dài trên một ngàn năm. Một thời kỳ độc lập, xây dựng đất nước vững mạnh bắt đầu. 
 
 Sở dĩ một quốc gia bị nước ngoài thống trị và âm mưu đồng hóa trên một ngàn năm đã vùng lên và giành lại được quyền tự chủ đó chính là nhờ có ý chí độc lập tự do của cư dân người Việt sớm được khẳng định trên cơ sở những thành tựu vật chất và tinh thần ngày càng phát triển trong quá trình dựng nước và giữ nước trước đó. ý chí đó ngày càng được bồi đắp vững chắc và phát triển trong quá trình bị nô dịch. Truyền thống dựng nước và giữ nước thấm sâu trong nhân dân như mạch nước ngầm trong lòng đất, nó bắt nguồn từ mỗi con người, từ mỗi làng xóm, lặng lẽ đổ vào biển cả tạo thành truyền thống của cả cộng đồng người Việt. Truyền thống đó lại được nuôi dưỡng bởi nền văn hóa, văn minh của người Việt định hình và phát triển trong thời kỳ Văn Lang - Âu lạc. Trong sự cọ sát với nền văn hóa Hán, nền văn hóa Đông Sơn chẳng những không bị mai một mà lại được bổ sung, làm phong phú bởi biết tiếp thu cái hay, cái tiến bộ, cái hợp lý của nền văn hóa bên ngoài nhằm tăng sức mạnh, hun đúc sức sống mãnh liệt của cộng đồng người Việt. Đây cũng là điều kiện hết sức quan trọng để đất nước vươn lên giữ vững nền tự chủ, dựng nước thịnh trị trong thời kỳ văn hóa - văn minh Đại Việt về sau này. 
 
 Công cuộc dựng nước và giữ nước trong thời kỳ phong kiến tập quyền thịnh trị của dân tộc (từ thế kỷ X đến thế kỷ XV) 
 
 Sau chiến thắng Bạch Đằng (938), Ngô Quyền quyết định bỏ chức Tiết độ sứ của phương Bắc, tự xưng vương, lập nên nước độc lập ngang hàng với phương Bắc. Cổ Loa (kinh đô của nước Âu Lạc thời An Dương Vương) được chọn lại làm kinh đô. Điều đó càng chứng tỏ ý chí lưu giữ truyền thống dựng nước và giữ nước lâu đời của tổ tiên ta. 
 
 Nhưng sự nghiệp củng cố nền độc lập và thúc đẩy chế độ phong kiến phát triển từ sau Ngô Quyền vẫn ở trong tình trạng bị ngoại xâm đe dọa. Trong thư gửi Đinh Toàn (con nối ngôi Đinh Tiên Hoàng), vua Tống đã nói rõ việc "lấy lại Giao Châu bị mất" vì cuối đời Đường "nhiều khó khăn chưa kịp khu xử". Đất nước ta lại bị đe dọa. Đã vậy Đinh Toàn lại còn nhỏ. Trước tình hình đó, Thái hậu Dương Vân Nga đã biết đặt quyền lợi quốc gia, quyền lợi cộng đồng lên trên quyền lợi dòng họ, trao ngôi vua cho Thập đạo tướng quân Lê Hoàn, vì mục đích giữ vững và bảo toàn chủ quyền quốc gia. 
 
 Đầu năm 981, quân Tống do Hầu Nhân Bảo hùng hổ kéo vào nước ta. Theo gương Ngô Quyền lúc trước, quân dân ta đã đóng cọc trên sông Bạch Đằng và mai phục đường bộ. Cuối mùa xuân 981, quân xâm lược Tống bị đại bại. Lại một lần nữa truyền thống giữ nước được phát huy. 
 
 Sau nhà Đinh, nhà Tiền Lê đánh giặc giữ nước, phát huy truyền thống của cha ông, rồi đến nhà Lý. Năm 1010, Lý Thái Tổ dời đô từ vùng núi non hiểm trở (Ninh Bình) địa thế chật hẹp ở Hoa Lư về Đại La (Hà Nội) và đổi tên là thành Thăng Long. Điều này chứng tỏ thế mới của một quốc gia độc lập mà Lý Công Uẩn đã nêu trong Chiếu dời đô: "Đóng nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế lâu dài cho con cháu mai sau". 
 
 Nhà Lý bắt tay vào xây dựng đất nước với quy mô lớn. Năm 1042, Lý Thái Tông cho ban hành bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta: Bộ Hình thư. Năm 1054, nhà Lý đặt tên nước là Đại Việt. Năm 1070 lập Quốc Tử Giám, năm 1075 mở khoa thi đầu tiên chọn nhân tài. Từ đây là thời kỳ củng cố nền độc lập, vừa chống giặc ngoại xâm, vừa xây dựng đất nước thành một nhà nước phong kiến tập quyền ngày càng vững mạnh, thời kỳ phát triển của dân tộc Việt Nam cả về kinh tế, chính trị, văn hóa, quân sự... Thời kỳ văn hóa văn minh Đại Việt bắt đầu. 
 
 Sự kết hợp chặt chẽ giữa dựng nước và giữ nước được thể hiện trong nhiều chủ trương của nhà Lý. Chính sách "ngụ binh ư nông" (gửi quân lính ở nhà nông) nhằm vừa đảm bảo yêu cầu quốc phòng, vừa duy trì lực lượng lao động cần thiết cho sản xuất nông nghiệp, xây dựng đất nước. Chế độ đăng ký quân dịch và ngụ binh ư nông cho phép nhà Lý khắc phục được điều kiện dân số ít, mà vẫn có lực lượng quân sự hùng hậu có thể huy động nhanh chóng khi có giặc ngoại xâm. Dựng nước kết hợp với giữ nước đã thấm sâu trong ý thức cảnh giác đề phòng của nhà Lý. Biết rõ nhà Tống chưa chịu từ bỏ tham vọng xâm lược nước ta, nhà Lý thường xuyên theo dõi chặt chẽ âm mưu của chúng và chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống Tống với một tinh thần chủ động, trong đó chính sách đại đoàn kết dân tộc đã được vận dụng một cách đúng đắn và có hiệu quả. Biết nhà Tống chuẩn bị lương thảo, khí giới, quân lính để xâm lược Việt Nam, Lý Thường Kiệt chủ trương "ngồi đợi giặc không bằng đem quân ra trước để ngăn chặn mũi nhọn của giặc"(1) và đưa 110 vạn quân thủy bộ bất ngờ tấn công thành Ung Châu, chặn mũi nhọn của giặc. 
 
 Sau khi hạ được thành, quân ta rút hết về nước và dốc sức vào chuẩn bị đối phó với cuộc xâm lược mới của nhà Tống mà Lý Thường Kiệt biết là không thể nào tránh được. Sau hai lần tiến công hùng hổ sang nước ta, đạo quân Quách Quỳ đã bị thất bại. Chiến thắng trên sông Như Nguyệt đã trở thành nét son trong lịch sử chống ngoại xâm của nhân dân ta. Từ đó và mãi 200 năm sau, "Thiên triều" không dám đụng đến bờ cõi nước ta. Và năm 1164, không thể khác được, nhà Tống phải công nhận cả trên danh nghĩa lẫn thực tế mối quan hệ bang giao với nước ta và thừa nhận nước ta là nước độc lập (An Nam Quốc), trước đây chúng chỉ gọi là quận Giao Chỉ. Nhà Lý đã có chính sách đoàn kết dân tộc đúng đắn, tranh thủ các tù trưởng thuộc các sắc tộc phía bắc và đông bắc, có chính sách củng cố phên giậu nước ta, làm thất bại âm mưu liên kết của nhà Tống với vương quốc Chămpa trước khi bước vào cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077). Tư tưởng chính trị, chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng của nhân dân ta, của dân tộc ta thể hiện rõ trong bài thơ “Nam quốc sơn hà”, được coi là bản Tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất của dân tộc: 
 
 "Nam quốc sơn hà Nam đế cư 
 
 Tiệt nhiên định phận tại thiên thư, 
 
 Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm 
 
 Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư". 
 
 Tạm dịch: 
 
 "Sông núi nước Nam, Nam đế ở 
 
 Rành rành định phận tại sách trời 
 
 Cớ sao lũ giặc đến xâm phạm 
 
 Kết cục rành rành: chuốc bại nhơ! 
 
 Trong bài thơ này, nhận thức về nền độc lập, chủ quyền và lãnh thổ của dân tộc ta được khẳng định và tuyên bố công khai. Đó là sự khẳng định về ý thức dân tộc, ý chí của dân tộc Việt Nam quyết tâm bảo vệ độc lập chủ quyền dân tộc mà bao thế hệ đã hy sinh xương máu và đấu tranh bền bỉ mới tạo lập được. 
 
