K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Khi miêu tả về cái chết của cô bé, nhà văn lại viết "Người ta...mỉm cười" vì: Chi tiết này gợi cho người đọc niềm tin về một phép màu. Nụ cười trên gương mặt em tựa như sự thanh thản và mãn nguyện. Chắc hẳn bà ngoại đã đến, đưa cô bé bán diêm lên thiên đường. Ở thế giới đó, cô bé sẽ không còn phải sợ hãi những trận đòn roi của người cha độc ác. Cũng không phải một mình chịu đựng cái giá lạnh của mùa đông. Cô sẽ được sống trong sự che chở, tình yêu thương của mẹ, của bà. Hình ảnh của cô bé bán diêm ở đây hiện ra giống như một thiên thần, sau khi chịu đựng những đọa đày thế gian đã được trở về với Chúa, về nước thiên đàng. Đó là tính nhân văn của câu chuyện mà An-đéc-xen muốn gửi gắm đến bạn đọc.

P/S: phần in đậm là phần trả lời chính, bạn có thể trả lời thêm ở những câu không in đậm.

13 tháng 10 2022

câu trả lời :

cô bé khi chết đã mỉn cười vì bà ngoại đã tới và đưa cô bé bán diêm lên thiên đường ở đó mẹ đang chờ khi lên đó em sẻ dược sự yêu thương sự che chở của bà và mẹ không còn phải sợ những lời mắng mỏ đe dọa và đánh đập của người cha cay nghiệt ko còn phải chịu cái khổ cực khi tới mua đông giá rét ai cũng đi chơi chỉ có em bán diêm người đời thờ ơ chả quan tâm. một câu truyện khi đọc về cô bé bán diêm đã cảm thấy bất hạnh nhưng tác giả đã biến nó thành có hậu ở đoạn cuối khi cô bé mỉn cười là đã mãn nguyện với thế gian này 

qua câu truyện tác giả An - đéc - xen đã truyền cho chúng ta lòng thương cảm với cô bé bất hạnh này

13 tháng 3 2022

Tham khảo

Giữa chốn ngục tù người chiến sĩ ấy nhớ tiếng ve ngân nhớ sân bắp phơi đầy. Đó là những hình ảnh âm thanh màu sắc của đời sống thường thật bên ngoài mà sao nhà thơ lại nhớ đến tột cùng như thế, thèm muốn được ngắm nhìn chúng đến như thế. Chắc hẳn trong chốn lao tù ấy ánh sáng thiên nhiên bầu trời thiên nhiên cũng là một điều tưởng chừng như quá xa xỉ đối với nhà thơ. Bầu trời trong xanh ấy với tiếng ve ngân còn được điểm xuyết thêm hình ảnh "đôi con diều sáo lộn nhào từng không" mang ý nghĩa biểu tượng cho sự tung hoành và khát vọng được bay bổng tự do cùng thiên nhiên đất trời. Nhà thơ phải có một tâm hồn yêu thiên nhiên , hòa nhập với thiên nhiên và khát khao được sống trong thiên nhiên lắm thì nhà thơ mới có thể vẽ ra một bức tranh thiên nhiên trong trẻo tươi mới và rộn ràng đến như thế. Thiên nhiên hiện lên tuyệt đẹp và thơ mộng kia không phải được nhìn từ con mắt của nhà thơ mà được tưởng tượng qua hình ảnh con tu tú kêu gọi bầy. Nhà thơ đã sử dụng những giác quan để nghe ngửi và cảm nhận tất cả mọi âm thanh đường nét màu sắc của mùa hè. Chỉ bằng sáu câu thơ nhà thơ đã làm hiện lên một khung cảnh của làng quê yên bình như bao làng quê khác của Việt Nam. Nhìn thiên nhiên ấy tác giả càng thấy đau xót cho thân phận mình khi con chim ngoài trời cũng được tự do bay lượn trên bầu trời mà tại sao con người lại bị chôn vùi trong nhà lao với bốn bức tường cô độc không thể tự do vùng vẫy bên ngoài. Trong cảnh tù đày mùa của ngô lúa hay màu của trời xanh bỗng trở nên quý giá vô ngần, bởi thế những màu sắc âm thanh hết sức bình thường bỗng trở nên lung linh huyền ảo rực rỡ hẳn lên. Trẻ trung và yêu đời say mê khát khao sống khao khát được tự do. Nhà thơ đang bị đày đạo trong ngục tối nhưng tinh thần ở ngoài lao mới có cảm xúc, cảm hứng ấy.

 
13 tháng 3 2022

bn ơi hình như bn lm nhầm đề đang cho r thì pk

 