 Vào những năm cuối đời Lý, nền kinh tế của nước nhà sa sút, đời sống nhân dân xuống thấp. Nhà Trần thay thế nhà Lý. Trong đời Trần, do những cải cách của Trần Thủ Độ, sức sản xuất được khôi phục nhanh chóng và tiếp tục phát triển. Việc kết hợp dựng nước và giữ nước lại có những thành công lớn. Những cuộc khẩn hoang và công trình thủy lợi mới được mở mang, góp phần thúc đẩy nông nghiệp phát triển hơn. Công thương nghiệp cũng có những bước tiến mới, nhiều làng nghề, phường thủ công, chợ và phố xá buôn bán tấp nập. Các đường giao thông thủy bộ, thương cảng được sửa sang, mở rộng thêm. Những tiến bộ mới trong phát triển kinh tế của đất nước đã nâng cao thêm đời sống của nhân dân, góp phần củng cố quốc phòng. ý thức bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn nền độc lập dân tộc ngày một củng cố thêm trên cơ sở chính sách đại đoàn kết toàn dân cùng dựng nước và giữ nước. Đúng như Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn tổng kết: "Vua tôi đồng tâm, anh em hòa thuận, cả nước góp sức", và "khoan thư sức dân để làm kế bền gốc, sâu rễ, đó là thượng sách giữ nước". 
 
 Dưới thời Trần, ba lần quân Nguyên - Mông sang xâm lược. Kẻ thù đã từng khua vó ngựa từ Đông sang Tây, từ á sang Âu, đánh đâu được đấy nhưng xâm lược Đại Việt thì cả ba lần đều bị đánh bại. Các chiến thắng Đông Bộ Đầu, Hàm Tử Quan, Bạch Đằng vào các năm 1258, 1285, 1288 đã được ghi vào trang sử vàng chói lọi chống ngoại xâm của dân tộc như những chiến công hiển hách. Từ đó đất nước được thanh bình, nhân dân có điều kiện sinh sống, làm ăn, đất nước phát triển... Song, từ giữa thế kỷ XIV, triều Trần lún sâu vào con đường ăn chơi vô độ, lòng dân phân tán. Trong đời sống chính trị, kinh tế và xã hội của đất nước, nhiều mặt đòi hỏi phải cải cách, phải thay đổi, nhưng nhà Trần đã tỏ ra bất lực. Trong khi đó nhà Minh lại có ý đồ xâm lược nước ta. Hồ Quý Ly lập ra triều Hồ năm 1400 để thay thế nhà Trần. Sau khi xưng đế, ông có chú trọng đến việc xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện nhiều cải cách trong đời sống xã hội... ra sức chuẩn bị lực lượng để chống nguy cơ xâm lược của nhà Minh. 
 
 Nhưng đến cuối năm 1406, khi nhà Minh xâm lược nước ta, trong khi tiến hành chiến tranh, nhà Hồ chỉ trông cậy vào quân đội thường trực và các tuyến phòng thủ cố định. Họ đã không phát động được một cuộc chiến tranh nhân dân, không kế thừa và phát huy được truyền thống chống ngoại xâm hết sức oanh liệt của dân tộc cùng với những kinh nghiệm vô cùng phong phú sáng tạo trong nghệ thuật quân sự dân tộc. Hơn nữa, cuộc cải cách xã hội của họ Hồ mới bắt đầu đã bị chiến tranh cản trở, thời gian chưa đủ để những thành quả bước đầu của sự nghiệp đổi mới của Hồ Quý Ly trở thành hiện thực. Do vậy, nhà Hồ nhanh chóng thất bại và thất bại này đưa đến thảm họa mất nước sau hơn 5 thế kỷ giành và giữ vững nền độc lập. 
 
 Song lòng tự tin dân tộc, ý chí quyết tâm bảo vệ độc lập và chủ quyền của dân tộc Việt Nam không bao giờ mất. Truyền thống dựng nước và giữ nước đã tạo nên sức sống mãnh liệt trong nhân dân, và mùa xuân 1418, Lê Lợi người tiêu biểu cho ý chí đó của nhân dân đã dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, Thanh Hóa. Cuộc khởi nghĩa nhanh chóng trở thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc trên quy mô cả nước. Sau những năm tháng chiến đấu hy sinh của cả dân tộc, các chiến thắng Tốt Động, Chúc Động, Chi Lăng, Xương Giang đã ghi vào truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc ta những trang vàng chói lọi. 
 
 Thắng lợi oanh liệt của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc đầu thế kỷ XV lại một lần nữa chứng minh tinh thần quật khởi, sức sống mãnh liệt và năng lực sáng tạo phi thường của dân tộc ta. "Bình Ngô đại cáo", bản Tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc lại dõng dạc vang lên: 
 
 "Như nước Đại Việt ta từ trước, 
 
 Vốn xưng nền văn hiến đã lâu. 
 
 Cõi bờ sông núi đã riêng, 
 
 Phong tục Bắc Nam cũng khác. 
 
 Trải Đinh, Lê, Lý, Trần nối đời dựng nước 
 
 Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên đều chủ một phương, 
 
 Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau, 
 
 Mà hào kiệt không bao giờ thiếu". 
 
 (Nguyễn Trãi: Bình Ngô đại cáo) 
 
 Công cuộc dựng nước và giữ nước từ thế kỷ XV đến cách mạng tháng Tám thành công (tháng 8-1945) 
 
 1. Từ thế kỷ XV đến trước khi Pháp xâm lược Việt Nam (1858) 
 
 Vào khoảng nửa sau thế kỷ XV, chế độ phong kiến tập quyền Việt Nam phát triển mạnh mẽ vào thời Lê Thánh Tông. Sự phát triển ấy có mặt tích cực là đã khẳng định và củng cố những thành quả của sự nghiệp dựng nước và giữ nước lâu dài của dân tộc. 
 
 Bộ máy hành chính các cấp được cải tổ theo hướng tăng cường sự chi phối của triều đình và hạn chế quyền lực của địa phương, nhằm phát triển chế độ trung ương tập quyền. Năm 1483, bộ luật Hồng Đức ra đời. 
 
 Về kinh tế, bộ luật Hồng Đức bảo vệ chế độ sở hữu ruộng đất tư, nhờ đó từ thế kỷ XV, bộ phận ruộng đất tư đã phát triển mạnh mẽ, chế độ điền trang thái ấp dần dần bị thủ tiêu, ruộng công bị co hẹp. Bộ luật Hồng Đức khuyến khích khai hoang, tăng vụ, do vậy chế độ đồn điền ra đời... Đến thời kỳ nhà Nguyễn thì chính sách khai hoang và chính sách ruộng đất tiến bộ đã tạo được những vùng đất mới và xóm làng mới. Diện tích ruộng đất canh tác của quốc gia mở rộng nhất từ trước tới lúc bấy giờ. 
 
 Tuy vậy, sang thế kỷ XIX chế độ phong kiến Việt Nam trong giai đoạn suy vong đã để đất nước tụt hậu rất xa so với thế giới. Những xu hướng cải cách và những đề án canh tân đất nước bị vua tôi nhà Nguyễn bác bỏ. Đất nước chìm đắm trong các mối quan hệ xã hội phong kiến trì trệ, hủ lậu, thối nát. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến mất nước khi chủ nghĩa thực dân xâm lược. 
 
 Về văn hóa, trong thời kỳ này nền văn học phát triển rực rỡ với hàng loạt tác phẩm nổi tiếng bằng chữ Nôm, chữ Hán, có giá trị cả về nội dung và nghệ thuật (Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc, thơ Hồ Xuân Hương, thơ bà Huyện Thanh Quan, Truyện Kiều,...) đặc biệt là dân ca, hò vè,... của quần chúng nhân dân. Các làn điệu chèo, tuồng ả đào, trống quân... cũng phát triển phong phú. Các công trình sử học, y học, dược học, địa lý với những tác giả nổi tiếng như Lê Quý Đôn, Lê Hữu Trác,... xuất hiện. Một nền văn hóa gắn liền với cuộc đấu tranh của quần chúng, mang tính chiến đấu sắc bén, có nội dung xã hội tiến bộ, đậm đà phong cách dân gian đã được xây dựng. 
 
 Mặc dù về mặt chính sự quốc gia, giai đoạn này đầy biến động, song những thành quả trong sự nghiệp xây dựng kinh tế và văn hóa đạt được đã chứng tỏ sức sống mạnh mẽ của dân tộc và tạo nên tiền đề để dân tộc giữ được cốt cách của mình, vượt được những thăng trầm, thử thách về sau. Trở lại lịch sử, chúng ta nhớ rằng đầu thế kỷ XVI, nhà Lê suy yếu, các cuộc thoán đoạt, tranh giành giữa các phe nhóm phong kiến nổ ra. Năm 1527, Mạc Đăng Dung cầm đầu một thế lực phong kiến đã phế truất vua Lê, lập ra triều Mạc. Không thuần phục nhà Mạc, dưới danh nghĩa khôi phục triều đại chính thống, nhiều thế lực phong kiến đã nổi lên. Nguyễn Kim (một viên tướng cũ của nhà Lê) đã tôn phò một tôn thất nhà Lê lập ra một chính quyền riêng là triều Lê Trung Hưng, chiếm giữ Thanh Hóa. Năm 1545, Nguyễn Kim chết, quyền hành rơi vào tay Trịnh Kiểm. Ngoài Bắc do họ Mạc thống trị (Bắc triều), từ Thanh - Nghệ trở vào họ Trịnh thống trị (Nam Triều). Năm 1592 Nam triều thắng Bắc triều, chiếm được Thăng Long. Ngay khi Nam - Bắc triều còn tranh giành quyền lực thì xuất hiện một cơ sở cát cứ mới do Nguyễn Hoàng chiếm giữ ở vùng Thuận Hóa (1558). Cuộc chiến tranh giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài với 7 lần vũ trang tấn công nhau đã kéo dài từ 1627 đến 1672. Cuộc nội chiến Trịnh - Nguyễn kéo dài đã không phân thắng bại, kết cục sông Gianh trở thành giới tuyến chia đôi đất nước. 
 
 Mục tiêu độc lập dân tộc không tách rời với thống nhất đất nước cũng là truyền thống của dân tộc Việt Nam. Yêu cầu thống nhất quốc gia trở nên vô cùng bức xúc, phong trào nông dân Tây Sơn bùng nổ mãnh liệt ở Bình Định (1771). Sau khi dẹp xong thế lực cát cứ họ Nguyễn Đàng Trong (1783), nghĩa quân Tây Sơn đã vươn lên làm nhiệm vụ giải phóng dân tộc, thống nhất quốc gia. Thất bại thảm hại, Nguyễn ánh rước quân Xiêm vào giày mả tổ. Nghĩa quân Tây Sơn với truyền thống giữ nước oanh liệt đã lập nên chiến công ở Rạch Gầm - Xoài Mút, đuổi 5 vạn quân Xiêm ra khỏi bờ cõi nước ta. 
 
 Năm 1788, tên vua bù nhìn Lê Chiêu Thống đã "cõng rắn cắn gà nhà" rước 20 vạn quân Thanh vào xâm lược nước ta. ý chí độc lập dân tộc và truyền thống chống giặc giữ nước thôi thúc, nghĩa quân Tây Sơn lại "thần tốc" tiến công ra Bắc lập nên những chiến công ở Hạ Hồi, Ngọc Hồi, Khương Thượng, Gò Đống Đa với sức mạnh kỳ diệu, quét sạch 20 vạn quân Thanh ra khỏi bờ cõi nước ta. 
 
 Đây là một trong những chiến công hiển hách vào bậc nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Truyền thống giữ nước Việt Nam một lần nữa được viết tiếp một trang oai hùng mới. 
 
 Sau khi đại phá quân Thanh, Tây Sơn thống nhất quốc gia, những tiền đề quan trọng nhất cho việc thiết lập một quốc gia độc lập tự chủ, thống nhất và hùng mạnh được hình thành. Quang Trung có đề ra một số chính sách tích cực. Nhưng đáng tiếc ông mất sớm, và sau đó đến thời kỳ Quang Toản thì cuộc đấu tranh giữa Nguyễn Ánh và Tây Sơn đã chuyển hóa, có lợi cho tập đoàn Nguyễn Ánh. Kết quả là Nguyễn Ánh đã lên ngôi Hoàng đế và triều Nguyễn thành lập (1802). 
 
 Triều Nguyễn xuất hiện có những mặt hạn chế của nó phải phê phán, song cũng có những mặt tích cực cần được khẳng định. Tuy nhiên, so với yêu cầu của lịch sử, nhà Nguyễn ngày càng trở nên bất cập, thậm chí nhà Nguyễn lại không chấp nhận xu hướng cải cách và những đề án của Đặng Huy Trứ, của Nguyễn Lộ Trạch, của Nguyễn Trường Tộ..., những đề án canh tân đất nước rất có hệ thống và tiến bộ. Lúc ấy muốn giữ nước, giữ vững nền độc lập thì phải cải cách, đổi mới đất nước và mở rộng giao lưu với bên ngoài, khép kín là tự sát. Song nhà Nguyễn lại không chấp nhận cải cách ở bên trong, bế quan tỏa cảng với bên ngoài, làm hủy hoại các tiềm lực bên trong, dẫn tới trì trệ, khủng hoảng, không bắt nhập được xu thế tiến bộ của thời cuộc, và vì vậy không có đủ sức mạnh để giữ vững nền độc lập. 
 
 2. Từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 
 
 Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược nước ta. Sau những cuộc chiến đấu rời rạc, yếu kém, thiếu tự tin, bọn phản động trong giới cầm quyền nhà Nguyễn đã vứt bỏ ngọn cờ dân tộc, lần lượt ký những điều ước, hòa ước đầu hàng, rồi cam tâm làm tay sai cho thực dân Pháp. Nhân dân ta lại bị chủ nghĩa thực dân Pháp nô dịch. 
 
 Ngay từ khi thực dân Pháp xâm lược cho đến khi giới cầm quyền phản động nhà Nguyễn đầu hàng, với truyền thống yêu nước, rất nhiều lực lượng gồm các văn thân, sĩ phu yêu nước và các tầng lớp nhân dân đã lần lượt đứng lên đấu tranh chống lại sự xâm lược của thực dân Pháp. 
 
 Đây là một chặng đường đầy gian nan của dân tộc. Lực lượng chủ yếu của dân tộc lúc bấy giờ là giai cấp nông dân bị mòn mỏi và kiệt quệ bởi các cuộc chiến tranh liên miên từ thời Nam - Bắc triều, rồi Đàng Trong - Đàng Ngoài, bởi chính sách bóc lột kinh tế, đàn áp xã hội của nhà Nguyễn. Trong khi đó thì kẻ thù lại là một lực lượng mạnh thuộc một phương thức sản xuất cao hơn hẳn phương thức sản xuất phong kiến Việt Nam đương thời, và giới cầm quyền thống trị nhanh chóng vứt bỏ ngọn cờ dân tộc, đầu hàng Pháp. Trong hoàn cảnh đó, các lực lượng chống Pháp trên cơ sở một tinh thần yêu nước mãnh liệt đã tự mình chiến đấu rất kiên cường, song cuối cùng các cuộc đấu tranh đều bị nhấn chìm trong bể máu. Song truyền thống yêu nước của dân tộc mà họ tiếp nối vẫn mãi mãi sống động, sự kiên cường dũng cảm của các anh hùng nghĩa sĩ mãi mãi lưu truyền. 
 
 Các cuộc khởi nghĩa của Trương Định ở Gò Công; của Nguyễn Trung Trực ở Rạch Giá, Hà Tiên; rồi đến phong trào Cần Vương của Tôn Thất Thuyết; khởi nghĩa Ba Đình ở Thanh Hóa; khởi nghĩa Bãi Sậy ở Hưng Yên; khởi nghĩa Hương Khê của Phan Đình Phùng... nhân dân cả nước đứng lên chống Pháp. 
 
 Bước vào những năm cuối thế kỷ XIX, phong trào đấu tranh vũ trang dưới sự chỉ huy của các văn thân sĩ phu yêu nước chống Pháp đã thất bại. Nhưng kẻ trước ngã xuống đã có người sau nối bước. Hoàng Hoa Thám cầm đầu cuộc khởi nghĩa của nông dân Yên Thế - Bắc Giang (1887-1913), làm cho kẻ thù thất điên bát đảo. Rồi khởi nghĩa của Trịnh Văn Cấn ở Thái Nguyên, của Việt Nam quốc dân đảng do Nguyễn Thái Học và Nguyễn Khắc Nhu... khởi xướng ở Yên Bái. 
 