24 tháng 12 2020

cậu tham khảo đoạn văn này nhé 

Qua truyện ngắn Cô bé bán diêm, người đọc không khỏi xót thương trước hoàn cảnh tội nghiệp, bất hạnh của cô bé. Tác giả đã dùng thủ pháp nghệ thuật đối lập, tương phản giữa hình ảnh em bé co ro trong đêm đông giá rét vì đói, vì lạnh, vì sợ bố mắng nhiếc mà không dám về nhà và hình ảnh từng đoàn người cười nói vui vẻ, hoàn toàn lãnh đạm với cảnh nghèo khổ của em bé bán diêm. Để rồi em sống với những mộng tưởng khi bà nội em còn sống, em được yêu thương, chăm sóc và kết truyện là cái chết của em trong đêm giao thừa. Qua đó tác giả như muốn lên án sự vô tình, thờ ơ của những người lớn xung quanh em. Ở lứa tuổi đáng được sống trong sự đùm bọc, yêu thương của gia đình nhưng em đã phải lăn lộn kiếm sống ngoài đường. Nếu người cha quan tâm, nếu những người qua đường để ý đến mảnh đời tội nghiệp thì có lẽ em đã không phải ra đi trong sự cô đơn, tuyệt vọng như vậy. Ngày nay, chúng ta còn gặp rất nhiều những cảnh đời bất hạnh, là những em bé mồ côi phải lang thang kiếm sống. Trách nhiệm đó trước hết thuộc về gia đình và người thân các em, sau nữa là trách nhiệm của nhà trường và toàn xã hội. Trẻ em xứng đáng được sống trong tình yêu thương, đùm bọc của tất cả mọi người. Hãy cùng phát huy tinh thần “lá lành đùm lá rách” để giúp đỡ những người kém may mắn hơn mình. Mỗi người có thể dành một chút tiền ăn sáng tiết kiệm được để mua giúp gói tăm hay tờ báo của các em hay đơn giản là lời hỏi thăm quan tâm cũng khiến họ thêm ấm lòng. Tình người sẽ giúp chúng ta gần lại với nhau hơn, cùng sẻ chia và yêu thương bởi nơi lạnh lẽo nhất không phải Bắc cực xa xôi mà ở nơi thiếu thốn tình người

Chúc cậu học tốt :)))))))))))))))))

24 tháng 12 2020

Thanks

21 tháng 11 2021

tham khảo :

Mở bài : Giới thiệu quanh cảnh đêm giao thừa và gia đình của em bé bán diêm, nhân vật chính trong truyện.

Thân bài :

* Em bé bán diêm không bán được diêm nên không dám về nhà vì sợ bố đánh. Em tìm một góc tường ngồi tránh rét, kết quả em vẫn bị gió rét hành hạ.

* Sau đó em đánh liều quẹt một que diêm để sưởi ấm cho mình. Mỗi lần quẹt một que diêm, em lại thấy một viễn cảnh đẹp đẽ và ấm áp.

* Ban đầu "em tưởng chừng như đang ngồi trước lò sưởi" hơi ấm của que diêm khiến em "thật dễ chịu". Thế rồi que diêm vụt tắt, em bé trở lại với hiện tại rét mướt, tê cóng cả chân tay. Tiếp đến que diêm thứ hai, em lại mơ thấy một bàn ăn thịnh soạn "có cả ngỗng quay". Que diêm tắt, em lại phải đối diện với thực tại của mình. Em lại quẹt que diêm thứ ba, em thấy hiện ra một cây thông Nô-en " trang trí lỗng lẫu" với "hàng ngàn ngọn nến sáng rực ». Nhưng rồi ngọn nến cũng tắt bay về trời. Que diêm thứ tư được đốt lên, em « nhìn thấy rõ ràng bà em đang mỉm cười với em".

* Cuối cùng, em quẹt những que diêm còn lại, níu lấy bà bay lên.

Kết bài:

* Nhân vật đã chết rét dưới lớp tuyết lạnh.

 

* Truyện Cô bé bán diêm đã làm em xúc động vì cuộc đời đói khổ, nhọc nhằn của một em gái nhỏ. Nghĩ đến cảnh sống của em hiện nay được gia đình thương yêu đùm bọc, em hiểu mình thật là hạnh phúc.
Chúc bạn học tốt!!!vui

21 tháng 11 2021

tham khảo

 

Mở bài : Giới thiệu quanh cảnh đêm giao thừa và gia đình của em bé bán diêm, nhân vật chính trong truyện.

Thân bài : * Em bé bán diêm không bán được diêm nên không dám về nhà vì sợ bố đánh. Em tìm một góc tường ngồi tránh rét, kết quả em vẫn bị gió rét hành hạ. * Sau đó em đánh liều quẹt một que diêm để sưởi ấm cho mình. Mỗi lần quẹt một que diêm, em lại thấy một viễn cảnh đẹp đẽ và ấm áp. * Ban đầu "em tưởng chừng như đang ngồi trước lò sưởi" hơi ấm của que diêm khiến em "thật dễ chịu". Thế rồi que diêm vụt tắt, em bé trở lại với hiện tại rét mướt, tê cóng cả chân tay. Tiếp đến que diêm thứ hai, em lại mơ thấy một bàn ăn thịnh soạn "có cả ngỗng quay". Que diêm tắt, em lại phải đối diện với thực tại của mình. Em lại quẹt que diêm thứ ba, em thấy hiện ra một cây thông Nô-en " trang trí lỗng lẫu" với "hàng ngàn ngọn nến sáng rực ». Nhưng rồi ngọn nến cũng tắt bay về trời. Que diêm thứ tư được đốt lên, em « nhìn thấy rõ ràng bà em đang mỉm cười với em". * Cuối cùng, em quẹt những que diêm còn lại, níu lấy bà bay lên.

Kết bài: * Nhân vật đã chết rét dưới lớp tuyết lạnh. * Truyện Cô bé bán diêm đã làm em xúc động vì cuộc đời đói khổ, nhọc nhằn của một em gái nhỏ. Nghĩ đến cảnh sống của em hiện nay được gia đình thương yêu đùm bọc, em hiểu mình thật là hạnh phúc.