 Vượt qua muôn vàn khó khăn gian khổ do kẻ thù gây nên, phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta sau đó vẫn tiếp tục sôi nổi, từ phong trào Đông Du, vận động cứu nước của Phan Bội Châu và phong trào cải cách của Phan Chu Trinh, đến các cuộc khởi nghĩa của đồng bào các dân tộc thiểu số anh em trên mọi miền đất nước... 
 
 Các cuộc khởi nghĩa và các phong trào đó đều bị dìm trong biển máu, song nhân dân ta, dân tộc ta quyết không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. Truyền thống dựng nước và giữ nước không ngừng được phát huy và tô thắm thêm, đã góp phần vào việc tìm ra con đường cách mạng đúng đắn mà Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương về sau này. 
 
 Trong Báo cáo chính trị tại Đại hội II của Đảng lao động Việt Nam (2-1951) Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước"(1). Chính nhờ kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước trên cơ sở tiếp thu và vận dụng sáng tạo những tinh hoa của triết học và văn hóa phương Đông và phương Tây mà Nguyễn ái Quốc (Hồ Chí Minh) đã ra đi tìm đường cứu nước (1911) và đã đến với chủ nghĩa Mác - Lênin (1920). Con đường cứu nước đúng đắn đã được tìm thấy. Đó là con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Con đường cứu nước bắt đúng xu thế của lịch sử, nhờ đó Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã tập hợp được sức mạnh của dân tộc và của thời đại. 
 
 Ngay sau khi ra đời (1930), Đảng ta đã tuyên truyền, giác ngộ, xây dựng lực lượng cho cuộc cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam. Qua các phong trào 1930-1931, 1936-1939, Đảng ta đã tập hợp quần chúng, tôi luyện họ trong cuộc đấu tranh cách mạng, phát triển lực lượng mọi mặt của nhân dân ta, chuẩn bị đón thời cơ giành lại độc lập tự do cho Tổ quốc. 
 
 Với đường lối chiến lược đúng đắn, với những chính sách kịp thời và linh hoạt, nhất là từ sau Hội nghị Trung ương lần thứ tám (5-1941), cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 đã thành công. Cách mạng tháng Tám (1945) ở Việt Nam là cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân điển hình ở một nước thuộc địa nửa phong kiến do giai cấp công nhân lãnh đạo. Thắng lợi ấy đã đưa dân tộc Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội. Đó là thắng lợi của đường lối giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc, dân chủ của giai cấp công nhân, kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến. Đó là thắng lợi của đường lối phát huy truyền thống dân tộc với sức mạnh của thời đại, tài tình tạo thời cơ, nắm vững thời cơ, khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. 
 
 Ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại vườn hoa Ba Đình (Hà Nội), khai sinh ra nước Cộng hòa dân chủ Việt Nam. Người trịnh trọng tuyên bố: "Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để xây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ dân chủ cộng hòa". 
 
 "Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy". 
 
 Bản Tuyên ngôn độc lập là một trang vẻ vang trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Nó chấm dứt chính thể quân chủ và chế độ thực dân áp bức. Nó mở ra một kỷ nguyên mới dân chủ cộng hòa. Đó là bản Tuyên ngôn độc lập thứ ba của dân tộc sau bản Tuyên ngôn độc lập thời Lý và Bình Ngô đại cáo thời Lê Lợi - Nguyễn Trãi. 
 
 Phát huy truyền thống dựng nước và giữ nước trong thời kỳ từ cách mạng tháng Tám thành công đến nay 
 
 Ngay sau khi giành được chính quyền, chúng ta chưa có thời gian để tổ chức và củng cố lực lượng thì tai họa đã dồn dập kéo đến. ở miền Bắc, 18 vạn quân Tưởng (Trung Quốc) kéo vào mượn cớ tước vũ khí quân Nhật, kỳ thật là thực hiện âm mưu tiêu diệt Đảng ta, lật đổ chính quyền cách mạng, giúp bọn phản động tay sai như "Việt Nam quốc dân Đảng", "Việt Nam cách mệnh đồng minh hội"... lên nắm chính quyền. ở miền Nam, được quân Anh che chở, quân Pháp quay trở lại đánh chiếm nước ta một lần nữa. 
 
 Trong khi đó, đất nước vừa trải qua nạn đói khủng khiếp do thực dân Pháp và phát xít Nhật gây ra vào đầu năm 1945. Nạn lụt lội cũng vừa xẩy ra ở miền Bắc; kinh tế, tài chính nước ta kiệt quệ. Đất nước còn bị bao vây bốn phía. 
 
 Hơn lúc nào hết, lúc này dựng nước và giữ nước phải gắn bó chặt chẽ với nhau. Chính phủ đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra những nhiệm vụ quan trọng để xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân; phát động chiến dịch tăng gia sản xuất chống giặc đói, xóa nạn mù chữ, chống giặc dốt; củng cố lực lượng vũ trang chống giặc ngoại xâm. 
 
 Về đối ngoại, chính quyền cách mạng vận dụng chính sách, sách lược khôn khéo, mềm dẻo, thêm bạn bớt thù, tranh thủ thời gian để chuẩn bị kháng chiến lâu dài. Chính nhờ đó mà đất nước có thể vượt được thời kỳ cực kỳ khó khăn "ngàn cân treo sợi tóc", chuẩn bị lực lượng để tiến hành cuộc kháng chiến tất yếu sẽ xẩy ra. 
 
 19-12-1946, cuộc kháng chiến toàn quốc bắt đầu. Nhân dân cả nước nhất tề đứng dậy đánh giặc cứu nước trong chín năm kháng chiến trường kỳ với hàng trăm trận đánh, nhân dân ta đã đẩy kẻ địch từ thế mạnh với âm mưu đánh nhanh, sang thế yếu buộc phải đánh lâu dài với ta và cuối cùng đã thất bại hoàn toàn ở Điện Biên Phủ (1954). Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ được ghi vào lịch sử dân tộc ta và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công chói lọi. 
 
 Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ (1946-1954), Đảng lãnh đạo nhân dân ta thực hiện chủ trương vừa kháng chiến vừa kiến quốc, xây dựng nhà nước dân chủ tiến bộ, dần dần xóa bỏ những tàn tích của chế độ phong kiến; hoàn thiện từng bước nhà nước của dân, do dân và vì dân bằng cách phát huy hiệu lực của Hiến pháp 1946; xây dựng dần đời sống kinh tế văn hóa, phát triển khoa học kỹ thuật, tạo cơ sở vật chất kỹ thuật cho một xã hội tiến bộ. 
 
 Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, đế quốc Mỹ đưa bè lũ tay sai Ngô Đình Diệm, thay chân thực dân Pháp về miền Nam lập ra chính phủ tay sai, rồi chính thức xâm lược nước ta. Dưới ngọn cờ của Đảng, nhân dân ta đã phát huy cao độ truyền thống yêu nước bất khuất, đứng lên đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ và bè lũ tay sai. 
 
 Sức mạnh Việt Nam là kết quả tổng hợp của sự hy sinh phấn đấu trực tiếp của đồng bào miền Nam, cộng với sự hy sinh phấn đấu của nhân dân miền Bắc trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và chi viện mọi mặt cho cuộc đấu tranh anh dũng của đồng bào miền Nam. Dưới ngọn cờ của Đảng hơn bao giờ hết truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc từng bước được bồi đắp qua hàng ngàn năm lịch sử nay càng được phát huy mạnh mẽ, phong phú và sáng tạo, đã lập được những kỳ tích vĩ đại, vẻ vang vào bậc nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Từ phong trào Đồng Khởi Bến Tre, chiến thắng ấp Bắc, qua chiến thắng Vạn Tường, chiến thắng hai mùa khô 1965-1966, 1966-1967, chiến thắng Mậu Thân 1968, chiến thắng Điện Biên Phủ trên không 

Bánh Trung thu có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc và được truyền bá đến Việt Nam. Cứ đến ngày Rằm tháng 8, người dân Việt không ai quên mua những chiếc bánh Trung thu nhỏ xinh về để cúng bàn thờ tổ tiên, sau đó cùng nhau thưởng thức. Ngày Tết Trung thu cũng được coi là ngày lễ lớn thứ 3 trong năm tại Việt Nam.

Nguồn gốc và ý nghĩa của bánh trung thu không phải ai cũng biết 2 nguồn gốc và ý nghĩa của bánh trung thu Tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa của bánh Trung thu nguon goc va y nghia cua banh trung thu khong phai ai cung biet 2

Tương truyền rằng, cuối thời Nguyên của Trung Quốc có hai vị lãnh tụ của phong trào nông dân khởi nghĩa là Chu Nguyên Chương và Lưu Bá Ôn. Hai vị này đã tổ chức nhân dân vùng lên chống lại bè lũ thống trị tàn bạo. Để có thể truyền đạt tin tức và mệnh lệnh một cách bí mật, người ta đã làm những chiếc bánh hình tròn, trong những chiếc bánh này đều có nhét thêm một tờ giấy ước định thời gian khởi nghĩa là lúc trăng sáng nhất trong đêm rằm tháng 8 âm lịch. Sau đó những chiếc bánh này được người ta truyền đi cho nhau và trở thành một phương tiện liên lạc vừa an toàn lại vừa hiệu quả. Cũng từ chiếc bánh mà tin tức hô hào khởi nghĩa đã được truyền đi khắp nơi. Về sau người Trung Quốc lấy việc làm bánh Trung thu vào ngày Rằm tháng 8 để kỷ niệm sự kiện ấy.

9 tháng 9 2018

NGUỒN GỐC THẬT SỰ RA ĐỜI BÁNH TRUNG THU

Bánh trung thu là tên gọi chỉ được dùng ở Việt Nam cho loại bánh nướng có nhân ngọt thường được dùng trong dịp Tết Trung thu. Bánh trung thu thường có dạng hình tròn  hay hình vuông. Tết Trung thu xuất phát từ Trung Hoa và tồn tại trong văn hóa của một số quốc gia châu Á khác, trong đó có Việt Nam. Và chúng ta sẽ tìm hiểu nguồn gốc bánh trung thu được ra đời trong hoàn cảnh nào nhé!
 

 
 

Bánh trung thu – tinh hoa của đất trời
 

Bánh trung thu thực chất có nhiều tên. Trước đây nó được gọi là bánh Hồ, bánh hoàng tộc hoặc bánh đoàn viên. Nó từ lâu được sử dụng trong một nghi thức đón mặt trăng. Lịch sử và văn hóa thay đổi, bánh trung thu dần trở thành một mặt hàng thực phẩm được bày bán rộng rãi để người ta mua, thưởng thức hoặc biếu nhau. Bánh trung thu cũng dần mất giá trị điển tích hay mang tính thi ca và dần trở nên “thực dụng” hơn.
 

Đêm trung thu, sau khi đám trẻ đi theo đoàn múa lân rước đèn khắp phố, cả gia đình ngồi bên nhau, ngắm trăng, thưởng trà, ăn miếng bánh, hàn huyên một vài câu chuyện xưa cũ,...Chỉ vậy thôi là đã đủ cho một mùa đoàn viên, và điều đặc biệt là không thể thiếu món bánh trung thu đêm trăng rằm. Hương vị đặt trưng của món bánh này trong đêm trăng sáng đã làm nên biết bao giá trị đẹp, giúp con người có thể sum họp, đoàn viên hạnh phúc bên nhau, cùng nhau ngắm trăng và thưởng thức bánh trung thu. Vậy nên ta thấy được rằng món bánh này mang ý nghĩa, tinh hoa của đất trời, tất cả thu lại trong một chiếc bánh nhỏ nhưng ý nghĩa sâu sắc. Đó là muốn nhắn gửi đến với tất cả mọi người rằng, dù đi đâu về đâu, đến ngày Rằm thánh Giêng hãy quay về với gia đình của mình để cùng nhau họp mặt, vui vầy.

 

 

Nguồn gốc bánh trung thu
 

Thưởng thức banh trung thu là vậy, nhưng ít ai biết được thứ bánh này lại có nguồn gốc từ Trung Quốc và được gọi là bánh Nguyệt. Theo sử sách ghi chép từ thời Ân, Chu ở vùng Triết Giang đã có loại bánh kỷ niệm Thái Sư Văn Trọng gọi là bánh Thái Sư. Bánh này có thể coi như là thuỷ tổ của bánh Trung Thu. Vào thời Tây Hán, Trương Thiên đi Tây Vực mang về Trung Quốc hạt Mè, hạt Hồ đào, dưa hấu làm nguyên liệu cho bánh Nguyệt thêm dồi dào. Thời đó hồ đào là nguyên liệu chính của bánh Nguyệt nên còn gọi là bánh hồ đào.



 

Loại bánh này còn xuất hiện trong đời sống người dân kéo dài cho đến triều đại nhà Đường (618-907 SCN). Tại thời điểm đó, có rất nhiều cửa hàng bán loại bánh này ở Trường An. Trong một lễ hội chào đón trăng rằm, Hoàng đế Huyền Tông đã ăn thử một miếng bánh này và vô cùng ngạc nhiên trước hương vị của nó. Dương phi lúc này nhìn lên bầu trời đêm và thấy trăng tròn nên đã đề nghị lấy tên loại bánh này liên quan đến trăng, dịch ra có nghĩa là bóng trăng.
 

Theo thời gian, bánh trung thu cũng đã phát triển và mang hương vị riêng dựa trên các loại thực phẩm của địa phương.  Ngày nay, mỗi dịp Ttrung thu về ta lại thấy những chiếc bánh trugn thu lại được bày bán trong các cửa hàng làm cho không khí nhà nhà cũng nhộn nhịp như ngày Tết cổ truyền. Vì khi thấy bánh trung thu có nghĩa là thấy được sự đoàn viên, sum họp.
 

Tóm lại, quan việc tìm hiểu nguồn gốc thực sự của chiếc bánh trung thu, ta lại càng thấy trân trọng và thêm yêu món bánh này. Bởi khi xét về mặt tinh thần, bánh trung thu là sợi dây nối kết con người lại với nhau, giup cho người biết yêu thương và nhớ về nhau nhiều hơn. Tết Trung Thu là một phong tục rất có ý nghĩa. Đó là ý nghĩa của săn sóc, của báo hiếu, của biết ơn, của tình thân hữu, của đoàn tụ, và của thương yêu. Vậy nên, ngay từ bây giờ, bạn hãy biết quan tâm đến những người thân yêu của mình nhiều hơn, nếu còn có thể!

9 tháng 9 2018

 Ý tưởng về lá cờ Tổ quốc, lá cờ của một quốc gia độc lập có lẽ đã có từ rất sớm với những nhà hoạt động cách mạng đấu tranh cho nền độc lập dân tộc.

      Nhưng ý tưởng về lá cờ đỏ sao vàng có lẽ phải sau Cách mạng Tháng 10 Nga, khi bác Tôn kéo cờ đỏ phản chiến chống chiến tranh đế quốc ủng hộ chính quyền Xô Viết trẻ tuổi ở biển Bắc Hải năm 1919.

      Và đến khi thành lập Đảng, ý tưởng về cờ đỏ sao vàng 5 cánh mới rõ nét dần.

      Nhưng cụ thể như thế nào, ngôi sao đặt ở đâu, màu đỏ, màu vàng, 5 cánh sao biểu tượng cho cái gì? Phải đợi đến khi có “Đề cương chuẩn bị bạo động” mới thực sự được tổ chức thực hiện và đến tháng 7 năm 1940 với Hội nghị Tân Hương, Hội nghị Xứ uỷ Nam kỳ mới được thông qua hình mẫu và phổ biến.

      Sự ra đời của cờ đỏ sao vàng bắt nguồn từ Nghị quyết Trung ương lần thứ 6.

22 tháng 10 2018



Tôi cúi xuống hôn mảnh đất quê hương
Như hôn người yêu sau ngày xa cách
Tôi không khóc nhưng vẫn trào nước mắt
Con đã về đây với mẹ - Mẹ quê hương!


Thanh Quýt Giáp Năm ruộng đồng xơ xác
Đầu con đau dưới nắng chan chan
Giếng đã cạn môi người khao khát
Quê hương dòng sữa mẹ tuôn tràn.


Đất hỡi đất! Người vẹn lòng yêu nước
Viên đạn bây giờ cày lên viên đạn năm xưa
Chiếc áo màu xanh dù rách nát
Vẫn hiền hoà đùm bọc mẹ sớm trưa.


Vẫn nguyên vẹn một màu xanh xứ sở
Như mắt ai xanh tự thuở ban đầu
Sông Thu Bồn ơi! Ta nghe người đương thở
Vỗ triền miên gội tóc những nương dâu.


Anh đã về đây em ơi! Có gầy đi một chút
Nhưng quả tim đập nhịp phi thường
Quả tim qua hai lần đạn lửa
Vẫn đợi chờ chan chưa yêu thương.


Anh về với em như con sông về biển
Chắt chiu dòng nước ngọt nguồn xa
Hãy nhận lấy dùm anh: con sóng nhỏ
Qua bãi bồi lắng đọng phù sa.


Ấp chiến lược đám mây đen che phủ
Lòng xót xa quặn cháy mái nhà rơm
Mẹ lom khom vịn vào vai núi
Chúng con đi mờ khuất dãy Trường Sơn.


Tôi cúi xuống hôn mảnh đất quê hương
Như hôn người yêu sau ngày xa cách
Tôi không khóc nhưng bỗng trào nước mắt
Con đã về với mẹ quê hương

22 tháng 10 2018



Dân ta phải biết sử ta,
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.
Kể năm hơn bốn ngàn năm,
Tổ tiên rực rỡ, anh em thuận hoà.
Hồng Bàng là tổ nước ta.
Nước ta lúc ấy gọi là Văn Lang.
Thiếu niên ta rất vẻ vang,
Trẻ con Phù Đổng tiếng vang muôn đời.
Tuổi tuy chưa đến chín mười,
Ra tay cứu nước dẹp loài vô lương.
An Dương Vương thế Hùng Vương,
Quốc danh Âu Lạc cầm quyền trị dân.
Nước Tàu cậy thế đông người,
Kéo quân áp bức giống nòi Việt Nam,
Quân Tàu nhiều kẻ tham lam.
Dân ta há dễ chịu làm tôi ngươi?
Hai Bà Trưng có đại tài,
Phất cờ khởi nghĩa giết người tà gian,
Ra tay khôi phục giang san,
Tiếng thơm dài tạc đá vàng nước ta.
Tỉnh Thanh Hoá có một bà,
Tên là Triệu Ẩu tuổi vừa đôi mươi,
Tài năng dũng cảm hơn người,
Khởi binh cứu nước muôn đời lưu phương.
Phụ nữ ta chẳng tầm thường,
Đánh Đông, dẹp Bắc làm gương để đời,
Kể gần sáu trăm năm giời,
Ta không đoàn kết bị ngườitính thôn.
Anh hùng thay ông Lý Bôn,
Tài kiêm văn võ, sức hơn muôn người,
Đánh Tàu đuổi sạch ra ngoài.
Lập nên Triều Lý sáu mươi năm liền.
Vì Lý Phật Tử ngu hèn,
Để cho Tàu lại xâm quyền nước ta.
Thương dân cực khổ xót xa,
Ông Mai Hắc Đế đứng ra đánh Tàu,
Vì dân đoàn kết chưa sâu,
Cho nên thất bại trước sau mấy lần.
Ngô Quyền quê ở Đường Lâm,
Cứu dân ra khỏi cát lầm ngàn năm.
Đến hồiThập nhị sứ quân,
Bốn phương loạn lạc, muôn dân cơ hàn.
Động Hoa Lư có Tiên Hoàng,
Nổi lên gây dựng triều đàng họ Đinh.
Ra tài kiến thiết kinh dinh,
Đến vua Phế Đế chỉ kinh hai đời.
Lê Đại Hành nối lên ngôi.
Đánh tan quân Tống, đuổi lui Xiêm Thành.
Vì con bạo ngược hoành hành,
Ra đời thì đã tan tành nghiệp vương.
Công Uẩn là kẻ phi thường,
Dựng lên nhà Lý cầm quyền nước ta.
Mở mang văn hoá nước nhà,
Đắp đê để giữ ruộng nhà cho dân.
Lý Thường Kiệt là hiền thần,
Đuổi quân nhà Tống, phá quân Xiêm Thành.
Tuổi già phỉ chí công danh,
Mà lòng yêu nước trung thành không phai.
Họ Lý truyền được chín đời,
Hai trăm mười sáu năm giời thì tan.
Nhà Trần thống trị giang san,
Trị yên trong nước, đánh tan địch ngoài,
Quân Nguyên binh giỏi tướng tài:
Đánh đâu được đấy, dông dài Á, Âu,
Tung hoành chiếm nửa Âu châu,
Chiếm Cao Ly, lấy nước Tàu bao la,
Lăm le muốn chiếm nước ta,
Năm mươi vạn lính vượt qua biên thuỳ,
Hải quân theo bể kéo đi,
Hai đường vây kín Bắc Kỳ nhưnen.
Dân ta nào có chịu hèn,
Đồng tâm, hợp lực mấy phen đuổi Tàu.
Ông Trần Hưng Đạo cầm đầu,
Dùng mưu du kích đánh Tàu tan hoang,
Mênh mông một giải Bạch Đằng,
Nghìn thu soi rạng giống dòng quang vinh,
Hai lần đại phá Nguyên binh,
Làm cho Tàu phải thất kinh rụng rời.
Quốc Toản là trẻ có tài,
Mới mười sáu tuổi ra oai trận tiền,
Mấy lần đánh thắng quân Nguyên,
Được phong làm tướng cầm quyền binh nhung.
Thật là một đấng anh hùng,
Trẻ con Nam Việt nên cùng noi theo.
Đời Trần văn giỏi võ nhiều,
Ngoài dân thịnh vượng, trong triều hiền minh.
Mười hai đời được hiển vinh,
Đến Trần Phế Đế nước mình suy vi.
Cha con nhà Hồ Quý Ly,
Giết vua tiếm vị một kỳ bảy niên.
Tình hình trong nước không yên,
Tàu qua xâm chiếm giữ quyền mấy lâu,
Bao nhiêu của cải trân châu,
Chúng vơ vét chở về Tàu sạch trơn.
Lê Lợi khởi nghĩa Lam Sơn,
Mặc dầu tướng ít binh đơn không nàn.
Mấy phen sông Nhị núi Lam,
Thanh gươm yên ngựa Bắc, Nam ngang tàng.
Kìa Tuý Động nọ Chi Lăng,
Đánh hai mươi vạn quân Minh tan tành.
Mười năm sự nghiệp hoàn thành,
Nước ta thoát khỏi cái vành nguy nan.
Vì dân hăng hái kết đoàn,
Nên khôi phục chóng giang san Lạc Hồng.
Vua hiền có Lê Thánh Tôn,
Mở mang bờ cõi đã khôn lại lành.
Trăm năm truyền đến cung hoàng,
Mạc Đăng Dung đã hoành hành chiếm ngôi
Bấy giờ trong nước lôi thôi,
Lê Nam, Mạc Bắc rạch đôi san hà,
Bảy mươi năm nạncan qua.
Cuối đờimười sáuMạc đà suy vi.
Từ đời mười sáu trở đi,
Vua Lê, Chúa Trịnh chia vìkhá lâu.
Nguyễn Nam, Trịnh Bắc đánh nhau,
Thấy dân cực khổ mà đau đớn lòng.
Dân gian có kẻ anh hùng,
Anh em Nguyễn Nhạc nổi vùng Tây Sơn,
Đóng đô ở đất Quy Nhơn,
Đánh tan Trịnh, Nguyễn, cứu dânđảo huyền.
Nhà Lê cũng bị mất quyền,
Ba trăm sáu chục năm truyền vị vương.
Nguyễn Huệ là kẻ phi thường,
Mấy lần đánh đuổi giặc Xiêm, giặc Tàu,
Ông đà chí cả mưu cao,
Dân ta lại biết cùng nhau một lòng.
Cho nên Tàu dẫu làm hung,
Dân ta vẫn giữ non sông nước nhà.
Tướng Tây Sơn có một bà,
Bùi là nguyên họ, tên là Thị Xuân,
Tay bà thống đốc ba quân,
Đánh hơn mấy trận, địch nhân liệt là.
Gia Long lại dấy can qua,
Bị Tây Sơn đuổi, chạy ra nước ngoài.
Tự mình đã chẳng có tài,
Nhờ Tây qua cứu, tính bài giải vây.
Nay ta mất nước thế này,
Cũng vì vua Nguyễn rước Tây vào nhà,
Khác gì cõng rắn cắn gà,
Rước voi dầy mả, thiệt là ngu si.
Từ năm Tân Hợi trở đi,
Tây đà gây chuyện thị phi với mình.
Vậy mà vua chúa triều đình,
Khư khư cứ tưởng là mình khôn ngoan.
Nay ta nước mất nhà tan
Cũng vì những lũ vua quan ngu hèn.
NămTự Đức thập nhất niên,
Nam Kỳ đã lọt dưới quyền giặc Tây.
Hăm lăm năm sau trận này,
Trung Kỳ cũng mất, Bắc Kỳ cũng tan,
Ngàn năm gấm vóc giang san,
Bị vua họ Nguyễn đem hàng cho Tây!
Tội kia càng đắp càng đầy,
Sự tình càng nghĩ càng cay đắng lòng.
Nước ta nhiều kẻ tôi trung,
Tấm lòng tiết nghĩa rạng cùng tuyết sương.
Hoàng Diệu với Nguyễn Tri Phương,
Cùng thành còn mất làm gương để đời.
Nước ta bị Pháp cướp rồi,
Ngọn cờ khởi nghĩa nhiều nơi lẫy lừng;
Trung Kỳ đảng Phan Đình Phùng
Ra tay đánh Pháp, vẫy vùng một phương.
Mấy năm ra sứcCần Vương,
Bọn ông Tán Thuật nổi đường Hưng Yên,
Giang san độc lập một miền,
Ông Hoàng Hoa Thám đất Yên tung hoành.
Anh em khố đỏ, khố xanh,
Mưu khởi nghĩa tại Hà thành năm xưa,
Tỉnh Thái Nguyên với Sầm Nưa,
Kế nhau khởi nghĩa rủi chưa được toàn.
Kìa Yên Bái, nọ Nghệ An
Hai lần khởi nghĩa tiếng vang hoàn cầu.
Nam Kỳ im lặng đã lâu,
Năm kia khởi nghĩa đương đầu với Tây.
Bắc Sơn đó, Đô Lương đây!
Kéo cờ khởi nghĩa, đánh Tây bạo tàn.
Xét trong lịch sử Việt Nam,
Dân ta vốn cũng vẻ vang anh hùng.
Nhiều phen đánh bắc dẹp đông,
Oanh oanh liệt liệt con Rồng cháu Tiên.
Ngày nay đến nỗi nghèo hèn,
Vì ta chỉ biết lo yên một mình.
Để người đè nén, xem khinh,
Để người bóc lột ra tình tôi ngươi!
Bây giờ Pháp mất nước rồi,
Không đủ sức, không đủ người trị ta.
Giặc Nhật Bản thì mới qua,
Cái nền thống trị chưa ra mối mành.
Lại cùng Tàu, Mỹ, Hà, Anh,
Khắp nơi có cuộc chiến tranh rầy rà.
Ấy là nhịp tốt cho ta,
Nổi lên khôi phục nước nhà tổ tông.
Người chúng ít, người mình đông
Dân ta chỉ cốt đồng lòng là nên.
Hỡi ai con cháu Rồng Tiên!
Mau mau đoàn kết vững bền cùng nhau.
Bất kỳ nam nữ, nghèo giàu,
Bất kỳ già trẻ cùng nhau kết đoàn.
Người giúp sức, kẻ giúp tiền,
Cùng nhau giành lấy chủ quyền của ta.
Trên vì nước, dưới vì nhà,
Ấy là sự nghiệp, ấy là công danh.
Chúng ta có hội Việt Minh
Đủ tài lãnh đạo chúng mình đấu tranh
Mai sau sự nghiệp hoàn thành
Rõ tên Nam Việt, rạng danh Lạc Hồng
Dân ta xin nhớ chữ đồng:
Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh!

11 tháng 10 2018

Tranh 3D là gì?

Tranh 3D là sử dụng phản quang của ánh sáng, màu sắc cùng như cách tạo hình của người họa sỹ để đánh lừa thị lực của người thưởng thức từ mọi góc cạnh. Khi bạn đã rơi vào cảm giác bị đánh lừa thì banh sẽ tưởng mình ở trong đó khi đang chơi với giữa một không trung thênh thang trên thảo nguyên hay đang lướt trên mặt sóng trở thành nhân vật chính trong chính câu chuyện bạn tưởng tượng.

4 tháng 9 2018

Viết một bài văn nói về tác hại của túi nilông và tuyên truyền việc hạn chế sử dụng túi nilông

                                                   Bài làm

 Do tính tiện lợi, túi ni-lông đã trở thành một loại bao bì được ưa chuộng ở nhiều nước và cả ở Việt Nam. Giờ đây, khi mua bất kỳ đồ vật gì, người mua luôn được phục vụ túi ni-lông để bọc, gói, đựng, lót. Mua cá mua rau – túi ni-lông; Mua sách, vở – túi ni-lông; Mua bánh trái, quà cáp, thuốc men – túi ni-lông… Túi ni-lông còn được dùng đựng canh, đựng nước mía, đựng dưa muối, cà muối, đựng các loại thực phẩm dạng lỏng để mang đi xa. Cuộc sống có vẻ sẽ khó khăn nếu như một ngày nào đó không còn túi ni-lông. 

Nhưng túi ni-lông hiện đang trở thành thảm hoạ cho môi trường, bởi ngoài phần ít được thu gom, tái chế, số khá lớn còn lại thường bị thải loại vô ý thức ra môi trường, xuống sông hồ, cống, rãnh, kênh, rạch mà để phân huỷ hoàn toàn một túi ni-lông trong điều kiện tự nhiên cần hàng trăm thậm chí hàng ngàn năm. Túi ni-lông lẫn vào đất ngăn cản oxy đi qua đất, làm chậm sự tăng trưởng của cây trồng, gây xói mòn đất. Túi ni-lông lọt và cống, rãnh, kênh, rạch sẽ làm tắc nghẽn gây ngập úng. Các hoá chất độc hại còn sót/lẫn trong quá trình sản xuất túi ni-lông cũng sẽ thâm nhập vào đất, vào nguồn nước, vào đồ ăn thức uống gây tổn hại sức khoẻ con người. Túi ni-lông bị vứt bừa bãi khắp nơi gây mất mỹ quan tác động tiêu cực tới du lịch, gây phản cảm với khác du lịch nước ngoài. 

Đứng trước hiểm hoạ môi trường nói trên, Việt Nam đang tích cực vận động người dân hạn chế sử dụng ni-lông bằng cách tuyên truyền về tác hại của nó, tổ chức phát miễn phí các loại túi dễ phân huỷ thay thế túi ni-lông, tổ chức các “Ngày không túi ni-lông” ở nhiều địa phương… Tuy nhiên, hiệu quả của những giải pháp hiện tại là chưa cao, bởi một số lý do như:

1 – Chưa có loại bao bì nào tiện lợi và rẻ hơn để thay thế túi ni-lông: Cuộc sống càng đi lên thì việc bọc, lót, gói đựng hàng hoá càng trở thành một phần quan trọng và tất yếu của cuộc sống. Dù biết túi ni-lông có hại, nhưng việc loại nó khỏi cuộc sống không dễ bởi chưa tìm được thứ gì rẻ hơn và tiện hơn để thay thế túi ni-lông.

 

2 – Cách thu gom rác thải túi ni-lông hiện không hiệu quả: Dù cố gắng đến đâu, lực lượng thu gom của công ty môi trường đô thị, của các lao động tự phát lực cũng không thể thu gom toàn bộ rác thải và túi ni-lông thải ra trong cả nước. 

3 – Kêu gọi hạn chế ở ngọn, bỏ lỏng kiểm soát ở gốc: Việc kêu gọi hạn chế sử dụng túi ni-lông cũng sẽ không hiệu quả, khi không quản lý được việc sản xuất và cung cấp túi ni-lông, dẫn tới việc người bán hàng sẵn lòng phục vụ người mua túi ni-lông, còn người mua chấp nhận sự phục vụ này không cần suy nghĩ. Hiện không rõ cả nước có bao nhiêu cơ sở sản xuất túi ni-lông, hàng năm Việt Nam tiêu thụ bao nhiêu tấn túi ni-lông các loại, thu gom và tái chế được bao nhiêu, còn bao nhiêu thải loại ra môi trường.

4 – Ý thức bảo vệ môi trường của xã hội chưa cao: Mọi người đã quá quen dùng túi ni-lông, quen đến nỗi, nhiều khi không cần vẫn sử dụng. Việc túi ni-lông tiện, rẻ và được phục vụ cho không đã làm mất thói quen suy nghĩ, cân nhắc sự lợi hại của việc dùng túi hay không dùng túi của cộng đồng xã hội.

5 – Chưa coi túi ni-lông là một sản phẩm huỷ hoại môi trường nghiêm trọng cần quản lý nghiêm ngặt: Tác hại của túi ni-lông đối với môi trường là nghiêm trọng, nhưng theo phân loại rác thải hiện tại, nó không phải loại rác thải nguy hiểm, độc hại (hoá chất, phóng xạ, truyền bệnh…) cần sự quản lý, xử lý đặc biệt.

 

Đề xuất hướng giải quyết: 

1 – Coi túi ni-lông là một sản phẩm huỷ hoại môi trường nghiêm trọng cần quản lý nghiêm ngặt: Đây là cơ sở pháp lý, theo góc độ quản lý nhà nước, tạo điều kiện thực hiện hiệu quả các giải pháp tiếp theo.

2 – Kiểm soát nghiêm ngặt túi ni-lông tại gốc: Đó là việc kiểm soát có chế tài số các cơ sở sản xuất túi ni-lông cũng như sản lượng túi ni-lông hàng năm; Là việc kiểm soát lượng tiêu thụ túi ni-lông của những hộ tiêu thụ lớn. Có thể đặt ra thuế bảo vệ môi trường đặc biệt đối với loại hàng hoá túi ni-lông, vừa đánh vào người sản xuất, vừa đánh vào người tiêu dùng. Có thể đặt ra các mức khen thưởng và trừng phạt khác nhau liên quan tới việc sử dụng túi ni-lông. Đây cũng là việc của các cơ quan quản lý nhà nước;

3 – Nghiên cứu sản xuất các loại bao bì khác, vừa tiện lợi, dễ phân huỷ, vừa có có giá cả hợp lý: Đây là việc của các nhà khoa học, của các cơ quan quản lý nhà nước, của các tổ chức phi chính phủ.

4 – Tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng xã hội về tác hại của túi ni-lông: Đây là việc của toàn bộ cộng đồng xã hội nhưng các cơ quan quản lý nhà nước vẫn phải là người khởi xướng và chịu trách nhiệm;

 

5 – Vận động cộng đồng xã hội hạn chế sử dụng túi ni-lông, bảo vệ môi trường: Đây là việc người mua và người bán cần luôn cân nhắc xem lúc nào thì sử dụng và lúc nào không cần sử dụng túi ni-lông; Là việc phân loại, thu gom hiệu quả túi ni-lông bảo vệ môi trường. Đây là việc của các cơ quan quản lý nhà nước và cộng đồng xã hội. 

Thay lời kết: Hạn chế và kiểm soát tác hại của rác thải túi ni-lông không dễ, nhưng với sự cương quyết của các cơ quan quản lý nhà nước và sự đồng lòng của người dân trong việc thực hiện 5 đề xuất nêu trên, môi trường Việt Nam sớm sẽ không còn bị huỷ hoại bởi rác thải túi ni-lông.

4 tháng 9 2018

Viết một bài văn nói về tác hại của túi nilông và tuyên truyền việc hạn chế sử dụng túi nilông

                                                           Bài làm

 Túi nilon chủ yếu được sử dụng một lần rồi bị thải ra môi trường. Túi được làm từ những chất khó phân hủy nên phải mất hàng trăm năm, thậm chí hàng nghìn năm mới phân hủy hết. Một điều tra nhỏ đối với các hộ kinh doanh tại chợ Đồng Xuân (Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho thấy, hàng ngày bình quân mỗi hộ tiêu thụ khoảng 200-300 túi nilon các loại để gói hàng cho khách. Nếu đem con số này nhân với hàng trăm hộ kinh doanh của chợ Đồng Xuân và nhiều chợ khác ở Hà Nội thì số lượng túi nilon được tiêu thụ trong một ngày sẽ rất lớn. Đó là chưa tính ở các thành phố, các địa phương khác của Việt Nam thì lượng túi thải ra nilon sẽ là một con số khổng lồ. Theo khảo sát sơ bộ, hiện nay trung bình một ngày, Việt Nam xả khoảng 2.500 tấn rác nhựa ra môi trường. Tuy nhiên chỉ một phần nhỏ trong số này được thu gom, tái chế. Việc này không chỉ gây lãng phí về kinh tế mà còn là hiểm họa khôn lường cho con người và môi trường. Vậy nên, nói không với túi nilon là việc cần thiết và rất cấp bách với xã hội hiện nay. Cấp bách bởi yêu cầu giữ gìn môi trường, giữ gìn sức khỏe cho chính chúng ta và con cháu mai sau.

Trở lại với tác hại của túi nilon, ngay từ khâu sản xuất, túi nilon đã gây tác hại bởi phải sử dụng nguyên liệu đầu vào là dầu mỏ và khí đốt. Do đó trong quá trình sản xuất, nó sẽ tạo ra khí CO2 làm tăng hiệu ứng nhà kính, thúc đẩy biến đổi khí hậu toàn cầu. Các chất phụ gia được cho thêm vào để túi nilon mềm, dẻo, dai vô cùng độc hại, có thể gây nên nhiều căn bệnh ác tính. Sự tồn tại của túi nilon trong môi trường sẽ gây ô nhiễm, tác động nghiêm trọng tới đất và nguồn nước; từ đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới sức khỏe con người. Ngoài ra, túi nilon còn gây mất mỹ quan môi trường khi nằm kẹt trong cống rãnh, kênh rạch gây tắc nghẽn, ứ đọng nước thải và ngập úng…

Sự tiện dụng và tác hại của túi nilon không thể được đánh đổi. Trong khi chưa có biện pháp quản lý, chính sách phù hợp để giảm thiểu việc sử dụng túi nilon, trước hết, mỗi người dân cần có những hành động thiết thực và cụ thể để hạn chế đến mức thấp nhất tác hại do túi nilon gây ra cho sức khỏe và môi trường sống. Cần tăng cường tuyên truyền hơn nữa để người dân nâng cao ý thức trong việc bảo vệ môi trường bằng chính suy nghĩ, hành động của mình: Nói không với túi nilon. Chỉ cần thay đổi thói quen dùng túi một cách tiết kiệm, hợp lý, sử dụng nhiều lần… cũng đã làm cho môi trường giảm đi được rất nhiều ô nhiễm. Tại các siêu thị, cửa hàng nơi được coi là văn minh, các cấp quản lý cần quy định không cho phép siêu thị phát không túi nilon, đánh thuế thật cao đối với sản phẩm này hoặc với các nhà sản xuất túi nilon, xử phạt nghiêm khắc những trường hợp vứt túi nilon bừa bãi… Ngược lại, khuyến khích siêu thị, người dân sử dụng túi đựng thân thiện với môi trường. Các cơ quan chức năng có thể tạo điều kiện hoặc có ưu đãi cụ thể với những cơ sở sản xuất các sản phẩm túi tự hủy, túi thân thiện với môi trường để sản phẩm này ngày càng được sử dụng rộng rãi, góp phần hạn chế và loại bỏ dần túi nilon trong đời sống. Vì chất lượng cuộc sống, vì tương lai con em chúng ta, hãy kiên quyết “đoạn tuyệt” với túi nilon.

21 tháng 10 2016

Ai lên làng Quỷnh hái chè,
Hái dăm ba lá xuống khe ta ngồi!


Muốn ăn cơm trắng cá mè,
Thì lên làng Quỷnh hái chè với anh.
Muốn ăn cơm trắng cá rô,
Thì lên làng Quỷnh quẩy bồ cho anh!

5 tháng 10 2018

Đây nhé : ( mình đọc trong sách nhé ) Bài số 1

Một ông nhà giàu có đứa con trai ham chơi hơn thích học. Ông bắt nó ở trong “Thơ phòng” đọc sách, rồi ông rình nghe.

Một lát nó nói:

Hay thật! Hiểu rồi.

Ông rất mừng, bước vào hỏi:

Con hiểu câu nào trong sách mà nói rằng hay? Đâu chỉ cho tía xem.

Cậu công tử đáp:

Thưa tía, con thiết nghĩ đọc sách thật là bổ ích; nó mở mang trí óc rất nhiều. Từ bấy lâu nay con tưởng sách là chữ viết, nay coi kỹ, quả thật là chữ in.

5 tháng 10 2018

Bài số 2 :

Trong lúc biên giới Mỹ đóng chặc cấm cửa bò nhập từ Canada, một nữ phóng viên phỏng vấn chú Hai Già, chủ một trại bò.

- Thưa chú Hai từ đâu mà có bịnh bò điên?

- Một con bò cái mỗi ngày được người ta vắt sữa

- Thưa chú Hai, tôi chỉ hỏi bịnh bò điên từ đâu mà ra thôi

- Thì con bò cái mỗi ngày người ta vắt sữa sáu lần

- Thưa chú, con bò được vắt sữa mấy lần kệ nó đi, tôi chỉ hỏi bịnh bò điên từ đâu mà ra.

- Một con bò cái mỗi ngày được vắt sữa sáu lần nhưng sáu tháng mới được nhảy một cái đấy cô ạ.

- Chú Hai Già à, tôi nghĩ là chú hiểu lầm câu hỏi của tôi. Việc vắt sữa sáu lần một ngày và nhảy sáu tháng một lần đâu có liên quan.

- Sao không liên quan chớ. Tôi hỏi cô, nếu một ngày tôi vắt sữa cô sáu lần nhưng sáu tháng cô mới được nhảy một cái thì thử hỏi cô có điên không!?